Hôm nay,  

Tập ‘thiền Công’ Để Khai Ngộ Và Mạnh Khỏe

17/07/200600:00:00(Xem: 2745)

- Chu Tất Tiến.

(Lời nói đầu: Trong bài "Tập Thở để Chữa Bệnh", người viết đã trình bầy hai thức "Bình Sơn" và "Cung Tận" của phương pháp tập Thiền Công  và đã nhận được rất nhiều lời chia xẻ rất cảm động, đặc biệt  từ nhiều Tiểu Bang xa xôi như Pensylvania, Ohio, Philadelphia, Texas, và Florida... Xa hơn nữa là hai "e-mail" từ Việt Nam,  mong đuợc nghiên cứu sâu hơn về Thiền Công. Tuy nhiên, cũng có một ngộ nhận về Thiền Công, một phỏng dịch từ  chữ  Yoga, do nguời viết trình bầy, với Thiền hay Zen là một phuơng pháp tu tập hoàn toàn khác.  Bởi vậy, bài này sẽ trình bầy một vài điểm khác nhau căn bản giữa Thiền Công (Yoga) và Thiền (Zen).

Thiền Công hay Yoga phát xuất từ Ấn Độ khoảng 6 đến 7 ngàn năm trước, tiếng nguyên thuỷ theo Sanskrit là"yuj" có nghĩa là kết hợp giữa linh hồn cá nhân (atma) và tinh tuý vũ trụ (paramatma). Khởi thủy, Thiền Công được lập ra với mục đích đi tìm sự Khai Ngộ (Enlightenment), sau đó đã chuyển hóa thành nhiều môn phái Yoga khác. Mỗi môn phái lại có những tư tuởng chỉ đạo khác nhau như  Karma Yoga chú trọng vào sự Từ Bỏ Bản Ngã,  Bhakti Yoga chú tâm về sự Dâng Hiến, Jnana Yoga, Raja Yoga chỉ quan tâm về Kiến Thức... Những thế, thức tập luyện cũng khác nhau, có thể bất động, hay động, mỗi thế, thức lại biến hoá thành nhiều kiểu dáng, khó có thể đếm đuợc hết mọi loại kiểu, thức. Sau khi được truyền qua các quốc gia khác, nhất là Tây Âu, Thiền Công tập trung nhiều về Chữa Bệnh, Điều Hòa Tâm Linh, tìm ra sự An Vui cho cá nhân một khi tâm thân hợp nhất, khỏe mạnh, và hạnh phúc.

Như vậy, Thiền Công hay Yoga hoàn toàn khác với Thiền hay Zen đặt trọng tâm vào sự suy tuởng có tính chất tôn giáo, nguyên thuỷ khai sinh từ Ấn Độ với tên gọi từ tiếng Sanskrit: "dhyàna",  triển khai tại Trung Hoa khoảng thế kỷ thứ 6 duới thời Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) cũng đồng thời là Tổ Sư cuả môn phái Thiếu Lâm. Vào thế kỷ thứ  9, Thiền được truyền bá sang Đại Hàn và được gọi là Seon. Thế kỷ thứ  12, Thiền được phát triển ở Nhật bởi Tổ Sư Myòna Eisai sau khi Ngài đến Trung Hoa rồi về nuớc, lập ra hệ phái Linji, còn gọi là Rinzai. Ở Việt Nam, vào khoảng cuối thế kỷ 16, Thiền Sư Tì Ni Đa Lưu Chi (Vinitaruci) nguời Ấn Độ đến Việt Nam phổ biến về Thiền, và dưới thời Ngài Thiền Sư Vạn Hạnh, Thiền đuợc phát huy mạnh mẽ nhất cho đến ngày nay. Trên thế giới, hiện tại, những hình thức về Thiền rất đa dạng. Ngoài Tu Thiền (Thiền Tông),  những nguời thực tập Thiền còn thể hiện Thiền trên hội hoạ (Tranh Thiền), thi ca (Thơ Thiền), cắm hoa (Thiền Hoa), trang trí (vuờn Thiền), hay kiến trúc theo Thiền... Những vuờn cỏ với sỏi trắng đuợc vun theo những đuờng nét đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa cuả Nhật nổi tiếng khắp thế giới và đuợc hàng triệu nguời từ Đông sang Tây rất hâm mộ.

Vì sự đa dạng về Thiền như thế, nguời viết đã phiên dịch tiếng Yoga thành Thiền Công (Thiền = Tập trung tư tưởng, Công = sự vận dụng sức lực tinh thần hay vật chất), để tránh sự ngộ nhận. Và cũng vì mục đích  là để tìm sự An Vui, Hạnh Phúc qua Sức khỏe, không mang tính chất tín nguỡng, người viết đã đơn giản hóa việc tập Thiền Công qua 4 thế: Ngồi, Nằm, Quỳ, Đứng. Mỗi thế lại có 4 thức. Tên gọi của những thức này do người viết mạo muội đặt bằng tiếng Việt cho dễ nhớ, và để không bị ngộ nhận với bất cứ thế thức nào khác. Việc tập Thiền Công nên được thực hiện trong phòng vắng, không ồn ào; nếu có thể tập ở ngoài vườn, nơi không khí mát mẻ thì tốt hơn. Mỗi ngày tập khoảng 1 tiếng đồng hồ, thì chỉ trong vòng 1 tháng, cơ thể và tinh thần sẽ đổi khác, tươi trẻ hơn, khỏe mạnh hơn, làm việc bền bỉ hơn, hạnh phúc hơn, và một số bệnh kinh niên có thể biến mất.

A.NGỒI:

1-Toạ thiền: Ý Nghĩa = Con nguời là trung tâm điểm cuả vũ trụ. Không có Con Người, Vũ trụ chỉ là con số không. Ngồi xếp bằng tròn, không nhất thiết phải gác chân lên nhau, hai bàn tay để lên hai đầu gối, ngón trỏ và ngón cái cuả mỗi tay chạm nhau, lưng thật thẳng (Nếu ngồi cong lưng, sẽ bị đau lưng, vì xuơng sống sẽ bị cong, chạm vào dây thần kinh làm đau. Nếu không tự ngồi thẳng đuợc, thì ngồi sát tuờng, cho lưng dưạ vào tuờng.) Nhắm mắt lại, tập trung tư tuởng, không nghĩ ngợi bất cứ điều gì, rồi hít vào thật chậm, khi hơi xuống tới bụng (đan điền) thì nén hơi lại và đếm 1,2,3 rồi từ từ thở ra. Trong khi hít vào và thở ra, phải tuởng tuợng đến luồng khí đi từ lỗ mũi vào trong ngực, xuống bụng, tuởng tuợng đến hơi thở đang nằm trong bụng, rồi tuởng tuợng đến hơi thở đang ra ngoài lỗ mũi. Những ngày đầu tiên, chưa quen, có thể cảm thấy hơi thốn lưng, nhưng dần sẽ quen và không thấy thốn lưng nưã. Hít thở từ 10 đến 20 lần.

Thế này trị bệnh tim, mạch, ổn định thần kinh, thăng bằng trí nhớ, điều trị sau cơn "stroke" hay "heart attack",  chống sự hồi hộp, lo lắng, mất ngủ. Có nguời chỉ hít thở như thế hơn 10 lần đã ngủ gục. Tập chừng một tháng, trí óc minh mẫn, sáng suốt hơn gấp bội.

2-Bái Tổ: Ý Nghiã = Xã hội có thứ tự trên dưới. Biết kính trên, nhường dưới, cuộc sống mới tươi đẹp. Cũng ngồi như trên, nhưng hai bàn tay chắp lại truớc ngực. Hít thở từ 10 lần trở lên. Tác dụng chữa bệnh giống như Tọa Thiền.

3-Hoành Thiền: Ý Nghiã = Con Nguời đuợc tạo ra bình đẳng. Nên tôn trọng lẫn nhau.

Ngồi như trên, nhưng hai tay dang thẳng ngang ra hai bên. Hít thở tối đa 10 lần. Cùng một tác dụng như hai thế trên.

4-Trung Thiền: Ý Nghĩa = Nhìn lại bản thân xem mình đã làm gì cho những người chung quanh vui vẻ chưa" Ngồi cúi đầu xuống, nhìn vào bụng mình. Hít thở như trên. Chữa các bệnh về tiêu hoá. Làm 10 lần. Khi xong, phải xoay cổ vài lần từ phải sang trái rồi từ trái sang phải, cho cổ không bị xơ cứng.

B. QUỲ:

1-Hổ Phục: Ý Nghĩa = Con Nguời chỉ là cát bụi và  thật nhỏ bé truớc thiên nhiên. Quỳ úp trán xuống đất, hai tay để thẳng, cùi chỏ để trên đất, xoải dài trên đầu. Hít thở chừng 10 lần. Giúp ổn định tim, mạch, thần kinh. Khi quá mệt sau một công việc nặng, tập thể thao quá độ, đánh võ... chỉ cần quỳ xuống và  hít thở trong vài phút là khoẻ lại ngay.

2-Tàng Long: Ý Nghiã = Đôi khi chúng ta phải biết thu nhỏ mình lại, Quỳ áp một bên má xuống đất, nếu áp má bên trái xuống thì thọc tay trái qua duới nách cuả tay phải, nếu áp má bên phải xuống đất, thì thọc tay phải qua nách trái. Ép mình xuống thấp. Hít thở. Trị mất ngủ. Thay đổi tay từ trái sang phải, mỗi bên hít thở 10 lần.

3-Độc Long: Ý Nghiã = Vận dụng ý chí  để  huớng thiện. Quỳ theo thế Hổ Phục, nhưng giơ một chân thẳng lên trời. Hít thở. Trị bệnh thiếu máu, hay xây xẩm, hay nhức đầu.

4-Thiềm Thừ: Ý Nghĩa = Tận dụng năng lực truớc, phó thác cho Thiên Mệnh sau. Qùy áp trán xuống đất, hai tay bỏ xuôi theo thân mình, hai bàn tay huớng về phiá bàn chân. Hít thở. Trị yếu tim, thần kinh.

C. NẰM:

1-Bình Sơn: Ý Nghiã = Chan hoà với mọi người sẽ được mọi người yêu thương..

Nằm ngửa, không gối, hai tay xuôi theo thân mình. Từ từ rút gót chân về, nhấc thân mình lên, chỉ bám trên đất bằng gót chân và hai vai, giữ trọng lượng ở thắt lưng. Hít thở chừng 5 lần thôi, không cố gắng quá. Trị đau bắp thịt thắt lưng, yếu sinh lý, nguời có hơi thở quá ngắn và gấp rút. (Thế này không áp dụng đuợc với nguời mổ xuơng sống, thay thận, tật xuơng sống bẩm sinh...)

2-Cung Tận: Ý Nghiã = Ý Chí của Con Người như cánh cung, càng căng càng mạnh. Nằm sấp, hai tay xuôi theo thân mình. Từ từ đầu và chân lên tạo thành hình cây cung, hít thở 3 lần rồi hạ đầu và chân xuống, nghỉ vài giây, lại cong lên, hít thở. Chưã đau thắt lưng, yếu sinh lý, lãnh cảm. (trừ người đang hoặc đã mổ xương sống.)

3-Thiên Vị: Ý Nghĩa = Bỏ cái "Tôi" đi, thì tiến buớc nhanh nhẹn hơn. Nằm ngưả, không gối, hai tay xuôi theo mình, từ từ rút chân về gần mông, nhấc hẳn mông lên cao, mắt nhìn theo đùi, hít thở. Chưã yếu sinh lý, lãnh cảm, đau thắt lưng.

4-Phân Thân: Ý Nghĩa = Mọi vật đều vô thuờng. Ta có thể là Ta, có thể  không là Ta.

Dành riêng trị bệnh  mất ngủ. Nằm thẳng, không gối, hai tay xuôi theo mình. Nhắm mắt, hít thở chậm rãi chừng 10 lần, theo dõi hơi thở. Sau đó, tập trung tư tuởng, hít sâu tối đa, nén hơi, đếm 1,2,3, rồi thở ra chừng 10 lần nữa, bắt đầu "phân thân", tức là chia mình ra làm hai. Tuởng tuợng "mình" đang đứng bên cạnh giường, ngó lại "mình" đang nằm trên giường. Ngó từ chân lên đầu.

Truớc hết, ngó ngón chân cái, bên trái, cố nhớ lại những kỷ niệm xẩy ra ở ngón chân này (chẩy máu, sứt móng...) từ hồi còn nhỏ... Hết ngón cái qua ngón bên cạnh, lần lượt ngó hết 5 ngón chân trái, qua bên chân phải, cũng đi từ ngón cái. Hết năm ngón chân, qua gót chân trái, gót chân phải, rồi lên mắt cá chân, lên cổ chân, lên ống quyển, đầu gối, lên đùi... Hết một chân, qua chân kia. Hết chân, lên bụng, lên cổ, qua vai, xuống cánh tay, cùi chỏ, bàn tay... lộn lên tay kia... rồi tới cổ...mặt... Thuờng thì lên tới cánh tay, đã ngủ say... Ngủ kiểu này giúp tăng cuờng sức mạnh, an thần, không cần ngủ 7,8 tiếng mà vẫn khoẻ.

D. ĐỨNG:

1-Bạch Hạc: Ý Nghiã = Con nguời như chim Hồng, chim Hạc, luân chuyển không ngừng. Đứng thoải mái, hai tay chắp truớc ngực, từ từ giang tay ra hai bên, cúi nguời về truớc, rồi cong dần cho mặt gần như song song với mặt đất, trong khi một chân giơ lên ngang với mặt đất. Giữ sức nặng toàn thân trên một chân. Hít thở. Trị bệnh tim, mạch, cao mỡ, cao máu.

2-Độc Kê: Ý Nghiã = Tự chủ thắng sức mạnh. Đứng thoải mái, hai tay chắp truớc ngực, từ từ co chân trái lên, gác bàn chân trái vào sau bắp vế chân phải, hai tay từ từ giang ngang ra hai bên. Hít thở. Trị bệnh tim, mạch, cao mỡ, cao máu.

3-Kim Quy: Ý Nghiã = Hãy lắng nghe nhiều hơn là nói. Đứng áp sát vào tuờng, má trái  áp vào tường, 10 đầu ngón chân cũng sát tuờng, tay trái thọc ngang, xuyên duới nách phải, hít thở. Đổi nguợc lại, áp má phải, thọc tay phải qua tay trái. Trị tim mạch.

4-Huớng Thiên: Ý Nghiã = Sống hướng thiện, huởng quả phúc. Đang đứng chân truớc chân sau, từ từ rùn chân truớc xuống, chân sau duỗi thẳng ra, cho thắt lưng thẳng, hai tay song song từ từ đưa về phía trước, hai bàn tay chụm lại, rồi đưa thẳng lên trời. Khi hai tay giơ lên, thì hít vào, nén hơi, rồi từ từ thở ra, xong thả nguời trở lại vị trí đầu. Tiếp tục nhịp nhàng như vậy 10 lần. Tăng cuờng sức mạnh toàn thân.

Lưu ý: Để Thiền Công có thể chưã hết bệnh này mà không tạo ra bệnh khác, phải luôn luân chuyển các thế Động và Bất Động. Những nguời muốn ngồi Thiền thật lâu, phải tập từ nhỏ để cơ thể quen dần. Lớn tuổi, không nên để bất cứ bộ phận nào Bất Động lâu. Những nguời dùng Computer, thợ may... có thể bị mổ cổ tay vì cổ tay luôn để Bất động. Có nguời phải mổ vai. Muốn tránh đau nhức, thỉnh thoảng phải lắc, xoay cổ tay chừng vài phút. Lắc trên xuống duới, lắc trái sang phải, lắc về phía truớc rồi ra sau.

Các vị cao niên, sau khi ngồi các thế Thiền chừng 20 phút, phải đứng dậy, vặn vẹo thân thể cho các khớp xương không bị cứng. Sau thế Hoành Thiền, phải xoay vai theo một vòng tròn truớc sau, mà trung tâm điểm của vòng tròn là đầu vai. Xoay từ sau ra truớc rồi nguợc lại từ truớc ra sau. Trong khi xoay, vặn như thế, phải tiếp tục hít sâu và thở dài. Truờng hợp hay bị bệnh đau vai, đau bàn tay, hay vai bị sái:  đứng khom nguời xuống gần 90 độ, một tay vịn vào bàn, tay kia thả lỏng và vẽ một vòng tròn tuởng tuợng trên mặt đất chừng 10 vòng, rồi trở lại tay kia. Làm chừng 20 lần sẽ hết đau vai.

Trong phạm vi một bài viết ngắn ngủi, có thể còn thiếu sót, mong được cao nhân chỉ giáo thêm và cũng chân thành gửi tới mọi nguời lời chúc "sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc."

Chu Tất Tiến, Trung Tâm Y Tế An Bình (714) 539-2001.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
Thử tưởng tượng rằng chỉ cần uống một viên thuốc là quý vị sẽ tràn trề năng lượng, da dẻ mịn màng, và tim mạch khỏe re? Các viễn cảnh hấp dẫn này vẫy gọi mãnh liệt mỗi khi chúng ta dạo quanh qua các quầy hàng bán các loại thực dược phẩm bổ dưỡng trong hiệu thuốc, từ các loại viên uống dầu cá (fish oil), bột collagen (collagen powder), kẹo bổ sung ma-giê và muôn hình vạn trạng các loại vitamin.
Hơn một thập niên từ sau cái chết bất ngờ của mẹ, Sehrish Sayani mắc chứng rối loạn tâm thần hậu chấn (PTSD). Suốt những năm đó, những cơn hoảng loạn dữ dội nhất đã giảm dần, nhưng các triệu chứng như nghi ngại thái quá (hypervigilance), trở nên đặc biệt nhạy cảm với một số yếu tố và những giấc ngủ chập chờn đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống của cô.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.