“Việt Nam đã mất cân bằng giới tính"” Câu hỏi nên trên tờ Tuổi Trẻ đã cho thấy một viễn ảnh đáng ngại cho quê nhà, khi bé gái đột ngột nhiều hơn bé trai. Bản tin trích đoạn:
“Kết quả một cuộc khảo sát mới đây tại sáu tỉnh, thành phố gồm Ninh Bình, Thừa Thiên - Huế, Đồng Nai, Bình Định, Cần Thơ và Đà Nẵng cho thấy cứ 113-114 trẻ nam sơ sinh mới có 100 trẻ nữ.
Chưa kể có những địa phương gần... 200 trẻ nam sơ sinh mới có 100 trẻ nữ. VN đã mất cân bằng giới tính" Ông Đoàn Minh Lộc, phó viện trưởng Viện Khoa học dân số - gia đình và trẻ em, nói:
- Chúng tôi đã chọn sáu địa phương có độ chênh lệch về số trẻ sơ sinh nam nữ cao nhất theo báo cáo là Ninh Bình (138,9/100), Thừa Thiên - Huế (131/100), Bình Định (155,4/100), Đồng Nai (173/100), Cần Thơ (142/100) và Đà Nẵng (199,4/100) để kiểm tra lại.
Kết quả tỉ lệ chung cho sáu tỉnh thành này là 113-114/100, không có tình trạng quá chênh lệch như báo cáo. Chưa kể sáu địa phương nói trên là sáu địa phương có chênh lệch trẻ nam - nữ cao nhất.
Chúng ta có 64 tỉnh thành và có thể suy ra tỉ số giới tính trẻ sơ sinh phải thấp hơn điều tra này, nhưng thấp hơn bao nhiêu phải có điều tra ở qui mô và diện có thể tin cậy.
* Nguyên nhân từ đâu dẫn đến sự sai sót số liệu nghiêm trọng nói trên, thưa ông" Trong khi đó, cả hai nhóm số liệu đều do cơ quan có thẩm quyền công bố, vậy có thể tin tưởng vào số liệu nào"
- Năm 2003, chúng tôi chỉ thống kê được 1,2 triệu trẻ sơ sinh, nhưng như mức tăng dân số 2003, VN phải có thêm 1,5 triệu trẻ. Như vậy đã có 300.000 cháu chưa được đăng ký khai sinh hoặc vì lý do nào đó chưa thống kê được.
Và trong số này, số trẻ gái bị bỏ sót nhiều hơn trẻ trai. Tổng điều tra dân số năm 1999 cho thấy tỉ lệ trẻ sơ sinh nam/nữ ở VN là 105,2/100, các điều tra hằng năm do Tổng cục Thống kê tiến hành từ đó đến nay tỉ lệ này dao động từ 106-108/100.
Như vậy là từ nguồn các số liệu chính thức, tỉ lệ trẻ nam/nữ ở VN vẫn ở mức bình thường. Tuy nhiên, chất lượng các số liệu này đến đâu thì chưa có đánh giá. Nhưng với các cuộc điều tra thì tỉ số trẻ nam/ nữ ở VN có cao thì chỉ cao... tí chút...”
Ông Lộc sau đó đã tìm cách giaỉ thích về cách lấy dữ kiện thống kê, nêu tình hình viễn ảnh về cuộc khủng hoảng trai thiếu gái thừa... Và sau cùng ông còn nhấn mạnh nhu cầu kế hoạch hóa gia đình...