Bây giờ đã rõ như ban ngày rồi. Mạng luới khủng bố đã bao trùm Đông Nam Á. Al Qaeda đã khai thác tình hình chánh trị bất ổn trong vùng để phát triễn mạng lười từ lâu và bắt đầu tổ chức đánh phá trong vùng Đông Nam Á để chứng tỏ "ta còn đây" sau khi bị càn quét ở A phú hãn và Tây Aâu Bắc Mỹ.
Nhận định dó đã được chứng minh qua các cuộc khủng bố ở Bali (Nam Dương), ở Phi Luật Tân, các khám phá, bắt bớ đường dây khủng bố ở Mã lai, Tân gia Ba. Cuộc điều tra nào sau đó cũng cho thấy có dính líu đến tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda và tổ chức Jemaah Islamiyah ( JI ) và tương quan chặt chẽ giữa hai tổ chức này
JI xuất phát từ tiểu quốc Johore, Singapore, tại một trường nội trú tư bị đóng cửa sau khi cảnh sát khám xét. Trường đó bên ngoài dạy giáo lý Hồi Giáo, được lập từ 1993 do Abdulla Sungkar và đã đào tạo được hàng ngàn học sinh. Abou Bakar Baashir, Iman Samudra và Hambali là 3 người trong hàng ngũ quản trị và giảng huấn của trường. Danh tánh của ba người này trước đây ít ai biết, bây giờ xuất hiện trên trang đầu, hành đầu của nhiều báo chí. Vì ba người này là ban lãnh đạo tối cao của tổ chức JI, mạng lưới vùng của Al Qaeda.
Sau cuộc khủng bố ở Bali, cuộc điều tra đưa ra ánh sáng, những người khủng bố có liên quan trong nội vụ, đa số là người Nam Dương, trước đây đã đào thoát sang Mã lai để tránh né chiến dịch ruồng bắt của Ô. Suharto. Trong thời gian lưu vong, họ bắt liên lạc và liên kết với Al Qaeda và tổ chức gởi người đi A phú hãn để huấn luyện. Họ trở về nước sau khi Ô. Suharto bị lật đổ và lợi dụng thời bất ổn hậu Suharto để tập họp và tổ chức mạn lưới. Kết họp với lời tự thú của những người bị bắt ở Mã lai, Singapore, người ta có một cái nhìn tổng hợp: Al Qaeda bao trùm gần khắp vùng Đông Nam Á mà cơ sở là JI. Có một số tổ khủng bố của JI gần đây bị bắt bớ, hồi tháng 12 năm 2001. Nhưng trước đây toàn bộ mạng lưới khủng bố của JI đã từng dính líu tích cực đến cuộc thảm sát nguời Cơ đốc Giáo ở Đảo Moluque và Celebes. Càng tích cực hơn trong một chuổi thảm sát người Ky tô giáo trong lễ Giáng Sinh năm 2000 tại nhiều thành phố ở Nam Dương. Tổ chức International Crisis Group (ICG) trụ sở đặt tại Bruxelles, khẳng định trong báo cáo, JI như một cấu trúc "mềm dẻo" dàn trải khắp bốn phương của Đông Nam Á. Những "chiến lược gia chánh" là những người đã người sáng lập trường Hội Giáo nội trú ở Johore, là Ô. Sungkar, đỡ đầu.
Phương thức tổ chức của JI là lập trường tư, dạy giáo lý Hồi giáo ở nhiều nới để đào tạo cán bộ cho JI từ tuổi thanh thiếu niên. Cái gọi là dạy giáo lý chỉ là bề mặt. Bề sau là những bài giảng gây hận thù và bài chống Ky tô giáo. Những học sinh trung thành được trường đài thọ cho đi học quân sự ở Phi, Mã, Nam Dương, và A phú hãn. Tổ chức JI giống như một đảng cán bộ, không vận động quần chúng để đi vào chánh quyền bằng lá phiếu, mà đào tạo và cấy người vào chánh quyền và quân đội để bí mật nắm quyền hành. Do vậy với thời gian, cán bộ của JI thăng tiến trong chánh quyền và quân đội quốc gia tại một số nước, nhứt là Nam Dương.
Trong Tạp chí Far Eastern Economic Review, ngày 12 tháng 12, Ô. Lý quang Dịệu cho biết có "hàng trăm nhóm cực đoan" của Hồi Giáo "dựa váo hàng triệu triệu thành viên" ở Nam Dương. Vị Cựu Thủ Tướng của Singapore còn nói rõ "tưởng những nhóm này chỉ muốn [ đánh phá ] Mỹõ không thôi, là lầm…” Những người lãnh đạo của JI như Baashir và Hambali" muốn tạo hỗn loạn để thừa cơ "chiếm chánh quyền tại Nam Dương và, nếu có thể, tại tất cả phần còn lại của Đông Nam Á."
Báo cáo mới nhứt của ICG vạch rõ dây mơ rễ má của JI trên các quần đảo của Nam Dương. Điển hình như Agus Dwikarna bị Phi kết án 17 năm tù về tội chuyên chở chất nổ, là người gốc Nam Dương (đảo Celebes). Chỉ trước đó mấy tháng y là thủ lãnh phiến quân từng chỉ huy nhiều cuộc sát hại người Ky tô giáo. Anh ta cũng là Tổng Bí Thư của Phong trào Moudjahidin, do Baashir sáng lập, và là cán bộ quan trọng của một chánh đảng Hồi Giáo có thế lực trong Quốc Hội ở Djakarta. Cụ thể như kết quả điều tra cuộc khủng bố Bali (Nam Dương) gây 190 người ngoại quốc chết hồi tháng 10 do Bộ Trưởng Ngoại giáo Nam Dương cho biết. Chi phí 30 ngàn Euros do những người người buôn lậu vũ khí, rửa tiền ma túy, làm bạc giả chi. Đằng sau và bên trên vụ án là bóng dáng của Al Qaeda.
Người ta chưa thấy nhiều tin tức đường dây khủng bố ở bán đảo Đông Dương hay Nam Trung quốc nên du khách ngoại quốc lo ngại các nước Đông Nam Á khác bất ổ thường vào VN để thưởng thức phong cảnh và món ăn miền nhiệt đới trong mùa Đông Tây Aâu, Bắc Mỹ này. Tuy nhiên các Toà Đại sứ của các nước trực tiếp đương đầu với al Qaeda rất dè dặt. Toà Đại sứ Mỹ ở Hà nội vẫn đóng cửa hai tuần lễ khi có tin Al Qaeda mở chiến dịch đánh phá ĐNA sau lời tuyên bố của Bin Laden trong cuốn băng từ gần đây. Các chuyên viên chống khủng bố cho rằng Miên sẽ là con đường quân khủng bố xâm nhập vào bán đảo Đông Dương (xin trình bày trong một bài sau), trong đó VN là nước lớn nhứt và có hạ tầng cơ sở thuận tiện là người Chàm.
Tưởng chế độ độc tài CS, như TC và VC, bên ngoài không dụng chạm với quân khủng bố, bên trong kiểm soát nhân dân chặt chẽ, sẽ được quân khủng bố chừa ra, là không đúng. Có thể quân khủng bố chừa ra để làm nơi an toàn trú ẫn khi Tây Aâu, Bắc Mỹ đang mở chiến dịch càn quét như khi xưa du kích CS ở VN thường dành một số vùng sát tiền đồn lẻ không tấn công để làm nơi trú ẫn. Nhưng khi cần, quân khủng bố sẽ tấn công các cơ quan ngoại giao Tây Phương trong các nước CS để gây tiếng vang thì tiếng vang ấy sẽ trở thành lớn trong vùng yên tĩnh. Xứ CS kiểm soát nhân dân chặt, đặt vấn đề an ninh cao bất lợi cho việc tổ chức khủng bố. Nhưng xứ CS nạn tham nhũng của chánh quyền lớn và nỗi bất mãn của nhân dân nhiều, là điều kiện thuận lợi cho khủng bố. Và ĐNA hội đầy đủ hay dư thừa điều kiện tiêu cực để khủng bố phát sinh, nẩy nở. Vì quân khủng bố không phai đánh riêng Mỹ mà làm cuộc Thánh Chiến Hồi giáo chống Tây phương theo Ky tô giáo, nên phải tạo bất ổn bất cứ nơi nào Tây phương có quyền lợi và có cơ sở tinh thần và vật chất trên thế giới để cô lập và liệt bại. Trong lãnh vực này ĐNA cũng là một đia bàn cho quân khủng bố đánh Tây Phương vì sự có mặt mạnh của Mỹ.