Hôm nay,  

Hồi Ký: Tôi Tìm Tự Do (kỳ 8)

30/03/200600:00:00(Xem: 5628)
Tôi là Nguyễn Hữu Chí, sinh ra và lớn lên ở Miền Bắc, từng có hơn một năm phải đội nón cối, đi dép râu, theo đội quân Việt Cộng xâm lăng Miền Nam. Trong những năm trước đây, khi cuộc đấu tranh bảo vệ chính nghĩa của cộng đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc còn minh bạch, lằn ranh quốc cộng còn rõ ràng, tôi hoàn toàn tin tưởng và sẵn sàng đối phó với mọi âm mưu, thế lực của cộng sản. Nhưng gần đây, có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ, những thế lực chìm nổi của cộng sản tại Úc đang tìm cách xóa bỏ lằn ranh quốc cộng, đồng thời thực hiện âm mưu làm suy yếu sức mạnh đấu tranh của người Việt hải ngoại. Trong hoàn cảnh đấu tranh ngày càng khó khăn đó, tôi thấy mình chỉ có thể đi tiếp con đường mình đã chọn khi được quý độc giả hiểu và tin tưởng. Vì vậy, tôi viết hồi ký này, kể lại một cách trung thực cuộc đời đầy đau khổ, uất ức và ân hận của tôi khi sống trong chế độ cộng sản, cũng như những nguy hiểm, may mắn khi tôi tìm tự do.... Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trên nhiều phương diện, lại phải vừa duy trì tờ báo, vừa tham gia các sinh hoạt cộng đồng, vừa tìm cách "mưu sinh, thoát hiểm" giữa hàng chục "lằn tên đường đạn", nên hồi ký này có rất nhiều thiếu sót. Kính mong quý độc giả thông cảm bỏ qua, hoặc đóng góp nếu có thể.

* * *

(Tiếp theo...)

Vì lúc đó, tôi vẫn còn đứng trong bóng tối, còn anh lính VNCH thì đứng dưới ánh sáng đèn điện, nên tôi nhìn thấy anh rõ mồn một, còn anh, nếu có nhìn thấy tôi thì cũng chỉ thấy một bóng đen mờ mờ mà thôi. Chính trong hoàn cảnh đó, nên câu nói tối nghĩa của tôi, "Ông không cần phải dùng đến súng đâu!" càng khiến cho bầu không khí thêm căng thẳng. Nhận ra sự nguy hiểm của câu nói tối nghĩa, tôi vội vàng nói thêm:
- Tôi về đây là để đầu hàng các ông... Tôi không có ác ý gì cả... Tôi đi tìm tự do mà ông...
Tôi nói lắp bắp liền một hơi mấy câu vì nói xong câu trước, tôi vẫn thấy không rõ nghĩa nên phải nói thêm câu sau. Nói xong cả ba câu, tôi thấy vẫn chưa đủ, mà cần phải làm một hành động gì cụ thể và rõ ràng để thể hiện thiện chí của mình hơn. Nghĩ tới đó, tôi vội vàng bước ngay ra vùng ánh sáng đèn điện, hai tay dơ cao lên khỏi đầu...
Thấy tôi như vậy, người lính có lẽ đã hiểu rõ phần nào ý định của tôi, nhưng chắc chắn anh chưa thể nào tin tưởng ngay những lời tôi nói... Lập tức, anh đưa ngay tay vô trong chiếc xe Jeep, lôi khẩu AR-15 ra khỏi xe, lên đạn, chĩa nòng súng về phía tôi, rồi đưa ngay chiếc còi đeo ở cổ lên miệng thổi liền mấy hồi còi ròn rã...
Nhìn nòng khẩu súng AR-15 chĩa về phía mình trong khoảng cách không đầy 5 thước, tôi rùng mình sợ cứng cả người. Tôi hiểu, lúc đó, nếu tôi sơ sểnh có bất cứ hành động gì, khiến anh lính VNCH hiểu lầm, lập tức tôi sẽ ăn đạn. Vì vậy, tôi đứng yên bất động, hai tay dơ cao khỏi đầu, miệng lắp bắp mà không biết mình nói gì... Tôi biết rằng, lúc đó, tôi càng tỏ ra sợ hãi, nhút nhát bao nhiêu thì cơ hội sống sót của tôi càng lớn.
Sau khi thổi mấy hồi còi, người lính VNCH liền chĩa nòng súng AR-15 lên trời và bóp cò... Những tiếng nổ chát chúa vang lên từng tràng, phá tan sự yên tĩnh của đêm tối. Lập tức, từ trong căn nhà, mấy chục người lính chạy ra, có người cầm súng, có người không, có người đeo trên vai lủng lẳng những băng đạn,... nhưng hầu hết đều cởi trần. Tất cả đều vây tròn quanh tôi và anh lính gác... Tiếng huyên náo nổi lên, đủ các câu hỏi, tiếng hò hét, mà tôi thì quá hoảng hốt, nên chẳng nhớ được gì. Nhất là từ ngày đó cho đến nay, cuộc đời tôi liên tục trải qua những biến động kinh hoàng có, đau khổ có, yêu thương hạnh phúc cũng có, mà cái nào cũng lớn lao, sâu đậm, nên đến giờ phút này, ngồi viết lại, tôi chẳng còn nhớ được nhiều... ngoài những chi tiết quan trọng, tạo nên những bước ngoặt lớn lao của cuộc đời tôi.
Đầu tiên là những câu hỏi gay gắt, nghiêm khắc, và có cả những câu hỏi doạ nạt, đến từ đằng trước, đằng sau, bê trái, bên phải... mà tôi nhớ đại khái như thế này.
- Anh là ai"
- Tôi là bộ đội.
- Anh vô đồn này lúc nào"
- Tôi vô lúc nãy.
- Lúc nãy là lúc nào"
- Tôi không nhớ là lúc nào.
- Anh vô đã lâu chưa"
- Khoảng 15, 20 phút.
- Ngoài anh, còn những ai nữa"
- Chỉ có mình tôi thôi.
- Anh phải nói thật. Chúng tôi sẽ ra lệnh bao vây và kiểm soát toàn bộ khu vực này ngay bây giờ. Nếu phát hiện ra một người bộ đội thứ hai, là anh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Anh rõ chưa"
- Thưa, tôi rõ!
- Có đúng là anh vô đây chỉ có một mình không"
- Đúng, tôi vô đây chỉ có một mình!
- Anh bảo đảm không"
- Tôi "đảm bảo"!
- Anh vô đây làm gì"
-Tôi vô đây để đầu hàng các ông. Tôi muốn tìm tự do...
- Nếu vậy anh là hàng binh. Anh phải khai đúng sự thật, thì anh sẽ được đối xử tử tế như một hàng binh. Anh hiểu chưa"
- Tôi hiểu. Tôi cảm ơn các ông.
Ngay lúc đó, tôi thấy có một người lính VNCH lớn tuổi, khoảng gần 50. Trong khi những người lính đều cởi trần thì ông mặc quần áo đàng hoàng. Nét mặt của ông có vẻ khắc khổ, nhưng phúc hậu. Ông quay ra phía mấy người lính nói gì không rõ, một hồi... Sau đó, tôi thấy mấy người lính đứng quanh tôi tản mát, người đi vô nhà, người đi lên, kẻ đi xuống. Riêng người lính già bước lại phía tôi, nhấc chiếc mũ sắt ra khỏi đầu và nhìn tôi cười. Nụ cười của ông thật chân thật và thân mật vô cùng. Tôi xúc động nhìn ông, không nói nên lời. Sau những phút căng thẳng về trí tuệ và thân xác, được trông thấy nụ cười của của ông, và cặp mắt ông nheo nheo, lấp lánh dưới ánh đèn điện, tôi thở phào một tiếng và nhủ lòng: "Vậy là mình thoát chết!"
Người lính già cất tiếng, giọng Nam, ấm áp và chân tình:
- Chiếc mũ sắt này nặng lắm. Bỏ ra cho đỡ nặng. Bây giờ chú em theo qua lại đây.
Tôi ngoan ngoãn đi theo ông. Chung quanh vẫn còn những người lính và những cặp mắt tò mò nhìn theo tôi. Chỉ một chiếc ghế đẩu ngay gần cửa, người lính già bảo tôi ngồi. Tôi vừa ngồi xuống, thì người lính già cúi xuống, ghé sát mặt tôi, rồi nói vừa đủ để tôi nghe:
- Qua trông chú em là qua biết chú em thiệt thà. Qua dặn chú em điều này, chú em phải nhớ kỹ và làm đúng như lời qua dặn nghe. Được vậy thì chú em đỡ khổ nhiều lắm...
Nghe vậy, tôi hơi lo lo, nên chỉ biết gật đầu nhẹ, mà không nói thành tiếng. Nhìn ra chung quanh, tôi vẫn thấy có những người lính VNCH đang nhìn tôi. Trong ánh mắt của họ, tôi thấy có sự tò mò, nỗi thương hại, và có cả sự tinh nghịch, thích thú trong đó...
Tiếng người lính già lại cất lên:


- Từ rày trở đi, có ai hỏi chú em về làm gì, thì chú em trả lời tôi về "chiêu hồi" nghe chưa. Chú đừng nói chú về đầu hàng. Vì nói vậy, là qua sẽ phải coi chú là hàng binh, là phải nhốt tù chú. Rồi sau này hết chiến tranh là qua sẽ phải trả chú về bển cho VC đó.
Nghe người lính già nói vậy, tôi giật mình, và tỉnh người ngay. Thực ra, từ khi đặt chân đến lãnh thổ Miền Nam, hành quân xuống vùng Nam Lào ngay sau khi trận Lam Sơn 719 kết thúc, tôi đã từng nhặt được những tờ truyền đơn do phi cơ thả khắp trong rừng. Nội dung của những tờ truyền đơn đó là kêu gọi cán binh, bộ đội VC ra "hồi chánh", "trở về với chính nghĩa quốc gia". Mỗi tờ truyền đơn là một giấy thông hành, trong đó chỉ rõ, bộ đội, cán binh VC cầm tờ giấy đó trình với bất cứ cơ quan công quyền hay đơn vị QLVNCH nào, lập tức sẽ được đối xử tử tế... Tuy được đọc những tờ truyền đơn đó, nhưng tôi không bao giờ cất giữ, vì làm vậy sẽ rất nguy hiểm... Bây giờ nghe người lính già nói vậy, tôi xúc động và mừng quá, vội trả lời:
- Con cảm ơn "qua". Con nhớ rồi. Từ giờ trở đi ai hỏi con về làm gì, con sẽ trả lời con về "chiêu hồi"...
Thú thực với quý độc giả, ngay từ giờ phút đó trở đi, hai chữ "hồi chánh" đối với tôi rất thân thương và là niềm tự hào. Sau này, được hội nhập với đời sống của Miền Nam, được đi đây đó, học hành, làm việc, bất cứ ở đâu, gặp bất cứ ai hỏi, tôi đều tự hào nói, tôi là một "hồi chánh viên". Cũng giống như sau này, khi trở thành một người Việt tỵ nạn, tôi cũng rất tự hào với hai chữ "tỵ nạn chính trị". Những khi đi làm hãng xưởng, trò chuyện với người Úc, tôi bao giờ cũng dõng dạc và tự hào nói "I'm a political refugee".
Trong thời gian về Trung Tâm Chiêu Hồi Thị Nghè, tham dự khoá giảng huấn do Bộ Chiêu Hồi tổ chức, tôi nhớ có một anh bạn, người Hà Nội, cũng chiêu hồi, đã đứng lên thắc mắc về chữ "hồi chánh". Theo anh, chữ "hồi chánh" chỉ dành cho người đã đi theo tà phái rồi biết đường ăn năn, hối cải, quay trở về nẻo chánh thì mới gọi là hồi chánh. Nghe anh bạn nói, tôi thấy cũng có lý. Bản thân tôi từ khi còn bé đã không ưa gì cộng sản. Tôi không hề bao giờ có ý "phấn đấu" để được vô đoàn thiếu nhi, đoàn thanh niên. Cả cuộc đời tôi luôn luôn tránh xa những ai là đảng viên cộng sản. Tôi luôn luôn cho rằng, bất cứ ai đã là đảng viên cộng sản thì thể nào cũng biến chất và không bao giờ là một con người có lòng nhân ái, biết trọng lễ nghĩa, biết yêu thương nhau một cách chân thành. Duy vật biện chứng và tham vọng phấn đấu trên đường danh vọng của người cộng sản, sẽ giết chết tất cả những gì được gọi là thuần lương vốn có ở con người. Và tôi biết rằng, trong suốt những năm tháng tôi ở Miền Bắc, đâu đâu tôi cũng thấy nhan nhản những người Việt Nam là nạn nhân của chế độ cộng sản. Còn người Việt Nam là cộng sản có rất ít. Cả một làng quê tôi sống, cả mấy ngàn dân, hoạ may chỉ có khoảng 100 người cộng sản là cùng. Nếu lúc đó ở Miền Nam có ai bay ra được Miền Bắc mà nhìn xuống, người đó sẽ thấy cả xã hội Miền Bắc, hàng chục triệu người sống khổ sở, đói khát, lạnh lẽo và không hề có tự do, lúc nào cũng nơm nớp sợ hãi, sợ cả người hàng xóm, sợ cả chính người cũng khổ sở như mình... Trong số đó, có rất nhiều người ngày đêm dí sát tai vào chiếc radio, nghe ngóng tin tức về những cuộc "Bắc tiến" của Miền Nam. Trong số những người ôm radio, ngóng đợi, mong chờ tin "Bắc tiến" đó có thầy tôi và ông Tổng Tu, thông gia với thầy tôi, mỗi khi thầy tôi ghé thăm ông ở Hà Nội vào dịp tết.
Mỗi năm, vào dịp tết đến, thầy tôi thường dắt tôi đi bộ qua hàng chục làng mạc khác nhau, rồi mới về đến quê là làng Đầm mà trên giấy tờ gọi là làng Bích Trì. Tại làng Đầm, ba tôi dắt tôi thăm mộ tổ, mộ ông nội, mộ bà nội, mộ ông ngoại, một bà ngoại, mộ chị Phúc, rồi mộ họ hàng chú bác.... Tất cả các ngôi mộ đó đều xây rất to. Nhất là mộ tổ xây vuông vức, mỗi chiều 4, 5 thước, cao tới ngực của tôi. Trong mộ tổ có 3 ngôi mộ khác xây vòng tròn. Riêng mộ chị Phúc, và mộ bà, khi qua đời là lúc ba tôi đã bị đấu tố địa chủ, rau cháo còn không có ăn, thì làm sao có tiền xây mộ. Bà nội tôi khi qua đời, ba tôi không có đủ tiền để mua một ngọn đèn cầy, một nén nhang, thì làm sao mua nổi chiếc quan tài. May mắn, lúc đó có cụ lang An tuổi đã cao, con cháu đã mua sẵn cho cụ chiếc quan tài để trong nhà, nên khi thấy bà nội của tôi mất, cụ lang An thương thầy tôi, không muốn bà nội của tôi phải bó chiếu chôn, nên đã cho thày tôi chiếc quan tài của cụ... Nhờ nghĩa cử to lớn đó, nên ba tôi lúc nào cũng coi cụ lang An là một đại ân nhân của gia đình. Và hôm nay, khi viết những dòng chữ này, tôi cũng rưng rưng lệ và âm thầm cầu nguyện cho cụ lang An được mãi mãi vinh hiển trên nước Chúa...
Vì mộ bà nội và mộ chị Phúc chỉ là nấm đất nhỏ bé, sơ sài, nên năm nào cũng vậy, ba tôi và tôi phải mất mấy tiếng đồng hồ, làm cỏ, dọn dẹp và khiêng những cục đất tảng, hoặc những viên gạch vỡ ở chung quanh về đắp lên trên mộ. Ba tôi vừa làm vừa khóc. Tôi cũng khóc theo. Làm xong, ba tôi và tôi đứng đọc kinh cầu nguyện thật lâu... Tết ở Miền Bắc bao giờ cũng là mùa đông lạnh lẽo, mưa phùn gió bấc. Mà gia đình của tôi lúc đó nghèo lắm, quần áo không có đủ để mặc. Lúc nào cũng phong phanh một bộ, rách như tổ đỉa, vá chằng vá đụp. Trong khung cảnh lạnh lẽo đó, ba tôi và tôi vừa mệt nhọc, vừa đói khát, chùm chung một manh áo mưa rách, vừa đọc kinh, vừa nhìn một bà, một chị Phúc... mà khóc...
Thầy tôi sống trong cảnh gà trông nuôi con, cả đời chỉ biết dùi mài kinh sử, yêu quý lời của thánh hiền, luôn luôn dậy tôi "khai quyển hữu ích", mở sách là có lợi, nên đâu có biết gì đến kim chỉ. Nhưng do hoàn cảnh, phải cầm kim cầm chỉ để khâu vá quần áo cho tôi. Vì vậy, những miếng vá của thầy tôi trông xấu xí vô cùng. Thậm chí có những miếng rách nhỏ, không có vải để vá, thày tôi chỉ lấy chỉ quấn quanh mấy vòng thành cái núm nhỏ, nên quần áo của tôi trong méo mó thê thảm. Mỗi khi đi học tôi xấu hổ với bạn bè vô cùng, và thường xuyên bị bạn bè dè bỉu. Đã mang tiếng là con địa chỉ, mà lại nghèo khổ nữa nên tôi khổ sở, đi học mà lúc nào cũng như con chim bị tên sợ đậu phải cành cây cong. Những lúc đến giờ ra chơi, tôi thường ngồi chết dí trong lớp, không dám ra ngoài, vì sợ bị chêu trọc, sợ những miếng vá trên quần áo, có thể rách, có thể tuột chỉ, làm trò cười cho thiên hạ.... (Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.