Nước Mỹ gắn bó với tòàn cầu hơn bao giờ hết. Nhưng nếu nghĩ tới việc Hoa Kỳ áp lực các nước trên thế giới phải quy định một mức lương tối thiểu cho công nhân thì quả là một sáng kiến táo bạo, khó thực hiện... Không có nghĩa là một chị thợ may ở Biên Hòa hay anh thợ giày ở Nam Định được hưởng lương tối thiểu bằng một công nhân xưởng máy Los Angeles -- tất nhiên là còn tùy năng suất, trị giá sản phẩm và khả năng kinh tế của mỗi nước. Nhưng chỉ nghĩ tới đề nghị đó đã thực sự là cách mạng rồi. Cũng không tự nhiên mà nghĩ tới chuyện đó làm chi. Vấn đề là, kinh tế Mỹ gắn bó với toàn cầu rồi.
Biên giới chung quanh Hoa Kỳ đang dần tan biến. Bản báo cáo tuần trước cho thấy là năm 2003, các hãng xe ngoại quốc đã lần đầu tiên chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường Hoa Kỳ. Nỗi kinh hoàng bệnh bò điên cũng cho thấy tiêu chuẩn thú y Hoa Kỳ phải áp dụng cho cả các trại bò Canada. Còn chuyện hàng chục chuyến bay trước ngày đầu năm cho thấy lằn ranh an ninh Hoa Kỳ phải dựng ở tận các phi trường Paris và London. Tình hình TT Bush đề nghị cấp giấy hợp pháp hóa cho 8 triệu di dân lậu cũng cho thấy, Mỹ chỉ kiểm soát được biên giới là nhờ chính phủ Mexico kiểm soát. Mỹ không còn cách biệt thế giới nữa.
Nhưng chính ứng cử viên Tổng Thống Dân Chủ Dick Gephardt (dân biểu Missouri) đã ra đề nghị táo bạo nhất, khi đòi thiết lập mức lương tối thiểu toàn cầu. Viễn mơ, dĩ nhiên. Nhưng các lý luận cho thấy có thể rồi điều này sẽ xảy ra, có thể là nhiều năm nữa, mặc dù trong ngắn hạn sẽ làm phiền rất nhiều công ty và quốc gia. Và cho dù cuộc tranh cử này qua đi, thì cuộc tranh luận này chắc chắn sẽ còn kéo dài.
Gephardt nói rằng nên đặt điều kiện để gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch thế Giới WTO, tất cả các nước phải bị buộc ấn định mức lương tối thiểu. Mức lương này biến đổi tùy từng nước, tùy vào năng suất và mức độ phát triển. Nhưng ở bất kỳ nơi nào thì, “công nhân cũng được bảo đảm có mức lương đủ để họ sống như một con người.” Đó là lời của Gephardt.
Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO ước tính rằng có ít nhất 85 quốc gia có định mức lương tối thiểu thành luật. Nhưng tại nhiều nơi, đó là chuyện để nói, không phải để thực hiện. Cũng hệt như chuyện tự do dân chủ trong Hiến Pháp CSVN, ghi thành chữ cho quốc tế sợ thôi, đâu phải để áp dụng. Nhưng sáng kiến cách mạng của Gephardt nêu lên một tiêu chuẩn nhân quyền mới: rằng bất kỳ quốc gia nào muốn hội nhập kinh tế toàn cầu thì bị buộc tạo ra mức sống tử tế cho công nhân nước đó.
Nhìn khía cạnh khác, lời kêu gọi của Gephardt thực sự chỉ là một nối dài quan điểm mậu dịch sẵn có của ông: trong suốt sự nghiệp dân cử, Gephardt đã chống lại việc hạ thấp rào mậu dịch, vì Gephardt chủ yếu muốn bảo vệ việc làm cho công nhân Mỹ.
Cũng chính lập trường đó đã đẩy Gephardt vào ngõ hẹp, khi những người cổ vũ mậu dịch lý luận rằng mở rộng giao thương, dù là gây tai hại cho một số khu vực kinh tế Mỹ, nhưng tận cùng sẽ tạo ra thêm việc làm nhiều hơn là số việc nó xóa bỏ, và rồi làm Hoa Kỳ thịnh vượng hơn.
Gephardt lý luận rằng khi tăng lương toàn cầu như thế rồi sẽ làm lợi cho công nhân Mỹ, vì sẽ tạo ra thêm các khách hàng giai cấp trung lưu để sẽ mua hàng Mỹ xuất cảng, và rồi tất nhiên sẽ giảm tình hình các công ty Mỹ dọn xưởng ra hải ngoại để có lương thợ rẻ.
Thực sự, chính nghĩa của lý luận của Gephardt không nằm ở chỗ mức lương, mà nằm ở mặt đạo đức. Rằng cần bảo đảm đời sống cho thêm nhiều người để chống nghèo khó trên toàn cầu.
Gephardt tuần trước tuyên bố trước buổi họp mặt các đảng viên Dân Chủ Iowa rằng, “Chúng ta cần ngưng tệ nạn bóc lột lao động trên thế giới. Tôi đã tới thăm nhiều ngôi làng... Các xưởng máy thì rất tốt hệt như các xưởng ở Hoa Kỳ, nhưng dân chúng sống trên mặt đất, cư ngụ trong các thùng giấy ghép... để làm ra và mang các sản phẩm sang Hoa Kỳ... Họ sống trong tình trạng tệ hại hơn hầu hết thú vật tại Iowa.”
Sáng kiến của Gephardt gây lo ngại cho cả các nhà hoạt động lao động, vì không chắc đó là giải pháp tốt nhất. Như Jeffrey Sachs, giám đốc Viện Địa Cầu của Đại Học Columbia và là người đi hàng đầu trong các kế hoạch giúp các nước đang phát triển, bày tỏ lo ngại rằng ngay cả mức lương tối thiểu toàn cầu (có biến đổi tùy nước) sẽ làm đẩy lui việc tạo ra việc làm ở các nước nghèo nhất, khi buộc các công ty trả lương cho thợ nhiều hơn là năng suất và tay nghề có thể cung ứng, nghĩa là “đề nghị đó sẽ ngăn chận các nước đó chưa kịp leo lên bước đầu tiên của của cây thang phát triển,” theo lời Sachs.
Sachs nói, thay vào đó, cần nên tăng ngoại viện để cải thiện y tế và giáo dục -- như thế sẽ làm tăng năng suất, và thế là chịu đựng nổi việc tăng lương cao hơn -- trong khi giảm rào thuế quan (tariff) và định mức (quota) trước giờ vẫn hạn chế các nước nghèo khi bán nông sản hay hàng tiêu thụ nhẹ như may dệt vào Mỹ.
Nhưng Gephardt trả lời rằng, nếu đắc cử làm Tổng Thống Mỹ, “Tôi sẽ đích thân tới họp hội nghị WTO” và chiêu dụ các nước nghèo: sẽ cho thêm viện trợ và hạ rào thuế quan để các nước đó tăng lương cho thợ của họ.
Nâng cao đời sống công nhân toàn cầu là chuyện rất đẹp, nhưng như thế lại gặp nan đề khác vì sẽ kết thúc cuộc cạnh tranh giữa các nước nghèo muốn thu hút các công ty Mỹ bằng mức lương thợ càng thấp càng tốt, và cả việc tạo ra giai cấp trung lưu để sau này họ sẽ mua sản phẩm sản xuất từ Mỹ... Cuộc tranh luận chắc chắn là còn dài, và chắc chắn là sẽ vượt xa hơn tầm mức của một cuộc vận động tranh cử... Và dĩ nhiên, không phải là dễ làm, mặc dù ai cũng có thể thấy các lợi ích cụ thể về xã hội và an ninh... chứ chưa chắc là cho kinh tế. Cho dù là TT Bush sẽ tái đắc cử, nhiều phần là thế, thì cuộc tranh luận này sẽ vẫn nằm trong các hội thảo chuyên đề của các kinh tế gia Hoa Kỳ. Hàng rào biên giới của Hoa Kỳ không thể vẽ chính xác được nữa.
Biên giới chung quanh Hoa Kỳ đang dần tan biến. Bản báo cáo tuần trước cho thấy là năm 2003, các hãng xe ngoại quốc đã lần đầu tiên chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường Hoa Kỳ. Nỗi kinh hoàng bệnh bò điên cũng cho thấy tiêu chuẩn thú y Hoa Kỳ phải áp dụng cho cả các trại bò Canada. Còn chuyện hàng chục chuyến bay trước ngày đầu năm cho thấy lằn ranh an ninh Hoa Kỳ phải dựng ở tận các phi trường Paris và London. Tình hình TT Bush đề nghị cấp giấy hợp pháp hóa cho 8 triệu di dân lậu cũng cho thấy, Mỹ chỉ kiểm soát được biên giới là nhờ chính phủ Mexico kiểm soát. Mỹ không còn cách biệt thế giới nữa.
Nhưng chính ứng cử viên Tổng Thống Dân Chủ Dick Gephardt (dân biểu Missouri) đã ra đề nghị táo bạo nhất, khi đòi thiết lập mức lương tối thiểu toàn cầu. Viễn mơ, dĩ nhiên. Nhưng các lý luận cho thấy có thể rồi điều này sẽ xảy ra, có thể là nhiều năm nữa, mặc dù trong ngắn hạn sẽ làm phiền rất nhiều công ty và quốc gia. Và cho dù cuộc tranh cử này qua đi, thì cuộc tranh luận này chắc chắn sẽ còn kéo dài.
Gephardt nói rằng nên đặt điều kiện để gia nhập Tổ Chức Mậu Dịch thế Giới WTO, tất cả các nước phải bị buộc ấn định mức lương tối thiểu. Mức lương này biến đổi tùy từng nước, tùy vào năng suất và mức độ phát triển. Nhưng ở bất kỳ nơi nào thì, “công nhân cũng được bảo đảm có mức lương đủ để họ sống như một con người.” Đó là lời của Gephardt.
Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO ước tính rằng có ít nhất 85 quốc gia có định mức lương tối thiểu thành luật. Nhưng tại nhiều nơi, đó là chuyện để nói, không phải để thực hiện. Cũng hệt như chuyện tự do dân chủ trong Hiến Pháp CSVN, ghi thành chữ cho quốc tế sợ thôi, đâu phải để áp dụng. Nhưng sáng kiến cách mạng của Gephardt nêu lên một tiêu chuẩn nhân quyền mới: rằng bất kỳ quốc gia nào muốn hội nhập kinh tế toàn cầu thì bị buộc tạo ra mức sống tử tế cho công nhân nước đó.
Nhìn khía cạnh khác, lời kêu gọi của Gephardt thực sự chỉ là một nối dài quan điểm mậu dịch sẵn có của ông: trong suốt sự nghiệp dân cử, Gephardt đã chống lại việc hạ thấp rào mậu dịch, vì Gephardt chủ yếu muốn bảo vệ việc làm cho công nhân Mỹ.
Cũng chính lập trường đó đã đẩy Gephardt vào ngõ hẹp, khi những người cổ vũ mậu dịch lý luận rằng mở rộng giao thương, dù là gây tai hại cho một số khu vực kinh tế Mỹ, nhưng tận cùng sẽ tạo ra thêm việc làm nhiều hơn là số việc nó xóa bỏ, và rồi làm Hoa Kỳ thịnh vượng hơn.
Gephardt lý luận rằng khi tăng lương toàn cầu như thế rồi sẽ làm lợi cho công nhân Mỹ, vì sẽ tạo ra thêm các khách hàng giai cấp trung lưu để sẽ mua hàng Mỹ xuất cảng, và rồi tất nhiên sẽ giảm tình hình các công ty Mỹ dọn xưởng ra hải ngoại để có lương thợ rẻ.
Thực sự, chính nghĩa của lý luận của Gephardt không nằm ở chỗ mức lương, mà nằm ở mặt đạo đức. Rằng cần bảo đảm đời sống cho thêm nhiều người để chống nghèo khó trên toàn cầu.
Gephardt tuần trước tuyên bố trước buổi họp mặt các đảng viên Dân Chủ Iowa rằng, “Chúng ta cần ngưng tệ nạn bóc lột lao động trên thế giới. Tôi đã tới thăm nhiều ngôi làng... Các xưởng máy thì rất tốt hệt như các xưởng ở Hoa Kỳ, nhưng dân chúng sống trên mặt đất, cư ngụ trong các thùng giấy ghép... để làm ra và mang các sản phẩm sang Hoa Kỳ... Họ sống trong tình trạng tệ hại hơn hầu hết thú vật tại Iowa.”
Sáng kiến của Gephardt gây lo ngại cho cả các nhà hoạt động lao động, vì không chắc đó là giải pháp tốt nhất. Như Jeffrey Sachs, giám đốc Viện Địa Cầu của Đại Học Columbia và là người đi hàng đầu trong các kế hoạch giúp các nước đang phát triển, bày tỏ lo ngại rằng ngay cả mức lương tối thiểu toàn cầu (có biến đổi tùy nước) sẽ làm đẩy lui việc tạo ra việc làm ở các nước nghèo nhất, khi buộc các công ty trả lương cho thợ nhiều hơn là năng suất và tay nghề có thể cung ứng, nghĩa là “đề nghị đó sẽ ngăn chận các nước đó chưa kịp leo lên bước đầu tiên của của cây thang phát triển,” theo lời Sachs.
Sachs nói, thay vào đó, cần nên tăng ngoại viện để cải thiện y tế và giáo dục -- như thế sẽ làm tăng năng suất, và thế là chịu đựng nổi việc tăng lương cao hơn -- trong khi giảm rào thuế quan (tariff) và định mức (quota) trước giờ vẫn hạn chế các nước nghèo khi bán nông sản hay hàng tiêu thụ nhẹ như may dệt vào Mỹ.
Nhưng Gephardt trả lời rằng, nếu đắc cử làm Tổng Thống Mỹ, “Tôi sẽ đích thân tới họp hội nghị WTO” và chiêu dụ các nước nghèo: sẽ cho thêm viện trợ và hạ rào thuế quan để các nước đó tăng lương cho thợ của họ.
Nâng cao đời sống công nhân toàn cầu là chuyện rất đẹp, nhưng như thế lại gặp nan đề khác vì sẽ kết thúc cuộc cạnh tranh giữa các nước nghèo muốn thu hút các công ty Mỹ bằng mức lương thợ càng thấp càng tốt, và cả việc tạo ra giai cấp trung lưu để sau này họ sẽ mua sản phẩm sản xuất từ Mỹ... Cuộc tranh luận chắc chắn là còn dài, và chắc chắn là sẽ vượt xa hơn tầm mức của một cuộc vận động tranh cử... Và dĩ nhiên, không phải là dễ làm, mặc dù ai cũng có thể thấy các lợi ích cụ thể về xã hội và an ninh... chứ chưa chắc là cho kinh tế. Cho dù là TT Bush sẽ tái đắc cử, nhiều phần là thế, thì cuộc tranh luận này sẽ vẫn nằm trong các hội thảo chuyên đề của các kinh tế gia Hoa Kỳ. Hàng rào biên giới của Hoa Kỳ không thể vẽ chính xác được nữa.
Gửi ý kiến của bạn