Đạt Lai Lạt Ma Tới VN"
- Trần Khải
Tất nhiên, câu chuyện đó thì chưa. Ít nhất cũng là trong vài năm tới. Thực sự chưa mấy ai nêu lên câu hỏi rằng bao giờ thì Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể tới thăm Việt Nam, vì chắc chắn nhà nứõc Hà Nội không dám trực diện chọc giận chính phủ Bắc Kinh, nơi vẫn còn liên tục gửi kháng thư tới các chính phủ nào dám mở cửa đón nhà lãnh đạo Tây Tạng lưu vong này. Nhưng nếu có một cách nào gần như thế, đây có thể sẽ là một phương án mà Đảng CSVN nên nghĩ tới để trình bày với thế giới về quyết tâm muốn hội nhập với thế giới sau khi gia nhập WTO, không chỉ về mặt kinh tế và luật pháp kinh doanh, mà còn cả các phương diện văn hóa và xã hội.
Bởi vì, bạn thử hình dung xem, thế giới sẽ hoan nghênh như thế nào nếu nhà nứõc CSVN lặng lẽ ưng thuận cho Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, một cơ quan của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, gửi thư mời Đức Đạt Lai Lạt Ma tới Sài Gòn để dự Hội Thảo Quốc Tế thường niên trong năm 2007, và trong Hội Nghị này cũng mời Hòa Thượng Thích Quảng Độ, một vị sư đã liên tục đòi quyền tự do tôn giáo và gần ba thập niên bị quản thúc tại chùa xen kẽ các năm bị giam trong tù, tới đọc bài tham luận…
Nếu nhà nứõc CSVN dám làm như thế, đó sẽ là một trong những hành động mang lại nhiều tán thưởng nhất cho các lãnh tụ Hà Nội… Mà dám làm như thế, cũng sẽ lặng lẽ hóa giải biết bao nhiêu là áp lực qúôc tế. Và cả áp lực nội địa. Thế là, vô chiêu mà thắng hữu chiêu.
Trứõc tiên, chúng ta bàn về chuyện Đức Đạt Lai Lạt Ma tới thăm VN. Đơn giản lắm, chỉ cần biến câu chuyện trở thành nghiên cứu Phật Học, thì hình ảnh này sẽ mất rất nhiều tính chính trị, dù rằng Ngài vẫn bị Hoa Lục xem như là một người thiểu số sắc tộc của Trung Quốc lưu vong đang bị cấm về nứõc.
Nhìn kỹ, nhà nứõc CSVN gần đây cũng đã lặng lẽ có những bứõc hòa dịu với các cộng đồng Phật Giáo trong nứõc, bằng các cử chỉ rất có ý nghĩa. Nói như thế không có nghĩa là nhà nứõc CSVN đã chấp nhận cho Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất của quý Thầy Huyền Quang và Quảng Độ sinh họat tự do. Thực tế, công an vẫn dày đặc bên ngòai các chùa được xem là trung tâm của giáo hội ngoài luồng - tại Thanh Minh Thiền Viện, Chùa Giác Hoa, Quảng Lam Già Hương, và một số nơi khác. Nhưng quý Thầy Không Tánh và Thiện Minh không còn bị công an sách nhiễu thô bạo nữa.
Tình hình nhà nứõc CSVN nương nhẹ bàn tay sắt với qúy Thầy có ý nghĩa gì" Đặc biệt là đối với cuộc chiến dân chủ tại VN" Chúng ta không thể biết chính xác những gì trong mưu tính của Bộ Chính Trị CSVN, nơi vẫn tỏ lộ quyết tâm ngàn năm độc đảng bất kể ý dân, nhưng có thể suy luận rằng Hà Nội không xem quý Thầy và giáo hội ngoài luồng GHPGVNTN là nguy cơ trực tiếp cho chế độ tòan trị này. Nguy cơ trực tiếp thực sự thấy rõ là lòng dân cả nứõc đã không còn tin và không còn múôn duy trì chế độ độc đảng tòan trị nữa - mà đi tiên phong đã xuất hiện nhiều trí thức, cả già lẫn trẻ, đang xông tới cho cuộc chiến vì dân chủ tự do ở quê nhà. Trứõc tình hình như thế, trước tình hình các luật sư trẻ xuống phố hứõng dẫn dân oan đi khiếu kiện, trứõc tình hình các trí thức dân chủ xuất hiện với nhiều báo ngoài luồng để công khai đòi dân chủ, thì các vị sư chỉ quen ngồi trong các góc chùa để giảng pháp,, chú giải kinh điển, ngồi thiền lặng lẽ… không còn là cái gì có vẻ nguy hiểm nữa. Ít nhất thì cũng trong ngắn hạn.
Cũng nên để ý, từ ngày 15 đến 17/7/2006, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam (của nhà nứõc) đã tổ chức Hội thảo "Phật giáo trong thời đại mới - Cơ hội và Thách thức." Trong Hội thảo 3 ngày cũng đã mời một số quý Thầy và các giáo sư Phật Học quốc tế tham dự. Sự hiện diện hay đóng góp tham luận của hàng chục Tăng Ni và trí thức Phật Tử Việt Kiều cũng là điều nên ghi nhận - trong các vị Thầy tham dự hay gửi bài về, có một số vị thuộc Giáo Hội PGVNTN (giáo hội bị CSVN đặt ngòai vòng pháp luật) và từng bị xem là chống cộng. Đặc biệt, Thầy Tuệ Sỹ, người một thời là tử tội và sau đó được giảm án còn 20 năm, cũng gửi bài tham luận theo lời mời gọi; nhưng Thầy gửi bài viết bằng Anh ngữ, và viết cho đề tài Phật Giáo và Kinh Tế, nghĩa là một chủ đề vô hại về mặt chính trị, trên nguyên tắc, và bài này được Thượng Tọa Nguyên Giác dịch ra Việt Ngữ. Dù là Thầy Tuệ Sỹ không hiện diện (với cớ đang nhập thất) nhưng cuộc hội thảo tầm vóc ảnh hưởng như thế là đủ để cho các nhà họat động dân chủ phải hồi hộp mà theo dõi. Nên thấy, vòng vây công an lúc đó đã sẵn sàng mở ra để đón Thầy Tuệ Sỹ tới dự Hội Thảo, nhưng nếu Thầy đi như vậy thì dư luận sẽ không thấy được thực tế Thầy và nhiều vị sư đang bị vây suốt 24 giờ.
Đó là một bước tiếp cận rất lớn của nhà nứõc với các cộng đồng Phật Giáo - hay nói rõ hơn, khả thể về sự hòa giải giữa các giáo hội Phật Giáo, mà sự ngăn cách ngòai tính cách di căn lịch sử, thực ra cũng rất là giả tạo vì sức ép chính trị. Một ghi nhận nữa, một số bài tham luận trong Hội Nghị có kêu gọi đổi mới về sinh họat Phật Giáo, kể cả nhu cầu dân chủ, với một số ngôn ngữ có thể hiểu như mở ngõ hội nhập với thế giới, mà thực tế cũng là hội nhập với Phật tử hải ngọai, khối hầu hết tích cực bênh vực cho quý thầy GHPGVNTN.
Điều đặc biệt là trong hội thảo này, còn là quý thầy Lạt Ma Tây Tạng. Hội thảo trên, trong ngày Thứ Bảy 15/07/2006, vào giữa trưa đã thực hiện buổi lễ "Tham dự Mạn-đà-la, cầu nguyện quốc thái dân an." Trong lịch trình, không ghi tên vị sư Tây Tạng nào cả, nhưng bất kỳ ai đọc tới cũng hiểu là có hiện diện của qúy sư Tây Tạng.
Đọc các bản tin trên báo Giác Ngộ, trên các nhật báo như Tuổi Trẻ, Tiền Phong… các ngày hôm sau vẫn không thấy danh sách qúy sư Tây Tạng. Và rồi chỉ thấy một tấm ảnh phổ biến… Như vậy, phái đòan Lạt Ma nào đã tham dự ở Hội Thảo này" Có phải đại diện của ngài Đạt Lai Lạt Ma" Không có câu trả lời chính thức… Nhưng thấy rõ là nhà nứõc đang cởi mở hơn với các sinh họat Phật Giáo. Hay ít nhất, nếu nhìn về mặt chính trị, Phật Giáo không còn là tâm điểm mà CSVN lo sợ nữa, dù là quý Thầy vẫn lên tiếng nói lên dân chủ tự do cho toàn dân. Đơn giản, tại sao lại không nói lên sự thực về nhu cầu dân chủ tự do, khi dân ngòai phố đều thấy cần như thế.
Vài tháng sau, nhà nứõc CSVN lại mở ngõ cho một vị Lạt Ma tên tuổi đi một vòng thăm VN. Lần này, vị cư sĩ Minh Mẫn từ Sài Gòn đã gửi bản tin, trích:
"Sáng nay, 12/10/2006, tại học viện Phật Giáo TP.HCM, Lạt Ma Rinpoche Lobsang Jamyang đã nói chuyện với tăng sinh, và cùng chiều trong ngày, Ngài giải thích cho ni sinh tại Học Viện PGVN, TP.HCM về ý nghĩa và sự mầu nhiệm của Đức Văn Thù và Đức Quán Thế Âm, một bậc biểu tượng cho trí tuệ và một biểu tượng cho lòng từ bi vô lượng.(…)
Lạt Ma Rinpoche Lobsang Jamyang là báu thân tái sanh lần thứ năm tại Tây Tạng. Ngài sinh năm 1933 tại Lithang, miền Đông Tây Tạng. Năm 1959, Trung Cộng đánh chiếm Tây Tạng, Ngài cùng Đức Đạt Lai Lạt Ma tỵ nạn sang miền Nam Ấn Độ, cùng học một Đại học với Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nam Ấn.
Sau khi tốt nghiệp, Ngài đã đi hoằng pháp và hướng dẫn tu tập cho Phật tử khắp nơi tại Âu Mỹ. Hiện Ngài là Viện Trưởng một đại học Phật Giáo Sira Mey Buddhist Monastie University tại Nam Ấn trên 3.000 sinh viên. Đồng thời Ngài là Viện chủ 2 trung tâm Phật Giáo tại Quebec và Toronto, Canada : Manjushri Buddhist Center. Tại Mỹ, Ngài cũng thành lập một cơ sở Tibetan Manjushri Geden Shoeling…" (hết trích.)
Điều chú ý, sau đó, bản tin trên báo Giác Ngộ viết ngắn hơn nhiều, chỉ vài dòng, nhưng cũng ghi tên ngài Lạt Ma Jamyang đầy đủ. Tất cả các bản tin đều bỏ sót chi tiết này: Đại sư Jamyang có một ngôi chùa tại Quận Cam, California, nơi có mật độ đông người Việt nhất thế giới ngòai Việt Nam, và cũng là thủ đô người Việt tị nạn.
Một điều cũng rất ít người biết là, khỏang năm 2002 hay 2003, đã có một vị Lạt Ma Tây Tạng (ngài Gosok Rinpoche) được CSVN lặng lẽ cho thăm VN với tính cách du lịch, và không báo nào đăng một dòng chữ nào. Người ta kể, ngài Gosok từng nói rằng trong một số lần ngồi thiền, ngài thấy lại có một kiếp làm ngừõi Việt Nam, và điều đó thúc giục ngài tới thăm VN, nhưng visa trứõc đó cứ bị Hà Nội từ chối liên tục nhiều năm. Có phải vì Hà Nội sợ Bắc Kinh giận"
Và gần đây thì CSVN lại cởi mở thêm với quý thầy GHPGVNTN. Bản tin từ Phòng Thông Tin PGQT cho biết:
"… Ngày 3.10 vừa qua, nhân danh Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), Hòa thượng Thích Quảng Độ cất lời kêu gọi cứu trợ các nạn dân bị cơn bão số 6, Zangsane, quét vào năm tỉnh miền Trung : Quảng Trị, Thừa thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, gây thiệt hại lớn…. Nhiều chục người chết, hàng trăm người bị thương, gần sáu nghìn nhà sụp đổ, hàng trăm nghìn nhà bị tốc mái, gần 20 nghìn nhà bị ngập, gần 4 nghìn hecta ruộng lúa và trên 6 nghìn hecta hoa màu bị thiệt hại... (…)
Đáp lời kêu gọi, Tổng vụ Xã hội Từ thiện của Viện Hóa Đạo kết hợp với các Ban Đại diện ở miền Trung tổ chức nhiều đoàn cứu trợ đợt một tại các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng và Quảng Ngãi. Thực phẩm, thuốc men, quần áo, chăn mền và tiền bạc đã được phân phát cho các gia đình nghèo túng nhất…"
Trong các hình ảnh đính kèm bản tin, chúng ta thấy xe búyt giăng biểu ngữ đề rõ là Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất đi cứu trợ nạn nhân bão lụt Miền Trung. Và lần này, không thấy tin công an nào ngăn cản hay hạch sách qúy thầy. Một cách chính thức, GHPGVNTN vẫn bị cấm họat động, nhưng vì sao công an lần này để yên, trong khi năm 1999 lại chận xe ở An Giang để bắt giam, đẩy quý Thầy GHPVNTH lên xe về Sài Gòn quản thúc"
Chúng ta có thể hy vọng là Viện Nghiên Cứu Phật Giáo VN sẽ mời ngài Đạt Lai Lạt Ma tham dự Hội Thảo PG năm 2007 tại Sài Gòn hay không" Nếu được, điều đó sẽ hóa giải biết là bao nhiêu dư luận thế giới. Đặc biệt, Hội Thảo năm 2007 có mời ngài Thích Quảng Độ hay không" Và nếu Hòa Thượng Thích Quảng Độ được mời tới dự, và chúng at hy vọng ngài sẽ đọc bài tham luận về vai trò Phật Giáo trong vận động dân chủ hóa Việt Nam… Đó sẽ là những gì đẹp nhất mà CSVN có thể làm, sau bước tiến hội nhập vào WTO.