Tình hình nhân quyền VN vẫn tiếp tục tệ hại, theo Bản Tin của Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ như sau.
Ngày thứ tư 25 tháng 5 năm 2003, trong một cuộc họp báo tại Luân đôn, thủ đô Anh quốc, bà Irene Khan, Tổng thư ký Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) đã giới thiệu bản Phúc trình về tình hình Nhân Quyền trong năm qua. Phải coi 2002 là năm của những biến động giữa một thế giới đầy bất ổn và lo âu vì tính chất toàn cầu của cuộc chiến chống khủng bố. Tình hình Nhân Quyền thật là sa sút, suy thoái đến mức độ đe dọa cả những thành quả thực hiện được suốt năm thập niên cuối thế kỷ hai mươi, trong cuộc tranh đấu để bênh vực và phát huy Quyền làm Người. Sự ra đời của Tòa án Hình sự Quốc tế chỉ là một trong những niềm an ủi nhỏ so với thực tại rất đáng buồn phiền.
Chỉ nói riêng về vùng Á Châu Thái Bình Dương, Nhân Quyền bị vi phạm nghiêm trọng. Điển hình là trường hợp Việt Nam, Lào, Trung Hoa và Bắc Hàn đã che giấu những hành động phi pháp, phản dân chủ dưới chiêu bài chống khủng bố, tiểu trừ tội phạm, bảo toàn an ninh quốc gia. Bốn nước cộng sản này đã tăng cường đàn áp, tiếp tục truy bắt, tra tấn, giam nhốt độc đoán nhiều người dân bị buộc phải sống dưới chế độ mà họ không được quyền chọn lựa hoặc thay đổi bằng lá phiếu kín. Những biện phápï trừng phạt, ngoài những án tù nặng nề còn sự áp dụng án tử hình bởi những phiên tòa bất công, không phù hợp với tiêu chuẩn Nhân Quyền quốc tế. Đối tượng chính để triệt tiêu là những người dám hành sử một cách ôn hòa quyền tự do diễn đạt tư tưởng, tự do hội họp, lập hội và biểu lộ lòng tin tôn giáo. Đặc biệt tại Trung Hoa và Việt Nam, càng có thêm nhiều người bị bắt giam chỉ vì đã phát biểu quan điểm trên hệ thống Internet hoặc lấy từ mạng lưới điện tử những tài liệu mà nhà cầm quyền coi là nguy hại cho chế độ hoặc liên quan đến vần đề Nhân Quyền.
Cáo Trạng về Việt Nam
Thực tại Việt Nam không chỉ là một bức tranh buồn thảm. Nhân Quyền bị chà đạp trắng trợn và tình hình trở nên tệ hại hơn năm trước rất nhiều. Nhà cầm quyền còn đem xét xử và phạt tù nặng nề những người bị buộc tội tổ chức những cuộc biểu tình đầu năm 2001 của đồng bào sắc tộc thiểu số ở vùng Cao Nguyên. Đối với ngoại kiều, thật là khó khăn để có thể đến được vùng biến động này. Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đã thất bại trong cuộc giàn xếp với Cao Miên và Việt Nam để bảo vệ người Thượng xin tị nạn. Từ Nam chí Bắc, trong năm 2002, những người đối kháng tiếp tục bị sách nhiễu, quản chế hoặc bỏ tù vì tố cáo nhà nước tham nhũng và đòi hỏi tự do dân chủ bằng kiến nghị hoặc sử dụng Internet. Những tu sĩ và tín đồ thuộc các Giáo hội không được thừa nhận vẫn bị guồng máy thống trị đối xử hà khắc. Có ít nhứt 48 án tử hình và 34 vụ hành quyết.
Tội Ác của chế độ Hà Nội đối với Đồng bào sắc tộc thiểu số Việt Nam
Hàng vạn đồng bào sắc tộc thiểu số Việt Nam đã từng tập họp biểu tình đòi trả lại đất canh tác truyền thống của tổ tiên và đưa ra những yêu sách về nhân quyền, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng và thừa hưởng một nền giáo dục bằng tiếng mẹ đẽ. Cuộc trấn áp không ngừng leo thang ở vùng Cao Nguyên, sau biến cố làm chấn động công luận thế giới từ đầu năm 2001. Ân Xá Quốc Tế cho biết mọi sự lai vãng tại khu vực nói trên bị hạn chế và kiểm soát nghiêm ngặt. Dù vậy, tin tức vẫn thoát ra được và một số bằng chứng xác nhận rằng đồng bào sắc tộc thiểu số Việt Nam tiếp tục là nạn nhân của chính sách khủng bố trả thù của chế độ Hà Nội. Vẫn còn làn sóng người chạy trốn sang Cao Miên trong lúc hàng trăm người bị Việt cộng chận bắt. Ít nhứt có 38 người bị kết án từ 3 đến 12 năm tù vì đã tham gia phong trào phản kháng áp bức. Quân đội và công an ráo riết truy lùng, nhắm trước hết những người tình nghi chủ xướng phong trào và những vị lãnh đạo Giáo hội Tin lành bị cấm hoạt động.
Đàn áp và sách nhiễu những người đối kháng vận động cho Tự do Dân chủ
Bản Phúc trình đề cập đến hai tổ chức thuộc diện "xã hội dân sự" lần đầu tiên toan tính hoạt động ngoài sự kiểm soát của nhà nước độc tài. Tổ chức thứ nhứt, "Nhóm những Người Dân chủ", ra đời hồi tháng tám năm ngoái. Sáng lập và thành viên gồm có một số cựu sĩ quan bộ đội và đảng viên CSVN, cùng các nhà trí thức và giới cầm bút đối kháng. Một trong những yêu sách chánh của Nhóm là đòi nhà cầm quyền thiết lập một tòa án hiến pháp có nhiệm vụ duyệt xét "những luật lệ phản dân chủ". Nhóm cũng yêu cầu luật pháp phải được ban hành sao cho phù hợp với Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Nhà nước hiện nay ở Việt Nam đã ký kết. Đến tháng chín cùng năm, tổ chức thứ hai mang tên "Hội Nhân Dân chống Tham Nhũng" được khai sinh bởi nhiều người thuộc "Nhóm những Người Dân chủ". Cả hai tổ chức bị coi là bất hợp pháp và bị bạo quyền trù dập ngay.
Dấu đậm đen giữa trang niên sử chứng minh đường lối cai trị độc tài hà khắc của Việt cộng mà cao điểm làø sự giam cầm các ông Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Vũ Bình. Ngày 8 tháng 1 năm 2002, công an chận bắt ông Nguyễn Khắc Toàn trong một quán café Internet tại Hà Nội. Đến ngày 20 tháng 12, ông Nguyễn Khắc Toàn bị buộc tội làm gián điệp và bị phạt 12 năm tù và 3 năm quản chế. Một cựu chiến binh Việt Cộng trở thành nhân vật đối kháng. Ông Nguyễn Khắc Toàn đã phổ biến đến các tổ chức Nhân Quyền của người Việt tị nạn những tin tức về các cuộc biểu tình của nông dân phản đối cán bộ lạm quyền, tham nhũng, cưỡng chiếm đất mà họ canh tác. Kể cả những đơn kiện gởi lên những viên chức cao cấp trung ương. Ngày 21 tháng 2, đến lượt ông Lê Chí Quang bị bắt cũng trong một quán café Internet tại Hà Nội. Đến ngày 8 tháng 11, nhà luật học kiêm nhà văn bị tuyên án 4 năm tù và 3 năm quản chế. Việt cộng buộc tội ông đã viết nhiều tài liệu bất lợi cho Nhà nước và cho phổ biến ra ngoại quốc trên mạng lưới Internet. Trong số những bản văn bị liệt vào loại "quốc cấm" đó, được nói đến nhiều nhứt là bài "Hãy cảnh giác với Bắc triều" viết từ tháng 10 năm 2001. Tác giả chỉ trích Hà nội bí mật ký kết những hiệp ước Việt Hoa chuyển nhượng cho Bắc Kinh một phần quan trọng lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Ân Xá Quốc tế từng bày tỏ nỗi xúc động và kinh ngạc: "Bản án của người tù lương tâm Lê Chí Quang cho thấy rằng nhà cầm quyền Việt Nam nhứt quyết trấn áp thô bạo quyền tự do diễn đạt tư tưởng bằng cách viện dẫn pháp chế liên quan đến an ninh quốc gia". Bản Phúc trình ghi rõ mối lo âu trước tình trạng sức khỏe của ông Lê Chí Quang. Ông đau thận nặng nhưng Việt cộng từ chối để cho ông được trị bịnh trong lúc ông bị đưa ra tòa.
Còn bác sĩ Phạm Hồng Sơn và nhà báo Nguyễn Vũ Bình thì đang chờ ngày ra tòa để lãnh án giống như Lê Chí Quang và Nguyễn Khắc Toàn. Dưới chế độ Việt cộng, loại pháp đình và thủ tục xét xử rập khuôn theo kiểu mẫu thịnh hành thời Staline, làm nhớ lại hai bản án tù của giáo sư kiêm nhà báo Nguyễn Đình Huy và linh mục kiêm nhà viết tiểu luận Nguyễn Văn Lý. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị bắt nhốt ngày 29 tháng 3 năm 2002 vì đã phiên dịch và phổ biến trên Internet tài liệu "Thế nào là Dân chủ" lấy từ diễn đàn điện tử của tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội. Nhà trí thức đối kháng này còn là tác giả của nhiều bài viết cổ xúy xây dựng một Nhà nước Pháp trị và tôn trọng Nhân Quyền. Nguyên biên tập viên của tạp chí Cộng sản, nhà báo Nguyễn Vũ Bình bị giam cầm từ ngày 25 tháng 9 vì đã cho phổ biến những bài viết chỉ trích đường lối cai trị của Việt cộng và yêu sách cải cách chính trị và kinh tế. Qua việc bắt giữ này, Việt cộng còn muốn trừng phạt ông Nguyễn Vũ Bình vì ông đã cùng với 16 nhân vật đối kháng khác ký tên vào một bức thư ngỏ yêu cầu đảng Cộng sản tiến hành cải cách chế độ và phóng thích tất cả tù nhân chính trị.
Chưa hết, vào ngày 20 tháng 12 năm 2002, Việt cộng lại bắt thêm hai người bất đồng chính kiến nổi tiếng khác. Đó là cựu đại tá Việt cộng kiêm nhà viết quân sử Phạm Quế Dương và giáo sư kiêm học giả Trần Khuê. Theo Ân Xá Quốc Tế, rất nhiều hội viên của "Nhóm những Người Dân chủ" đang bị canh chừng cẩn mật hoặc quản thúc tại gia - còn gọi là quản chế hành chánh, tham chiếu Nghị định 31/CP, ban hành ngày 14 tháng tư năm 1997. Văn kiện này hợp pháp hóa việc công an bắt bớ và giam nhốt mọi công dân, nhứt là các nhà cầm bút và tu sĩ bị "nghi ngờ có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia", trong thời hạn 2 năm mà không cần đưa ra tòa. Đây là một lối đàn áp bị Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cực lực lên án trong khóa họp thứ 75 hồi tháng 7 năm 2002, vì trái ngược với điều 9 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị.
Vi phạm thường trực và thô bạo Quyền Tự do Tín ngưỡng
Chế độ Hà Nội vẫn theo đuổi chính sách bất bao dung Tôn giáo. Vì những biện pháp hạn chế pháp lý và chính trị đối với quyền Tự do Tín ngưỡng, một trong những quyền làm người căn bản coi như bị tước đoạt. Những tổ chức tôn giáo không được chính thức công nhận bao gồm Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo, Hội Thánh Cao Đài, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo Hội Thiên Chúa, Giáo Hội Tin Lành. Tu sĩ và tín đồ của những tổ chức này luôn luôn là đối tượng của những cuộc bắt bớ, giam cầm, tra tấn, những hành vi khủng bố, sách nhiễu và hăm he trừng phạt, dù những người ấy chỉ tham dự một cách ôn hòa những sinh hoạt tôn giáo. Sự ngược đãi, kỳ thị tôn giáo được hệ thống hóa đi kèm với sự trấn áp nghiệt ngã chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Những bằng chứng ướt đẫm máu lệ ở vùng Cao Nguyên, lưu vực Đồng Nai và châu thổ Cửu Long hiển nhiên quá đủ để làm xúc động lương thức của các tổ chức Nhân Quyền, như Ân Xá Quốc Tế.
Phê phán và Khuyến cáo của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (Comité des Droits de l'Homme des Nations Unies)
Trong khóa họp thứ 75 tại Genève, tháng 7 năm 2002, Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (NQLHQ) đã cứu xét bản báo cáo định kỳ của chế độ Hà Nội liên quan đến việc thi hành Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Phái đoàn Việt cộng bị truy vấn liên tục. Mối quan tâm đặc biệt của Ủy Ban NQLHQ đã được diễn tả thật minh bạch bằng những lời phê phán nghiêm khắc sau những buổi nghị luận công khai. Nền luật pháp hiện hành ở Việt Nam chẳng những không phù hợp với tiêu chuẩn Công Ước Quốc Tế, mà còn xung khắc hoặc thiếu sót nghiêm trọng. Nhứt là Hiến pháp chưa thể hiện đầy đủ các quyền nêu rõ trong Công Ước Quốc Tế. Trong thực tế, không có tự do ngôn luận, truyền thông báo chí tư nhân. Quyền tự do tín ngưỡng, lập hội và biểu tình bị hạn chế. Số lượng tội danh bị kết án tử hình quá cao. Biện pháp quản chế hành chánh còn được áp dụng. Cơ chế hiến định và hệ thống luật pháp quá yếu kém và khiếm khuyết rất đáng ngại. Luật sư chuyên nghiệp có khả năng quá khan hiếm. Quyền tư pháp chịu nhiều áp lực của đảng Việt cộng. Chưa có một cơ quan độc lập thường trực theo dõi kiểm soát các vụ vi phạm nhân quyền và điều tra khi có đơn tố cáo. Quyền được bào chữa, biện hộ của người bị giam giữ không được bảo đảm, v.v. Ủy Ban lưu ý đến số phận của các dân tộc thiểu số chưa được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, sinh hoạt theo tập quán và truyền thống văn hóa, ngôn ngữ riêng của họ, cũng như những hoạt động về nông nghiệp. Kết luận, để cải thiện tình trạng Nhân Quyền không được thực sự tôn trọng tại Việt Nam, Ủy Ban NQLHQ đã đưa ra nhiều Khuyến cáo. Ủy Ban đòi nhà cầm quyền Việt cộng khẩn cấp ban hành những biện pháp đáp ứng với mối quan tâm đặc biệt của Ủy Ban. Sau khóa họp, Ủy Ban sẽ áp dụng thủ tục "theo dõi" xem Nhà nước Việt cộng có tuân hành những yêu cầu và khuyến cáo của Ủy Ban hay không. Một báo cáo viên đặc biệt sẽ được chỉ định để phúc trình Ủy Ban cứu xét hầu có những quyết định mới.
Xử bắn Tử tù, Việt cộng đứng hạng thứ nhì vùng Á Châu Thái Bình Dương
Theo số liệu của Ân Xá Quốc Tế, trong năm 2002, trên thế giới có 1526 người bị xử tử và 3248 án tử hình. Chế độ Bắc Kinh tiếp tục đứng đầu với ít nhứt 1060 vụ hành quyết và 1921 tử tù. Việt cộng thì đã xử bắn ít nhứt 34 tử tù nên được xếp hạng thứ nhì cả vùng Á Châu Thái Bình Dương (19 nước) và hạng thứ sáu thế giới. Việt cộng cũng giành được hạng thứ tư vùng Á Châu Thái Bình Dương và hạng thứ chín thế giới với ít nhứt 48 án tử hình. Tuy nhiên, trong thông cáo phổ biến tại Genève đầu tháng 4 và bản phúc trình thường niên, Ân Xá Quốc Tế nhấn mạnh rằng những con số về án tử hình và tử tù bị xử bắn thực sự chắc chắn còn cao hơn nhiều ở Việt Nam và Trung Hoa. Lần đầu tiên Việt cộng thú nhận có 931 tử tù đã bị hành quyết từ 1997 đến 2002, trong bản báo cáo định kỳ đệ nạp cho Ủy Ban NQLHQ. Và Ủy Ban đã thúc giục chế độ Hà Nội giảm bớt tội danh bị kết án tử hình để tiến đến sự hủy bỏ vĩnh viễn hình phạt đó. Sớm muộn gì, mặc dù đã bỏ phiếu chống, Việt cộng cũng phải bất đắc dĩ tuân hành Quyết Nghị về Án Tử Hình (E/CN.4/2003/L.93) được Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (Commission des Droits de l'Homme) chấp thuận trong khóa họp thứ 59 tại Genève ngày 24 tháng 4 vừa qua.
Cấm lai vãng tham quan tại Việt Nam
Cũng như Hội Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières) và Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch), Ân Xá Quốc Tế không được phép đến tham quan tại Việt Nam. Sự quan tâm và những điều chỉ trích của Ân Xá Quốc Tế về các vụ vi phạm Nhân Quyền đã được gởi đến Hà Nội. Cho đến nay, Việt cộng vẫn chưa chịu trả lời. Trái lại, người phát ngôn của chế độ đã nhiều lần tố cáo Ân Xá Quốc Tế can thiệp vào chuyện nội bộ Việt Nam. Ở trong nước, mọi hoạt động giám thị tình hình Nhân Quyền đều bị cấm chỉ. Nhà cầm quyền tiếp tục từ chối để cho quan sát viên độc lập quốc tế đến xem xét tại chỗ. Vùng Cao Nguyên Trung Việt bị canh chừng nghiêm ngặt. Đại diện Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đặc trách Tị Nạn (HCR) và các nhà ngoại giao, cũng như các phóng viên ngoại quốc đang hành nghề tại Việt Nam, không một ai được phép lai vãng đến cấm địa này.
Genève ngày 28 tháng 5 năm 2003
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ngày thứ tư 25 tháng 5 năm 2003, trong một cuộc họp báo tại Luân đôn, thủ đô Anh quốc, bà Irene Khan, Tổng thư ký Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) đã giới thiệu bản Phúc trình về tình hình Nhân Quyền trong năm qua. Phải coi 2002 là năm của những biến động giữa một thế giới đầy bất ổn và lo âu vì tính chất toàn cầu của cuộc chiến chống khủng bố. Tình hình Nhân Quyền thật là sa sút, suy thoái đến mức độ đe dọa cả những thành quả thực hiện được suốt năm thập niên cuối thế kỷ hai mươi, trong cuộc tranh đấu để bênh vực và phát huy Quyền làm Người. Sự ra đời của Tòa án Hình sự Quốc tế chỉ là một trong những niềm an ủi nhỏ so với thực tại rất đáng buồn phiền.
Chỉ nói riêng về vùng Á Châu Thái Bình Dương, Nhân Quyền bị vi phạm nghiêm trọng. Điển hình là trường hợp Việt Nam, Lào, Trung Hoa và Bắc Hàn đã che giấu những hành động phi pháp, phản dân chủ dưới chiêu bài chống khủng bố, tiểu trừ tội phạm, bảo toàn an ninh quốc gia. Bốn nước cộng sản này đã tăng cường đàn áp, tiếp tục truy bắt, tra tấn, giam nhốt độc đoán nhiều người dân bị buộc phải sống dưới chế độ mà họ không được quyền chọn lựa hoặc thay đổi bằng lá phiếu kín. Những biện phápï trừng phạt, ngoài những án tù nặng nề còn sự áp dụng án tử hình bởi những phiên tòa bất công, không phù hợp với tiêu chuẩn Nhân Quyền quốc tế. Đối tượng chính để triệt tiêu là những người dám hành sử một cách ôn hòa quyền tự do diễn đạt tư tưởng, tự do hội họp, lập hội và biểu lộ lòng tin tôn giáo. Đặc biệt tại Trung Hoa và Việt Nam, càng có thêm nhiều người bị bắt giam chỉ vì đã phát biểu quan điểm trên hệ thống Internet hoặc lấy từ mạng lưới điện tử những tài liệu mà nhà cầm quyền coi là nguy hại cho chế độ hoặc liên quan đến vần đề Nhân Quyền.
Cáo Trạng về Việt Nam
Thực tại Việt Nam không chỉ là một bức tranh buồn thảm. Nhân Quyền bị chà đạp trắng trợn và tình hình trở nên tệ hại hơn năm trước rất nhiều. Nhà cầm quyền còn đem xét xử và phạt tù nặng nề những người bị buộc tội tổ chức những cuộc biểu tình đầu năm 2001 của đồng bào sắc tộc thiểu số ở vùng Cao Nguyên. Đối với ngoại kiều, thật là khó khăn để có thể đến được vùng biến động này. Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đã thất bại trong cuộc giàn xếp với Cao Miên và Việt Nam để bảo vệ người Thượng xin tị nạn. Từ Nam chí Bắc, trong năm 2002, những người đối kháng tiếp tục bị sách nhiễu, quản chế hoặc bỏ tù vì tố cáo nhà nước tham nhũng và đòi hỏi tự do dân chủ bằng kiến nghị hoặc sử dụng Internet. Những tu sĩ và tín đồ thuộc các Giáo hội không được thừa nhận vẫn bị guồng máy thống trị đối xử hà khắc. Có ít nhứt 48 án tử hình và 34 vụ hành quyết.
Tội Ác của chế độ Hà Nội đối với Đồng bào sắc tộc thiểu số Việt Nam
Hàng vạn đồng bào sắc tộc thiểu số Việt Nam đã từng tập họp biểu tình đòi trả lại đất canh tác truyền thống của tổ tiên và đưa ra những yêu sách về nhân quyền, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng và thừa hưởng một nền giáo dục bằng tiếng mẹ đẽ. Cuộc trấn áp không ngừng leo thang ở vùng Cao Nguyên, sau biến cố làm chấn động công luận thế giới từ đầu năm 2001. Ân Xá Quốc Tế cho biết mọi sự lai vãng tại khu vực nói trên bị hạn chế và kiểm soát nghiêm ngặt. Dù vậy, tin tức vẫn thoát ra được và một số bằng chứng xác nhận rằng đồng bào sắc tộc thiểu số Việt Nam tiếp tục là nạn nhân của chính sách khủng bố trả thù của chế độ Hà Nội. Vẫn còn làn sóng người chạy trốn sang Cao Miên trong lúc hàng trăm người bị Việt cộng chận bắt. Ít nhứt có 38 người bị kết án từ 3 đến 12 năm tù vì đã tham gia phong trào phản kháng áp bức. Quân đội và công an ráo riết truy lùng, nhắm trước hết những người tình nghi chủ xướng phong trào và những vị lãnh đạo Giáo hội Tin lành bị cấm hoạt động.
Đàn áp và sách nhiễu những người đối kháng vận động cho Tự do Dân chủ
Bản Phúc trình đề cập đến hai tổ chức thuộc diện "xã hội dân sự" lần đầu tiên toan tính hoạt động ngoài sự kiểm soát của nhà nước độc tài. Tổ chức thứ nhứt, "Nhóm những Người Dân chủ", ra đời hồi tháng tám năm ngoái. Sáng lập và thành viên gồm có một số cựu sĩ quan bộ đội và đảng viên CSVN, cùng các nhà trí thức và giới cầm bút đối kháng. Một trong những yêu sách chánh của Nhóm là đòi nhà cầm quyền thiết lập một tòa án hiến pháp có nhiệm vụ duyệt xét "những luật lệ phản dân chủ". Nhóm cũng yêu cầu luật pháp phải được ban hành sao cho phù hợp với Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Nhà nước hiện nay ở Việt Nam đã ký kết. Đến tháng chín cùng năm, tổ chức thứ hai mang tên "Hội Nhân Dân chống Tham Nhũng" được khai sinh bởi nhiều người thuộc "Nhóm những Người Dân chủ". Cả hai tổ chức bị coi là bất hợp pháp và bị bạo quyền trù dập ngay.
Dấu đậm đen giữa trang niên sử chứng minh đường lối cai trị độc tài hà khắc của Việt cộng mà cao điểm làø sự giam cầm các ông Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang, Phạm Hồng Sơn và Nguyễn Vũ Bình. Ngày 8 tháng 1 năm 2002, công an chận bắt ông Nguyễn Khắc Toàn trong một quán café Internet tại Hà Nội. Đến ngày 20 tháng 12, ông Nguyễn Khắc Toàn bị buộc tội làm gián điệp và bị phạt 12 năm tù và 3 năm quản chế. Một cựu chiến binh Việt Cộng trở thành nhân vật đối kháng. Ông Nguyễn Khắc Toàn đã phổ biến đến các tổ chức Nhân Quyền của người Việt tị nạn những tin tức về các cuộc biểu tình của nông dân phản đối cán bộ lạm quyền, tham nhũng, cưỡng chiếm đất mà họ canh tác. Kể cả những đơn kiện gởi lên những viên chức cao cấp trung ương. Ngày 21 tháng 2, đến lượt ông Lê Chí Quang bị bắt cũng trong một quán café Internet tại Hà Nội. Đến ngày 8 tháng 11, nhà luật học kiêm nhà văn bị tuyên án 4 năm tù và 3 năm quản chế. Việt cộng buộc tội ông đã viết nhiều tài liệu bất lợi cho Nhà nước và cho phổ biến ra ngoại quốc trên mạng lưới Internet. Trong số những bản văn bị liệt vào loại "quốc cấm" đó, được nói đến nhiều nhứt là bài "Hãy cảnh giác với Bắc triều" viết từ tháng 10 năm 2001. Tác giả chỉ trích Hà nội bí mật ký kết những hiệp ước Việt Hoa chuyển nhượng cho Bắc Kinh một phần quan trọng lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam. Ân Xá Quốc tế từng bày tỏ nỗi xúc động và kinh ngạc: "Bản án của người tù lương tâm Lê Chí Quang cho thấy rằng nhà cầm quyền Việt Nam nhứt quyết trấn áp thô bạo quyền tự do diễn đạt tư tưởng bằng cách viện dẫn pháp chế liên quan đến an ninh quốc gia". Bản Phúc trình ghi rõ mối lo âu trước tình trạng sức khỏe của ông Lê Chí Quang. Ông đau thận nặng nhưng Việt cộng từ chối để cho ông được trị bịnh trong lúc ông bị đưa ra tòa.
Còn bác sĩ Phạm Hồng Sơn và nhà báo Nguyễn Vũ Bình thì đang chờ ngày ra tòa để lãnh án giống như Lê Chí Quang và Nguyễn Khắc Toàn. Dưới chế độ Việt cộng, loại pháp đình và thủ tục xét xử rập khuôn theo kiểu mẫu thịnh hành thời Staline, làm nhớ lại hai bản án tù của giáo sư kiêm nhà báo Nguyễn Đình Huy và linh mục kiêm nhà viết tiểu luận Nguyễn Văn Lý. Bác sĩ Phạm Hồng Sơn bị bắt nhốt ngày 29 tháng 3 năm 2002 vì đã phiên dịch và phổ biến trên Internet tài liệu "Thế nào là Dân chủ" lấy từ diễn đàn điện tử của tòa đại sứ Hoa Kỳ ở Hà Nội. Nhà trí thức đối kháng này còn là tác giả của nhiều bài viết cổ xúy xây dựng một Nhà nước Pháp trị và tôn trọng Nhân Quyền. Nguyên biên tập viên của tạp chí Cộng sản, nhà báo Nguyễn Vũ Bình bị giam cầm từ ngày 25 tháng 9 vì đã cho phổ biến những bài viết chỉ trích đường lối cai trị của Việt cộng và yêu sách cải cách chính trị và kinh tế. Qua việc bắt giữ này, Việt cộng còn muốn trừng phạt ông Nguyễn Vũ Bình vì ông đã cùng với 16 nhân vật đối kháng khác ký tên vào một bức thư ngỏ yêu cầu đảng Cộng sản tiến hành cải cách chế độ và phóng thích tất cả tù nhân chính trị.
Chưa hết, vào ngày 20 tháng 12 năm 2002, Việt cộng lại bắt thêm hai người bất đồng chính kiến nổi tiếng khác. Đó là cựu đại tá Việt cộng kiêm nhà viết quân sử Phạm Quế Dương và giáo sư kiêm học giả Trần Khuê. Theo Ân Xá Quốc Tế, rất nhiều hội viên của "Nhóm những Người Dân chủ" đang bị canh chừng cẩn mật hoặc quản thúc tại gia - còn gọi là quản chế hành chánh, tham chiếu Nghị định 31/CP, ban hành ngày 14 tháng tư năm 1997. Văn kiện này hợp pháp hóa việc công an bắt bớ và giam nhốt mọi công dân, nhứt là các nhà cầm bút và tu sĩ bị "nghi ngờ có hành vi xâm phạm an ninh quốc gia", trong thời hạn 2 năm mà không cần đưa ra tòa. Đây là một lối đàn áp bị Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc cực lực lên án trong khóa họp thứ 75 hồi tháng 7 năm 2002, vì trái ngược với điều 9 của Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị.
Vi phạm thường trực và thô bạo Quyền Tự do Tín ngưỡng
Chế độ Hà Nội vẫn theo đuổi chính sách bất bao dung Tôn giáo. Vì những biện pháp hạn chế pháp lý và chính trị đối với quyền Tự do Tín ngưỡng, một trong những quyền làm người căn bản coi như bị tước đoạt. Những tổ chức tôn giáo không được chính thức công nhận bao gồm Giáo Hội Phật giáo Hòa Hảo, Hội Thánh Cao Đài, Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Giáo Hội Thiên Chúa, Giáo Hội Tin Lành. Tu sĩ và tín đồ của những tổ chức này luôn luôn là đối tượng của những cuộc bắt bớ, giam cầm, tra tấn, những hành vi khủng bố, sách nhiễu và hăm he trừng phạt, dù những người ấy chỉ tham dự một cách ôn hòa những sinh hoạt tôn giáo. Sự ngược đãi, kỳ thị tôn giáo được hệ thống hóa đi kèm với sự trấn áp nghiệt ngã chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Những bằng chứng ướt đẫm máu lệ ở vùng Cao Nguyên, lưu vực Đồng Nai và châu thổ Cửu Long hiển nhiên quá đủ để làm xúc động lương thức của các tổ chức Nhân Quyền, như Ân Xá Quốc Tế.
Phê phán và Khuyến cáo của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (Comité des Droits de l'Homme des Nations Unies)
Trong khóa họp thứ 75 tại Genève, tháng 7 năm 2002, Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (NQLHQ) đã cứu xét bản báo cáo định kỳ của chế độ Hà Nội liên quan đến việc thi hành Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Phái đoàn Việt cộng bị truy vấn liên tục. Mối quan tâm đặc biệt của Ủy Ban NQLHQ đã được diễn tả thật minh bạch bằng những lời phê phán nghiêm khắc sau những buổi nghị luận công khai. Nền luật pháp hiện hành ở Việt Nam chẳng những không phù hợp với tiêu chuẩn Công Ước Quốc Tế, mà còn xung khắc hoặc thiếu sót nghiêm trọng. Nhứt là Hiến pháp chưa thể hiện đầy đủ các quyền nêu rõ trong Công Ước Quốc Tế. Trong thực tế, không có tự do ngôn luận, truyền thông báo chí tư nhân. Quyền tự do tín ngưỡng, lập hội và biểu tình bị hạn chế. Số lượng tội danh bị kết án tử hình quá cao. Biện pháp quản chế hành chánh còn được áp dụng. Cơ chế hiến định và hệ thống luật pháp quá yếu kém và khiếm khuyết rất đáng ngại. Luật sư chuyên nghiệp có khả năng quá khan hiếm. Quyền tư pháp chịu nhiều áp lực của đảng Việt cộng. Chưa có một cơ quan độc lập thường trực theo dõi kiểm soát các vụ vi phạm nhân quyền và điều tra khi có đơn tố cáo. Quyền được bào chữa, biện hộ của người bị giam giữ không được bảo đảm, v.v. Ủy Ban lưu ý đến số phận của các dân tộc thiểu số chưa được hưởng quyền tự do tín ngưỡng, sinh hoạt theo tập quán và truyền thống văn hóa, ngôn ngữ riêng của họ, cũng như những hoạt động về nông nghiệp. Kết luận, để cải thiện tình trạng Nhân Quyền không được thực sự tôn trọng tại Việt Nam, Ủy Ban NQLHQ đã đưa ra nhiều Khuyến cáo. Ủy Ban đòi nhà cầm quyền Việt cộng khẩn cấp ban hành những biện pháp đáp ứng với mối quan tâm đặc biệt của Ủy Ban. Sau khóa họp, Ủy Ban sẽ áp dụng thủ tục "theo dõi" xem Nhà nước Việt cộng có tuân hành những yêu cầu và khuyến cáo của Ủy Ban hay không. Một báo cáo viên đặc biệt sẽ được chỉ định để phúc trình Ủy Ban cứu xét hầu có những quyết định mới.
Xử bắn Tử tù, Việt cộng đứng hạng thứ nhì vùng Á Châu Thái Bình Dương
Theo số liệu của Ân Xá Quốc Tế, trong năm 2002, trên thế giới có 1526 người bị xử tử và 3248 án tử hình. Chế độ Bắc Kinh tiếp tục đứng đầu với ít nhứt 1060 vụ hành quyết và 1921 tử tù. Việt cộng thì đã xử bắn ít nhứt 34 tử tù nên được xếp hạng thứ nhì cả vùng Á Châu Thái Bình Dương (19 nước) và hạng thứ sáu thế giới. Việt cộng cũng giành được hạng thứ tư vùng Á Châu Thái Bình Dương và hạng thứ chín thế giới với ít nhứt 48 án tử hình. Tuy nhiên, trong thông cáo phổ biến tại Genève đầu tháng 4 và bản phúc trình thường niên, Ân Xá Quốc Tế nhấn mạnh rằng những con số về án tử hình và tử tù bị xử bắn thực sự chắc chắn còn cao hơn nhiều ở Việt Nam và Trung Hoa. Lần đầu tiên Việt cộng thú nhận có 931 tử tù đã bị hành quyết từ 1997 đến 2002, trong bản báo cáo định kỳ đệ nạp cho Ủy Ban NQLHQ. Và Ủy Ban đã thúc giục chế độ Hà Nội giảm bớt tội danh bị kết án tử hình để tiến đến sự hủy bỏ vĩnh viễn hình phạt đó. Sớm muộn gì, mặc dù đã bỏ phiếu chống, Việt cộng cũng phải bất đắc dĩ tuân hành Quyết Nghị về Án Tử Hình (E/CN.4/2003/L.93) được Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (Commission des Droits de l'Homme) chấp thuận trong khóa họp thứ 59 tại Genève ngày 24 tháng 4 vừa qua.
Cấm lai vãng tham quan tại Việt Nam
Cũng như Hội Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Sans Frontières) và Đài Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch), Ân Xá Quốc Tế không được phép đến tham quan tại Việt Nam. Sự quan tâm và những điều chỉ trích của Ân Xá Quốc Tế về các vụ vi phạm Nhân Quyền đã được gởi đến Hà Nội. Cho đến nay, Việt cộng vẫn chưa chịu trả lời. Trái lại, người phát ngôn của chế độ đã nhiều lần tố cáo Ân Xá Quốc Tế can thiệp vào chuyện nội bộ Việt Nam. Ở trong nước, mọi hoạt động giám thị tình hình Nhân Quyền đều bị cấm chỉ. Nhà cầm quyền tiếp tục từ chối để cho quan sát viên độc lập quốc tế đến xem xét tại chỗ. Vùng Cao Nguyên Trung Việt bị canh chừng nghiêm ngặt. Đại diện Cao Ủy Liên Hiệp Quốc đặc trách Tị Nạn (HCR) và các nhà ngoại giao, cũng như các phóng viên ngoại quốc đang hành nghề tại Việt Nam, không một ai được phép lai vãng đến cấm địa này.
Genève ngày 28 tháng 5 năm 2003
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Gửi ý kiến của bạn