Hệ thống giáo dục bậc đại học Hoa Kỳ đang bị khủng hoảng. Đó là lời báo động của các chuyên gia. Không phải về học trình hay nhân sự đâu. Vấn đề chỉ là học phí. Tình hình tăng giá học phí ào ạt đang làm tổn thương tới giấc mơ của hàng triệu sinh viên.
Người Việt Nam qua đây các năm cuối thập niên 1970s, tuy gặp nhiều gian nan về quy chế xã hội và các dịch vụ cộng đồng ở nhiều tiểu bang, nhưng còn thấy đại học Mỹ dễ dàng mở cửa. Đặc biệt là cho tới gần đây, chi phí đại học tại California rất là thấp, nếu học ở đại học cộng đồng bậc hai năm thì gần như là cho không, mà chính quyền California còn cho tiền để vừa sống được, tuy hơi chật vật, vừa học thẳng một lèo lên bậc cao hơn. Nhưng bây giờ thì lại gian nan hơn rồi.
Theo tường trình của Advisory Committee on Student Financial Assistance (Ủy Ban Cố Vấn vềå Trợ Giúp Tài Chánh Cho Sinh Viên), yếu tố học phí tăng đã ngăn cản 48% trong số các học sinh tốt nghiệp trung học đủ điểm theo học cao nhưng lại thuộc gia đình nghèo không vào một đại học bậc 4 năm, và ngăn cản 22% học sinh không vào bất kỳ bậc đại học nào.
Con số 48% nói trên hiển nhiên là không ai chấp nhận nổi, bởi vì đó là phân nửa các em đủ trình độ phải bỏ cuộc. Tình hình còn dễ nổi giận nữa là, các hệ thống đại học Hoa Kỳ hầu hết là công lập, gần như ở thị xã nào cũng có chi nhánh, không cần các em phải khăn gói đường xa, và các hệ thống đều có tài trợ từ liên bang và tiểu bang.
Thử xem các thí dụ sau. Tại Đại Học UCLA, trong hệ thống Đại Học California tại Los Angeles, học phí tăng 43% niên học hiện tại. Tại Arizona State University, học phí tăng 39%.
Và trên khắp nước Mỹ, chi phí tại các đại học công lập hệ bốn năm tăng trung bình 14% học phí, đó là chưa kể chi phí tăng ở tiền phòng, tiền nội trú và các lệ phí linh tinh (như đậu xe...).
Tính chi tiết hơn, trong khoảng năm 2001 và 2003, học phí và lệ phí trung bình tại các đại học công lập đã tăng từ 3,487$ tới 4,694$. Như thế vẫn còn đỡ, bởi vì các đại học tư thì mức tăng này là từ 16,233$ tới 19,710$.
Tình hình tăng học phí như thế rất dị thường, bởi vì đối chiếu với mọi thứ khác là hiện ra cái vô lý liền. Trong suốt 22 năm qua, học phí tại các đại học công lập 4-năm tăng khoảng 202%, trong khi chỉ số vật giá tiêu thụ chỉ tăng 80%. Nếu khuynh hướng này tiếp diễn, thì vào năm 2010, riêng tiền học phí và lệ phí sẽ là 7,082$ cho một đại học công lập 4-năm, và 28,182$ cho một đại học tư.
Câu hỏi là tiền chính phủ tài trợ sinh viên đi đâu"
Trong suốt 30 năm qua, tiền liên bang tài trợ bậc đại học không gửi thẳng tới các đại học, mà gửi thẳng tới sinh viên. Năm nay, tức là năm 2004, tiền này có trong đó có cả 11.7 tỉ đô la tiền Pell Grants trợ cấp sinh viên nghèo, 47.7 tỉ đô tiền liên bang cho sinh viên vay để đóng học phí , và 5.4 tỉ đô tiền tín dụng thuế (tax credit).
Đó cũng là một điều nhức nhối, khi thấy tiền này không gỡ được gánh nặng tài chánh cho các sinh viên cần được giúp nhiều nhất, theo bản nghiên cứu này.
Trong vòng 3 năm qua, trong khi học phí tăng vọt, trị giá tối đa tiền Pell Grants mà chính phủ liên bang cung cấp cho sinh viên nghèo chỉ tăng có 1%. Tại các đại học công lập 4-năm, tiền trung bình Pell Grant là 2,421$ chỉ chu cấp chưa tới 30% tổng chi phí của một em sinh viên, theo phân tích của Hội Đồng Đại Học.
Trong khi đó, tiền tín dụng thuế đối với chi phí học bậc đại học (higher education tax credit: khi phụ huynh hay sinh viên đóng thuế, chính phủ ưu đãi bằng tín dụng này) mà Quốc Hội Mỹ thông qua năm 1997 đã giúp cho các gia đình trung lưu, nhưng không giúp gì cả cho các sinh viên nghèo. Thực tế: không đóng thuế thì làm sao có tín dụng thuế. Các gia đình nghèo không có thể có tín dụng thuế cho con em mình, và các sinh viên nghèo không thể dùng tín dụng để mua sách giáo khoa.
Do vậy, chi phí đại học chiếm tới 71% thu nhập của các gai đình lương thấp, nhưng chỉ chiếm 6% thu nhập của 25% những người có lương cao nhất Hoa Kỳ.
Theo Dân Biểu Howard P. “Busk” McKeon (Cộng Hòa, California), chủ tịch tiểu ban Hạ Viện Hoa Kỳ “21st Century Competitiveness,” khủng hoảng chi phí đại học chỉ giải quyết được nếu liên bang nhúng tay vào. Bên cạnh việc kiểm soát cách tiêu xài và tăng lệ phí học phí của các đại học, liên bang còn phải xem việc tài trợ các sinh viên nghèo là chiến lược phát triển, vì đây là khoản đầu tư giá trị nhất của một dân tộc.
Đọc các bản tường trình về tình hình đại học Mỹ, chúng ta không thể dằn lòng trước câu hỏi: Tình hình Việt Nam bao giờ mới nghĩ tới chuyện tài trợ để tất cả các sinh viên nghèo đều có thể vào đại học" Hay là chỉ để riêng cho sinh viên diện chính sách"
Người Việt Nam qua đây các năm cuối thập niên 1970s, tuy gặp nhiều gian nan về quy chế xã hội và các dịch vụ cộng đồng ở nhiều tiểu bang, nhưng còn thấy đại học Mỹ dễ dàng mở cửa. Đặc biệt là cho tới gần đây, chi phí đại học tại California rất là thấp, nếu học ở đại học cộng đồng bậc hai năm thì gần như là cho không, mà chính quyền California còn cho tiền để vừa sống được, tuy hơi chật vật, vừa học thẳng một lèo lên bậc cao hơn. Nhưng bây giờ thì lại gian nan hơn rồi.
Theo tường trình của Advisory Committee on Student Financial Assistance (Ủy Ban Cố Vấn vềå Trợ Giúp Tài Chánh Cho Sinh Viên), yếu tố học phí tăng đã ngăn cản 48% trong số các học sinh tốt nghiệp trung học đủ điểm theo học cao nhưng lại thuộc gia đình nghèo không vào một đại học bậc 4 năm, và ngăn cản 22% học sinh không vào bất kỳ bậc đại học nào.
Con số 48% nói trên hiển nhiên là không ai chấp nhận nổi, bởi vì đó là phân nửa các em đủ trình độ phải bỏ cuộc. Tình hình còn dễ nổi giận nữa là, các hệ thống đại học Hoa Kỳ hầu hết là công lập, gần như ở thị xã nào cũng có chi nhánh, không cần các em phải khăn gói đường xa, và các hệ thống đều có tài trợ từ liên bang và tiểu bang.
Thử xem các thí dụ sau. Tại Đại Học UCLA, trong hệ thống Đại Học California tại Los Angeles, học phí tăng 43% niên học hiện tại. Tại Arizona State University, học phí tăng 39%.
Và trên khắp nước Mỹ, chi phí tại các đại học công lập hệ bốn năm tăng trung bình 14% học phí, đó là chưa kể chi phí tăng ở tiền phòng, tiền nội trú và các lệ phí linh tinh (như đậu xe...).
Tính chi tiết hơn, trong khoảng năm 2001 và 2003, học phí và lệ phí trung bình tại các đại học công lập đã tăng từ 3,487$ tới 4,694$. Như thế vẫn còn đỡ, bởi vì các đại học tư thì mức tăng này là từ 16,233$ tới 19,710$.
Tình hình tăng học phí như thế rất dị thường, bởi vì đối chiếu với mọi thứ khác là hiện ra cái vô lý liền. Trong suốt 22 năm qua, học phí tại các đại học công lập 4-năm tăng khoảng 202%, trong khi chỉ số vật giá tiêu thụ chỉ tăng 80%. Nếu khuynh hướng này tiếp diễn, thì vào năm 2010, riêng tiền học phí và lệ phí sẽ là 7,082$ cho một đại học công lập 4-năm, và 28,182$ cho một đại học tư.
Câu hỏi là tiền chính phủ tài trợ sinh viên đi đâu"
Trong suốt 30 năm qua, tiền liên bang tài trợ bậc đại học không gửi thẳng tới các đại học, mà gửi thẳng tới sinh viên. Năm nay, tức là năm 2004, tiền này có trong đó có cả 11.7 tỉ đô la tiền Pell Grants trợ cấp sinh viên nghèo, 47.7 tỉ đô tiền liên bang cho sinh viên vay để đóng học phí , và 5.4 tỉ đô tiền tín dụng thuế (tax credit).
Đó cũng là một điều nhức nhối, khi thấy tiền này không gỡ được gánh nặng tài chánh cho các sinh viên cần được giúp nhiều nhất, theo bản nghiên cứu này.
Trong vòng 3 năm qua, trong khi học phí tăng vọt, trị giá tối đa tiền Pell Grants mà chính phủ liên bang cung cấp cho sinh viên nghèo chỉ tăng có 1%. Tại các đại học công lập 4-năm, tiền trung bình Pell Grant là 2,421$ chỉ chu cấp chưa tới 30% tổng chi phí của một em sinh viên, theo phân tích của Hội Đồng Đại Học.
Trong khi đó, tiền tín dụng thuế đối với chi phí học bậc đại học (higher education tax credit: khi phụ huynh hay sinh viên đóng thuế, chính phủ ưu đãi bằng tín dụng này) mà Quốc Hội Mỹ thông qua năm 1997 đã giúp cho các gia đình trung lưu, nhưng không giúp gì cả cho các sinh viên nghèo. Thực tế: không đóng thuế thì làm sao có tín dụng thuế. Các gia đình nghèo không có thể có tín dụng thuế cho con em mình, và các sinh viên nghèo không thể dùng tín dụng để mua sách giáo khoa.
Do vậy, chi phí đại học chiếm tới 71% thu nhập của các gai đình lương thấp, nhưng chỉ chiếm 6% thu nhập của 25% những người có lương cao nhất Hoa Kỳ.
Theo Dân Biểu Howard P. “Busk” McKeon (Cộng Hòa, California), chủ tịch tiểu ban Hạ Viện Hoa Kỳ “21st Century Competitiveness,” khủng hoảng chi phí đại học chỉ giải quyết được nếu liên bang nhúng tay vào. Bên cạnh việc kiểm soát cách tiêu xài và tăng lệ phí học phí của các đại học, liên bang còn phải xem việc tài trợ các sinh viên nghèo là chiến lược phát triển, vì đây là khoản đầu tư giá trị nhất của một dân tộc.
Đọc các bản tường trình về tình hình đại học Mỹ, chúng ta không thể dằn lòng trước câu hỏi: Tình hình Việt Nam bao giờ mới nghĩ tới chuyện tài trợ để tất cả các sinh viên nghèo đều có thể vào đại học" Hay là chỉ để riêng cho sinh viên diện chính sách"
Gửi ý kiến của bạn