Gần đây vấn đề Đại Hàn làm cho thế giới chú ý và người Việt nhớ lại một trang sử đau buồn khiến mất nước về tay CS. Bắc Hàn CS tuyên bố không thi hành hiệp uớc ngưng sản xuất nguyên tửû và tuyên bố mọi chế tài kinh tế của thế giới xem như là hành động chiến tranh đối với Bắc Hàn. Còn Nam Hàn hàng trăm ngàn thanh niên, sinh viên và người có đầu óc bài Mỹ biểu tình nhơn vụ hai quân nhân Mỹ lái xe tăng cán chết hai cô gái Đại Hàn được Toà án Quân sự Mỹ tha bổng. Và một tổng thống với lập trường hoà hợp với Bắc Hàn và độc lập với Mỹ thắng cử, được nhân dân ủng hộ, đánh bại ứng cử viên còn theo lập trường cứng rắn chống Cộng. Các nước lớn Mỹ, Nhật, Pháp, Nam Hàn lo âu, tìm cách giải quyết bế tắc với Bắc Hàn. Trước tình hình đó, người Việt ở Miền Nam thuộc VNCH cũ đang ở trong nước hay tỵ nạn CS trên thế giới, lắc đầu tự nhủ, “Nhân dân Nam Hàn chưa thấy quan tài nên chưa đổ lệ.”
Trươc nhứt nói về các cuộc biểu tình chống Mỹ ở Nam Hàn có vẻ giống của VN xưa. Về đề tài, các cuộc biễu tình không nói trắng ra là chống Mỹ xâm lược, chống Mỹ cứu nước như Đài Phát thanh Hà nội tuyên truyền với lời sắt máu, “Căm hờn thấu tận Trời xanh, Máu kêu trả máu, đầu kêu lấy đầu.” Biểu tình ở Saigon, đề tài thường chống chánh quyền tay sai Mỹ tham nhũng, chống Mỹ ủng hộ độc tài, chống lối sống Mỹ làm văn hoá Việt suy đồi. Nhưng mọi cuộc biểu tình đều qui về một mục tiêu: Yankees Go Home, như ở Nam Hàn hiện tại. Và Phản Chiến Mỹ trong Chiến tranh VN, dùng bổi đó để thổi phòng thành bão lửa làm cho Mỹ thua CS Hà nội ngay tại Mỹ,ø Quân đội Mỹ rút quân như người bại trận. Còn VNCH bị bức tử vì chương trình VN hoá chiến tranh, siết và cắt viện trợ để sau cùng bức tử. Không có cảnh tắm máu ở VN . Nhưng có trên 1 triệu rưởi người vào tù nơi rừng thiêng nước độc để CS gọi là “cải tạo” nhưng thực chất là bỏ tù cấm cố, biệt xứ kết họp với cưỡng bức lao động không công, không xét xửû, không án tiết, không biết ngày ra. Và hàng triệu người khác ở ngoài chịu không thấu CS, bỏ nước ra đi, tỵ nạn CS bằng thuyên nan vượt đại dương, bằng băng rừng lội suối, rúng rính lương tâm Nhân Loại.
Sau khi CS vào được Saigon rồi, lần lần người ta mới thấy rõ và tin những nhận định của các cơ quan an ninh VNCH là đúng, chớ không phải chụp mũ đối lập. Các cuộc biểu tình đa số là do CS giật dây, do CS nằm vùng và những người chạy theo CS tổ chức lôi kéo sinh viên, thanh niên. Chớ không phải là chánh quyền chụp mũ CS để đàn áp đối lập. Đa số những người cầm đầu “nổi” những cuộc biễu tình ở Saigon xưa là những người chạy theo CS. Một DB Hồ Ngọc Nhuận, một luật sư Ngô bá Thành, một giáo sư Lý chánh Trung đều có liên lạc chặt chẽ với CS, được Đảng, Nhà Nước CS đề bạt cho dân bầu làm “đại biểu nhân dân” trong Quốc Hội đầu tiên sau khi chiếm được Miền Nam. Còn những người CS thứ thiệt nằm vùng trong hàng ngũ thanh niên, sinh viên như Trương tấn Sang, Nguyễn minh Triết, Lê văn Nuôi chỉ đạo trực tiếp, trợ trưởng tinh thần, vất chất cho những người chạy theo CS, sau này đều giữ chức vụ then chốt trong Uûy ban Quân Quản những ngày đầu và Uûy Ban Nhân dân Thành Phố sau đó. Cấp bậc của họ có người là thành ủy viên của Đảng bộ Saigon, Gia định. Bản trận liệt của Phòng 2 Tổng Tham Mưu, Biệt Khu Thủ đô, Tổng Nha Cảnh sát, Trung Ương Tình Báo, và Phòng Tùy viên Quân sự, lẫn Bộ phận CIA Mỹ vùng Đông Nam Á và VNCH, đều có lý lịch và hoạt động của những người ấyï. Nhưng hễ Thông Tin, chánh quyền VNCH nói ra, thường bị chụp mũ ngược lại là “ tố cộng”, đàn áp đối lập. Sau Hiệp định Paris, Cục R nếu ở Lộc Ninh, thì Cục R’ (đọc là R phẩy) nằm ngay ở Saigòn. Nếu sau ngày 30/4/75, dân 30 tháng 4 mang băng đỏ chạy theo du kích trong rừng ra “tiếp thu” khóm phường ở Saigon, thì trước ngày đột qụy của VNCH, dân 30 tháng 4 phẩy đã có mặt ở Hạ viện VNCH, như Hồ ngọc Nhuận, Bác sĩ Hồ văn Minh, ở Phủ Thủ Tương như Tiến sĩ Nguyễn văn Hảo và một người Phụ tá thân cận, ở ngành truyền thông Việt Mỹ như Phạm Xuân Aån. Còn ở cấp chóp bu, lãnh tu có lập trường hoà giải, hoà họp với những người “anh em Miền Bắc” (danh từ của Lý quí Chung Bộ Trưởng Thông Tin 2 ngày của Tướng Minh), Tướng Dương văn Minh, được nhóm DB của Hồ ngọc Nhuận triệt để ủng hộ. Lập trường đó không khác lắm với lập trường TT Nam Hàn đắc cử, hoà giải với CS Bắc Hàn và độc lập với Mỹ hơn. Lập trường đó rất thuyết phục và ăn khách. Ai mà chẳng muốn thống nhất đất nước, hoà họp dân tộc, thăm viếng và đoàn tụ gia đình lại với nhau. Ai mà chẳng muốn độc lập dân tộc, chống ngoại bang lật xấp lật ngửa vận mạng nước non mình. Miền Nam, VNCH xưa và Nam Hàn bây giờ nhờ viện trợ Mỹ và kinh tế tư do, mức sống cao hơn, phồn thịnh hơn, ai chả muốn giúp cho đồng bào đói khổ của mình ở Miền Bắc. Nhưng làm không được vì chế độ chánh trị và nhà cầm quyền khác nhau. Do vậy dễ nhứt là, đổ tội cho Mỹ, vừa thoả mãn được tinh thần quốc gia dân tộc, vừa được lòng Miền Bắc “anh em”. Tội cho Mỹ tốn tiền của xương máu giúp cho Miền Nam và lại bị đuổi xô, chống đối. CS Miền Bắc dĩ nhiên xem Mỹ là kẻ thù số 1, đã đành. Nhưng với đồng minh Miền Nam, Mỹ cũng có đối lập. TT Thiệu, vị Tổng Thống được xem làm việc với Mỹ lâu và nhiều nhất của VN CH tâm sư khi lưu vong, “Làm bạn với Mỹ rất khó, làm kẻ thù thì dễ.” Và nhân dân biểu tình bài Mỹ do VC xúi dục cũng có, do chính người Mỹ cũng có. Nhiều người Mỹ vì nóng tiền, tiếc của viện trợ, lắm khi hành động như Caucasian Saviors của người Việt, làm thay nghỉ thế cho nhà cầm quyền đồng minh.
Biểu tình chống Mỹ của VNCH ở Saigon xưa và Nam Hàn ở Seoul bây giờ, đại đa số xảy ra ở Thủ đô phiá Nam và do thanh niên, sinh viên là chánh yếu. Thanh niên, sinh viên nhiều nhiệt huyết nhưng sanh ra, lớn lên trong thời bình, được nuôi dưỡng ăn học trong môi trường kinh tế tương đối phồn thịnh, và chế độ xã hội an ninh, tương đối tự do, dân chủ với viện trợ hào phóng của Mỹ và với bảo đảm an ninh của 37 ngàn quân Mỹ để ngăn làn sóng đỏ. Do vậy thế hệ hậu Chiến tranh Tiều Tiên ít có kinh nghiệm thực tế về CS nhưng nhiều lý tưởng quốc gia và lãng mạn chánh trị. Kinh nghiệm chết sống với CS cho biết không theo CS là kẻ thù của CS; CS không chấp nhận đối lập, không thoả hiệp, không hoà giải, hòa họp với bất cứ lực lượng nào. Chỉ phải theo CS thôi nếu CS còn quyền. CS Hà nội lấy Miền Nam bằng võ lực. Đông Đức thà chết với Liên xô, đổ vỡ với Bức Tường Bá Linh, chớ không hoà giải với Tây Đức nên để lại không biết bao nhiêu hậu quả khiến Tây Đức suýt tụt dốc nghèo để tái thiết, cân bằng hai miền.
Lịch sử không tái diễn và Thượng Đế cũng không thay đổi được. Nhưng lịch sử sẽ vô dụng nếu người sau không tìm hiểu, đối chiếu, và rút kinh nghiệm từ lịch sử.