Hôm nay,  

Cờ Tướng: Giải Trí Hay Đấu Trí?

01/08/200300:00:00(Xem: 3075)
wk_08012003_1
Phước Lộc Thọ là một trong những điạ điểm thường gặp của những người thích cờ tướng. Anh Henry (trái) và Bác Sáu (phải) điều nghiên kỹ trước khi “động thủ”. Khác với trước đây, lơiø bàn hay góp ý của người coi cũng được vui vẻ đón nhận.

Quan niệm "sống đẹp" của Đông Á từ ngàn xưa bao gồm cả khả năng lãnh hội và thưởng thức nghệ thuật, cụ thể hơn là các món cầm, kì, thi, họa. Nhìn lại lịch sử Trung Quốc, người ta nhận thấy trong thời gian bị ngoại xâm, như thời Nguyên và Thanh, nghệ thuật Trung Quốc đã ảnh hưởng đến giai cấp thống trị sâu xa như thế nào, và nhờ đó văn hóa truyền thống Trung Hoa vẫn được bảo tồn qua bao thế kỷ.
Món thứ hai trong bốn thứ kể trên không gì khác hơn là Cờ Tướng. Cờ tướng được hàng triệu người chơi trên thế giới, ngày nay nó càng phổ thông hơn trên internet, và ngay trong cộng đồng chúng ta cũng có nhiều "tụ điểm" chơi cờ với nhiều tham dự viên rất "trung thành". Trong khuôn khổ hạn hẹp này, Weekend xin được đề cập đến các sự kiện lý thú liên quan đến món giải trí phổ thông này.

Cờ Tượng hay Cờ Tướng: Nguồn gốc cờ tướng.
Chỉ nói về sự thoải mái, vui, phổ thông và ích lợi, thật khó tìm được một thứ cờ nào sánh được với cờ tướng. Có lẽ tương đương với cờ tướng phải là cờ tây hay còn gọi là cờ quốc tế, mà cờ tây và cờ tướng lại có nhiều tương đồng vìø xuất xứ từ cùng một nguồn gốc.
Trước hết, cờ tướng trong tiếng Hoa được gọi là tượng kì hay cờ tượng. Có lẽ vì những quân cờ khi xưa được làm bằng ngà voi nên họ gọi luôn là cờ tượng. Trong khi con tượng không phải là một quân cờ quan trọng trên bàn cờ, người Việt gọi là cờ tướng; thiết tưởng cách gọi này rất khéo mà lại hợp lý và chính xác hơn nhiều.
Đa số các"chuyên gia về cờ" đồng ý rằng cờ tướng xuất xứ từ cờ chaturanga bên Ấn Độ. Vào thế kỷ thứ 7 sau tây lịch, chaturanga xâm nhập qua phương tây và qua Trung Quốc để thành cờ tây và cờ tướng. Nhưng phải qua nhiều biến đổi, đến đời Tống cờ tướng mới ổn định như ta thấy ngày nay.

Theo các chuyên gia những loại cờ chơi trên bàn kẻ ô (chess) đều có nguồn gốc từ bên Ấn Độ. Truyền thuyết nói rằng một vị giáo sĩ Ấn Độ đã sáng chế ra cờ để người chơi trau giồi tính kiên nhẫn, tập nhìn xa và suy tính kỹ lưỡng. Sau khi quan sát trò chơi, nhà vua quá hài lòng và hứa ban thưởng cho vị giáo sĩ thống thái này. Ông chỉ xin vua bỏ một hạt gạo vào ô vuông thứ nhất, gấp đôi lên ở ô kế tiếp, và tiếp tục như vậy cho đến hết bàn cờ. Nhà vua chấp thuận ngay. Rồi sau đó vua mới biết rằng tất cả kho đụn gạo trên vương quốc không đủ để thực hiện lời hứa với vị giáo sĩ giảo hoạt này (Mặc dù mới nghe ra có vẻ vô lý, nhưng chắc nhiều độc giả còn nhớ đến phép toán cấp số nhân. Đây chính là trường hợp đó).
Trước đây nhiều người ức đoán cờ phải có mặt từ nhiều ngàn năm về trước. Mặc dù không ai có thể đưa ra dữ kiện chính xác về thời điểm cờ xuất hiện, nhưng cờ được nhắc tới lần đầu tiên trong một cổ thư Ba Tư Karnamak thuộc thế kỷ thứ ba sau tây lịch và họ gọi là Chatrang, rất gần với tiếng phạn chaturanga nói trên. Những dữ kiện này rất phù hợp với nguồn gốc Ấn Độ của cờ, và sự du nhập của nó vào Trung Quốc trong những thế kỷ sau đó.
So với quân cờ tây chạm trổ tinh vi, quân cờ tướng chỉ là những chữ tầu giản dị. Điều này cũng có thể là một thắc mắc không có giải đáp thỏa đáng. Có người giải thích rằng vì xưa kia cờ tướng rất phổ thông trong đại chúng, có lẽ đa số người bình dân đã không có tiền để mua những bộ cờ bằng ngà voi và chạm trổ cầu kỳ, thay vì vậy họ viết chữ lên những mẫu gỗ làm quân cờ. Một truyền thuyết khác kể rằng khi cờ tướng mới du nhập vào Trung Hoa các quân cờ không những khắc chạm mà quân tướng còn là quân vua, thậm chí gọi theo tên vua đương thời. Vua Tùy Văn Đế (589-605) hạ chiếu cấm khắc và gọi cờ theo hình tượng và tên vua. Từ đó, quân cờ chỉ có chữ và quân vua đổi thành tướng. Truyền thuyết này có thật hay không chưa biết, nhưng điều lý thú là nó cũng giải thích luôn tại sao gọi là tượng kì mà không là vương kì.

Vũ trụ quan cờ tướng
Cá tính của người Hoa là không nhìn và giải thích sự việc theo quan điểm sẵn có của dân tộc khác, họ sẽ nhìn và giải thích theo cách của họ. Có lúc ta thấy những quan điểm của họ nghe lạ lẫm, đối nghịch hay không hợp lý theo cách suy nghĩ của ta, vì chúng ta đứng trên những hệ quan điểm khác biệt. Cách sở trường của người Hoa là dùng ẩn dụ, qua đó những ý tưởng sâu xa sẽ được mô phỏng bóng bẩy bằng những hình ảnh quen thuộc, nhỏ nhặt. Trong kho tàng văn học dân gian như phương ngôn, tục ngữ và truyền thuyết của Trung Hoa có đầy dẫy những ẩn dụ như thế.
Trở lại bàn cờ tướng, khoảng phân đôi hai bên đen đỏ được gọi là 'sông', ghi trên bàn cờ là 'Hoàng Hà Biên Giới'. Trong cách nhìn của người Trung Hoa bàn cờ là hình ảnh tượng trưng cho cho vũ trụ càn khôn, ngăn đôi bởiø sông Ngân hà. Sông Ngân là nơi đối đầu của hai thiên hà mà mỗi bên tượng trưng bằng 6 quân tốt đứng vào vị trí của chòm sao Đại Hùng Tinh. Trong cuộc chiến của hai thiên hà Hắc và Bạch, hay Thiện và Ác, những vì tinh tú sẽ vượt sông Ngân để tác động lẫn nhau trong mạch chuyển dịch bất tận của càn khôn.
Trên bản đồ địa dư Trung Quốc, sông Hoàng Hà được coi như hình ảnh sông Ngân trong vũ tru. Khi xưa vua Hán Vũ Đế sai quan đại phu đi tuần thám Hoàng Hà. Vị quan chèo thuyền ngược dòng sông qua nhiều ngày tháng. Một hôm ông đến một vùng đất lạ, thấy một người phụ nữ ngồi quay tơ bên dòng sông. Ông bèn hỏi thăm người đàn bà về nơi chốn này. Thay vì trả lời ông, người đàn bà giao cho ông một con thoi và dặn ông trình lại với Thiên Giám Quan, khắc sẽ biết mọi chuyện. Tại hoàng thành, sau khi quan sát kỹ lưỡng con thoi, Thiên Giám Quan cho biết đó là Người Quay Tơ Bên Sông Ngân Hà. Như thế chính quan đại phu đã dọ dẫm chèo thuyền vào sông Ngân mà không hay biết. Điều này thiết lập sự liên hệ giữa Hoàng Hà và Ngân Hà, một là dòng sông lớn trên cương thổ, và một là dòng sông bạc vắt ngang trời mỗi đêm.

Quân đỏ, xin mời khai cuộc...
Theo thông lệ người giữ quân đỏ sẽ khởi đầu cuộc cờ. Do đó, chủ sẽ nhường khách giữ quân đỏ. Hoặc giả, người cao cờ nhường kẻ dưới tay quân đỏ, như thế là dành phần tiên khởi cho kẻ dưới tay. Đó là những cử chỉ mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, người nhận quân đỏ là nhận phần hân hạnh. Điều này được ghi nhận trong biên bản của Hiệp Hội Cờ Tướng.
Thế nhưng cũng có thời gian người ta đánh giá theo cách khác. Chẳng hạn vào những năm 1956 tới 1980, những quan viên tại Bắc Kinh đề nghị quân đen nên đi trước để mở cuộc. Theo sách Lịch Sử Cờ Tướng của Murray, mầu đỏ là mầu được ưa chọn, do đó bù lại người giữ quân đỏ không nên dành phần mở cuộc.
Dĩ nhiên, mầu sắc quân cờ không tạo ưu thế gì cho người chơi vì quân hai bên sắp xếp giống hệt nhau. Nhưng kẻ đi tiên khởi cũng có thể tạo ra ít nhiều lợi thế. Vào tàn cuộc, thắng bại nhiều khi quyết định bởi chỉ một nước cờ.
Tóm lại, cờ tướng không xuất xứ từ Trung Quốc, nhưng lại hoàn toàn Tầu trên mọi khía cạnh. Cờ tướng rất Tầu, mà lại được hàng triệu người trên khắp thế giới ưa thích. Người chơi cờ là chọn lựa một thử thách, một hình thức đấu trí đòi hỏi sự am tường thế mạnh yếu của mỗi quân cờ, đánh giá thế cuộc cờ và quyết định chính xác, là những yếu tố đưa đến thắng bại cuối cùng. Người chơi cờ cao biểu hiện được tính kiên nhẫn, cẩn trọng và nhìn xa. Do đó thú chơi cờ được cổ nhân xếp vào hàng nghệ thuật là chính đáng lắm thay.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.