"To the city and the world"
"Xin được gủi tới thành phố và tới thế giới". (1)
[Brodsky: Diễn văn Nobel văn chương]
(1): Thành phố ở đây, là La Mã
Nhà thơ Nga, Nobel căn chương 1987, Joseph Brodsky, đã mở đầu bài diễn văn Nobel, bằng cảm giác không được thoải mái, và kinh nghiệm chẳng thú vị của ông - vốn là một người thích một cuộc sống riêng tư - phải chường ra trước đám đông, khi đứng nhận giải thưởng.
"Nhưng cái cảm giác khó chịu đó còn tăng thêm lên, không hẳn là do nghĩ tới những người đã đứng đây trước tôi, mà là những người mà vinh quang bỏ sót họ, những người không có cái may mắn đứng đây để mà gửi lời tới "thành phố và thế giới" - "urbi et orbi" - những người mà sự im lặng tích luỹ, liên luỷ của họ, là để tìm mà chẳng có kết quả, làm sao nói với thành phố và thế giới, thông qua diễn đàn này."
Brodsky sau đó, nhắc tới những nhà thơ như Osip Mandelstam, Marina Tsvetayeva, Anna Akhmatova, đều xứng đáng đứng ở đó, nhưng đều bị chế độ Cộng Sản Nga, hoặc sát hại, hoặc đẩy đến tự huỷ diệt...
Đó mới là nỗi bất hạnh của chúng ta, không thể nói thay cho những người đã nằm xuống...
Thành thử cái hình ảnh tuyệt vời "Tìm Sông", mà nhà thơ Trần Trung Đạo ví von, và trân trọng gán cho văn học miền nam, thật sự không hợp. Trong quá khứ, nó đã chẳng phải tìm sông, mà cứ phơi phới đường ta ta cứ đi. Trong tương lai, chỉ sợ nó cảm thấy bất hạnh, tủi nhục đến không thể nhập vào dòng chính của thiên hạ, thì là lỗi ở nó, chứ đừng có ăn vạ bất cứ một ai.
"Bởi vì họ sinh ra và lớn lên tự do, trước khi có cái mà tụi khốn nạn kia - chữ của Brodsky: đám cặn bã ngu si đần độn, the witless scum - gọi là Cách Mạng. Với những người như cha mẹ tôi, và những thế hệ tiếp theo, nó là Nô Lệ".
Brodsky: Thư Mẹ
Brodsky, vẫn nhà thơ Nga, Nobel văn chương, trong Thư Mẹ [mượn chữ của Võ Phiến, Thư Nhà], viết về ông via bà via của ông, đã viết bằng tiếng Anh, tức là cái thứ tiếng mà hai vị không đọc được. (2)
Hãy nghe ông giải thích:
Để ông cụ bà cụ được ngửi mùi thức ăn, từ bếp hàng xóm! [mượn hình ảnh của PTH].
Thực sự, ông nói, đây là thứ tiếng nói của tự do.
Và giải thích thêm, cứ giả dụ như tôi viết bằng tiếng Nga, tụi khốn nạn kia cũng đâu có đưa cho hai cụ đọc"
Ôi chao mấy ông mũi tẹt đọc tới đây, có khi lại phán, thằng này mất gốc rồi, sao lại cho nó Nobel"
(2) Tôi viết Thư Mẹ [In a Room and a Half, Trong Căn Phòng Rưỡi, là tên bài viết của ông] bằng tiếng Anh, là bởi vì tôi muốn ông bà được hưởng một tí tự do [nguyên văn: to grant them a margin of freedom], một tí đó còn tuỳ thuộc con số người đọc nó. Tôi muốn [cha mẹ tôi] Maria Volpert và Alexander Brodsky nắm bắt được thực tại dưới "mẫu tự ngoại về lương tâm" [a foreign code of conscience]... Tuy làm vậy cũng đâu làm cho ông bà tái sinh, nhưng văn phạm tiếng Anh ít ra cũng chứng tỏ được một điều, đó là còn đường giải thoát tốt đẹp hơn, từ những ống khói nhà hoả táng của nhà nước, so với thứ văn phạm tiếng Nga.
Viết bằng tiếng Nga là làm cho ông bà cảm thấy vẫn như còn bị nhốt ở trong nhà tù...
Tôi nghĩ rằng, văn học hải ngoại Việt Nam, cho dù vẫn viết bằng tiếng Việt, phải đem đến cho người đọc ở trong nước một tí tự do, như là Brodsky viết.
Chị ơi, chị không công bằng mí em!"
"Văn chương, như tình yêu, làm sao công bằng, hả em""
Nếu nói về công bằng, thì muôn đời, văn học miền nam, hay bất kỳ một thứ văn học nào khác, đều không thể so với văn học Cách Mạng, theo nghĩa, nó còn là bùa hộ mệnh, một thứ trừ tà, giống như gương trừ tà, bùa Lỗ Ban...
Bạn cứ thử tưởng tượng, một anh công an vô nhà một ông nhà văn miền bắc, không nhìn thấy một bộ Lênin toàn tập, Bác Hồ toàn tập... nằm chễm chệ tại tủ sách, anh ta sẽ nghĩ như thế nào" Tên này thuộc đám Nhân Văn Giai Phẩm hả"
Tình cảnh này đã xẩy ra cho nhà thơ Nga, Osip Mandelstam.
Trong Hy Vọng Chống lại Hy Vọng, Hy Vọng Dù Không Còn Hy Vọng, Hope Against Hope, hồi ký của Nadezhda Mandelstam viết về chồng, nhà thơ Osip Mandelstam đã bị Stalin sát hại, [đoạn "Kệ Sách"], bà kể lại:
Cách đây hơn phần tư thế kỷ, vào ngày kỷ niệm Lễ Lao Động, 1938, tôi trở lại Moscow từ Samatikha, một căn nhà nghỉ gần Murom, nơi M. [Osip Mandelstam, chồng bà], đã bị bắt. Hy vọng có tí đồ thăm nuôi, giúp ông sống qua những ngày chờ đợi số mệnh quyết định, tôi lấy vài cuốn trên kệ sách, và đem bán cho một chủ tiệm bán sách cũ, và dùng tiền để mua tem phiếu thực phẩm gửi cho ông. Gói đồ thăm nuôi đã bị gửi trả lại, với lời ghi, "bởi vì người nhận đã chết".
Tôi vẫn khăng khăng với ý nghĩ làm sao lưu giữ một số sách vở của chúng tôi, như thể nhờ đó mà vẫn còn giữ mãi được ảo tưởng, rằng cuộc sống của vợ chồng chúng tôi chẳng có gì thay đổi, tụi khốn nạn không làm sao làm cho chúng tôi đau khổ, trở thành những nạn nhân của chúng.
Ngoài ra, còn là mối quan tâm của M. đối với thập niên 1930.
[còn tiếp]
NQT
tanvien.net