Ông bà mình thường nói, "có qua thì mới có lại" nên hôm 29 tháng 5 tôi đi xuống đường tham dự buổi khai mạc của Hội Ân Xá Quốc Tế chi nhánh tại Sydney, cùng có mặt là các vị đại diện các hội đoàn khác như Trường Âm Nhạc Dân Tộc, Hội Cựu Quân Nhân, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, Hội Chuyên Gia Việt Nam, Liên Minh Việt Nam Tự Do, Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam... trong một chiến dịch kêu gọi trả tự do cho các tù nhân lương tâm tại Việt Nam và các nước trong vùng Á Châu Thái Bình Dương.
Trong thâm tâm tôi không vì cái "có lại" mà đi tham dự ngày hôm đó. Thật ra nếu cứ tính toán chi li như thế thì sẽ chẳng còn cái nghĩa cái tình với nhau khi tranh đấu cho những người đang bị các nhà cầm quyền độc tài giam cầm. Họ, những người thuộc tổ chức Ân Xá Quốc Tế là những người Úc đang sống một cuộc sống quá đầy đủ trong xã hội tự do. Hành động của họ đấu tranh cho những con người bình thường thuộc một dân tộc khác, đang bị áp bức tàn nhẫn, bất công, những người họ chưa từng gặp, những người mà họ chỉ có biết qua hình ảnh, tên và tiểu sử được bộ phận nghiên cứu của văn phòng trung ương kiểm chứng và cập nhật... Thế mà khắp nơi trên toàn Úc Châu nói riêng và thế giới nói chung, vẫn có những con người mà con tim không ngừng đập trong phạm vi quốc gia hay ranh giới dân tộc. Tôi thán phục những trái tim bác ái ấy.
Tôi ra về ngày hôm đó mà lòng rất hân hoan. Cứ thử tưởng tượng xem, một vấn đề thương tâm của dân tộc Việt Nam qua hình ảnh của Lê Chí Quang với tấm banner chắn ngang mắt "Bị Cầm Tù Vì Sử Dụng Internet" trên đài truyền hình rõ ràng nói lên với dân chúng Úc về cái lạc hậu của chính quyền nhà nước cộng sản Việt Nam không dung nạp những ai có bất đồng chính kiến.
Đây là thế kỷ 21, thời đại của khoa học tân tiến, kỹ thuật hiện đại. Trong khi các chính phủ Tây phương tìm cách thu hút chất xám từ khắp nơi qua các chương trình học bổng giúp đỡ sinh viên sang du học thì tại Việt Nam lại có quan điểm là phải giữ trật tự thông tin, ngôn luận để dễ bề kiểm soát. Như thế đủ biết tại sao nước ta lại chậm tiến" Không phải vì người dân chậm chạp mà vì đã bị sự trì trệ của những con người đảng viên trong ghế cao chức trọng trì kéo nên mới ra nông nỗi này!
Cho tới ngày hôm nay thế giới chắc chắn phần nào đó đã biết đến tình trạng của Việt Nam nên những nỗ lực như vừa rồi trên toàn Úc Châu chỉ là một biểu hiện của tình người, tình nhân bản giữa con người với nhau trước những hành động vi phạm đến quyền tự do và nhân quyền của con người. Tình nhân bản chắc chắn không có giới hạn ở một góc độ hay lằn ranh nào. Trên tinh thần đó xin mỗi người chúng ta mở lòng ra để đón nhận cảm xúc và quan tâm cho những nạn nhân của chế độ độc tài và hãy hành động để giúp mang lại một chút tự do cho những người kém may mắn như LS Lê Chí Quang.
Muốn giúp đỡ có thể vào trang: www.amnesty.org.au để ký tên ủng hộ hoặc liên lạc với chi nhánh của Hội Ân Xá Quốc Tế tại tiểu bang để biết thêm chi tiết.
Trong thâm tâm tôi không vì cái "có lại" mà đi tham dự ngày hôm đó. Thật ra nếu cứ tính toán chi li như thế thì sẽ chẳng còn cái nghĩa cái tình với nhau khi tranh đấu cho những người đang bị các nhà cầm quyền độc tài giam cầm. Họ, những người thuộc tổ chức Ân Xá Quốc Tế là những người Úc đang sống một cuộc sống quá đầy đủ trong xã hội tự do. Hành động của họ đấu tranh cho những con người bình thường thuộc một dân tộc khác, đang bị áp bức tàn nhẫn, bất công, những người họ chưa từng gặp, những người mà họ chỉ có biết qua hình ảnh, tên và tiểu sử được bộ phận nghiên cứu của văn phòng trung ương kiểm chứng và cập nhật... Thế mà khắp nơi trên toàn Úc Châu nói riêng và thế giới nói chung, vẫn có những con người mà con tim không ngừng đập trong phạm vi quốc gia hay ranh giới dân tộc. Tôi thán phục những trái tim bác ái ấy.
Tôi ra về ngày hôm đó mà lòng rất hân hoan. Cứ thử tưởng tượng xem, một vấn đề thương tâm của dân tộc Việt Nam qua hình ảnh của Lê Chí Quang với tấm banner chắn ngang mắt "Bị Cầm Tù Vì Sử Dụng Internet" trên đài truyền hình rõ ràng nói lên với dân chúng Úc về cái lạc hậu của chính quyền nhà nước cộng sản Việt Nam không dung nạp những ai có bất đồng chính kiến.
Đây là thế kỷ 21, thời đại của khoa học tân tiến, kỹ thuật hiện đại. Trong khi các chính phủ Tây phương tìm cách thu hút chất xám từ khắp nơi qua các chương trình học bổng giúp đỡ sinh viên sang du học thì tại Việt Nam lại có quan điểm là phải giữ trật tự thông tin, ngôn luận để dễ bề kiểm soát. Như thế đủ biết tại sao nước ta lại chậm tiến" Không phải vì người dân chậm chạp mà vì đã bị sự trì trệ của những con người đảng viên trong ghế cao chức trọng trì kéo nên mới ra nông nỗi này!
Cho tới ngày hôm nay thế giới chắc chắn phần nào đó đã biết đến tình trạng của Việt Nam nên những nỗ lực như vừa rồi trên toàn Úc Châu chỉ là một biểu hiện của tình người, tình nhân bản giữa con người với nhau trước những hành động vi phạm đến quyền tự do và nhân quyền của con người. Tình nhân bản chắc chắn không có giới hạn ở một góc độ hay lằn ranh nào. Trên tinh thần đó xin mỗi người chúng ta mở lòng ra để đón nhận cảm xúc và quan tâm cho những nạn nhân của chế độ độc tài và hãy hành động để giúp mang lại một chút tự do cho những người kém may mắn như LS Lê Chí Quang.
Muốn giúp đỡ có thể vào trang: www.amnesty.org.au để ký tên ủng hộ hoặc liên lạc với chi nhánh của Hội Ân Xá Quốc Tế tại tiểu bang để biết thêm chi tiết.
Gửi ý kiến của bạn