Đòi Thả Tù Chính Trị Mới Có Viện Trợ, Mỹ Sẽ Phá Bức Tường Lửa Internet Của CSVN
WASHINGTON -- Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Luật Nhân Quyền Việt Nam. Bản tin từ văn phòng của Dân Biểu Ed Royce được dịch như sau.
Dân biểu liên bang Ed Royce (CH-Calif.) đã đồng bảo trợ dự luật nhằm gây chú ý về tình hình nhân quyền bi đát tại Việt Nam. Hạ Viện đã thông qua dự luật này trong khi biểu quyết cho Luật Thẩm Quyền Đối Ngoại (HR 1950).
Luật Nhân Quyền Việt Nam đã được DB Royce trình lên từ tháng 4, và được đưa thành một phần tu chính trong dự luật đối ngoại lớn hơn.
“Cuộc bỏ phiếu hôm nay là bỏ phiếu để ủng hộ tất cả những người đang đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ tại VN. Những chuyện về trấn áp và tra tấn bởi nhà cầm quyền CSVN thực là kinh ngạc và kinh hoàng. Những người vô tội tại VN đã bị truy bức vì lý do tôn giáo, sắc tộc hay là suy nghĩ ủng hộ dân chủ. Dự luật này là 1 cú đánh vì tự do,” theo lời DB Royce.
Trong nỗ lực thúc đẩy dân chủ và tự do tôn giáo tại VN, dự luật sẽ cấm Mỹ viện trợ ngoài nhân đạo cho phía VN trừ phi chính phủ VN bắt đầu thả tù chính trị và tôn trọng quyền các sắc tộc thiểu số.
Dự luật cũng cấp thêm tài trợ cho Đài Á Châu Tự Do để vượt qua mạng lưới phá sóng của CSVN. “Đài RFA bây giờ sẽ có thể đưa tin khách quan -- sự thật -- tới người dân VN,” theo lời Royce.
Royce ghi nhận rằng bản văn căn bản của dự luật có cả các điều khoản thành lập 1 văn phòng Global Internet Freedom (Tự Do Internet Toàn Cầu). CSVN gần đây đã tung ra đợt bố ráp việc sử dụng Internet nhằm đàn áp quyền tự do báo chí. Các chủ tiệm cà phê Internet và các nơi cung cấp dịch vụ Internet buộc phải theo dõi khách hàng và ngăn cản phát tán các tài liệu không cho phép.
Royce kết luận, “Năm ngoái, một nhà chính trị ly khai trẻ bị án 4 năm tù vì gửi lên Internet một bài viết. Ông ta vào danh sách ngày càng tăng của các sinh viên bị tù vì bày tỏ ủng hộ hoặc là dân chủ hoặc là quyền tuự do báo chí trên Internet. Trường hợp này gửi 1 thông điệp rõ ràng cho thế hệ Internet đang lớn rộng rằng chính phủ CSVN không cho tự do phát biểu. Số người dùng Net tại VN nhảy tới 1.3 triệu người năm 2002 từ mức 300,000 người năm 2001. Văn Phòng Tự Do Internet Toàn Cầu, với nhiệm vụ phá sập bức tường lửa Internet, sẽ tiếp sức cho những người đang hoạt động cho dân chủ và nhân quyền qua Internet.”
Trong khi đó, hãng tin VNN từ San Jose ghi nhận phản ứng của Hà Nội như sau.
Lên tiếng về việc này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cộng sản Việt Nam Phan Thuý Thanh vẫn với giọng điệu thường lệ đã tuyên bố: "Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và quan hệ giữa các quốc gia." CSVN cũng cho rằng việc này "đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nhân dân Việt Nam".
Trên thực tế, quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay tùy thuộc phần lớn vào tình trạng thực hiện tự do dân chủ trong mỗi quốc gia liên hệ. Các chính quyền độc tài thường viện lý do "chủ quyền" để mong ngăn chặn nỗ lực của quốc tế hỗ trợ cho các nỗ lực đấu tranh dân chủ ở trong nước, tuy nhiên khi các chính quyền này phải ngửa tay xin viện trợ của ngoại quốc, như trường hợp của cộng sản Việt Nam hiện nay, thì việc khư khư không tôn trọng các nguyên tắc sơ đẳng về tự do dân chủ khó có thể khiến các quốc gia cấp viện mở hầu bao.
WASHINGTON -- Hạ Viện Hoa Kỳ đã thông qua Luật Nhân Quyền Việt Nam. Bản tin từ văn phòng của Dân Biểu Ed Royce được dịch như sau.
Dân biểu liên bang Ed Royce (CH-Calif.) đã đồng bảo trợ dự luật nhằm gây chú ý về tình hình nhân quyền bi đát tại Việt Nam. Hạ Viện đã thông qua dự luật này trong khi biểu quyết cho Luật Thẩm Quyền Đối Ngoại (HR 1950).
Luật Nhân Quyền Việt Nam đã được DB Royce trình lên từ tháng 4, và được đưa thành một phần tu chính trong dự luật đối ngoại lớn hơn.
“Cuộc bỏ phiếu hôm nay là bỏ phiếu để ủng hộ tất cả những người đang đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ tại VN. Những chuyện về trấn áp và tra tấn bởi nhà cầm quyền CSVN thực là kinh ngạc và kinh hoàng. Những người vô tội tại VN đã bị truy bức vì lý do tôn giáo, sắc tộc hay là suy nghĩ ủng hộ dân chủ. Dự luật này là 1 cú đánh vì tự do,” theo lời DB Royce.
Trong nỗ lực thúc đẩy dân chủ và tự do tôn giáo tại VN, dự luật sẽ cấm Mỹ viện trợ ngoài nhân đạo cho phía VN trừ phi chính phủ VN bắt đầu thả tù chính trị và tôn trọng quyền các sắc tộc thiểu số.
Dự luật cũng cấp thêm tài trợ cho Đài Á Châu Tự Do để vượt qua mạng lưới phá sóng của CSVN. “Đài RFA bây giờ sẽ có thể đưa tin khách quan -- sự thật -- tới người dân VN,” theo lời Royce.
Royce ghi nhận rằng bản văn căn bản của dự luật có cả các điều khoản thành lập 1 văn phòng Global Internet Freedom (Tự Do Internet Toàn Cầu). CSVN gần đây đã tung ra đợt bố ráp việc sử dụng Internet nhằm đàn áp quyền tự do báo chí. Các chủ tiệm cà phê Internet và các nơi cung cấp dịch vụ Internet buộc phải theo dõi khách hàng và ngăn cản phát tán các tài liệu không cho phép.
Royce kết luận, “Năm ngoái, một nhà chính trị ly khai trẻ bị án 4 năm tù vì gửi lên Internet một bài viết. Ông ta vào danh sách ngày càng tăng của các sinh viên bị tù vì bày tỏ ủng hộ hoặc là dân chủ hoặc là quyền tuự do báo chí trên Internet. Trường hợp này gửi 1 thông điệp rõ ràng cho thế hệ Internet đang lớn rộng rằng chính phủ CSVN không cho tự do phát biểu. Số người dùng Net tại VN nhảy tới 1.3 triệu người năm 2002 từ mức 300,000 người năm 2001. Văn Phòng Tự Do Internet Toàn Cầu, với nhiệm vụ phá sập bức tường lửa Internet, sẽ tiếp sức cho những người đang hoạt động cho dân chủ và nhân quyền qua Internet.”
Trong khi đó, hãng tin VNN từ San Jose ghi nhận phản ứng của Hà Nội như sau.
Lên tiếng về việc này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao cộng sản Việt Nam Phan Thuý Thanh vẫn với giọng điệu thường lệ đã tuyên bố: "Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và quan hệ giữa các quốc gia." CSVN cũng cho rằng việc này "đã can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của nhân dân Việt Nam".
Trên thực tế, quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay tùy thuộc phần lớn vào tình trạng thực hiện tự do dân chủ trong mỗi quốc gia liên hệ. Các chính quyền độc tài thường viện lý do "chủ quyền" để mong ngăn chặn nỗ lực của quốc tế hỗ trợ cho các nỗ lực đấu tranh dân chủ ở trong nước, tuy nhiên khi các chính quyền này phải ngửa tay xin viện trợ của ngoại quốc, như trường hợp của cộng sản Việt Nam hiện nay, thì việc khư khư không tôn trọng các nguyên tắc sơ đẳng về tự do dân chủ khó có thể khiến các quốc gia cấp viện mở hầu bao.
Gửi ý kiến của bạn