Tại sao vị thẩm phán tọa xử phải giải tán bồi thẩm đoàn khi họ không đưa ra được một phán quyết đồng thuận" Với sự giải tán bồi thẩm đoàn lần này, liệu lần xử tới có ảnh hưởng đến việc luận tội các bị cáo hay không" Các bị cáo có quyền lựa chọn để được xét xử bởi một mình vị thẩm phán tọa xử thay vì bồi thẩm không" Nếu trong phiên xử tới bồi thẩm đoàn không thể đưa ra được một phán quyết đồng thuận thì số phận của các bị cáo sẽ đi về đâu"
Vào ngày 7 tháng 5 năm 2000 vị thẩm phán tọa xử, Justice James Wood, đã giải tán toàn bộ bồi thẩm đoàn trong vụ án John Newman, vì sau một tuần luận tội họ đã thông báo cho biết rằng họ không thể nào đạt đến một "phán quyết đồng thuận" được (unanimous verdict).
Phán quyết đồng thuận (unanimous verdict) là một phán quyết mà trong đó toàn bộ "bồi thẩm viên" (jurors) trong "bồi thẩm đoàn" (jury) phải đồng ý rằng bị cáo "có tội" (guilty), hoặc bị cáo "vô tội" (or not guilty). Nếu chỉ có một vài bồi thẩm viên trong bồi thẩm đoàn nhất quyết cho rằng bị cáo không có tội, hoặc chỉ có một vài bồi thẩm viên cho rằng bị cáo có tội, thì chúng ta có thể gọi bồi thẩm đoàn đó là "hung jury". "Hung jury" có nghĩa là bồi thẩm đoàn đó là "hung jury". "Hung jury" là một bồi thẩm đoàn mà trong đó họ không thể nào đưa ra được một phán quyết đồng thuận. Trong trường hợp 11 thành viên trong số 12 thành viên của bồi thẩm đoàn cho rằng bị cáo có tội, và chỉ có 1 thành viên của bồi thẩm đoàn cho rằng bị cáo vô tội, thì việc tái xử sẽ tùy thuộc vào quyết định của "Công Tố Viện" (Department of Public Prosecution).
Trong trường hợp bồi thẩm đoàn không thể đưa ra một phán quyết đồng thuận, thì "vị thẩm phán tọa xử" (trial judge) có quyền giải tán toàn bộ bồi thẩm đoàn như đã được quy định trong điều 56 của Đạo Luật Bồi Thẩm (Jury Act 1977 No 18).
Theo tin tức cho biết thì vụ án John Newman sẽ được tái xử vào khoảng đầu năm tới, trong tạm thời ông Đào Tự Quang đã được tại ngoại theo những điều kiện như đã được quy định trước ngày xử án. Riêng trường hợp của ông Ngô Cảnh Phương, thì luật sư của ông đã tuyên bố là sẽ nộp đơn xin tại ngoại cho ông trong lúc chờ đợi tái xử.
Liệu việc giải tán bồi thẩm đoàn lần này có ảnh hưởng đến việc luận tội các bị cáo trong lần xử tới hay không" Theo luật pháp, việc giải tán bồi thẩm đoàn lần này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến việc luận tội của bồi thẩm đoàn trong kỳ xét xử tới.
Nhiều người đã đặt vấn đề là việc luận tội các bị cáo bởi bồi thẩm đoàn có phải là một ưu điểm của hệ thống pháp luật không" Để trả lời câu hỏi này chúng ta hãy thử nhìn vào kết quả thăm dò dư luận của trường Đại Học Chicago. Theo kết quả của cuộc thăn dò dư luận này thì hầu như cứ bốn vụ xử án bởi bồi thẩm đoàn, thì có một vụ bồi thẩm đoàn đưa ra phán quyết lầm lẫn.
Theo John Fairbanks Kerr thì việc xử án bởi bồi thẩm đoàn thường không đưa ra được những phán quyết thích đáng bởi các lý do sau: 1. một vài bồi thẩm viên vì quá dễ xúc động nên không còn kiểm soát được sự suy nghĩ hợp lý của mình; 2. thông thường bồi thẩm đoàn khó có thể hiểu được những bằng chứng có tính cách kỹ thuật, cũng như không thể trông đợi bồi thẩm đoàn thông hiểu các bằng chứng phức tạp; 3. bồi thẩm đoàn có thể mang nặng thành kiến trong lúc thi hành nhiệm vụ bồi thẩm của mình vì bị ảnh hưởng bởi sự loan tải của báo chí, truyền thanh hoặc truyền hình liên hệ đến sự kiện của vụ án; 4. trong một số trường hợp, các bồi thẩm viên được chọn lựa có chỉ số thông minh dưới mức trung bình.
Đối với vấn đề là liệu bị cáo có quyền chọn lựa để được xét xử bởi thẩm phán thay vì bồi thẩm đoàn không" Điều 32(1) của "Đạo Luật về Thủ Tục Tố Tụng Hình Sự (Criminal Procedure Act 1986) quy định rằng bị cáo trong thủ tục hình sự tại "Tối Cao Pháp Viện" (the Supreme Court) và "Tòa Án Vùng (District Court) phải được xét xử bởi một mình vị thẩm phán nếu: (a) bị cáo lựa chọn như thế theo điều luật này; và (b) vị thẩm phán thỏa mãn rằng bị cáo, trước khi quyết định, đã được cố vấn liên hệ đến sự lựa chọn đó từ luật sư hoặc trạng sư. Điều 31(2) Sự lựa chọn không thể được thực hiện ngoại trừ (a) các đồng bị cáo khác trong vụ án cũng chọn được xét xử bởi một mình vị thẩm phán; và (b) mỗi sự chọn lựa phải được thực hiện liên hệ đến tất cả các tội trạng mà các đồng bị cáo trong vụ án bị cáo buộc. Điều 31(3) Sự chọn lực chỉ có thể được thực hiện với sự đồng ý của công tố viện. Điều 31(4) Sự lựa chọn phải được thực hiện trước ngày xét xử được ấn định cho các bị cáo tại Tối Cao Pháp Viện cũng như Tại Tòa Án Vùng. Điều 31(5) Bị cáo có thể đổi ý để được xét xử bởi bồi thẩm đoàn trước ngày xét xử được ấn định cho việc xét xử bị cáo.
Khi được xét xử bởi một mình vị thẩm phán tọa xử, thì vị thẩm phán tọa xử này có thể đưa ra phán quyết buộc tội và phán quyết này có hiệu lực như phán quyết được bồi thẩm đoàn đưa ra trong vụ án được xét xử bởi bồi thẩm.
Theo Nhật Báo Sydney Morning Herald (8 September 1994) thì chính sách của Công Tố Viện là không bao giờ từ chối việc yêu cầu được xét xử bởi một mình vị thẩm phán tọa xử. Số liệu thống kê cho thấy rằng 5% các vụ án hình sự tại tòa án vùng được thụ lý bởi một mình vị thẩm phán tọa xử. 75% trong số đó được tha bổng (so sánh với 50% khi được xét xử bởi bồi thẩm đoàn).
Nếu trong phiên xử tới, bồi thẩm đoàn vẫn không thể đưa ra được một phán quyết đồng thuận thì số phận các bị cáo sẽ đi về đâu" Như quý vị đã biết, công tố viện có quyền tiếp tục truy tố nếu thấy rằng những bằng chứng họ đang nắm giữ đủ yếu tố để buộc tội các bị cáo. Tuy nhiên, nếu vụ án được tái xử và bồi thẩm đoàn vẫn không thể đưa ra được một phán quyết đồng thuận thì công tố viện, thông thường, sẽ miễn tố cho các bị cáo.
Hy vọng rằng ông Đào Tự Quang và Ông Ngô Cảnh Phương sẽ sớm hưởng được không khí tự do của ngày nào.