Lúc đó là buổi chiều sắp tối, các chuyên gia thị trường của VN bu quanh Tấm Bảng Lớn. Chữ này nói ra tiếng Mỹ là Big Board mới dễ hiểu, bởi vì nó thường dùng chỉ cho tấm bảng ghi giá cổ phiếu trên sàn trao đổi của Thị Trường Chứng Khoán New York.
Phóng viên Robert Frank nghe rằng, “Thế còn Bibica"” lời của một tay buôn chứng khoán, hỏi về một công ty bánh kẹo VN.
Một tay khác nói, “Giá cao cứ như lên giời ấy.”
Và giá xi măng"
Người khác nói, “Mua lắm rồi. Trường hợp điển hình bong bóng.” Chữ bong bóng tiếng Mỹ là bubble, thường chỉ loại cổ phiếu bán cao hơn trị giá thật.
Frank viết, “Đó là một ngày trao đổi chứng khoán ở VN.”
Đó là một tiệm cà phê, còn Tấm Bnag Lớn là mảnh nhựa Formica ghi giá viết tay trên đó, và ông chủ tịch thị trường chứng khoán dã chiến này kiêm luôn chủ tiệm, kiêm cả rửa chén. Frank nhận xét, “Điều gần gũi với tiếng chuông khai mạc thị trường là tiếng gà gáy ban sáng ngoài cửa.”
Thế đấy. VN chưa có thị trường chứng khoán, nhưng các chàng mê say tư bản chủ nghĩa vẫn nhào vô mua bán theo kiểu của họ. Nếu bạn có ghé thăm Sài Gòn, hãy tìm thử tới tiệm Indexx House xem có giống gì với Wall Street không. Và còn nhiều tụ điểm trao đổi chứng khoán nữa, nơi người ta vào mua và bán cổ phần của các công ty vừa cổ phần hóa tại VN.
Ký giả Frank nhận xét, tình hình y hệt như gốc cây ở địa chỉ 68 đường Wall Street, nơi các doanh gia Mỹ các năm 1700s tới mua bán cổ phần để sẽ dẫn tới New York Stock Exchange sau này.
Dù vậy, khách quen vẫn vào tiệm Indexx House nhiều lần trong ngày để lấy giá cập nhật, nghe tin đồn thị trường và đôi khi làm một đĩa mực nướng. Indexx House là dấu hiệu mâu thuẫn của VN về hướng tư bản chủ nghĩa. Chính phủ đã bán giá rẻ cổ phần tại hơn 400 công ty, cho công nhân và quần chúng hơn 500 triệu đô la trị giá các cổ phần có thể trao đổi tự do. Nhưng vẫn không có chỗ để mua bán cổ phần.
Việt Nam vẫn là nước duy nhất tại Á Châu chưa có thị trường chứng khoán; ngay cả nước nhỏ tí Bhutan cũng đã có 1 chợ.
Trong khi chính phủ tính mở một “Trung Tâm Trao Đổi” tức một kiểu chợ chứng khoán nhỏ (miniexchange), dự kiến mùa hè này, thì chỉ có 6 công ty chịu đưa cổ phần liệt kê nơi đây. Những hãng khác sợ là tiết lộ thông tin công ty và bị để ở ngoài vì đủ thứ phức tạp thủ tục.
Nhưng trí tuệ siêu việt của các tay chơi chứng khoán VN không chịu thua đảng. Họ gặp nhau ở các tiệm mì, phòng khách, hành lang ngân hàng và nhà thờ chùa chiền để mua và bán cổ phần. Các câu lạc bộ đầu tư họp mỗi tuần, và thành viên trao cho nhau các bảng kết toán công ty.
Hiện thời có 4 cơ sở kinh doanh chứng khoán có giấy phép tại VN và nhiều hãng khác đang xin giấy phép. Một NXB địa phương nmới tung ra tuần báo Đầu Tư Chứng Khoán, với các bài trong đó có một bài mang nhan đề hấp dẫn “Tin Nóng Bỏng: Công Ty Vận Chuyển Xi Măng Sắp Bán Cổ Phần.” Lượng phát hành tăng 60%, tới 8,000 ấn bản kể từ khi ra số đầu hồi mùa thu trước.
Index House là một tâm điểm nóng. Mở cửa năm ngoái bởi 5 doanh gia trẻ từng nghiên cứu lịch sử trao đổi chứng khoán ở Hoa Kỳ. Tiệm cà phê này đang thu hút các nhà đầu tư sinh động. Giá ghi trên Bảng Lớn được cập nhật bởi cây bút xanh lá cây Magic Matker một hoặc 2 lần một ngày, “tùy teho tiệm có bận rộn hay không,” theo lời quản lý kiêm sáng lập viên Phạm Khánh Lynh.
Máy điện toán cá nhân xếp dọc quầy rượu, và một “Góc Chứng Khoán” với đủ sách về tài chánh, hướng dẫn về Wall Street và một bộ gọi là “Đầu Tư tại VN” mà chính tiệm cà phê này giúp in ấn. Công ty mới đây gắn một băng điện tử cao tốc, chỉ với vài giá địa phương chạy chớp chớp trên đó, và cứ lập đi lập lại khẩu hiệu “Indexx House - Hãy Nhập Cuộc Tinh Thần Kinh Doanh!” Một màn hình TV trên cao cho thấy cảnh trao đổi thị trường ở New York và Tokyo, cùng với giá đồng VN.
Nhà báo Frank nhận xét, có rất ít công ty tại VN chịu tường trình thương vụ hay mức lời, và luật cũng không buộc họ phổ biến. Thế là giới đầu tư phải lấy thông tin từ bạn hữu hay các nhà quản trị làm việc trong hãng. Người Mỹ gọi lấy tin kiểu đó là insider trading (mua bán chứng khoán với tin mật nội bộ), nghĩa là phạm luật, dễ đi tù. Nhưng ở VN thì là bình thường. Luật cũng chẳng cấm.