Nhưng lần này sự lựa chọn còn quá tài tình. Họ nhằm mời các ông cựu chiến binh đang hái ra tiền, chủ nhân những công ty hàng đầu của Mỹ. Họ đã biết ở Mỹ, các hội cựu chiến binh không làm chính trị nên không ăn nói lôi thôi như một ông cựu chiến binh khác, họ lại biết trong lúc các nhà kinh doanh và đầu tư rút khỏi Việt Nam lấy cớ chưa có Hiệp ước Mậu dịch, sự gập gỡ thân thiện giữa cựu chiến binh của hai bên sẽ là cách tuyên truyền khôn khéo nhất, vì “các cựu chiến binh đã ngồi lại với nhau, lẽ nào những người khác không theo”. Thế nhưng vì quá tài nên nó đã trở thành “tài loi”, có nghĩa là lòi tai.
Các ông lãnh đạo cộng sản đã nghe sướng đến lòi tai khi các vị cựu chiến binh tỷ phú hứa giúp đỡ về kỹ thuật kinh doanh làm giầu và còn đem sẵn cả những “dụng cụ” hỗ trợ cho giáo dục. Kỹ thuật kinh doanh đâu có phải tuyên truyền chính trị mà sợ, và dụng cụ giáo dục thì càng tốt vì nó đâu có phải là người mà cần đề phòng. Vì thế phái đoàn cựu chiến binh đến gập sinh viên Việt nam rất dễ dàng. Nhưng cái tài loi của các ông đã mắc hố lớn. Trong cuộc hội họp đầu tiên với các sinh viên Đại học Ngoại ngữ ở Hà Nội, các ông cựu chiến binh tỷ phú đã nghiêm chỉnh thi hành sứ mạng, dạy cho giới trẻ Việt Nam muốn làm giầu kinh tế là phải móc vào mạng luới toàn cầu Internet. Ông Nathan Kantor, Tổng giám đốc Winstar Communications nói với sinh viên Hà Nội điện toán và Internet là nhu cầu sống còn cho Việt Nam: “Internet sẽ tạo ra những thay đổi sâu xa cho cuộc sống của chúng ta, cho phương pháp chúng ta làm việc, cho đường lối chúng ta sống”. Và ông nói công ty của ông đem tặng họ 35 máy điện toán cao tốc lên Internet không mất tiền. Nhưng phải chờ đến cuộc họp với các sinh viên trường Đại học Kinh tế Saigon, các ông cộng sản mới thấy lòi tai. Ông Christos Cotsakos khuyên các sinh viên Saigon: “Thành công không mau lẹ và cũng không dễ dàng. Nhưng nó rất đáng theo đuổi nếu có say mê, có mục tiêu, có lý tưởng, và có bạn giúp đỡ”. Và ông kết luận bằng một lời cố vấn: “Đừng để bất cứ cái gì cản trở con đường thành công của các bạn”. Đây là tuyên truyền phản động chăng" Thật khó nói vì người ta chỉ dậy kinh nghiệm làm giầu.
Nhưng đau nhất là lời cố vấn hiền hòa của ông Herb Allison, chủ tịch hồi hưu của tổ hợp Merrill Lynch. Ông nói Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất thế giới, chạy đua như vậy thật bất công, nhưng Internet có thể giúp Việt Nam có một sân chơi đồng đều: “Thế giới đang chuyển mình từ một nền kinh tế căn cứ trên kỹ nghệ sang một nền kinh tế căn cứ vào thông tin. Nếu các bạn vào được Internet, các bạn sẽ có cơ hội tham gia đầy đủ một nền kinh tế kiến thức”. Hiền hòa như vậỵ làm sao lại đau cho mấy ông Hà Nội lòi tai" Một nền kinh tế kiến thức là một nền kinh tế lấy sự hiểu biết làm căn bản, để mở rộng tư duy và tạo sáng kiến, thay vì theo những tư tưởng lạc hậu từ 100 năm trước, nó đã bó chặt các bộ óc của các ông đệ tử Các-Mác. Nền kinh tế kiến thức của trí tuệ khác với nền kinh tế kỹ nghệ của bắp thịt lao động trong các nhà máy nhả khói đã lỗi thời.
Nếu đi đến nền kinh tế kiến thức này mà bị cản đường thì sao" Ông Marshall Carter, chủ tịch State Sreet Bank, nói các sinh viên phải có những giải pháp sáng tạo trước thái độ ù lì bất động của chính quyền. Cố nhiên ông không hề khuyên sinh viên làm loạn, ông nói: “Chúng tôi không bao giờ khuyến khích ai vi phạm luật lệ. Nhưng các bạn cần phải nhận thức rằng có nhiều đường lối để tiến đến đích mà các bạn muốn đến”. Nghe những lời này tôi có cảm tưởng khôi hài là mấy ông cựu chiến binh Mỹ năm xưa đã thua vì có M-16 trong tay mà không được phép bắn, nay các ông trở lại Việt Nam báo thù bằng cách đem súng Internet tặng. Cuối năm 1998 trong một cuộc mạn đàm chờ sáng ở vỉa hè thành phố San Francisco, tôi đã nói đến vũ khí Internet. Nhưng kiến thức của tôi còn non kém nên không có cái viễn kiến để nhìn thấy trong hơn một năm, nó không còn là súng mà đã trở thành bom. Các ông cựu chiến binh Mỹ ngày nay không bắn, các ông chỉ trao cho giới trẻ Việt Nam một quả bom giờ.
Thế nhưng cả nước Việt Nam có bao nhiêu máy điện toán" Dân quê nghèo mạt làm sao lên Internet được" Tôi nói đến một quả bom giờ vì tôi biết nó nổ chậm. Nhưng chậm đến bao giờ" Hãy biết con vi khuẩn kiến thức và tư duy là loài sinh sản với cấp số nhân. Chỉ cần một con chui ra khỏi một máy điện toán là đầy nhà đầy cửa, đầu đường só chợ nơi nào cũng có nó. Nhưng chế độ cộng sản không biết tạo ra những “bức tường lửa” để kiểm soát Internet hay sao" Tôi không phải là một chuyên gia, nhưng hãy nghe ông James Kimsey người sáng lập ra công ty lên luới hàng đầu American Online: “Những nước như Việt Nam không có cách nào kiểm soát được Internet”.
Tôi muốn phụ đề thêm: Tạo ra bức tường chặn Internet cũng giống như đem những miếng jello của con nít mà dán thành tường.