Tổng Thống Bush đã đưa ra một kế hoạch gia tăng quỹ cho cơ quan NASA mỗi năm gần 1 tỷ đô la trong thời gian 5 năm tới, đồng thời cải tổ đến cỗi rễ cơ quan Không gian Mỹ để thực hiện những sứ mạng táo bạo đưa người trở lại Mặt Trăng, để rồi từ đó phóng những phi thuyền chở các phi hành gia lên Hỏa Tinh. Ông kêu gọi Quốc hội ủng hộ chương trình này. Tin này được Bạch Cung tiết lộ từ tuần trước và trong dư luận Mỹ đã có sự tranh cãi. Phần lớn những ý kiến chống đối đều nêu ra "thủ tục đầu tiên", theo lối nói lái của dân Việt Nam, đó là câu hỏi "tiền đâu" giữa lúc ngân sách Mỹ đang lâm cảnh thâm thủng nặng, vì vấn đề an ninh chống khủng bố và cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan cũng như các khoản chi nội bộ về y tế, giáo dục và quyền lợi của dân đến tuổi già về hưu còn nặng chĩu.
Nhưng ông Bush đã đưa ra kế hoạch về thám hiểm không gian vào một thời điểm thuận lợi nhất. Phi thuyền Mỹ đã hạ xuống Hỏa Tinh từ tuần trước và đầu tuần này trước khi chiếc xe lăn Spirit rời khỏi giàn phóng, nó đã gửi về Trái Đất những hình mầu rất rõ về quang cảnh Hỏa Tinh làm giới khoa học rất phấn khởi. Về "thủ tục đầu tiên", cố nhiên kế hoạch đưa người lên Hỏa Tinh rất tốn tiền. Ít ra cũng phải đầu tư từ 130 tỷ đến 240 tỷ đô la, nhưng ông Bush khôn khéo đề nghị từng giai đoạn chớ không phải làm ngay một phi thuyền chở người bay lên Sao Hỏa. Kiểu đầu tư này cũng giống như mua xe hơi trả góp trong một thời gian dài, nên mấy ông Quốc hội sẽ không thấy sót ruột. Kế hoạch của ông Bush là trước hết đưa các phi hành gia trở lại Mặt Trăng vào năm 2013 để lập ra một căn cứ có người ở thường xuyên trên Cung Quảng. Căn cứ này sẽ là nơi thử nghiệm và cũng là một trạm xuất phát để bay lên Hỏa Tinh vào năm 2020. Tại sao cần một thời gian dài như vây"
Trước hết phải nhìn cho rõ thế nào là bay trong không gian. Hiện nay Mỹ có loại phi thuyền con thoi dùng để bay trên quỹ đạo Trái Đất. Trước khi phi thuyền Columbia gặp nạn năm 2002, nhiệm vụ của loại phi thuyền này chỉ là bay tiếp tế cho trạm không gian trên quỹ đạo cách mặt đất 380 cây số. Nếu nói đến bay vào không gian, các chuyến bay của phi thuyền con thoi cũng giống như chuyện đi bộ của một người ở trong nhà ra ngoài vuờn ngắm cảnh một lúc rồi trở vào nhà. Năm 1969, các phi thuyền Apollo đã đưa người lên thám hiểm Mặt Trăng, nhưng các chuyến bay này cũng giống như một người ra khỏi cửa ngõ để đến thăm nhà hàng xóm, vì Mặt Trăng cách Trái Đất khoảng 370,000 cây số. Còn nói đến bay lên Hỏa Tinh thì cũng tương tự như một người rời khỏi căn nhà của mình để đi thăm một thành phố khác kế cận, vì Hỏa Tinh cũng là một hành tinh quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời giống như Trái Đất của chúng ta và quãng đường bay tới đó thuận tiện nhất cũng dài đến 460 triệu cây số và bay trong 8 tháng trời mới tới nơi.
Về chuyện bay lên Hỏa Tinh, phải chăng đó là một chương trình quá vĩ đại, tính đến vào lúc này làm chi cho mệt" Sự thật mọi chương trình đều phải có sự bắt đầu, và việc chuẩn bị bay đến một hành tinh khác phải mất nhiều thời gian, nếu không tính ngay bây giờ còn chờ đến lúc nào. Mặt khác có một chuyện ít người biết đến. Cách đây 14 năm vị Tổng Thống lúc đó là ông George H. Bush, phụ thân Tổng Thống Bush ngày nay, đã đề nghị một chương trình đưa người trở lại Mặt Trăng rồi từ đó đi thám hiểm Hỏa Tinh. Nhưng lúc đó Quốc hội Mỹ không chấp thuận vì quá tốn kém, chương trình bị hủy bỏ. Bây giờ Tổng Thống George W. Bush đề nghị một chương trình tương tự cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. Nếu phụ thân ông không làm được, ông Bush có thể rất muốn chính ông sẽ thay thế cha làm được. Cũng như ông Bush cha đã không hạ được Saddam Hussein, thì nay ông Bush con lại làm được. Người Việt Nam vẫn có câu châm ngôn "con hơn cha là nhà có phúc". Chúng tôi mong kế hoạch của Tổng Thống Bush ngày nay sẽ được Quốc Hội chấp thuận.
Khi đã đặt ra một kế hoạch đường dài, việc dự liệu ngân khoản rất khó vì thông lệ là chỉ có tăng chớ không giảm. Vào đầu thập niên 60 thế kỷ trước, khi Tổng Thống J.F. Kennedy loan báo chương trình Apollo đưa người lên Mặt Trăng, ngân sách của NASA đã lên đến gấp đôi và năm tới nó lại lên gấp đôi nữa. Đến lúc phi hành gia Mỹ đổ bộ lên Mặt Trăng, NASA đã tiêu tốn đến 24 tỷ đô la, tính theo trị giá đô la ngày nay, đó là khoảng 100 tỷ. Bây giờ lên Hỏa Tinh còn tốn hơn nhiều và nếu mỗi năm phải tăng thêm ngân sách, tiền chi phí chắc phải lên đến một con số khủng khiếp. Ngoài số dự tính để nghiên cứu thực hiện một con tàu vũ trụ có khả năng bay và nuôi sống con người hàng năm để bay từ Mặt Trăng lên Hỏa Tinh, cơ cấu tổ chức của NASA sẽ phải thay đổi hẳn. Từ một cơ quan chỉ lo việc điều hành các phi thuyền con thoi, NASA sẽ trở thành một tổ chức chuyên về các chuyến bay vũ trụ. Sự thay đổi này sẽ cần đến những ngân sách khổng lồ.
Nếu mất nhiều tiền như vậy, việc thám hiểm Hỏa Tinh có lợi ích gì thiết thực không hay chỉ làm thỏa chí tò mò của các nhà khoa học" Từ lâu loài người vẫn nhìn lên Hỏa Tinh - một hành tinh anh em với Trái Đất - để phân vân tự hỏi liệu trên Hỏa Tinh có người hay không. Ngày nay với những dụng cụ tối tân nhìn tận nơi, chúng ta đã biết Hỏa Tinh không có người, nhưng rất có thể đã có sự sống vào một thời điểm nào đó trước loài người chúng ta. Như vậy khảo cứu Hỏa Tinh có lợi cho chúng ta hiểu được quá khứ cũng như ước lượng được sinh thái của Địa Cầu trong tương lai. Nhưng ngay trước mắt, sự thám hiểm Hỏa Tinh rất có lợi cho việc phát triển thêm các ngành khoa học kỹ thuật giúp cho sự tăng trưởng kinh tế thế giới.
Riêng chúng tôi nghĩ có một chuyện vuợt ra khỏi sự tính toán lợi hay hại. Đó là óc thám hiểm của con người sống trên hành tinh này, với bản năng thiên phú bất chấp gian nguy, sẵn sàng hy sinh để mở rộng kiến thức và trí tuệ. Nếu từ thời tiền sử, tổ tiên của chúng ta không dám thám hiểm, loài người đã chẳng có ngày nay.
Nhưng ông Bush đã đưa ra kế hoạch về thám hiểm không gian vào một thời điểm thuận lợi nhất. Phi thuyền Mỹ đã hạ xuống Hỏa Tinh từ tuần trước và đầu tuần này trước khi chiếc xe lăn Spirit rời khỏi giàn phóng, nó đã gửi về Trái Đất những hình mầu rất rõ về quang cảnh Hỏa Tinh làm giới khoa học rất phấn khởi. Về "thủ tục đầu tiên", cố nhiên kế hoạch đưa người lên Hỏa Tinh rất tốn tiền. Ít ra cũng phải đầu tư từ 130 tỷ đến 240 tỷ đô la, nhưng ông Bush khôn khéo đề nghị từng giai đoạn chớ không phải làm ngay một phi thuyền chở người bay lên Sao Hỏa. Kiểu đầu tư này cũng giống như mua xe hơi trả góp trong một thời gian dài, nên mấy ông Quốc hội sẽ không thấy sót ruột. Kế hoạch của ông Bush là trước hết đưa các phi hành gia trở lại Mặt Trăng vào năm 2013 để lập ra một căn cứ có người ở thường xuyên trên Cung Quảng. Căn cứ này sẽ là nơi thử nghiệm và cũng là một trạm xuất phát để bay lên Hỏa Tinh vào năm 2020. Tại sao cần một thời gian dài như vây"
Trước hết phải nhìn cho rõ thế nào là bay trong không gian. Hiện nay Mỹ có loại phi thuyền con thoi dùng để bay trên quỹ đạo Trái Đất. Trước khi phi thuyền Columbia gặp nạn năm 2002, nhiệm vụ của loại phi thuyền này chỉ là bay tiếp tế cho trạm không gian trên quỹ đạo cách mặt đất 380 cây số. Nếu nói đến bay vào không gian, các chuyến bay của phi thuyền con thoi cũng giống như chuyện đi bộ của một người ở trong nhà ra ngoài vuờn ngắm cảnh một lúc rồi trở vào nhà. Năm 1969, các phi thuyền Apollo đã đưa người lên thám hiểm Mặt Trăng, nhưng các chuyến bay này cũng giống như một người ra khỏi cửa ngõ để đến thăm nhà hàng xóm, vì Mặt Trăng cách Trái Đất khoảng 370,000 cây số. Còn nói đến bay lên Hỏa Tinh thì cũng tương tự như một người rời khỏi căn nhà của mình để đi thăm một thành phố khác kế cận, vì Hỏa Tinh cũng là một hành tinh quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời giống như Trái Đất của chúng ta và quãng đường bay tới đó thuận tiện nhất cũng dài đến 460 triệu cây số và bay trong 8 tháng trời mới tới nơi.
Về chuyện bay lên Hỏa Tinh, phải chăng đó là một chương trình quá vĩ đại, tính đến vào lúc này làm chi cho mệt" Sự thật mọi chương trình đều phải có sự bắt đầu, và việc chuẩn bị bay đến một hành tinh khác phải mất nhiều thời gian, nếu không tính ngay bây giờ còn chờ đến lúc nào. Mặt khác có một chuyện ít người biết đến. Cách đây 14 năm vị Tổng Thống lúc đó là ông George H. Bush, phụ thân Tổng Thống Bush ngày nay, đã đề nghị một chương trình đưa người trở lại Mặt Trăng rồi từ đó đi thám hiểm Hỏa Tinh. Nhưng lúc đó Quốc hội Mỹ không chấp thuận vì quá tốn kém, chương trình bị hủy bỏ. Bây giờ Tổng Thống George W. Bush đề nghị một chương trình tương tự cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên. Nếu phụ thân ông không làm được, ông Bush có thể rất muốn chính ông sẽ thay thế cha làm được. Cũng như ông Bush cha đã không hạ được Saddam Hussein, thì nay ông Bush con lại làm được. Người Việt Nam vẫn có câu châm ngôn "con hơn cha là nhà có phúc". Chúng tôi mong kế hoạch của Tổng Thống Bush ngày nay sẽ được Quốc Hội chấp thuận.
Khi đã đặt ra một kế hoạch đường dài, việc dự liệu ngân khoản rất khó vì thông lệ là chỉ có tăng chớ không giảm. Vào đầu thập niên 60 thế kỷ trước, khi Tổng Thống J.F. Kennedy loan báo chương trình Apollo đưa người lên Mặt Trăng, ngân sách của NASA đã lên đến gấp đôi và năm tới nó lại lên gấp đôi nữa. Đến lúc phi hành gia Mỹ đổ bộ lên Mặt Trăng, NASA đã tiêu tốn đến 24 tỷ đô la, tính theo trị giá đô la ngày nay, đó là khoảng 100 tỷ. Bây giờ lên Hỏa Tinh còn tốn hơn nhiều và nếu mỗi năm phải tăng thêm ngân sách, tiền chi phí chắc phải lên đến một con số khủng khiếp. Ngoài số dự tính để nghiên cứu thực hiện một con tàu vũ trụ có khả năng bay và nuôi sống con người hàng năm để bay từ Mặt Trăng lên Hỏa Tinh, cơ cấu tổ chức của NASA sẽ phải thay đổi hẳn. Từ một cơ quan chỉ lo việc điều hành các phi thuyền con thoi, NASA sẽ trở thành một tổ chức chuyên về các chuyến bay vũ trụ. Sự thay đổi này sẽ cần đến những ngân sách khổng lồ.
Nếu mất nhiều tiền như vậy, việc thám hiểm Hỏa Tinh có lợi ích gì thiết thực không hay chỉ làm thỏa chí tò mò của các nhà khoa học" Từ lâu loài người vẫn nhìn lên Hỏa Tinh - một hành tinh anh em với Trái Đất - để phân vân tự hỏi liệu trên Hỏa Tinh có người hay không. Ngày nay với những dụng cụ tối tân nhìn tận nơi, chúng ta đã biết Hỏa Tinh không có người, nhưng rất có thể đã có sự sống vào một thời điểm nào đó trước loài người chúng ta. Như vậy khảo cứu Hỏa Tinh có lợi cho chúng ta hiểu được quá khứ cũng như ước lượng được sinh thái của Địa Cầu trong tương lai. Nhưng ngay trước mắt, sự thám hiểm Hỏa Tinh rất có lợi cho việc phát triển thêm các ngành khoa học kỹ thuật giúp cho sự tăng trưởng kinh tế thế giới.
Riêng chúng tôi nghĩ có một chuyện vuợt ra khỏi sự tính toán lợi hay hại. Đó là óc thám hiểm của con người sống trên hành tinh này, với bản năng thiên phú bất chấp gian nguy, sẵn sàng hy sinh để mở rộng kiến thức và trí tuệ. Nếu từ thời tiền sử, tổ tiên của chúng ta không dám thám hiểm, loài người đã chẳng có ngày nay.
Gửi ý kiến của bạn