Thoáng nghe giọng hát xuân ca
Quê ơi thôi chén rượu qua cơn sầu.
Mùa Xuân được nhiều nhạc sỹ chọn làm đề tài sáng tác sau mùa thu. Có cả trăm bài nhưng chỉ có một số được phổ biến qua các băng nhạc thu thanh thời trước năm 75 của Sài Gòn và người VN khi lưu vong qua hải ngọai giữ lại nó như là kỷ niệm là di sản văn hóa của họ.
Có những bài hát tuy mang tên mùa xuân nhưng nội dung lại chẳng có không khí mùa xuân tí nào và ngược lại như bản Ai Lên Xứ Hoa Đào của Hòang Nguyên tả về xứ Đà Lạt có hoa đào nở giữa mùa xuân, Thiên Thai của Văn Cao lãng đãng sương khói chốn thần tiên như câu: "Thiên thai chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian".
Điều nghịch lý là khi nghe nhạc xuân trổi lên , lòng chúng ta lại chùng xuống, cảm giác nuối tiếc, vu vơ cho sự qua mau của thời gian, vui buồn lẫn lộn.Mùa xuân trở về cùng Tết âm lịch, truyền thống văn hóa đã ăn sâu vào huyết quản người Việt Nam. Bùi ngùi nghĩ tới thân phận lưu vong và thân phận nghiệt ngã của đất nước.
Ly Rượu Mừng :
Trong những ca khúc mùa xuân của nhiều nhạc sỹ thì Phạm Đình Chương có tới hai bài được ưa chuộng, đó là Ly rượu Mừng và Đón Xuân. Nếu kể trong các bài hát để phát thanh đón chào mùa xuân, đón chào năm mới thì bản Ly Rượu Mừng phải kể là đứng số một. Ngay trong phút giao mùa, câu ca vang lên: "Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi, mừng anh nông phu vui lúa thêm hơi…" đã tạo nên cả một bầu trời xuân thắm. Nét nhạc vui, lời ca chứa chan hy vọng, đặc biệt là hát đồng ca nhiều người càng làm tăng nỗi mừng chào đón chúa Xuân và ước mong đất nước đồng bào thanh bình no ấm.
Hồi những năm sau bảy lăm, cộng sản chiếm miền Nam cấm đoán tất cả những nhạc phẩm của VNCH. Trong đêm đón giao thừa, lén nghe đài VOA, tới lúc bản Ly Rượu Mừng phát lên, thì có người rơi nước mắt.
Đón Xuân : bài hát thể điệu Swing nhún nhẩy, nét nhạc quyến rũ với những chuyển cung phong phú, có những nốt cao, có những nốt trầm, có những hợp âm vui xen lẫn hợp âm buồn. "Xuân đã đến rồi gieo sắc ngàn hồn hoa xuống đời. Vui trong bình minh muôn lòai chim hót vang mọi nơi…" lời ca đẹp thích hợp với câu nhạc tạo giá trị cho ca khúc.
Anh Cho Em Mùa Xuân: câu ca mở đầu: " Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở, chiều đông nào nhung nhớ." nghe thật ơi là tình tứ. Bài thơ lãng mạn của thi sĩ Kim Tuấn mà nhạc sỹ Nguyễn Hiền đã phổ nhạc thành công đóng góp vào vườn hoa âm nhạc Xuân ca một bài hát dễ thương. Mùa Xuân không chung chung cho mọi người mà ở đây dành riêng cho đôi lứa yêu nhau. Tuy vậy tình yêu của anh và em vẫn hòa chung vào tình yêu xóm làng, có đồng lúa vàng thơm, có cánh diều tung tăng bầy trẻ. Bài thơ phong phú giúp cho người ghép nhạc giao duyên tạo những chuyển cung đa dạng làm nhạc tính dâng cao.
Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa: chỉ riêng một câu " Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa" cũng đủ làm bài hát của Châu Kỳ nổi tiếng. Càng lớn tuổi thì càng thấm thía nỗi nhớ quá khứ mỗi độ xuân về, coi như là một dấu mốc thời gian để thấy năm tháng qua đi không bao giờ trở lại. Aâm thể thứ, nét nhạc buồn cùng lời ca nhớ về một mối tình thời thanh niên, không cho người nghe nỗi vui đón xuân như ý nghĩa nguyên thủy của mùa đầu năm đầy sinh khí. Đó cũng là vẻ đặc biệt của ca khúc này.
Xuân Và Tuổi Trẻ: nhạc sỹ La Hối sáng tác ít nhưng bài hát này của ông đủ ghi dấu trong làng ca nhạc VN. Điệu Valse nhịp nhàng, có những nốt cao tràn trề hy vọng, có những khúc dồn dập như tâm tình sôi nổi tuổi trẻ. Thế mà lắng sâu trong cảm xúc thưởng Xuân vẫn có một nỗi man mác nào đó vô hình. Không kể người già, ngay cả ngừơi trẻ đương thời nghe bài hát cũng tiếc nuối cho rằng thời gian qua mau quá.
Cánh Thiệp Đầu Xuân: Minh Kỳ đặt nhạc, Hòai Linh đặt lời rất ăn khớp. Mùa Xuân Tết đến người ta hay gởi thiệp chúc nhau mọi điều tốt lành. Bài hát điệu Bolero dễ nghe, dễ hát, lời ca dễ hiểu gần gũi mọi giới, không sáo mà cũng không tầm thuờng. Cho cảm giác mùa Xuân đầm ấm, cũng là ca khúc không thể thiếu trong tuyển tập Xuân ca. Trong khi bài Ly Rượu Mừng cũng mang nhiều lời chúc, nhưng khó hát hơn và phải hát đồng ca thì Cánh Thiệp Đầu Xuân chỉ diễn tả một mình.
Những ca khúc mùa Xuân thời cũ, có số bài mang dấu vết chiến tranh. Hình ảnh người lính được đưa vào rõ nét, đón Xuân trong lúc đứng gác đồn, hay đang ở nơi giới tuyến nhớ về mẹ hiền, người yêu nơi hậu phương như những bài sau đây:
Xuân Này Con Không Về: của Trịnh Lâm Ngân tức là nhạc sỹ Trần Tịnh, Nhật Ngân và một người họ Lâm. "Con biết xuân này mẹ chờ tin con", cất tiếng hát lên là làm cho những bà mẹ rơi nước mắt, những đứa em buồn nhớ người anh trai xa nhà vì chiến cuộc và ngay cả bản thân người lính cũng mũi lòng. Thời đó bài hát đã đem lại lợi tức rất cao cho tác giả về số lượng ấn phẩm đuợc tiêu thụ. Về mặt giá trị nghệ thuật không cao lắm nhưng có giá trị thương mại vì phổ biến rộng rãi.
Phiên Gác Đêm Xuân: nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông luôn mang tư tưởng lớn vào các ca khúc của ông. Bài này tả cảnh người chiến sỹ cầm súng ngồi trên chòi canh trong đêm giao thừa, đón mùa xuân trong niềm cảm khái không quên nhiệm vụ chiến đấu. "Đón giao thừa một phiên gác đêm, chào xuân đến súng xa vang rền, xác hoa tàn rơi trên báng súng, ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi…" nét nhạc gọn gàng, duyên dáng như tình cảm của một quân nhân trông cương nghị màlòng vẫn chan chứa yêu thương.
Đồn Vắng Chiều Xuân : Trần Thiện Thanh có bản Đồn Vắng Chiều Xuân nói về người chiến sỹ nơi rừng núi : " Đồn anh đóng bên rừng mai , nếu mai không nở anh đâu biết xuân về hay chưa".
Hoa Xuân : Phạm Duy là cây đại thụ tân nhạc, ông cũng có vài bài chủ đề mùa xuân nhưng tâm tình của ông không đặc biệt cho lắm về giai điệu lẫn ca từ. Như bài Hoa Xuân, Xuân Ca.
Xuân Miền Nam : Văn Phụng khi từ miền Bắc di cư vào miền Nam tự do đã có làm bản này ca ngợi vùng đất mới an lành. Thường được hát tam ca hay song ca, đoạn giữa chuyển sang cung thứ lại nghe buồn.
Cali Mùa Xuân Hoa Đào Nở : Bắc Cali với San Jose khi mùa xuân về thường vào giữa tháng hai dương lịch có nhiều lọai hoa đào, hoa mai, hoa mận nở cho cảnh sắc thơ mộng, tạo cảm hứng Trần Chí Phúc viết ca khúc này. Có vài câu như: " Bên đây anh nhớ bên kia. Cali xa quá Việt Nam. Hẹn mùa yên vui đất nước. Anh ca bài hát hoa đào."
Mùa Xuân cùng Tết âm lịch đóng vai trò đặc biệt trong tâm thức người Việt. Giống như những ngày hăm mấy tháng chạp trước đó, không khí đón mừng rất rộn ràng, thế mà vào những ngày đầu năm, cảm giác Tết đã không còn, phải chăng nó không bao giờ hiện hữu cũng như cái gọi là hiện tại không có thực mà chỉ còn quá khứ và tương lai mà thôi.
Cũng tương tự, mùa Xuân trong những bài hát chỉ là những mơ ước về một đất nước thanh bình hay chỉ là hòai vọng về một kỷ niệm đẹp thời cũ với tình yêu, với người thân. Vì thế nếu có vui xuân thế nào cũng xen lẫn nỗi buồn và điều cuối cùng là bài hát xuân ca nào cũng dễ gây xúc động vì mơ ước và hòai vọng bao giờ cũng đẹp.
San Jose hăm sáu tháng chạp Quý Mùi
Quê ơi thôi chén rượu qua cơn sầu.
Mùa Xuân được nhiều nhạc sỹ chọn làm đề tài sáng tác sau mùa thu. Có cả trăm bài nhưng chỉ có một số được phổ biến qua các băng nhạc thu thanh thời trước năm 75 của Sài Gòn và người VN khi lưu vong qua hải ngọai giữ lại nó như là kỷ niệm là di sản văn hóa của họ.
Có những bài hát tuy mang tên mùa xuân nhưng nội dung lại chẳng có không khí mùa xuân tí nào và ngược lại như bản Ai Lên Xứ Hoa Đào của Hòang Nguyên tả về xứ Đà Lạt có hoa đào nở giữa mùa xuân, Thiên Thai của Văn Cao lãng đãng sương khói chốn thần tiên như câu: "Thiên thai chốn đây hoa xuân chưa gặp bướm trần gian".
Điều nghịch lý là khi nghe nhạc xuân trổi lên , lòng chúng ta lại chùng xuống, cảm giác nuối tiếc, vu vơ cho sự qua mau của thời gian, vui buồn lẫn lộn.Mùa xuân trở về cùng Tết âm lịch, truyền thống văn hóa đã ăn sâu vào huyết quản người Việt Nam. Bùi ngùi nghĩ tới thân phận lưu vong và thân phận nghiệt ngã của đất nước.
Ly Rượu Mừng :
Trong những ca khúc mùa xuân của nhiều nhạc sỹ thì Phạm Đình Chương có tới hai bài được ưa chuộng, đó là Ly rượu Mừng và Đón Xuân. Nếu kể trong các bài hát để phát thanh đón chào mùa xuân, đón chào năm mới thì bản Ly Rượu Mừng phải kể là đứng số một. Ngay trong phút giao mùa, câu ca vang lên: "Ngày Xuân nâng chén ta chúc nơi nơi, mừng anh nông phu vui lúa thêm hơi…" đã tạo nên cả một bầu trời xuân thắm. Nét nhạc vui, lời ca chứa chan hy vọng, đặc biệt là hát đồng ca nhiều người càng làm tăng nỗi mừng chào đón chúa Xuân và ước mong đất nước đồng bào thanh bình no ấm.
Hồi những năm sau bảy lăm, cộng sản chiếm miền Nam cấm đoán tất cả những nhạc phẩm của VNCH. Trong đêm đón giao thừa, lén nghe đài VOA, tới lúc bản Ly Rượu Mừng phát lên, thì có người rơi nước mắt.
Đón Xuân : bài hát thể điệu Swing nhún nhẩy, nét nhạc quyến rũ với những chuyển cung phong phú, có những nốt cao, có những nốt trầm, có những hợp âm vui xen lẫn hợp âm buồn. "Xuân đã đến rồi gieo sắc ngàn hồn hoa xuống đời. Vui trong bình minh muôn lòai chim hót vang mọi nơi…" lời ca đẹp thích hợp với câu nhạc tạo giá trị cho ca khúc.
Anh Cho Em Mùa Xuân: câu ca mở đầu: " Anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nở, chiều đông nào nhung nhớ." nghe thật ơi là tình tứ. Bài thơ lãng mạn của thi sĩ Kim Tuấn mà nhạc sỹ Nguyễn Hiền đã phổ nhạc thành công đóng góp vào vườn hoa âm nhạc Xuân ca một bài hát dễ thương. Mùa Xuân không chung chung cho mọi người mà ở đây dành riêng cho đôi lứa yêu nhau. Tuy vậy tình yêu của anh và em vẫn hòa chung vào tình yêu xóm làng, có đồng lúa vàng thơm, có cánh diều tung tăng bầy trẻ. Bài thơ phong phú giúp cho người ghép nhạc giao duyên tạo những chuyển cung đa dạng làm nhạc tính dâng cao.
Đón Xuân Này Nhớ Xuân Xưa: chỉ riêng một câu " Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa" cũng đủ làm bài hát của Châu Kỳ nổi tiếng. Càng lớn tuổi thì càng thấm thía nỗi nhớ quá khứ mỗi độ xuân về, coi như là một dấu mốc thời gian để thấy năm tháng qua đi không bao giờ trở lại. Aâm thể thứ, nét nhạc buồn cùng lời ca nhớ về một mối tình thời thanh niên, không cho người nghe nỗi vui đón xuân như ý nghĩa nguyên thủy của mùa đầu năm đầy sinh khí. Đó cũng là vẻ đặc biệt của ca khúc này.
Xuân Và Tuổi Trẻ: nhạc sỹ La Hối sáng tác ít nhưng bài hát này của ông đủ ghi dấu trong làng ca nhạc VN. Điệu Valse nhịp nhàng, có những nốt cao tràn trề hy vọng, có những khúc dồn dập như tâm tình sôi nổi tuổi trẻ. Thế mà lắng sâu trong cảm xúc thưởng Xuân vẫn có một nỗi man mác nào đó vô hình. Không kể người già, ngay cả ngừơi trẻ đương thời nghe bài hát cũng tiếc nuối cho rằng thời gian qua mau quá.
Cánh Thiệp Đầu Xuân: Minh Kỳ đặt nhạc, Hòai Linh đặt lời rất ăn khớp. Mùa Xuân Tết đến người ta hay gởi thiệp chúc nhau mọi điều tốt lành. Bài hát điệu Bolero dễ nghe, dễ hát, lời ca dễ hiểu gần gũi mọi giới, không sáo mà cũng không tầm thuờng. Cho cảm giác mùa Xuân đầm ấm, cũng là ca khúc không thể thiếu trong tuyển tập Xuân ca. Trong khi bài Ly Rượu Mừng cũng mang nhiều lời chúc, nhưng khó hát hơn và phải hát đồng ca thì Cánh Thiệp Đầu Xuân chỉ diễn tả một mình.
Những ca khúc mùa Xuân thời cũ, có số bài mang dấu vết chiến tranh. Hình ảnh người lính được đưa vào rõ nét, đón Xuân trong lúc đứng gác đồn, hay đang ở nơi giới tuyến nhớ về mẹ hiền, người yêu nơi hậu phương như những bài sau đây:
Xuân Này Con Không Về: của Trịnh Lâm Ngân tức là nhạc sỹ Trần Tịnh, Nhật Ngân và một người họ Lâm. "Con biết xuân này mẹ chờ tin con", cất tiếng hát lên là làm cho những bà mẹ rơi nước mắt, những đứa em buồn nhớ người anh trai xa nhà vì chiến cuộc và ngay cả bản thân người lính cũng mũi lòng. Thời đó bài hát đã đem lại lợi tức rất cao cho tác giả về số lượng ấn phẩm đuợc tiêu thụ. Về mặt giá trị nghệ thuật không cao lắm nhưng có giá trị thương mại vì phổ biến rộng rãi.
Phiên Gác Đêm Xuân: nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông luôn mang tư tưởng lớn vào các ca khúc của ông. Bài này tả cảnh người chiến sỹ cầm súng ngồi trên chòi canh trong đêm giao thừa, đón mùa xuân trong niềm cảm khái không quên nhiệm vụ chiến đấu. "Đón giao thừa một phiên gác đêm, chào xuân đến súng xa vang rền, xác hoa tàn rơi trên báng súng, ngỡ rằng pháo tung bay, ngờ đâu hoa lá rơi…" nét nhạc gọn gàng, duyên dáng như tình cảm của một quân nhân trông cương nghị màlòng vẫn chan chứa yêu thương.
Đồn Vắng Chiều Xuân : Trần Thiện Thanh có bản Đồn Vắng Chiều Xuân nói về người chiến sỹ nơi rừng núi : " Đồn anh đóng bên rừng mai , nếu mai không nở anh đâu biết xuân về hay chưa".
Hoa Xuân : Phạm Duy là cây đại thụ tân nhạc, ông cũng có vài bài chủ đề mùa xuân nhưng tâm tình của ông không đặc biệt cho lắm về giai điệu lẫn ca từ. Như bài Hoa Xuân, Xuân Ca.
Xuân Miền Nam : Văn Phụng khi từ miền Bắc di cư vào miền Nam tự do đã có làm bản này ca ngợi vùng đất mới an lành. Thường được hát tam ca hay song ca, đoạn giữa chuyển sang cung thứ lại nghe buồn.
Cali Mùa Xuân Hoa Đào Nở : Bắc Cali với San Jose khi mùa xuân về thường vào giữa tháng hai dương lịch có nhiều lọai hoa đào, hoa mai, hoa mận nở cho cảnh sắc thơ mộng, tạo cảm hứng Trần Chí Phúc viết ca khúc này. Có vài câu như: " Bên đây anh nhớ bên kia. Cali xa quá Việt Nam. Hẹn mùa yên vui đất nước. Anh ca bài hát hoa đào."
Mùa Xuân cùng Tết âm lịch đóng vai trò đặc biệt trong tâm thức người Việt. Giống như những ngày hăm mấy tháng chạp trước đó, không khí đón mừng rất rộn ràng, thế mà vào những ngày đầu năm, cảm giác Tết đã không còn, phải chăng nó không bao giờ hiện hữu cũng như cái gọi là hiện tại không có thực mà chỉ còn quá khứ và tương lai mà thôi.
Cũng tương tự, mùa Xuân trong những bài hát chỉ là những mơ ước về một đất nước thanh bình hay chỉ là hòai vọng về một kỷ niệm đẹp thời cũ với tình yêu, với người thân. Vì thế nếu có vui xuân thế nào cũng xen lẫn nỗi buồn và điều cuối cùng là bài hát xuân ca nào cũng dễ gây xúc động vì mơ ước và hòai vọng bao giờ cũng đẹp.
San Jose hăm sáu tháng chạp Quý Mùi
Gửi ý kiến của bạn