Biển Đông mỗi lần dậy sóng là một lần đánh dấu một bước ngoặc của lịch sử Việt Nam. Và trong 40 năm sau cùng của thế kỷ 20 bước qua những năm đầu của thế kỷ 21, biển Đông ghi đậm nét những chuyển biến của mối bang giao Việt-Mỹ, một mối bang giao thương - ghét (hate-love) bất bình thường giữa một đôi trai tài gái sắc.
Ngày 2 và ngày 4 tháng 8 năm 1964 khinh tốc đỉnh của hải quân Bắc Việt hai lần đánh chiến hạm Maddox của Hoa Kỳ khi chiến hạm này đang tuần hành ngoài khơi vịnh Bắc bộ đưa đến quyết định của quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quyết nghị Vịnh Bắc bộ (The Tonkin Gulf Resolution) cho phép tổng thống Lyndon Johnson dùng bất cứ phương tiện gì kể cả vũ lực để bảo vệ quân đội Hoa Kỳ và yểm trợ các quốc gia trong Liên phòng Đông nam á (Southeast Asia Collective Defense Treaty). Quyết nghị này đã đưa đến việc can thiệp qui mô của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Mấy năm sau, tài liệu cho thấy Quyết nghị nói trên không phải là nguyên nhân làm cho Hoa Kỳ sa chân vào cuộc chiến Việt Nam mà là một hành động có tính toán, và việc hải quân Bắc Việt đánh tàu Maddox chỉ là một cái cớ. Trong vụ gọi là "vụ Vịnh Bắc bộ" có hai trận đánh giữa hải quân Bắc Việt và hải quân Mỹ. Trận đánh ngày 2 tháng 8 có thật, nhưng trận đánh ngày 4 tháng 8 có thể do Hoa Kỳ ngụy tạo. (Ghi chú: vấn đề này chưa được ngã ngũ, và có thể chẳng bao giờ được ngã ngũ vì sự thật của lịch sử càng ngày càng bị chôn vùi dưới lớp bụi thời gian).
Vào cuối năm 1967 Hoa Kỳ có nửa triệu quân chiến đấu tại Việt Nam. Sau trận đánh Mậu Thân 1968 Hoa Kỳ bắt đầu thương thuyết với Hà nội, và đến năm 1973 ký Hiệp định Paris chuẩn bị rút quân ra khỏi Việt Nam.Trên nguyên tắc Hiệp định duy trì hai miền Nam Bắc và sẽ giải quyết việc thống nhất đất nước trong hòa bình. Nhưng đối với giới lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ thì sau Hiệp định Paris miền Nam Việt Nam trước sau cũng sẽ mất vào tay cộng sản bằng chính trị hay bằng quân sự. (Nếu TT Nixon không bị khó khăn vì vụ Watergate thì mất bằng chính trị. Và nếu bị trói tay phải từ chức thì mất bằng quân sự).
Cho nên trước khi rút lui, Hoa Kỳ phải tìm một thế địa lý chính trị tại Á châu ít thiệt thòi cho mình nhất. Phía bắc Thái Bình Dương Hoa Kỳ vừa khai thông quan hệ với Trung quốc qua việc thiết lập văn phòng liên lạc tại Bắc Kinh (1973) và Hoa Kỳ còn quân đội đóng ở Nhật Bản và Nam Hàn. Nhưng ở nam Thái Bình Dương thì vấn nạn của Hoa Kỳ là: sau khi Bắc Việt chiếm Nam Việt Nam thì Nga Xô - đồng minh của Bắc Việt - sẽ có mặt tại biển Đông. Hoa Kỳ cần tìm một đồng minh choán chỗ trước.
Nơi biển Đông, Việt Nam Cộng Hòa có chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trường Sa ở phía nam gồm nhiều đảo nhỏ. Trong khi quần đảo Hoàng Sa (gọi là quần đảo Paracels) nằm ở phía bắc có ít đảo hơn nhưng có nhiều hòn đảo lớn có khả năng xây cất phi trường (đảo Hoàng Sa là một trong những đảo lớn này). Đối với Hoa Kỳ nếu Nga Xô có quyền xử dụng quần đảo Paracels sau khi Hà nội chiếm Nam Việt Nam thì thế của Hoa Kỳ tại nam Thái Bình Dương sẽ yếu đi, nhất là sự phòng thủ Úc châu. Ngược lại nếu Trung Quốc nắm chủ quyền quần đảo Paracels thì Hoa Kỳ yên tâm hơn. Trung quốc vốn tranh chấp ảnh hưởng với Nga Xô và kèn cựa với Bắc Việt sẽ làm người lính phòng thủ tốt chận ảnh hưởng của Nga Xô xuống vùng nam Thái Bình Dương giúp cho Hoa Kỳ.
Đó là nguyên nhân của cuộc tấn chiếm quần đảo Paracels của hải quân Trung quốc đưa đến trận hải chiến ngày 19 tháng 1 năm 1974 giữa hải quân Trung quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Trận hải chiến này đã được đại tá hải quân Hà Văn Ngạc, người chỉ huy trận đánh bảo vệ quần đảo Paracels thuật lại với nhiều chi tiết trong bài viết "Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa" trước khi ông qua đời tại Texas (đăng lần đầu tiên trên Tạp Chí Đi Tới số 21 phát hành tại Montréal, Canada tháng 5/1999, và được đăng lại trong số Xuân Giáp Thân 2004 này). Đại tá Ngạc biết có một cái gì đó sau lưng trận đánh nên ông đã dè dặt trong đôi lời trước khi viết rằng ông chỉ "tường thuật trung thực những chi tiết theo khía cạnh của một người chỉ huy chiến thuật".
Cái gì sau lưng đó là chuyến công du Trung quốc ngày 10 tháng 11 năm 1973 của ông Henry Kissinger, lúc đó là bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ. Nội dung của chuyến công du như ông Henry Kissinger ghi lại trong cuốn hồi ký chính trị "Years of Upheaval" (Những Năm Tháng Biến Động) là thảo luận tình hình thế giới với thủ tướng Chu Ân Lai và chủ tịch Mao Trạch Đông và hai bên quan tâm nhất đến sự bành trướng thế lực của Nga Xô. Ngoại trưởng Kissinger viết, trong một cuộc thảo luận giữa ông với hai ông Chu và Mao Mao đồng ý với nhận định của ông Chu rằng Nga xô là mối đe dọa lớn nhất của Trung quốc [Mao went along cheerfully with Zhou' s implications that the Soviets were now the principal threat... (Years of Upheaval, trang 689) ]. Trước đó trong một đoạn tóm tắt mục đích và kết quả của chuyến công du Kissinger viết rằng quan tâm chung của ông và ông Chu là tình hình thế giới. Ông cho biết báo chí quốc tế tường thuật chuyến công du của ông tại Trung quốc không thuận buồm xuôi gió vì vấn đề Đài Loan, nhưng thực ra đây là chuyến đi thành công nhất của ông. Hoa Kỳ và Trung quốc đã đạt đến một cái nhìn chung làm cho hai nước thắt chặt mối thân hữu, và vì những lý do tế nhị đối với Nga Xô không thể tiết lộ được.[Following the now well-established practice the heart of the visit was a detailed review of the international situation by Zhou and me, together with our senior associates... Our ties were cemented not by formal agreements but by a common assessment of the international situation... Most of our conversations, as usual, traced our shared analysis of the world situation, though for equally obvious reason of Soviet sensitivities we could not announce that fact either (Years of Upheaval, trang 684) ]. Qua những dòng chữ trên, có lẽ có một thỏa thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam Cộng Hòa.
Các sự việc diễn ra sau đó giải thích giả thuyết này. Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh, hải quân Trung quốc lén lút đổ quân lên chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels. Và trong trận đụng độ giữa hải quân Trung quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa ngày 19/1/1974 hạm đội 7 của Hoa Kỳ đứng né ra ngoài. Hạm đội Hoa Kỳ tránh cả việc cứu vớt thủy thủ Việt Nam bị trôi dạt trên biển để cho Trung Cộng bắt mặc dù có lời yêu cầu chính thức của Việt Nam Cộng Hòa. Hải quân Trung quốc sau khi đánh bại hạm đội Việt Nam Cộng Hòa đã không truy kích để cho hạm đội nhiều thương tích này an toàn trở về căn cứ Đà Nẵng (xem bài Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa của đại tá Hà Văn Ngạc). Nhưng Hoa Kỳ đã can thiệp để các thủy thủ và quân nhân bị bắt được đối đãi tử tế và trả về trong một thời gian ngắn. Riêng ông Kosh nhân viên tình báo Hoa Kỳ tháp tùng quan sát bị bắt cũng được trả tự do trong vòng một tháng. Bài viết của đại tá Hà Văn Ngạc ghi nhận rằng trong thời gian trước khi hai bên nổ súng, Trung quốc hết sức hòa hoãn. Có lẽ Trung quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ thuyết phục được Việt Nam Cộng Hòa bỏ quần đảo Paracels. Khi hải quân Việt Nam đổ bộ lên tái chiếm các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo Hoàng Sa mà Trung quốc đã chiếm mấy tuần trước đó họ đã bỏ đi không chống cự. Nhưng sau khi biết Hoa Kỳ không thuyết phục được tổng thống Thiệu bỏ Paracels, Trung quốc dùng sức mạnh.
Nhưng các chuyển biến trên thế giới chệch ra ngoài dự tính chiến lược của Hoa Kỳ. Mười lăm năm sau (năm 1989) Liên bang xô viết sụp đổ, Trung quốc không cần phải liên minh với Hoa Kỳ để chống Nga Xô nữa. Mặt khác vấn đề Đài loan làm cho quan hệ Hoa Kỳ - Trung quốc căng thẳng, căn cứ Paracels của Trung quốc trở thành một cái gai trước mắt của Hoa Kỳ.
Nhưng Hoa Kỳ thất thế không lâu.
Sau biến cố tại Liên bang Xô viết kéo theo sự sụp đổ của Đông Âu, Hà Nội liên kết với Trung quốc để sống còn. Sự liên kết này làm cho Việt Nam thiệt thòi nhiều mặt. Trên biển Đông, Trung quốc lấn chiếm các hải đảo Trường Sa và o ép Việt Nam ký những hiệp định về biên giới (1999) và lãnh hải (2000) có lợi cho Trung quốc. Trong khi đó nền kinh tế khổng lồ của Trung quốc với sản phẩm đủ loại giá rẻ thẩm thấu qua biên giới phía Bắc đe dọa nền kinh tế Việt Nam. Trước áp lực, những người lãnh đạo Việt Nam phải cựa quậy. Và trong khi đi tìm một khoảng trống sinh tồn (espace vitale) quyền lợi của Việt Nam phù hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không thể để cho Trung quốc lấp khoảng trống quyền lực tại Đông Nam Á mà không tìm cách chế ngự.
Vì nhu cầu chiến lược đó bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld đã mời tướng Phạm Văn Trà bộ trưởng quốc phòng Việt Nam thăm viếng Hoa Kỳ. Cuộc viếng thăm đã được thực hiện trong tháng 11, 2003 và tiếp ngay sau đó chiến hạm USS Vandegrift của Hoa Kỳ ghé bến Sài Gòn.
Nhìn lại từ vụ Maddox đến trận hải chiến Hoàng Sa, từ sự ra đi của khu trục hạm USS Benjamin Stodert năm 1973 sau khi Hiệp Định Paris được ký kết cho đến sự trở lại cảng Sàigòn của hộ tống hạm Vandegrift, biển Đông đã ghi dấu những đổi thay không ngừng của lịch sử của Việt Nam.
Trần Bình Nam
Jan. 10, 2004
BinhNam@earthlink.net
http://www.vnet.org/tbn
Ngày 2 và ngày 4 tháng 8 năm 1964 khinh tốc đỉnh của hải quân Bắc Việt hai lần đánh chiến hạm Maddox của Hoa Kỳ khi chiến hạm này đang tuần hành ngoài khơi vịnh Bắc bộ đưa đến quyết định của quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quyết nghị Vịnh Bắc bộ (The Tonkin Gulf Resolution) cho phép tổng thống Lyndon Johnson dùng bất cứ phương tiện gì kể cả vũ lực để bảo vệ quân đội Hoa Kỳ và yểm trợ các quốc gia trong Liên phòng Đông nam á (Southeast Asia Collective Defense Treaty). Quyết nghị này đã đưa đến việc can thiệp qui mô của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Mấy năm sau, tài liệu cho thấy Quyết nghị nói trên không phải là nguyên nhân làm cho Hoa Kỳ sa chân vào cuộc chiến Việt Nam mà là một hành động có tính toán, và việc hải quân Bắc Việt đánh tàu Maddox chỉ là một cái cớ. Trong vụ gọi là "vụ Vịnh Bắc bộ" có hai trận đánh giữa hải quân Bắc Việt và hải quân Mỹ. Trận đánh ngày 2 tháng 8 có thật, nhưng trận đánh ngày 4 tháng 8 có thể do Hoa Kỳ ngụy tạo. (Ghi chú: vấn đề này chưa được ngã ngũ, và có thể chẳng bao giờ được ngã ngũ vì sự thật của lịch sử càng ngày càng bị chôn vùi dưới lớp bụi thời gian).
Vào cuối năm 1967 Hoa Kỳ có nửa triệu quân chiến đấu tại Việt Nam. Sau trận đánh Mậu Thân 1968 Hoa Kỳ bắt đầu thương thuyết với Hà nội, và đến năm 1973 ký Hiệp định Paris chuẩn bị rút quân ra khỏi Việt Nam.Trên nguyên tắc Hiệp định duy trì hai miền Nam Bắc và sẽ giải quyết việc thống nhất đất nước trong hòa bình. Nhưng đối với giới lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ thì sau Hiệp định Paris miền Nam Việt Nam trước sau cũng sẽ mất vào tay cộng sản bằng chính trị hay bằng quân sự. (Nếu TT Nixon không bị khó khăn vì vụ Watergate thì mất bằng chính trị. Và nếu bị trói tay phải từ chức thì mất bằng quân sự).
Cho nên trước khi rút lui, Hoa Kỳ phải tìm một thế địa lý chính trị tại Á châu ít thiệt thòi cho mình nhất. Phía bắc Thái Bình Dương Hoa Kỳ vừa khai thông quan hệ với Trung quốc qua việc thiết lập văn phòng liên lạc tại Bắc Kinh (1973) và Hoa Kỳ còn quân đội đóng ở Nhật Bản và Nam Hàn. Nhưng ở nam Thái Bình Dương thì vấn nạn của Hoa Kỳ là: sau khi Bắc Việt chiếm Nam Việt Nam thì Nga Xô - đồng minh của Bắc Việt - sẽ có mặt tại biển Đông. Hoa Kỳ cần tìm một đồng minh choán chỗ trước.
Nơi biển Đông, Việt Nam Cộng Hòa có chủ quyền trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Trường Sa ở phía nam gồm nhiều đảo nhỏ. Trong khi quần đảo Hoàng Sa (gọi là quần đảo Paracels) nằm ở phía bắc có ít đảo hơn nhưng có nhiều hòn đảo lớn có khả năng xây cất phi trường (đảo Hoàng Sa là một trong những đảo lớn này). Đối với Hoa Kỳ nếu Nga Xô có quyền xử dụng quần đảo Paracels sau khi Hà nội chiếm Nam Việt Nam thì thế của Hoa Kỳ tại nam Thái Bình Dương sẽ yếu đi, nhất là sự phòng thủ Úc châu. Ngược lại nếu Trung Quốc nắm chủ quyền quần đảo Paracels thì Hoa Kỳ yên tâm hơn. Trung quốc vốn tranh chấp ảnh hưởng với Nga Xô và kèn cựa với Bắc Việt sẽ làm người lính phòng thủ tốt chận ảnh hưởng của Nga Xô xuống vùng nam Thái Bình Dương giúp cho Hoa Kỳ.
Đó là nguyên nhân của cuộc tấn chiếm quần đảo Paracels của hải quân Trung quốc đưa đến trận hải chiến ngày 19 tháng 1 năm 1974 giữa hải quân Trung quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Trận hải chiến này đã được đại tá hải quân Hà Văn Ngạc, người chỉ huy trận đánh bảo vệ quần đảo Paracels thuật lại với nhiều chi tiết trong bài viết "Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa" trước khi ông qua đời tại Texas (đăng lần đầu tiên trên Tạp Chí Đi Tới số 21 phát hành tại Montréal, Canada tháng 5/1999, và được đăng lại trong số Xuân Giáp Thân 2004 này). Đại tá Ngạc biết có một cái gì đó sau lưng trận đánh nên ông đã dè dặt trong đôi lời trước khi viết rằng ông chỉ "tường thuật trung thực những chi tiết theo khía cạnh của một người chỉ huy chiến thuật".
Cái gì sau lưng đó là chuyến công du Trung quốc ngày 10 tháng 11 năm 1973 của ông Henry Kissinger, lúc đó là bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ. Nội dung của chuyến công du như ông Henry Kissinger ghi lại trong cuốn hồi ký chính trị "Years of Upheaval" (Những Năm Tháng Biến Động) là thảo luận tình hình thế giới với thủ tướng Chu Ân Lai và chủ tịch Mao Trạch Đông và hai bên quan tâm nhất đến sự bành trướng thế lực của Nga Xô. Ngoại trưởng Kissinger viết, trong một cuộc thảo luận giữa ông với hai ông Chu và Mao Mao đồng ý với nhận định của ông Chu rằng Nga xô là mối đe dọa lớn nhất của Trung quốc [Mao went along cheerfully with Zhou' s implications that the Soviets were now the principal threat... (Years of Upheaval, trang 689) ]. Trước đó trong một đoạn tóm tắt mục đích và kết quả của chuyến công du Kissinger viết rằng quan tâm chung của ông và ông Chu là tình hình thế giới. Ông cho biết báo chí quốc tế tường thuật chuyến công du của ông tại Trung quốc không thuận buồm xuôi gió vì vấn đề Đài Loan, nhưng thực ra đây là chuyến đi thành công nhất của ông. Hoa Kỳ và Trung quốc đã đạt đến một cái nhìn chung làm cho hai nước thắt chặt mối thân hữu, và vì những lý do tế nhị đối với Nga Xô không thể tiết lộ được.[Following the now well-established practice the heart of the visit was a detailed review of the international situation by Zhou and me, together with our senior associates... Our ties were cemented not by formal agreements but by a common assessment of the international situation... Most of our conversations, as usual, traced our shared analysis of the world situation, though for equally obvious reason of Soviet sensitivities we could not announce that fact either (Years of Upheaval, trang 684) ]. Qua những dòng chữ trên, có lẽ có một thỏa thuận giữa Mao, Chu và Kissinger để Trung quốc chiếm quần đảo Paracels của Việt Nam Cộng Hòa.
Các sự việc diễn ra sau đó giải thích giả thuyết này. Một tháng sau khi ông Kissinger rời Bắc Kinh, hải quân Trung quốc lén lút đổ quân lên chiếm một số đảo trong quần đảo Paracels. Và trong trận đụng độ giữa hải quân Trung quốc và hải quân Việt Nam Cộng Hòa ngày 19/1/1974 hạm đội 7 của Hoa Kỳ đứng né ra ngoài. Hạm đội Hoa Kỳ tránh cả việc cứu vớt thủy thủ Việt Nam bị trôi dạt trên biển để cho Trung Cộng bắt mặc dù có lời yêu cầu chính thức của Việt Nam Cộng Hòa. Hải quân Trung quốc sau khi đánh bại hạm đội Việt Nam Cộng Hòa đã không truy kích để cho hạm đội nhiều thương tích này an toàn trở về căn cứ Đà Nẵng (xem bài Trận hải chiến lịch sử Hoàng Sa của đại tá Hà Văn Ngạc). Nhưng Hoa Kỳ đã can thiệp để các thủy thủ và quân nhân bị bắt được đối đãi tử tế và trả về trong một thời gian ngắn. Riêng ông Kosh nhân viên tình báo Hoa Kỳ tháp tùng quan sát bị bắt cũng được trả tự do trong vòng một tháng. Bài viết của đại tá Hà Văn Ngạc ghi nhận rằng trong thời gian trước khi hai bên nổ súng, Trung quốc hết sức hòa hoãn. Có lẽ Trung quốc nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ thuyết phục được Việt Nam Cộng Hòa bỏ quần đảo Paracels. Khi hải quân Việt Nam đổ bộ lên tái chiếm các hòn đảo nhỏ chung quanh đảo Hoàng Sa mà Trung quốc đã chiếm mấy tuần trước đó họ đã bỏ đi không chống cự. Nhưng sau khi biết Hoa Kỳ không thuyết phục được tổng thống Thiệu bỏ Paracels, Trung quốc dùng sức mạnh.
Nhưng các chuyển biến trên thế giới chệch ra ngoài dự tính chiến lược của Hoa Kỳ. Mười lăm năm sau (năm 1989) Liên bang xô viết sụp đổ, Trung quốc không cần phải liên minh với Hoa Kỳ để chống Nga Xô nữa. Mặt khác vấn đề Đài loan làm cho quan hệ Hoa Kỳ - Trung quốc căng thẳng, căn cứ Paracels của Trung quốc trở thành một cái gai trước mắt của Hoa Kỳ.
Nhưng Hoa Kỳ thất thế không lâu.
Sau biến cố tại Liên bang Xô viết kéo theo sự sụp đổ của Đông Âu, Hà Nội liên kết với Trung quốc để sống còn. Sự liên kết này làm cho Việt Nam thiệt thòi nhiều mặt. Trên biển Đông, Trung quốc lấn chiếm các hải đảo Trường Sa và o ép Việt Nam ký những hiệp định về biên giới (1999) và lãnh hải (2000) có lợi cho Trung quốc. Trong khi đó nền kinh tế khổng lồ của Trung quốc với sản phẩm đủ loại giá rẻ thẩm thấu qua biên giới phía Bắc đe dọa nền kinh tế Việt Nam. Trước áp lực, những người lãnh đạo Việt Nam phải cựa quậy. Và trong khi đi tìm một khoảng trống sinh tồn (espace vitale) quyền lợi của Việt Nam phù hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không thể để cho Trung quốc lấp khoảng trống quyền lực tại Đông Nam Á mà không tìm cách chế ngự.
Vì nhu cầu chiến lược đó bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld đã mời tướng Phạm Văn Trà bộ trưởng quốc phòng Việt Nam thăm viếng Hoa Kỳ. Cuộc viếng thăm đã được thực hiện trong tháng 11, 2003 và tiếp ngay sau đó chiến hạm USS Vandegrift của Hoa Kỳ ghé bến Sài Gòn.
Nhìn lại từ vụ Maddox đến trận hải chiến Hoàng Sa, từ sự ra đi của khu trục hạm USS Benjamin Stodert năm 1973 sau khi Hiệp Định Paris được ký kết cho đến sự trở lại cảng Sàigòn của hộ tống hạm Vandegrift, biển Đông đã ghi dấu những đổi thay không ngừng của lịch sử của Việt Nam.
Trần Bình Nam
Jan. 10, 2004
BinhNam@earthlink.net
http://www.vnet.org/tbn
Gửi ý kiến của bạn