Hôm nay,  

Chuyện Cộng Đồng: Những Suy Nghĩ Về Ông Trần Hưng Việt, Chủ Tịch Bch Cộng Đồng Nvtd Qld

15/07/200200:00:00(Xem: 4314)
Trung tuần tháng 6, Sàigòn Times nhận được qua email bản thông báo “Văn Phòng Cộng Đồng Bị Quấy Phá” của ông Trần Hưng Việt, Chủ tịch BCH CĐNVTD/QLD. Vì thấy vấn đề tương đối phức tạp nên tòa soạn quyết định không đăng trong số báo ngày 20/6. Sau đó, chúng tôi nhận được bản Tường Trình của ông Huỳnh Bá Phụng, viết với tư cách Chủ tịch Hội CQN/QLVNCH /QLD, và thư của ông Nguyễn Ngọc Dung, viết với tư cách cựu Trung Tá QLVNCH. Sau khi đọc kỹ bản Thông Báo, bản Tường Trình, và lắng nghe một số vị có uy tín tại QLD, chúng tôi quyết định cho đăng nguyên văn bản Thông Báo của ông Việt, bản Tường Trình của ông Phụng, và lá thư của ông Dung trong số báo kế tiếp 27/6. Ngoài ra, Sàigòn Times cũng đã thận trọng và chân thành trình bầy một cách ngắn gọn vài dòng nhận xét của chúng tôi đối với ông Việt và ông Phụng, để qúy vị hữu trách cùng quan tâm đến sự đoàn kết trong cộng đồng QLD phần nào hiểu rõ vấn đề, ngỏ hầu có thể đi đến một phương thức giải quyết tốt đẹp.
Tuy nhiên, trong 10 ngày kế tiếp, qua phản ứng từ độc giả, thân hữu, thân nhân, cùng qúy vị hữu trách ở QLD và ở một số tiểu bang khác, chúng tôi thấy vấn đề càng ngày càng trở nên phức tạp. Cụ thể: Ông Việt gọi điện thoại cho biết, những nhận xét của Sàigòn Times là không công bằng; Ông Hòa thì bảo Sàigòn Times nhát, làm mất niềm tin của độc giả QLD, trước vấn đề hạ quốc kỳ nghiêm trọng như vậy mà chỉ dám đăng vài dòng với nội dung ba phải; Ông Phụng và một số độc giả thì đòi ông Việt phải từ chức; Một số độc giả khác thì đinh ninh việc làm của ông Lím có sự xúi giục của ông Phụng; Một vị độc giả không chịu nói rõ tên thì quả quyết, Sàigòn Times nhận tiền của ông Nguyễn Hữu Chánh (Hoa Kỳ) nên đăng bài Tường Trình “dài thoòng và tối như hũ nút” của ông Phụng; Trong khi đó, Hội CQN/QLVNCH của Bác sĩ Trần Trung Hòa thì ra thông báo, yêu cầu BCHCĐ/QLD phải chính thức xin lỗi cộng đồng người Việt tại QLD; Rồi Chủ Nhật, 30/6, đài phát thanh 4EB đọc thông báo của 5 Gia Đình Quân Đội tại QLD tuyên bố bất hợp tác hai BCH của 2 HCQN, một của BS Trần Trung Hòa, và một của ông Huỳnh Bá Phụng... Đến tối Thứ Ba, 2/7, tòa soạn Sàigòn Times lại nhận được lá thư viết bằng tiếng Anh của ông C.Haydon, chồng bà Nga, nhân viên xã hội của CĐNV/QLD, trong đó ông bầy tỏ sự bất bình của ông đối với việc làm “đe dọa sự an ninh và an toàn” của vợ ông; Hôm sau, 3/7, SGT lại liên tiếp nhận được bản tiếng Anh và bản dịch ra tiếng Việt lá thư của ông C.Haydon. Đến chiều Chủ Nhật, 7/7, chúng tôi lại nhận được email của ông Việt, trong đó có Thư Ngỏ được ông viết với tư cách Chủ Tịch BCH /CĐNVTD/QLD, bản Tường Trình của bà Nga Haydon, và thư của ông Jason Hartley, Sĩ Quan Chỉ Huy Đội Đặc Nhiệm Á Châu (Asian Specialist Support Unit) thuộc Sở Cảnh Sát Queensland.
Đặc biệt, khi đọc thư của ông C.Haydon và thư của ông Jason Hartley, chúng tôi vô cùng xúc động trước thịnh tình đặc biệt của hai vị dành cho đất nước, con người Việt Nam, nhất là người Việt tỵ nạn cộng sản. Họ là những người Úc đã có ấn tượng tốt đẹp đối với cộng đồng người Việt, đã giúp đỡ người Việt tại QLD suốt bao năm qua. Cũng giống như lời tâm sự của một số người ở QLD, tôi thấy sự lên tiếng của hai vị người Úc đã mang đến cho bản thân tôi một nỗi buồn khôn tả. Có điều, chúng tôi không biết, hai vị người Úc đó có thực sự hiểu toàn bộ vấn đề cùng những nguyên ủy bên trong của câu chuyện "quấy phá CĐ" hay không" Phải đặt ra câu hỏi này vì khi ông Việt gọi điện thoại cho tòa soạn SGT vào trưa Thứ Hai, 8/6, chúng tôi có hỏi: Ông Việt có dịch bản Thông Báo "Văn Phòng Cộng Đồng Bị Quấy Phá" ra tiếng Anh cho cảnh sát coi hay không, thì được ông cho biết, "Không!" Nghe ông trả lời như vậy, chúng tôi rất ngạc nhiên, vì một bản Thông Báo quan trọng liên quan đến việc "phá rối trật tự an ninh" khiến ông Việt phải gọi cảnh sát để tái lập trật tự, bản Thông Báo đó lại được chính ông Việt soạn thảo rồi gửi cho báo chí và nhiều người trong CĐ, khiến dư luận tại QLD xôn xao như vậy, mà ông Việt không chịu dịch ra tiếng Anh gửi cho cảnh sát và những người hữu trách coi, thì chúng tôi có quyền nghi ngờ, những chuyện khác, chắc gì ông Việt đã cho cảnh sát và ông C.Haydon biết một cách tường tận"
Nhìn vào những diễn biến xảy ra gần đây tại QLD, câu hỏi lớn nhất được đặt ra là nguyên do câu chuyện đáng tiếc này đã khởi từ đâu" Những ai phải chịu trách nhiệm chính yếu" Trả lời câu hỏi này, chúng tôi thành tâm nghĩ rằng, nếu qúy vị quy kết toàn bộ trách nhiệm gây ra việc đáng tiếc này là do ông Lím và ông An thì thật là không đúng. Theo tôi, ông Lím và ông An chỉ chịu trách nhiệm một phần. Ngoài ra, nhiều vị khác phải chịu trách nhiệm, trong đó, phần chính yếu, có lẽ theo chúng tôi nghĩ, vẫn là do khả năng phán đoán và cách hành xử của ông Việt có phần vội vã, nên đã gây nên những chuyện đáng tiếc, khiến cảnh sát phải hiện diện và quốc kỳ VNCH phải hạ một cách không cần thiết, ảnh hưởng đến uy tín cùng sự đoàn kết trong cộng đồng. Vì vậy, chúng tôi đồng ý với 2 hội CQN/QLVNCH tại QLND, tin tưởng, trong sự việc này, ông Việt đã nợ cộng đồng NVTD/QLD nói riêng, và Úc Châu nói chung, ít nhất là một lời xin lỗi chân thành. Đồng ý, bất cứ sự to tiếng dọa nạt nào, bất cứ việc làm nào tại một văn phòng cộng đồng, hay tư gia, nếu không được sự chấp thuận của sở hữu chủ, ta đều có quyền gọi cảnh sát. Nhưng thực tế, không phải lúc nào, ở đâu và bất cứ ai cũng lạm dụng việc gọi cảnh sát. Khả năng phán xét nhậy bén cùng bản lãnh và uy tín của người lãnh đạo trong cộng đồng sẽ giúp người lãnh đạo có những quyết định hợp lý, khi nào gọi cảnh sát và khi nào không.
Trước những diễn tiến ngày càng phức tạp, đòi hỏi thời gian, công sức, sự thiện chí cùng thái độ thẳng thắn của những người liên hệ dù là trực tiếp hoặc là gián tiếp, đồng thời để qúy độc giả có thể chia xẻ phần nào với SGT những nhận định trên đây một cách có tình có lý, nên trong số báo tuần này, ngoài những bài đóng góp của qúy độc giả được đăng tiếp tục trong mục Diễn Đàn; những bài nhận được từ BCH CĐNVTD/QLD đăng trang 42 và 43; chúng tôi cũng đăng ở trang 30, nguyên văn bản Thông Báo mà 5 Gia Đình Quân Đội tại QLD đã gửi cho SGT vào ngày 4/7; cùng bài viết dưới đây của Hữu Nguyên nhan đề "Những Suy Nghĩ Về Ông Trần Hưng Việt, Chủ Tịch BCH Cộng Đồng Người Việt Tự Do QLD".

MỐI QUAN HỆ GIỮA SÀIGÒN TIMES & BCHNVTD QLD

Do đặc tính của một cộng đồng tỵ nạn cộng sản và vai trò của một cơ quan ngôn luận phụng sự lý tưởng người Việt tỵ nạn, nên xưa nay, mối quan hệ giữa SGT và qúy vị lãnh đạo các hội đoàn, đoàn thể, các ban chấp hành của liên bang cũng như các tiểu bang, trong đó có QLD, thường là tốt đẹp và gắn bó. Vì vậy, dư luận vẫn thường gọi báo Sàigòn Times là báo cộng đồng. Riêng với ông Trần Hưng Việt, thiện cảm và sự hậu thuẫn của SGT đối với ông đã được chứng minh suốt mấy năm qua. Trước sau chúng tôi luôn tâm niệm, hậu thuẫn ông cũng như bất cứ vị đại diện nào của cộng đồng, là trách nhiệm, bổn phận và là niềm vinh dự của SGT trong cuộc đấu tranh chung hiện nay. Chúng tôi hiểu, qúy vị đã hy sinh thì giờ, công sức, tâm trí, để lãnh đạo cộng đồng, làm vẻ vang chính nghĩa của người Việt tỵ nạn CS thì không có lý do gì, một tờ báo, món ăn tinh thần của người Việt tỵ nạn, lại có thể làm ngơ trước những thành công, những cống hiến của qúy vị.
Cũng trong tinh thần đó, một khi qúy vị có những việc làm, những quyết định, gây xôn xao dư luận, chúng tôi cũng thận trọng tìm hiểu, cân nhắc từng câu, từng chữ, để đóng góp. Nếu niềm vinh quang và sự thành công của qúy vị được chúng tôi vui mừng, tự hào và trịnh trọng đưa lên trang nhất, thì một khi qúy vị có những việc làm mà chúng tôi không đồng ý, qúy vị cũng nên cho phép chúng tôi được nhẹ nhàng đóng góp một vài dòng trong trang báo. Tôi tin là qúy vị hoàn toàn đồng ý với chúng tôi ở điểm này. Điều quan trọng được đặt ra ở đây là những “đóng góp” của chúng tôi đúng hay sai" Những đóng góp đó xuất phát từ thiện ý, xây dựng cộng đồng; hay do tư thù, ác ý, bè phái; hay chỉ thuần túy vì mục tiêu tạo sự xôn xao trong dư luận để bán báo"
Trả lời cho những câu hỏi trên tùy thuộc vào sự phán xét của qúy độc giả cùng qúy vị. Có điều, nếu quá khứ, qúy vị đã từng có lần gọi điện thoại cho tòa soạn, khen ngợi SGT về những bài đóng góp cho ông chủ tịch X, cô giám đốc Y, bà ủy viên Z, thì khi SGT có bài viết đóng góp một cách khiêm tốn và nhẹ nhàng đối với qúy vị, rất mong qúy vị bình tâm tự vấn trước khi gọi điện thoại cho SGT.
Nhìn vào những việc đáng tiếc xảy ra tại QLD trong thời gian gần đây, tôi hoàn toàn không đồng ý trước những suy diễn không hợp tình hợp lý của một số vị khi cho rằng: Ông Việt yêu cầu cảnh sát hạ cờ vì không muốn treo cờ quốc gia; ông Việt gọi cảnh sát đến VPCĐ vì muốn dùng cảnh sát trừng trị một số cựu quân nhân không về phe với ông; việc ông Lím, ông An đến treo cờ ở VPCĐ là do sự xúi dục của ông Phụng; Ông Phụng tẩy chay ông Việt vì ông Việt không chịu để CĐ bị ông Phụng lèo lái vô qũy đạo của chính phủ ông Nguyễn Hữu Chánh ở bên Mỹ;…... Chúng tôi cũng không tán đồng khi có một số độc giả chủ quan và liều lĩnh, chụp mũ ông Việt về những điều này điều khác mà quên mất những thành tích chống cộng rất cụ thể và hiển nhiên kể từ khi ông Việt đắc cử chủ tịch BCH CĐNVTD/QLD. Chúng tôi cũng rất ngưỡng một trước những đóng góp quan trọng của ông Việt tại QLD, khiến uy tín của CĐNVTD tại QLD được nâng cao trong chính giới cũng như dư luận.
Là một cộng đồng tỵ nạn cộng sản, hội nhập vô một quốc gia tự do dân chủ, trong khi chế độ cộng sản không những còn hiện hữu mà còn bang giao chính thức với quốc gia sở tại, chúng tôi thấy, mỗi người Việt yêu tự do chúng ta đều không thể không thận trọng, cân nhắc trước mọi sự kiện, hiện tượng, cũng như suy diễn. Hiểu rõ điều đó, cộng với sự ngưỡng mộ vốn có dành cho ông Việt như đã nêu trên, nên trong số báo ngày 27/6, chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ trước khi đưa ra 2 nhận xét: Thứ nhất, mặc dù không biết rõ nguyên ủy chìm nổi quanh việc “văn phòng cộng đồng bị quậy phá”, nhưng tình thực, chúng tôi không hẳn đồng ý việc qúy BCH phải nhờ đến cảnh sát hạ quốc kỳ VNCH rồi lập biên bản, điều tra... Thứ hai, chúng tôi cũng không hẳn đồng ý khi trong bản Thông báo ngắn gọn có vài đoạn, nhưng qúy BCH đã sử dụng quá nhiều từ ngữ khiến người đọc dễ có những ngộ nhận, hoặc những suy diễn không hợp tình hợp lý (tỷ dụ như: quậy phá, hùng hổ, quát tháo, ra lệnh, tòng sự, tài xế chờ sẵn, bất hợp pháp, phá rối trị an, bằng chứng, nội vụ, điều tra...).
Có thể do chúng tôi trình bầy quá ngắn gọn, nên ông Việt chủ tịch BCHCĐ NTVT tại QLD cho rằng 2 nhận xét trên không công bằng. Trong bức “Thư ngỏ của Ban Chấp Hàønh Cộäng Đồng NVTD UC/QLD v/v Treo Cờ Tại Trụ Sở CĐNVTD UC/QLD Ngày 14/6/2002” được đăng trong số báo này trang 42, ở phần 6, ông Việt cũng cho rằng, ông chỉ tiếc là tôi đã không liên lạc với ông để ông có cơ hội trình bầy vấn đề trước khi tôi viết lời nhận định trên.

Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung bản Thông Báo được ông Việt soạn thảo một cách kỹ lưỡng, cùng bản Tường Trình của ông Huỳnh Bá Phụng, tôi tin tưởng, tôi đã đi đến 2 kết luận trên một cách công bằng. Sự tin tưởng của tôi càng được củng cố vững chắc thêm qua một loạt thư từ mới nhận được từ ông Việt, trong đó có lá Thư Ngỏ của ông Việt, bản Tường Trình của bà Nga, thư của ông C.Haydon cũng như thư của sĩ quan cảnh sát Jason Hartley.

Sau đây là những điểm nhằm củng cố cho 2 kết luận tôi đã nêu trong số báo ngày 27/6/2002.

HÀNH ĐỘNG, NGÔN NGỮ CỦA ÔNG LÍM CÓ CẦN ĐỂ ÔNG VIỆT PHẢI GỌI CẢNH SÁT"

Trước hết, tôi không đồng ý với việc ông Lím đến văn phòng cộng đồng có những hành động, cử chỉ như ông Việt và cô Nga mô tả. Tôi cũng không đồng ý việc ông Lím tự tiện treo cờ tại cột cờ trước Văn Phòng CĐNVTD/QLD. Quốc kỳ là một biểu tượng cao qúy. Treo quốc kỳ VNCH trước văn phòng CĐNVTD cũng là việc làm đúng đắn. Tuy nhiên, việc làm cao qúy đúng đắn đó phải được phép của BCH hoặc người đại diện.
Nhưng câu hỏi phải được đặt ra ở đây là: Hành động và ngôn ngữ sai trái của ông Lím tại Văn Phòng CĐ vào buổi sáng hôm 14/6 vừa qua, có đủ nghiêm trọng đến độ ông Việt phải gọi cảnh sát hay không" Mặc dù bản thân tôi không có mặt tại Văn Phòng CĐNVTD/QLD vào buổi sáng Thứ Sáu, 14/6, nhưng căn cứ vào Thư Ngỏ của ông Việt, bản Tường Trình của bà Nga Haydon (tr.43) cùng lá thư của ông cảnh sát Jason Hartley (tr.43), và thư của ông C.Haydon, chồng bà Nga, đăng trong mục Diễn Đàn, thì tôi thấy quả thực việc ông Việt gọi cảnh sát là không cần thiết. Có mấy lý do như sau.
Thứ nhất, ông Lím là một người Việt, thành viên của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại QLD. Việc ông ra vô văn phòng Cộng Đồng là chuyện đương nhiên mà nhân viên văn phòng có bổn phận giúp đỡ. Bằng chứng chính cô Nga cũng xác nhận trong bản Tường Trình của cô là 2 hôm trước, ngày 11/6, ông Lím cũng đã bước vô văn phòng để quyên tiền và cô Nga đã thấy. Như vậy, bình thường mà nói, khi gặp ông Lím, một người Việt, cô Nga, một người Việt từng tiếp xúc với cả ngàn người Việt khác nhau, không phải là điều khiến cô Nga sợ hãi. Dĩ nhiên, nếu ông Lím có ngôn ngữ hay hành động đe dọa đến an ninh của cô Nga thì chuyện cô Nga sợ hãi là điều hợp lý. Nhưng điều này sẽ được tôi bàn đến ở phần sau.
Thứ hai, ông C.Haydon xác nhận trong lá thư của ông, cô Nga “cũng là một cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Trong chiến tranh Việt Nam, cô là Trung Úy trợ y làm việc với quân đội Hoa Kỳ, cô phục vụ trong toán trực thăng tải thương chiến sĩ từ mặt trận về các quân y viện và cô cũng đã bị thương trong khi thi hành nhiệm vụ”. Với quá khứ như vậy, tại sao cô Nga phải hoảng sợ khi có người bước vô trong bộ quân phục" Đáng lý một cựu trung úy trợ y như cô Nga phải vui mừng khi thấy ông Lím, một cựu quân nhân bước vô VPCĐ trong bộ quân phục QLVNCH mới phải!
Hơn nữa tôi nghĩ, việc những người cựu quân nhân QLVNCH mặc quân phục cũng không phải là hiếm. Sinh hoạt cùng anh em cựu quân nhân QLVNCH tại NSW suốt thời gian hơn chục năm qua, tôi thấy anh em mặc quân phục trong dịp lễ lạt, kỷ niệm, hay hội ngộ cùng chiến hữu là chuyện rất thường. Vì vậy, bám vào yếu tố ông Lím mặc quân phục để rồi tạo cho cô Nga một sự sợ hãi, rồi biện minh cho việc gọi cảnh sát, là điều không hợp tình hợp lý. Nhất là sự không hợp tình, hợp lý này còn được chứng minh nhiều lần qua Thư Ngỏ của ông Việt và bản Tường Trình của cô Nga, tôi xin nêu trong phần thứ ba dưới đây.
Thứ ba, trong bản Tường Trình, cô Nga viết: “Ngày thứ Sáu 14 tháng 6 năm 2002, lúc 11.15 giờ sáng, tôi đang bắt đầu phiên họp với ba vị người Việt và một giáo sư người Úc từ ở trường South Bank thì ông Lím mặc quần áo giống kiểu quân đội, đeo bi đong nước, đầu trần, và ông An mặc áo khoác mùa đông thường. Họ xuất hiện đột ngột từ ở cổng của trụ sở cộng đồng. Hai người đi thẳng lại cột để treo cờ trước sân trụ sở và bắt đầu tháo giây treo cờ, ông An đứng tại cột cờ, ông Lím đi thẳng vào văn phòng cộng đồng. Tôi vẫn đứng tại phòng phía trong nơi nhóm người đang họp, mọi người đều đứng lên nhìn ra đến khi ông Lím bước vào cửa văn phòng.”
Qua đoạn tường thuật trên, qúy độc giả đều thấy có mấy điểm quan trọng. Một, trong VPCĐ lúc đó có 4 người: cô Nga, 3 vị người Việt và 1 giáo sư người Úc. Hai, cô Nga đã quan sát một cách bình tĩnh và mô tả một cách tỉ mỉ các diễn tiến từ khi ông Lím "đột ngột"(") xuất hiện ngoài cổng cho đến khi ông bước vô VPCĐ. Ba, suốt thời gian từ khi ông Lím và ông An xuất hiện cho đến khi ông Lím bước vào cửa văn phòng, cô Nga “vẫn đứng tại phòng phía trong nơi nhóm người đang họp”. Bốn, cho tới khi ông Lím bước vô văn phòng, “mọi người đều đứng lên nhìn ra”. Như vậy, qua 4 điểm trên ta thấy, bầu không khí tò mò bao trùm mọi người, chứ không hề có sự sợ hãi ở đây. Điều quan trọng nữa phải đề cập đến ở đây là bản Tường Trình của cô Nga do ông Việt gửi đến cho các báo chí trong đó có SGT cho thấy, cô Nga đã viết bản Tường Trình vào ngày 14/6/02, tức là đúng vào ngày xảy những biến cố. Tôi không biết, cô Nga viết bản Tường vào lúc mấy giờ ngày hôm đó, nhưng chắc chắn, cô Nga không hề viết với một tâm trạng sợ hãi của một người vừa trải qua một sự "quấy phá cộng đồng, phá rối trật tự an ninh" tới độ phải gọi cảnh sát.
Thứ tư, về ngôn ngữ và hành động của ông Lím, tôi thấy qua bản Tường Trình của cô Nga, của cảnh sát, cũng như Thư Ngỏ của ông Việt, không hề có dấu hiệu gì chứng tỏ, sự hiện diện của ông Lím tạo ra sự mất an ninh nghiêm trọng. Đồng ý ông Lím có to tiếng, có thách thức, nhưng sự to tiếng hay thách thức của ông Lím không hề làm cho cô Nga, một cựu trung úy trợ y từng tham chiến trong chiến tranh VN, phải sợ hãi. Đồng ý, ông Lím có những hành động đáng trách như “túm lấy hai lá cờ”, “quăng điện thoại xuống bàn”, “đưa máy hình chụp hình” cô Nga và những người hiện diện, nhưng những hành động đó không hề tạo nên tình trạng mất an ninh để rồi phải gọi cảnh sát tái lập trật tự như ông Việt biện minh.
Đọc đến đây, một số người có thể không đồng ý với tôi, và cho rằng tôi không hề có mặt tại đó nên chỉ “ăn ốc nói mò”. Nhưng thưa qúy vị, cho dù không có mặt ở đó, nhưng những điều được tôi đưa ra trong bài viết này không phải lấy từ những lời đồn đại, thêu dệt, vô phương phối kiểm. Trái lại, tất cả đều được gạn lọc một cách khách quan và trung thực từ những tài liệu do ông Việt cung cấp như Thư Ngỏ của ông Việt, bản Tường Trình của cô Nga và thư của sĩ quan cảnh sát Jason Hartley. Tất cả đều được đăng trong SGT số này ở trang 42, 43 để qúy độc giả có thể dễ dàng kiểm chứng. Rõ ràng, sau khi đọc những bài viết đó, qúy độc giả phải đồng ý với tôi những điểm quan trọng sau.
Một, trước những hành động và ngôn ngữ của ông Lím, cô Nga đã không gọi điện thoại cho cảnh sát mà gọi điện thoại cho ông Việt. Nếu quả thực, tình trạng văn phòng buổi sáng hôm đó mất an ninh đến độ “phải gọi cảnh sát để tái lập an ninh trật tự” thì người đầu tiên cần gọi là cảnh sát chứ không thể là ông Việt; và số điện thoại dễ gọi nhất cũng là số của cảnh sát, chứ không phải là của ông Việt. Điểm quan trọng nữa qúy độc giả cũng nên nhớ là cô Nga đã từng là Trung úy trợ y, từng tham chiến trong chiến tranh VN. Thêm vào đó, trong bản Tường Trình, chính cô Nga xác nhận cô đã từng có ngót 10 năm kinh nghiệm làm việc cộng đồng. Với quá khứ và kinh nghiệm như vậy, cô Nga có dư khả năng lượng định tình hình để đi đến quyết định gọi cảnh sát hay không. Vì vậy, qúy độc giả chắc chắn không thể không ngạc nhiên đặt câu hỏi: Cô Nga, người hiện diện tại VPCĐ lúc đó, có đủ bình tĩnh làm chủ tình hình trước sự quát tháo của ông Lím, mà không cần phải gọi cảnh sát, thì tại sao, ông Việt ở một nơi xa lắc, lại thấy cần phải gọi cảnh sát để tái lập an ninh trật tự"
Hai, trong bản Tường Trình, cô Nga viết: Tôi thấy ông ấy làm dữ nên phải nói: “Nếu ông lấy hai lá cờ nầy ra khỏi cửa của văn phòng cộng đồng mà không hỏi ý Ban Chấp Hành thì buộc lòng tôi phải gọi cảnh sát”. Câu nói của cô Nga chứng tỏ, lúc đó cô Nga là người bình tĩnh, có khả năng và luôn luôn chủ động trong mọi tình huống. Đây chính là cá tính và thái độ đúng đắn của một nữ cựu Trung úy trợ y. Sau đó, khi ông Lím thách thức cô Nga gọi cảnh sát, cô Nga đã không gọi điện thoại cho cảnh sát mà gọi cho ông Việt. Tại sao vậy" Tại vì cô dư biết, không cần thiết phải gọi cảnh sát đối phó với một cựu quân nhân như ông Lím. Đây là lần thứ nhất cô gọi điện thoại cho ông Việt. Thấy vậy, ông Lím “liền bỏ hai lá cờ lại và đi ra tới cửa”. Điều này chứng tỏ cho cô Nga cũng như qúy độc giả thấy, ông Lím không phải là người đáng sợ. Bằng chứng sau đó, ông Việt yêu cầu cô Nga mời ông Lím vô để nói chuyện, cô Nga lập tức làm theo, và ông Lím cũng theo lời cô Nga mời, trở lại Văn Phòng để trò chuyện với ông Việt. Nếu ông Việt cho rằng ông Lím gây tình trạng mất an ninh tại VPCĐ, chắc chắc, ông Việt không bao giờ lại bảo cô Nga ra gọi ông Lím vô để nói chuyện phôn với ông. Và nếu cô Nga sợ ông Lím, thì cô đã không đi ra gọi ông Lím.
Ba, trong thời gian ông Lím “đi thẳng ra cột cờ, nói gì đó với ông An, ông An kéo cờ lên, ông Lím lấy máy chụp hình ra chụp cột cờ, chụp hình tất cả bên ngoài sân của trụ sở, rồi bước vào phòng họp chụp hình”, cô Nga và những người khác vẫn ở trong văn phòng cộng đồng. Nếu quả thực sự hiện diện của ông Lím khiến văn phòng mất an ninh đến độ phải gọi cảnh sát để tái lập trật tự như lời ông Việt, chắc chắn, cô Nga và những người khác đã phải hoảng hốt bỏ trốn khỏi văn phòng.
Bốn, trong bản Tường Trình, cô Nga viết: sau khi mang máy ảnh vô văn phòng cộng đồng chụp hình, “ông Lím và ông An ra xe đậu bên ngoài và đi. Tôi lại gọi điện thoại cho anh Việt biết chuyện đó”. Trong Thư Ngỏ, ông Việt cũng cho biết: khi cô Nga gọi điện thoại nói về hành động chụp hình của ông Lím, thì ông Việt mới quyết định: “Đến đây thì tôi không còn biện pháp nào khác hơn là phải liên lạc với ông Jason Hartley – Chỉ huy Trưởng Đội Đặc Nhiện Á Châu của Sở Cảnh Sát Queensland – để nhờ Cảnh Sát đến vãn hồi trật tự cho Văn Phòng Cộng Đồng và bảo vệ an ninh cho nhân viên làm việc cùng đồng hương đang có măït tại đó”.
Qua phần dẫn chứng trên, chúng tôi có một thắc mắc, không hiểu khi gọi điện thoại cho ông Việt lần này, cô Nga có cho ông Việt biết, ông Lím và ông An đã đi khỏi VPCĐ rồi hay không" Tôi tin là cô Nga không thể quên một chi tiết quan trọng như vậy, nhất là qua việc mô tả tỉ mỉ từng hành động của ông Lím, từng thái độ của những người hiện diện, cô Nga đã chứng tỏ là người rất bình tĩnh đến phút chót. Hơn nữa, với kiến thức của một cựu Trung úy trợ y, cô Nga không thể quên chi tiết quan trọng này. Nếu trước đó, cô đã không muốn gọi điện thoại cho cảnh sát để làm phiền cảnh sát vì một chuyện không quan trọng, thì sau khi ông Lím và ông An đi khỏi, cô lại càng thấy không cần phải gọi cảnh sát.
Vả lại, trong trường hợp cô Nga vì hoảng hốt, sợ hãi mà không nói ra việc ông Lím và ông An đã bỏ đi, thì tôi nghĩ ông Việt, một vị lãnh đạo CĐ lại đang ở xa, chắc chắn sẽ đủ bình tĩnh để hỏi về sự hiện diện của hai nhân vật mà ông Việt cho là "quấy phá CĐ" có còn tại VPCĐ hay không. Và nếu như vậy, qua cú điện thoại thứ nhất, khi biết ông Lím và ông An đang ở VPCĐ không đủ để ông Việt lo ngại phải gọi cảnh sát thì tại sao, khi 2 vị đó đã đi khỏi, ông Việt lại thấy phải “nhờ Cảnh Sát đến vãn hồi trật tự cho Văn Phòng Cộng Đồng và bảo vệ an ninh cho nhân viên làm việc cùng đồng hương đang có măït tại đó”"

HẠ QUỐC KỲ VNCH

Điểm then chốt khiến nhiều người không bằng lòng là lá quốc kỳ VNCH được ông Lím và ông An kéo lên trước VPCĐ bị hạ xuống. Mặc dù người trực tiếp hạ quốc kỳ là cảnh sát, nhưng chúng ta đều có lý để tin rằng, cảnh sát chỉ có thể làm việc đó theo yêu cầu của ông Việt, hoặc phải được sự chấp thuận của ông Việt.
Đông đảo mọi người đều đồng ý, việc ông Lím treo cờ tại VPCĐ khi không được BCH cộng đồng cho phép là việc làm sai. Nhưng sự sai trái này không ghê gớm đến độ phải hạ quốc kỳ. Đồng ý, lá quốc kỳ được đề cập đến ở đây là tài sản của ông Lím, nhưng chúng ta nên nhớ, quốc kỳ còn là một biểu tượng thiêng liêng được cả chục triệu người Việt tôn thờ, thì khi đã được treo lên tại kỳ đài thuộc CĐNVTD/QLD, dù là chưa được phép của BCH cũng như của ông Việt, việc ông Việt yêu cầu cảnh sát phải hạ xuống, hoặc chấp thuận cho cảnh sát hạ xuống, rõ ràng là việc làm không hợp tình hợp lý.
Ở đây, xin qúy vị không nên chụp mũ, hoặc có những suy diễn vô lý quanh việc làm của ông Việt. Vì theo tôi, mọi suy diễn, nếu không có bằng chứng thỏa đáng, đều dẫn đến sự hoang mang, phân hóa trong cộng đồng. Thái độ tốt nhất là bình tĩnh nhìn thẳng vào những dữ kiện thực tế, để phân tích. Có như vậy mới tránh được những suy diễn nặng phần cảm tính. Vì vậy, khi tôi cho rằng, việc cảnh sát hạ lá quốc kỳ là do lời yêu cầu, hoặc được sự chấp thuận của ông Việt là căn cứ vào những bằng cớ sau.
Thứ nhất, ông Lím là người Việt, thành viên của cộng đồng người Việt QLD. Lá quốc kỳ là biểu tượng của người Việt tự do trên toàn thế giới, do ông Lím mang tới treo tại kỳ đài trước cửa VPCĐ, một cơ sở thuộc quyền sở hữu của cộng đồng người Việt tại QLD. Như vậy, ngoại trừ việc ông Lím không xin phép BCH trước khi treo, sự hiện hữu của lá quốc kỳ trên kỳ đài được coi là hợp lý, đáng tôn trọng. Nhất là khi người treo nó lại là một cựu quân nhân, tuổi đã cao, từng bị thương trong chiến tranh VN, và thời điểm treo cờ lại cận kề 19-6, ngày kỷ niệm QLVNCH, thì qúy vị trong BCH và bản thân ông Việt nên có sự thông cảm, và giảm khinh cho hành động treo cờ không xin phép của ông Lím.

Thứ 2, trong bản Tường Trình của ông Huỳnh Bá Phụng, ông Lím đã tường thuật như sau: Sáng hôm sau tức thứ bảy 15/06/02, vào lúc 10 giờ 30 sáng, có hai cảnh sát viên mặc thường phục và cầm lá cờ đến nhà tôi theo lời thưa của ông chủ tịch CĐ về việc treo cờ của tôi hôm qua tại kỳ đài CĐ. Ông ta giới thiệu tên là Nathan Young (tên VN là Khoa) và người thứ hai là Jason Hartley (tên VN là Sơn). Tôi mời hai ông ngồi xuống “salon”, ông cảnh sát Khoa cho biết “Vì CĐ thưa ông nên hai anh em chúng tôi lại đây để gặp ông” và hỏi “Vì sao ông treo cờ VNCH tại trụ sở CĐ"” Tôi trả lời là “Vì tôi là một cựu sĩ quan QLVNCH, đã từng bị thương tích tại VN. Nay thấy sắp đến ngày Quân lực mà cột cờ cộng đồng thì bỏ trống nên tôi muốn treo cờ lên, có thế thôi!” Sau khi tôi trình bày xong thì họ còn khen tôi là “Có tinh thần đối với quốc gia”. Hai cảnh sát Úc cho biết thêm “Chúng tôi không hiểu tại sao ông chủ tịch cộng đồng VN lại thưa anh và yêu cầu chúng tôi hạ lá cờ vàng quốc gia của các anh xuống. Vì có lệnh cấp trên nên chúng tôi phải làm và chúng tôi xin trả lại anh lá cờ”. Tôi không nhận và nói “Ai kéo xuống thì người đó nhận trách nhiệm với CĐVN. Tôi chỉ nhận lá cờ nầy từ tay ông TH Việt chủ tịch cộng đồng mà thôi”.
Trên đây là một đoạn văn tường thuật vô cùng quan trọng, có sự hiện diện của 3 người, trong đó có 2 cảnh sát, mà một cảnh sát là ông Jason Hartley, người đã viết thư được ông Việt chuyển cho Sàigòn Times và được chúng tôi đăng tải trong số báo này ở trang 43.
Trong lá Thư Ngỏ của ông Việt, ở phần 4, “Những thiếu sót và sai lạc trong bài Tường Trình của Hội CQN/QLVNCH/QLD” ông Việt đã đề cập đến 4 thiếu sót mà ông Việt nghĩ là quan trọng, nhưng trong đó ông Việt không hề đề cập đến lời tường thuật trên của ông Lím. Vì vậy, tôi cho rằng lời tường thuật trên (với sự hiện diện của 3 người bao gồm cả 2 cảnh sát) là đáng tin cậy. Điều này chứng tỏ, ông Việt đã thưa ông Lím và yêu cầu cảnh sát hạ quốc kỳ VNCH.
Thứ ba, trong lá Thư Ngỏ, ông Việt viết nguyên văn: Tôi tiếp tục nói chuyện với chị Nga Haydon và khi chị ấy cho hay ông Lím và một người nữa đang kéo cờ lên ở kỳ đài ngoài cổng trụ sở, tôi đã CĂN DẶN CHỊ NGA RẤT KỸ rằng “Chị cứ để yên lá cờ ở đó. Chị đừng đụng đến dây kéo cờ hay ngay cả đến gần cột cờ cũng không nên”. Tôi còn dặn thêm rằng “Khi nào anh Cường (nhân viên xã hội thứ hai) đi họp về, chị cũng dặn anh ấy như thế giùm tôi”.
Đọc đoạn văn trên, có người cho rằng, ông Việt dặn như vậy là vì ông không muốn chị Nga hạ lá quốc kỳ do ông Lím kéo lên. Nhưng tôi không đồng ý, vì nếu muốn vậy, tại sao ông Việt không yêu cầu cảnh sát để nguyên lá quốc kỳ" Theo tôi nghĩ, qua nội dung những lời CĂN DẶN CHỊ NGA RẤT KỸ nêu trên đã chứng tỏ, ông Việt muốn duy trì sự hiện hữu của lá cờ và ngay cả dây kéo cờ cũng không cho chị Nga động vào, để ông gọi cảnh sát tới điều tra, lấy dấu tay và lấy là cờ làm bằng chứng. Rõ ràng, theo sự suy luận này, đoạn văn được ông Việt viết trở nên hợp tình và hợp lý hơn: “Khi chị ấy cho hay ông Lím và một người nữa đang kéo cờ lên ở kỳ đài ngoài cổng trụ sở, tôi đã CĂN DẶN CHỊ NGA RẤT KỸ rằng “Chị cứ để yên lá cờ ở đó. Chị đừng đụng đến dây kéo cờ hay ngay cả đến gần cột cờ cũng không nên”. Tôi còn dặn thêm rằng “Khi nào anh Cường (nhân viên xã hội thứ hai) đi họp về, chị cũng dặn anh ấy như thế giùm tôi”.
Và rõ ràng, cũng theo sự suy luận này, điều ngạc nhiên vô lý đề cập đến ở trên là tại sao ông Việt lại gọi cảnh sát tới VPCĐ cho dù ông Lím và ông An đã đi khỏi, trở nên hợp lý, và minh bạch. Thì ra ông Việt gọi cảnh sát đến là để thu thập bằng chứng do ông Lím để lại mà ông Việt đã CĂN DẶN CHỊ NGA RẤT KỸ, để yên lá cờ ở đó và đừng đụng đến dây kéo cờ! Như vậy là nằm trong kế hoạch ông Việt thưa ông Lím, với những bằng chứng mà ông Việt dặn dò cô Nga đừng đụng vào, kể cả lá cờ, dây cờ, thậm chí cả đến cột cờ, cô Nga cũng đừng đến gần. May mắn, qúy vị cảnh sát tại QLD đã nhận thấy việc làm của ông Lím là hành động yêu nước, đáng kính phục, nên đã nhanh chóng đến tận nhà ông Lím trao trả lá quốc kỳ.

NHỮNG ĐIỂM MÂU THUẪN CẦN ĐƯỢC SÁNG TỎ

Căn cứ vào bản Thông Báo của ông Việt cùng những tài liệu do ông Việt cung cấp, tôi nhận thấy có một số mâu thuẫn mong ông Việt làm sáng tỏ.

NHÂN CHỨNG CÓ MẶT: Trong Thư Ngỏ, ông Việt khẳng định: “Vì chị Nga Haydon là người duy nhất đã có mặt tại Trụ Sở Cộng Đồng từ đầu cho tới cuối, nên chị là một nhân chứng rất quan trọng. Do đó, tôi đã đề nghị chị Nga viết một bản Tường Trình về sự kiện xảy ra”.
Nhưng thưa ông Việt, trong bản Tường Trình mà cô Nga viết theo lời yêu cầu của ông và được ông gửi cho tòa soạn SGT thì ngay khi ông Lím xuất hiện, cô Nga “đang bắt đầu phiên họp với ba vị người Việt và một giáo sư người Úc từ ở trường South Bank”. Bản Tường Trình của cô Nga cũng cho biết, cho đến phút cuối trước khi ra về, “ông Lím lấy máy chụp hình ra chụp cột cờ, chụp hình tất cả bên ngoài sân của trụ sở, rồi bước vào phòng họp chụp hình, bước vào phòng làm việc của tôi, đưa máy chụp hình thẳng vào mặt tôi, và chụp, sau đó chụp luôn cả mấy người đang họp với tôi”. Nếu bản Tường Trình của cô Nga là đáng tin cậy, thì qua những đoạn trên, qúy độc giả phải đồng ý, cô Nga không phải “là người duy nhất đã có mặt tại Trụ Sở Cộng Đồng từ đầu cho tới cuối” như ông Việt khẳng định, ngoại trừ từ “cuối” được ông Việt dùng để chỉ một thời điểm khác.
Nhưng cho dù từ “cuối” được ông Việt dùng để chỉ thời điểm khác, chắc chắn lời khai của 3 vị người Việt và một giáo sư người Úc là vô cùng quan trọng để trả lời 2 câu hỏi then chốt: Hành động và ngôn ngữ của ông Lím vào thời điểm đó có gây phá rối trị an tới mức ông Việt phải gọi cảnh sát hay không" Tại sao ông Việt lại quyết định gọi cảnh sát để “vãn hồi trật tự cho Văn Phòng Cộng Đồng và bảo vệ an ninh cho nhân viên làm việc cùng đồng hương đang có măït tại đó” sau khi ông Lím và ông An đã rời khỏi VPCĐ"

BẰNG CHỨNG: Trong bản Thông Báo đề ngày 15/6/02 gửi cho báo chí, ông Việt viết: “Trước hành động bất hợp pháp và có tính cách phá rối trị an nói trên của ông Huỳnh Văn Liếm, Ban Chấp Hành Cộng Đồng đã phải liên lạc với cảnh sát. Nhân viên công lực đã đến hiện trường để lập biên bản và giữ lá cờ do ông Liếm mang đến để làm bằng chứng. Nội vụ còn đang trong vòng điều tra của cảnh sát.”
Nhưng theo bản Tường Trình của cô Nga Haydon, thì hai cảnh sát “nói với tôi [tức cô Nga] họ sẽ lấy lá cờ của ông Lím tự ý mang lại trụ sở và sẽ đem trả cho ông ấy”. Tại sao lại có sự bất nhất như vậy" Nên nhớ, bản Tường Trình của cô Nga được ông Việt gửi cho SGT do cô Nga làm tại Darra ngày 14/6/02, tức đúng vào ngày xảy ra chuyện, và trước ngày ông Việt viết bản Thông Báo đề ngày 15/6, một ngày. Xin hỏi ông Việt, ông có đọc bản Tường Trình của cô Nga trước khi ông viết bản Thông Báo hay không" Nếu có, tại sao ngày 15/6, ông dám viết "Nhân viên công lực đã đến hiện trường để lập biên bản và giữ lá cờ do ông Liếm mang đến để làm bằng chứng" trong khi cô Nga lại viết trong bản Tường Trình 14/6 là cảnh sát đã cho cô biết, họ lấy lá cờ để trả cho ông Lím" Nếu không, xin hỏi ông, trong tư cách chủ tịch CĐ, viết một bản thông báo quan trọng như vậy, tại sao ông không đọc bản Tường Trình của cô Nga, người mà chính ông đã cho rằng là "một nhân chứng rất quan trọng" đối với những diễn biến mà ông đề cập trong bản Thông Báo"
Ngoài ra, trong lá thư của sĩ quan cảnh sát Jason Hartley được đăng trong số báo này, cũng tuyệt nhiên không có đoạn nào đề cập đến việc “lập biên bản và giữ lá cờ do ông Liếm mang đến để làm bằng chứng” như lời ông Việt viết trong bản Thông Báo. Thưa ông Việt tại sao vậy" Và tại sao, ông gửi bản Thông Báo đó cho báo chí, truyền thanh, cho các hội đoàn đoàn thể và nhiều người Việt tại QLD, nhưng ông lại không dịch bản Thông Báo đó ra tiếng Anh để gửi cho cảnh sát" Để nội vụ sáng tỏ, để cảnh sát cùng các giới chức Úc Việt liên hệ hiểu rõ nguyên ủy của vấn đề được ông Việt mệnh danh là "VPCĐ bị quấy phá" này, cùng lý do tại sao một số cơ quan ngôn luận, trong đó có Sàigòn Times lại đăng những bài viết bị một số người Úc hiểu lầm là "been mislead, been misinformed, been twisted around to suit the needs of some radicals within the community", chúng tôi yêu cầu ông Việt dịch ra tiếng Anh nguyên văn bản Thông Báo ông đã gửi cho báo chí Việt ngữ, và gửi bản Thông Báo đã dịch đó cho cảnh sát các cấp và những người Úc liên hệ.

VÒNG ĐIỀU TRA: Trong Thông Báo đề ngày 15/6, ông Việt viết “Nhân viên công lực đã đến hiện trường để lập biên bản và giữ lá cờ do ông Liếm mang đến để làm bằng chứng. Nội vụ còn đang trong vòng điều tra của cảnh sát.”
Nhưng theo lời trình bầy của ông Lím trong bản Tường Trình của ông Huỳnh Bá Phụng (SGT 27/6 tr.31) thì “Sáng hôm sau tức thứ bảy 15/06/02, vào lúc 10 giờ 30 sáng, có hai cảnh sát viên mặc thường phục và cầm lá cờ đến nhà” ông Lím và cho biết: “Chúng tôi không hiểu tại sao ông chủ tịch cộng đồng VN lại thưa anh và yêu cầu chúng tôi hạ lá cờ vàng quốc gia của các anh xuống. Vì có lệnh cấp trên nên chúng tôi phải làm và chúng tôi xin trả lại anh lá cờ”.
Như đã thưa ở trên, trong phần phản bác những thiếu sót trong bản Tường Trình của ông Phụng, ông Việt đưa ra 4 điểm, nhưng không có điểm nào phản bác lời trình bầy trên của ông Lím. Vì vậy, qua lời kể của ông Lím, chúng tôi tin tưởng, câu chuyện xảy ra tại VPCĐ vào lúc 11.15 sáng Thứ Sáu, 14/6, thì không đầy 24 tiếng đồng hồ sau, tức 10.30 sáng Thứ Bảy, 15/6, lá quốc kỳ mà ông Việt cho là “bằng chứng” đã được cảnh sát đến tận nhà ông Lím trao trả [nhưng ông Lím đã không nhận]. Vậy mà, cũng trong ngày hôm đó, ông Việt vẫn viết bản Thông Báo gửi cho báo chí, trong đó có đoạn: cảnh sát “giữ lá cờ do ông Lím mang đến để làm bằng chứng. Nội vụ còn đang trong vòng điều tra của cảnh sát.”
Nếu tin lời ông Việt ở đây, chúng ta sẽ ngạc nhiên, không ngờ trong lịch sử hình sự tại Úc lại có chuyện, không đầy 24 tiếng đồng hồ sau, cảnh sát mang “bằng chứng” của “sự phá rối trị an” đến tận nhà “hung thủ” trao trả, trong khi bên nguyên đơn [tức ông Việt] vẫn say sưa viết thông báo là cảnh sát “giữ lá cờ do ông Lím mang đến để làm bằng chứng. Nội vụ còn đang trong vòng điều tra của cảnh sát.”
Đọc đến đây, có thể có một số vị cho rằng, ông Việt đã viết bản Thông Báo vào sáng Thứ Bảy, 15/6, trước 10.30 giờ sáng, khi cảnh sát đến nhà ông Lím trả lá quốc kỳ. Nhưng rất tiếc, chính trong lá Thư Ngỏ của mình, ông Việt đã cho người đọc thấy, ông viết bản Thông Báo vào khuya 15/6 hoặc sau đó. Sau đây là bằng chứng do chính ông Việt đưa ra.

BẢN THÔNG BÁO: Trong lá Thư Ngỏ, ông Việt viết: “Đến tối hôm sau, thứ Bảy 15/6, chúng tôi được tin ông Huỳnh văn Lím đã được mời lên trình bày về câu chuyện trong buổi tiệc gây quỹ của Ủy Ban Xây Dựng Tượng Đài Úc Việt QLD. Một lần nữa tôi đã không có sự lựa chọn nào khác hơn là phải ra một Thông Báo để trình bày với đồng hương về sự kiện, từ cái nhìn của Cộng Đồng. Mục đích của Thông Báo là để tránh cho đồng hương những hoang mang và ngộ nhận.”
Qua đoạn văn trên, qúy độc giả thấy, ông Việt viết bản Thông Báo ít nhất nhiều tiếng đồng hồ sau khi cảnh sát đến nhà ông Lím trả quốc kỳ mà ông Việt không hề hay biết. Tại sao lại như vậy" Cảnh sát không thông báo cho ông Việt biết quyết định trao trả lá quốc kỳ cho ông Lím sao" Nên nhớ, ông Việt là chủ tịch BCH đồng thời trong trường hợp này, lại là nguyên đơn thưa ông Lím về tội "phá rối trị an", thì cảnh sát không thể không thông báo cho ông Việt biết những quyết định quan trọng như kể trên.

Một điểm quan trọng nữa: Ông Việt đã biện minh cho việc gửi bản Thông Báo "với những từ ngữ đầy ngộ nhận" là nhằm “tránh cho đồng hương những hoang mang và ngộ nhận” sau khi nghe ông Lím trình bầy nội vụ trong buổi tiệc gây qũy xây Tượng Đài Úc Việt QLD.
Nội dung bản Thông Báo của ông Việt có “tránh cho đồng hương những hoang mang và ngộ nhận” hay không, xin để qúy độc giả phán xét. Ở đây, tôi chỉ ngạc nhiên khi thấy ngày đề trên bản Thông Báo mà SGT và nhiều báo chí Việt ngữ nhận được là “Ngày 15 tháng 6 năm 2002” (nguyên văn cuối bản Thông Báo đã đăng ở SGT ngày 17/6, tr.31), trong khi việc ông Lím trình bầy nội vụ tại buổi tiệc gây qũy xây Tượng Đài QLD lại diễn ra vào tối Thứ Bảy 15/6 như chính ông Việt đã viết trong Thư Ngỏ được chúng tôi trích dẫn ở phần trên.

Căn cứ vào nội dung lá Thư Ngỏ và bản Thông Báo đều do ông Việt viết, qúy độc giả sẽ thấy có sự mâu thuẫn: nếu ông Việt viết bản Thông Báo đề “Ngày 15 tháng 6 năm 2002” trước khi ông Lím trình bầy nội vụ vào tối 15/6, thì lý do được ông Việt đưa ra “vì ông Lím trình bầy về câu chuyện nên ông Việt phải viết bản Thông Báo để tránh cho đồng hương những hoang mang và ngộ nhận” là không hợp lý. Nói cách khác, để hợp lý, ông Việt phải đề trong bản Thông Báo bất kể ngày nào miễn sao phải sau ngày 15/6/02.

PHẢN ỨNG CỦA ÔNG VIỆT

Nhìn vào những sự việc diễn ra tại QLD trong thời gian hơn nửa tháng qua, khách quan mà nói, nhiều người thừa nhận, lỗi lầm của ông Lím và ông An chỉ rất nhỏ, còn lỗi lầm của ông Việt thì gấp bội. Xưa nay, tôi không hề biết ông Lím và ông An, nhưng tôi phẫn nộ khi thấy qua chuyện này, hai ông bị oan uổng đủ điều, bị lãnh đủ thứ tội trạng...
Từng là cựu quân nhân QLVNCH, từng chiến đấu bảo vệ đất nước, từng hy sinh một phần thân thể của mình cho sự sống còn của dân tộc, nay tỵ nạn cộng sản ở đất nước tự do dân chủ, không ngờ chỉ vì có những hành động theo lòng yêu nước, treo một lá quốc kỳ nhân dịp kỷ niệm ngày QLVNCH cho dù chưa được phép, mà rồi bị choàng vào cổ đủ thứ tội, nào là "phá rối trị an", "quấy phá cộng đồng", "làm mất uy tín người Việt trong chính giới Úc", "khiến người Úc coi thường người Việt"...
Tôi đồng ý, ông Lím vô văn phòng CĐ có thể to tiếng, quát tháo, có thể thách thức người này người nọ; ông có thể đi đứng hùng hổ; ông có thể ra lệnh một hai;... Điều đó là sai, trái, và trong trường hợp nghiêm trọng, ông có thể bị cảnh sát câu lưu. Nhưng chúng ta, những người Việt tỵ nạn cộng sản, không thể không nghĩ đến những điều kiện có thể giảm khinh cho ông. Chúng ta đã quên mất, vì sự sống còn của đất nước, của dân tộc VN, nên quân trường và cả một guồng máy của quân đội VNCH đã cố gắng huấn luyện ông, đào tạo ông, bắt ông đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu, để ông trở thành một người lính xuất sắc, chiến đấu chống lại kẻ thù CS.
Bao nhiêu năm trong quân trường, mấy chục năm trong quân ngũ, chìm đắm trong bom rơi, đạn nổ, cùng tiếng gầm thét của hỏa pháo của máy bay, những người như ông phải hùng hổ, oai hùng, phải hét to nói lớn, phải quát tháo, ra lệnh, phải ngang tàng bất khuất, phải biết coi mạng sống của chính mình nhẹ như lông hồng, thì Miền Nam mới tồn tại, dân tộc mới hồi sinh, sự sống mới đâm chồi nảy lộc, tình yêu mới đơm bông kết trái dưới triệu triệu mái nhà, những gót chân son mới vịn lưng mẹ, lưng bà, men giường gỗ xe nôi đi ra cùng nhân loại...
Bây giờ, đến được đất nước tự do dân chủ này, chả còn ai phải sợ cộng sản. Chả còn ai bị CS đuổi phải hốt hoảng chạy dọc theo những đại lộ kinh hoàng đầy máu và nước mắt, nên chẳng còn ai thấy cần phải nhớ tới những giờ phút vui mừng khi thấy được bóng dáng người lính VNCH xuất hiện "đột ngột" ở một cánh rừng, một bến đò, hay một ngã ba đường... Vì vậy, họ dễ trở thành kẻ vô ơn quay lưng lại những người cựu quân nhân QLVNCH. Họ bày đặt chê bai những người lính là "võ biền" mà họ quên mất, nếu không có sự "võ biền" đó, đất nước VN đã rơi vào tay CS từ khi họ chưa mở mắt chào đời...
Khi tôi viết những dòng chữ này là lúc đồng hồ chỉ 6 giờ 25 sáng Thứ Hai. Tôi đã viết bài này một mạch không ngừng nghỉ sau khi đọc những bài viết mà ông Việt đã email cho tôi. Và tôi biết, nếu tôi còn sức, tôi sẽ còn viết cả ngàn dòng nữa cho hết sự phẫn nộ của tôi, vì tối qua, Chủ Nhật, qua một người bạn, tôi hay tin ông Lím đã đến dự phiên họp do BCH CĐNVTD/QLD tổ chức, nhưng ông đã phải bỏ về nửa chừng vì không chịu nổi những diễn tiến của phiên họp.
Ôi, nếu ông không vì cộng đồng, vì lòng yêu nước, vì yêu quốc kỳ, yêu màu quân phục thì ông đâu có khổ. Nước mất, nhà tan, đã khổ, nhưng chính những người thân yêu, những ruột thịt, những chiến hữu cùng một thời sát cánh, nay đột nhiên quay ra phù trợ những kẻ có quyền có thế, xúm vô chỉ chích, chê bai việc làm của ông, mới khiến ông đau đớn, xót xa, bi phẫn hơn những viên đạn thù...
Còn ông Việt, ông có thể là một người khoa bảng, có danh có địa vị. Ông có thể viết những lời bay bướm về quê hương, dân tộc, đất nước trong lá Thư Ngỏ, nhưng nhìn vào những việc làm của ông, tôi vẫn không đồng ý với ông vì những lý do sau.
Thứ nhất, việc một, hai thành viên lớn tuổi của cộng đồng từng là cựu quân nhân, từng bị thương trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc, từng vô VPCĐ, nay lại vô lần nữa để đòi treo quốc kỳ nhân dịp kỷ niệm ngày QLVNCH 19-6, thì cho dù những vị đó có to tiếng, hay không xin phép như ông Lím, thiết tưởng cũng không đến nỗi nghiêm trọng để ông Việt phải làm phiền tới cảnh sát.
Tôi có đem chuyện ông Lím kể cho một cô nhân viên xã hội ở Sydney nghe. Nghe xong, cô cười bảo, nếu gặp cô, cô sẽ vui vẻ nói: “Bác muốn treo cờ thì bác cứ treo. Nhưng bác không hỏi các chú trong BCH, cháu về cháu méc, bác ráng chịu à nghe!” Nghe cô ta nói, tôi phì cười. Nhưng nghĩ lại, tôi thấy như qúy vị đã thấy, nếu việc “quấy phá cộng đồng” của ông Lím là nghiêm trọng, thì cảnh sát đã đến tận nhà ông Lím để câu lưu ông, hoặc truy tố ông ra tòa. Trái lại, cả hai vị cảnh sát đã đến nhà ông Lím trò chuyện thân mật, ca ngợi lòng yêu nước của ông, thông cảm với việc ông làm, sẵn sàng trao trả lá quốc kỳ cho ông…. Tại sao hai vị cảnh sát người Úc lại có thể dễ dàng thông cảm và ái mộ việc làm của ông Lím, mà ông Việt, một vị chủ tịch BCH CĐNVTD/QLD lại cứ nhất định chụp vô đầu ông cái mũ "quấy phá cộng đồng" "phá rối trị an""
Thứ hai, cho dù ông Lím có đến quậy phá, gây mất an ninh đến độ cảnh sát phải bắt giam, truy tố ông, ông Việt cũng không nên yêu cầu, hoặc chấp thuận cho cảnh sát hạ quốc kỳ. Đồng ý, ông Việt có lý khi cho rằng “Ban Chấp Hành Cộng Đồng quan niệm là quốc kỳ VNCH là biểu tượng thiêng liêng cho quốc gia của người Việt tự do chúng ta, do đó, các lễ chào cờ đều cần phải được tổ chức trang nghiêm và long trọng”. Nhưng ông Việt cũng phải đồng ý, việc hạ kỳ cũng cần phải được tổ chức trang nghiêm và long trọng không kém. Cho dù việc thượng kỳ không được phép của ông và không được tổ chức trang nghiêm và long trọng vì hành động thiếu kỷ luật của ông Lím, nhưng điều đó đâu có thể biện minh cho việc ông chấp thuận hạ kỳ không trang nghiêm và long trọng"
Thứ ba, cho dù cả hai việc trên xảy ra, đáng lẽ ông Việt phải chân thành nhìn nhận những thiếu sót của mình, chứ đâu có thể vội vàng gửi một bản Thông Báo đầy những từ ngữ gây hoang mang, những suy diễn không hợp lý như vậy.
Thứ tư, điều đáng buồn hơn, sau khi 2 Hội Cựu Quân Nhân tại QLD lên tiếng không đồng ý với việc làm của ông Việt, ông Việt lại vội vàng làm những việc đáng lẽ không nên làm. Thay vì can đảm và chân thành nhìn nhận những thiếu sót của mình, nói một tiếng "xin lỗi", ông Việt lại tìm cách thổi phồng lỗi lầm của ông Lím qua bản Thông Báo Văn Phòng Cộng Đồng Bị Quấy Phá.
Thứ năm, khi 5 Gia Đình Cựu Quân Nhân ra thông báo bất hợp tác với 2 Hội Cựu Quân Nhân tại QLD, thay vì thuyết phục 5 Gia Đình CQN tạm thời ngưng công bố bản Thông Báo để duy trì sự đoàn kết trong anh em cựu quân nhân, tạo niềm tin trong bà con ở thời điểm đầy sóng gió và ngộ nhận hiện nay, ông Việt đã không làm. Trái lại, theo lời đáng tin cậy của một số vị trên QLD, chính ông Việt lại mang bản Thông Báo đó lên đài 4EB đọc một cách "dõng dạc và gằn giọng", cho dù xưa nay, việc đọc thông báo cộng đồng trên đài 4EB thường không phải là việc của ông Việt. Việc ông Việt trực tiếp đọc bản thông báo đã tạo thêm những ngộ nhận trong cộng đồng, và mọi người thêm nghi ngờ lòng thiện chí, sự hiểu biết, cùng khả năng lãnh đạo của ông Việt.

(Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.