Hợp đồng có quy định là sau thời gian 6 tháng, tôi không cần phải làm lại hợp đồng nếu muốn tiếp tục xử dụng căn flat này nhưng phải trả tiền mỗi tháng một lần. Trong trường hợp tôi muốn dọn đi hoặc người chủ muốn lấy lại căn flat này thì phải báo cho nhau biết trước một tháng.
Cho đến đầu tháng 4 năm 2001, vì có công chuyện phải rời khỏi nước Uùc, tôi đã trả trước cho chủ nhà 2 tháng tiền mướn. Khi trở lại Uùc, tôi mới biết được rằng ngân hàng đã lấy lại nhà của người chủ nhưng tôi không rõ vì lý do gì. Tuy ổ khóa của căn flat mà tôi thuê mướn vẫn còn nguyên vẹn, nhưng chốt để gắn ổ khóa vào đã bị cạy bỏ, và một ổ khóa khác lớn hơn đã được lắp đặt vàøo, vì thế tôi không thể nào mở cửa để vào bên trong hầu lấy lại các dụng cụ của tôi được. Nhìn vào cửa sổ tôi đã thấy một số đồ đạc của tôi đã bị lấy đi.
Sáng hôm sau, tôi quyết định cạy cửa hầu lấy lại toàn bộ các dụng cụ còn lại mà tôi đã để trong căn flat đó. Trong lúc loay hoay để cạy ổ khóa thì nhân viên của ngân hàng xuất hiện và yêu cầu tôi ngưng ngay việc làm bất hợp pháp đó, đồng thời yêu cầu tôi rời khỏi và không được trở lại căn nhà đó mà không có sự cho phép của ngân hàng. Tôi đã giải thích cho nhân viên này toàn bộ sự việc vừa nêu, nhưng ông ta cho biết là ông ta không thể giải quyết việc này được.
Xin LS cho biết là bằng cách nào tôi có thể lấy lại toàn bộ dụng cụ của tôi hiện đang bị kẹt trong căn granny flat đó.
Trả lời: Để có thể trả lời cho câu hỏi vừa nêu, chúng ta hãy cùng xét xem luật pháp đã quy định như thế nào về “tội xâm phạm đến các động sản [của người khác]” (trespass to chattels), và “tố quyền đòi lại quyền sở hữu” (detinue) [đọc là đe-ti-niu].
Trong vụ Moore kiện Lamberth County Court Registrar [1970]. Trong vụ đó, khi “nguyên đơn” (the plaintiff) không thể trả nổi số tiền mà tòa đã đưa ra trong phán quyết, tòa bèn đưa ra án lệnh để viên chức “thừa phát lại” (bailiff) tịch thu các hàng hóa của nguyên đơn đến mức tương đương với số tiền mà tòa buộc nguyên đơn phải trả. Tuy nhiên, giá trị hàng hóa mà viên chức “thừa phát lại” đã tịch thu của nguyên đơn nhiều hơn số tiền mà tòa đã đưa ra trong phán quyết.
Nguyên đơn bèn khiếu kiện và tòa đã xử rằng hành động đó của viên chức “thừa phát lại” đã cấu thành tội “xâm phạm vào hàng hóa, động sản [của người khác]” (trespass to goods, trespass to chettels); mặc dầu sau đó hàng hóa đã được trả lại cho nguyên đơn y nguyên, không có sự hư hao nào.
Trong vụ Hutchins kiện Maughan [1947], trong vụ đó, “bị đơn” (the defendant) đã đặt “mồi có tẩm thuốc độc” (poisonous baits) trên “mãnh đất không có hàng rào” (unfenced land) của nguyên đơn. Sau đó, con chó của “nguyên đơn” đã ăn phải mồi có tẩm thuốc độc này và bị chết. “Tối Cao Pháp Viện Victoria” (The Supreme Court of Victoria) xử rằng hành động của “bị đơn” không thể cấu thành tội “xâm phạm vào hàng hóa [con chó]” của “nguyên đơn” được.
Chánh Aùn Herring (Herring CJ) đã cho rằng vấn đề quan trọng được đặt ra ở đây là liệu sự thiệt hại đãxảy ra một cách trực tiếp và tức thì hay là do hậu quả về hành động động của “bị đơn”. . . không thể cho rằng sự thiệt hại mà “nguyên đơn” õ phải gánh chịu đã xẩy ra “ngay” sau hành động của “bị đơn” được. Sự thiệt hại này chỉ được xem là do “hậu quả”û chứ không phải do “hành động trực tiếp và tức thì” của “bị đơn” gây ra. Vì thế, hành động đặt mồi có tẩm thuốc độc của “bị đơn” không thể cấu thành tội “xâm phạm vào hàng hóa” của nguyên đơn được.
Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là liệu tòa có tin được điều đó hay không, vì một kẻ trộm khi cạy cửa nhà thường lấy đi toàn bộ các đồ đạc có giá trị, và thường không để lại bất cứ món hàng nào có thể di chuyển và bán được.
Riêng đối với “tố quyền đòi lại quyền sở hữu” (detinue) sẽ được khởi động khi hàng hóa bị giữ một cách trái phép và không chịu trả lại cho chủ nhân khi được yêu cầu. [Detinue còn có nghĩa là tội cầm giữ hàng hóa một cách trái phép mà không chịu trả lại cho chủ nhân khi được yêu cầu].
Vấn đề chính yếu liên hệ đến “tố quyền đòi lại quyền sở hũu” là việc không chịu hồi đáp lại những đòi hỏi của “nguyên đơn” khi đương sự yêu cầu trả lại hàng hóa cho đương sự như đã được xét xử trong vụ John F Goulding Pty Ltd kiện Victorian Railways Commissioners.
Trong vụ đó, “nguyên đơn” đã chuyển giao hàng hóa cho “bị đơn” để được vận chuyển bằng “hỏa xa” (xe lửa) đến một địa điểm quy định. Hàng hóa đã được vận chuyển một cách an toàn đến nơi quy định, nhưng các nhân viên làm việc cho “bị đơn” đã chuyển giao hàng hóa lộn cho những người mà “ nguyên đơn” không cho phép được nhận hàng. Sau đó “nguyên đơn” đã yêu cầu “bị đơn” chuyển giao lại hàng hóa cho đương sự, nhưng “ bị đơn” đã không thể thực hiện được điều đó.
“Đạo Luật về Hỏa Xa” (the Railways Act 1928 [Vic]) quy định rằng “tố quyền” (action) để chống lại “bị đơn” phải được khởi động trong thời gian 6 tháng tính từ ngày “bị đơn” phạm phải sự sai phạm. “Nguyên đơn” đã khởi động tố quyền để khiếu nại “bị đơn” sau hạn định này nếu tính từ ngày hàng hóa bị thất lạc, nhưng vẫn còn nằm trong hạn định 6 tháng nếu tính từ ngày “nguyên đơn” yêu cầu toàn bộ hàng hóa phải được giao trả lại cho đương sự.
“Tối Cao Pháp Viện Liên Bang” (the High Court) đãxử rằng tố quyền của “bị đơn” vẫn còn trong hạn định. Mặc dầu sự thất lạc hàng hóa “có thể hoặc không thể cấu thành tội sang đoạt đối với bị đơn” (might or might not have constituted conversion by the defedant), nhưng nguyên nhân chính yếu để có thể khởi động “tố quyền đòi lại quyền sở hữu” là “bị đơn” đã không thể trả lại hàng hóa cho “nguyên đơn” khi được yêu cầu.
Dựa vào các phán quyết vừa nêu, theo thiển ý của tôi, để có thể lấy lại toàn bộ các dụng cụ và tài sản của ông hiện đang bị kẹt trong căn granny flat đó, tôi đề nghị ông nên viết thư cho ngân hàng và giải thích tường tận cho họ biết toàn bộ các sự việc như ông đã nêu trong thư, nhớ đính kèm bản sao của hợp đồng mướn nhà.
Ông cũng nên báo cho họ biết rằng trong vòng 14 ngày nếu ngân hàng không tạo sự dễ dàng để ông di chuyển các đồ đạc đó của ông thì ông sẽ kiện họ về những tội danh vừa nêu.
Tôi đề nghị ông nên liên lạc gấp với LS của ông để được cố vấn và hướng dẫn tường tận hơn.