Xin luật sư cho biết ý kiến là đối với việc xuất nhập cảng của chúng tôi, giữa hai loại hợp đồng CIF và FOB chúng tôi nên chọn loại nào thì thuận tiện hơn.
Trả lời: Để độc giả tiện theo dõi tôi xin đề cập sơ về loại hợp đồng CIF trước khi trả lời câu hỏi mà ông đã nêu lên.
CIF là chữ viết tắt của "cost, insurance, freight" [hợp đồng bao gồm giá cả, bảo hiểm và cước phí chuyên chở]. Đây là loại hợp đồng mua bán "theo luật mậu dịch quốc tế" (international trade law). Theo hợp đồng này, giá cả mà người mua phải trả bao gồm giá cả hàng hóa, phí tổn bảo hiểm cùng tiền chuyên chở đến nơi quy định.
Không giống các loại hợp đồng quốc tế khác, hợp đồng CIF đòi hỏi người bán thực hiện "các nghĩa vụ của hợp đồng" (contractual obligations) của họ bằng cách chuyển giao toàn bộ giấy tờ liên hệ cho người muạ Việc này xảy ra rất lâu trước khi người mua nhận được hàng hóa mà mình đã đặt muạ Vì thế hợp đồng CIF thường được gọi là "hợp đồng tậu mãi các văn kiện liên hệ đến hàng hóa" (a contract for the sale of documents relating to goods), và người mua có nhiệm vụ trả toàn bộ giá cả khi nhận được các văn kiện nàỵ
Ngược lại FOB là chữ viết tắt của "free on board". Theo hợp đồng này, nếu một người muốn bán hàng hóa của mình, đương sự phải đưa hàng hóa lên tàu và phải trả toàn bộ phí tổn cho việc chuyển giao hàng hóa lên tàu đó. Sau khi hàng hóa đã được chuyển giao lên tàu, người mua phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với số hàng hóa đó. Nghĩa vụ của người bán hàng theo hợp đồng FOB là người bán phải trả toàn bộ phí tổn chuyên chở và bốc dở cho đến lúc hàng hóa mà đương sự muốn bán được chuyển giao lên tàụ
Vấn đề được đặt ra đối với loại hợp đồng FOB là vào thời điểm nào thì người mua phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với số hàng hóa mà đương sự đặt muạ
Theo loại hợp đồng CIF thì người mua phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hàng hóa khi các văn kiện mua bán được chuyển giao cho người mua, mặc dầu người mua có quyền từ chối nhận hàng nếu [sau khi kiểm tra] xét thấy rằng hàng hóa được chuyển giao không đúng theo tiểu chuẩn quy định trong hợp đồng.
Ngược lại, theo hợp đồng FOB, thời điểm chuyển giao hàng hóa để buộc người mua phải chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với hàng hóa là một vấn đề vẫn còn trong vòng tranh cãị
Sự tranh cãi này liên hệ đến 3 giai đoạn trong tiến trình bốc dở hàng hóa mà những nhà xuất nhập cảng cần phải thừa nhận. Ba giai đoạn này là: chuyển giao lên tàu ở bến cảng, sự chuyển giao hàng dọc theo mạn tàu [delivery alongside the vessel], và chuyển giao hàng lên thành tàu [delivery over the rail of the vessel].
Trong vụ Ninth Street East Ltd kiện Harrison (1968)(US), Tòa Án Lưu Động thuộc Connecticut [the Circuit Court of Connecticut] đã đưa ra phán quyết rằng "sự rủi ro và quyền sở hữu" [the risk and property] theo hợp đồng FOB được chuyển giao vào lúc hàng hóa được đưa lên tàu để chuyên chở. Thẩm Phán Levine cho rằng: Sự xử dụng từ FOB đã làm cho giá cả của hợp đồng không những chỉ bao gồm nghĩa vụ của bị đơn đối với việc trả tiền chuyên chở đến địa điểm bốc dở và tiền công bốc dở ... mà còn bao gồm trách nhiệm đối với sự rủi ro mất mát cho đến lúc hàng hóa được chuyển lên tàu ...
Tuy nhiên hiện nay tại Hoa Kỳ cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới đã đồng ý rằng: sự chuyển giao hàng hóa đến bến tàu có thể được xem là sự chuyền giao theo hợp đồng FOB nếu người mua đồng ý chấp nhận "hoá đơn nhận hàng để chuyên chở bằng tàu" [received for shipment bill] thay cho "hóa đơn vận chuyển" [bill of lading]. "Hóa đơn nhận hàng để chuyên chở bằng tàu" cũng giống "hóa đơn vận chuyển" vì cả hai đều là văn kiện về quyền sở hữu hàng hóạ Tuy nhiên chúng khác nhau ở chỗ là "hóa đơn nhận hàng để chuyên chở bằng tàu" có thể được ký xuất khi hàng hóa được chuyển giao cho chủ tàu tại bến tàu, vào thời điểm đó quyền sở hữu về hàng hóa được chuyển sang cho người muạ
Ngoại trừ trường hợp có sự thỏa thuận vừa nêu, bất cứ sự chuyển giao hàng hóa nào cho chủ tàu tại bến cảng hoặc trên cầu tàu đều không được xem như là sự chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa từ người bán sang người mua cho đến lúc chúng được chuyển lên tàụ
Việc chuyển giao hàng hóa dọc theo mạn tàu không thể cấu thành sự chuyển giao hàng hóa theo hợp đồng FOB không. Tuy nhiên, nếu hàng hóa được chuyển giao lên thành tàu, thì liệu việc chuyển giao này có được xem là hàng hóa đã được chuyển giao theo hợp đồng FOB không"
Trong cuốn "Các Viễn Ảnh Pháp lý về việc Bán Hàng theo lối Xuất Khẩu" [Legal Aspects of Export Sales], Schmitthoff đã viết: thành tàu [ship's rail] quyết định không những chỉ về phí tổn mà người mua hoặc người bán phải gánh chịu mà còn là điểm dùng để xét nghiệm về phương diện pháp lý trong việc thi hành hợp đồng, điều này có nghĩa là, sự chuyển quyền sở hữu, sự chuyển giao hàng hóa, chuyển giao trách nhiệm và sự rủi ro từ người bán sang người muạ Vì thế, thành tàu là ranh giới pháp lý giữa vùng đất của người bán và người muạ Hợp đồng FOB được thi hành tại bến cảng thuộc quốc gia của người bán nơi mà hàng hóa được đưa lên tàu để chuyển đến nơi mà người mua đã yêu cầụ
Thẩm Phán Devlin cho rằng thành tàu [ship's rail] là điểm cốt yếu trong việc bốc dở hàng hóa, việc bốc hàng là một tiến trình liên tục từ lúc tàu bỏ neo trục hàng hóa từ bến cảng cho đến lúc hàng hóa được đặt lên sàn tàụ Vì thế việc xét định vào thời điểm nào thì hàng hoá được bốc dở lên tàu là một điều vô cùng phức tạp.
Để tránh sự tranh tụng có thể xảy ra đối với việc kinh doanh xuất nhập cảng của ông trong tương lai, tôi đề nghị ông nên chuyển hàng theo hợp đồng CIF như đã được đề cập đến trong số báo trước đâỵ