WASHINGTON (Reuters) - Hoa Kỳ cảnh cáo CSVN hôm Thứ Sáu rằng kinh tế VN sẽ bị “bỏ lại phía sau” nếu Hà Nội không mau chóng hoàn tất thương ước gỡ bỏ các rào cản mậu dịch dựng lên bởi nhà cầm quyền CS.
Mỹ-Việt đã đạt đượng thương ước trên nguyên tắc hồi tháng 7.1999 sau 3 năm thương thuyết.
Nhưng CSVN sau đó lùi lại, không chịu ký thương ước, một bản văn dự kiến gỡ rào thuế quan trên hàng hóa và dịch vụ, bảo vệ tác quyền trí tuệ và cải tiến quan hệ đầu tư giữa 2 nước.
Các cuộc nói chuyện cấp cao dự kiến tiếp tục trong các tuần tới. Các viên chức Mỹ nói là Bộ Trưởng Ngoại Thương CSVN Vũ Khoan đã “bán chính thức” chấp nhận lời mời của Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ Charlene Barshefsky để tới họp ở Washington.
“Đặc biệt bây giờ Trung Quốc đã quyết tâm cải tổ thị trường, nếu VN không nhúc nhích, họ sẽ bị bỏ rơi phía sau,” theo Barshefsky nói với các phóng viên sau khi tham dự 1 buổi hội nghị kinh doanh. “Tuyệt đối không có lý do gì cho một nhà đầu tư nhìn vào khu vực này mà muốn vào VN - nếu VN không chịu mở rộng kinh tế - thay vì Trung Quốc.”
Các phân tích gia tin là CSVN không ký thương ước vì sợ mất quyền kiểm soát kinh tế, điều đi kèm với mở cửa thị trường. Sự trì trệ này làm nản lòng các nhà đầu tư quốc tế, đã quá nản với nền kinh tế khép kín của VN.
Nhưng các viên chức Mỹ nói là VN bây giờ chịu trở vào bàn họp, một phần bởi việc Hạ Viện Mỹ chấp thuận bản thương ước lịch sử với Trung Quốc. Bắc Kinh dự kiến sẽ gia nhập WTO cuối năm nay, teho Barshefsky.
Hôm Thứ Năm, Đại Sứ Mỹ tại VN Peterson nói với các vị dân cử rằng ông tiên đoán Barshefsky và Vũ Khoan sẽ họp vào giữa tháng 7, “và rằng thương ước sẽ ký” sau các buổi họp đó, theo lời Peterson.
Barshefsky thì dè dặt hơn. “Đây là Bộ Trưởng Ngoại Thương mới, và tôi không biết ông ta có thẩm quyền bao nhiêu. Dĩ nhiên, hy vọng của chúng tôi là hoàn tất thương ước trong cơ hội sớm naht, nhưng hiển nhiên là banh trong sân của VN bây giờ.”
Nếu thương ước được ký, vẫn còn phải chờ Quốc Hội Mỹ ưng thuận. Barshefsky cảnh cáo là thời gian không còn bao nhiêu nữa, vì các cuộc tranh cử và bầu cử tháng 11 làm ngắn đi các khóa họp.
Theo thương ước, VN phải hạ rào thuế quan và mở thị trường cho hàng hóa, dịch vụ và đầu tư Hoa Kỳ.
Bù lại, VN sẽ vào thị trường Mỹ với thuế quan thấp như hầu hết các nước đang hưởng. Xuất cảng VN sẽ hưởng lợi tức khắc, vì thuế quan bây giờ trung bình 40% sẽ cắt còn 3% lúc đó, theo Barshefsky.