Con người ai cũng có những bí mật, sống để bụng, chết mang theo. Người thường còn vậy, huống hồ những người lãnh đạo quốc gia có biết bao nhiêu là bí mật quốc tế, quốc gia. Lịch sử và hậu thế cần những kinh nghiệm ấy. Truyền thông đại chúng và dư luận phải tìm cách khai thông bằng tôn trọng cái khác nhau, dẹp bỏ những nhãn hiệu, chụp mũ, đổ tôi. Đừng để người lãnh đạo cô đơn.
VNCH 2 thời kỳ, có 3 vị lãnh đạo quốc gia; người đáng nói không được nói. Thứ nhứt TT Ngô đình Diệm bị bắn chết bất thần trong nhiệm kỳ. CS nói Oâng là địch thủ đáng gờm, suýt chút nữa làm tiêu tan mộng xâm lăng của họ. Quốc gia nói rất nhiều; sách báo khen chê đủ chuyện, nhưng sau cùng bình tĩnh lại, đánh giá Oâng là vị Tổng thống giỏi đầâu tiên của nền cộng hoà đầu tiên. Nhưng Oâng thì im lặng như nấm mồ vì đã chết. Người thứ hai là Cố Đại Tướng Dương văn Minh, hai lần lãnh đạo quốc gia, vừa nằm xuống trên đất Mỹ. Những tháng năm Oâng sống cùng gia đình người con gái, cung cách cáo phó, phát tang (miển phóng viên chụp hình và quay phim trong nhiều trường hợp) của gia đình chứng tỏ ý muốn trầm lặng, kín đáo, của người quá cố. Trầm lặng vì dư luận về Oâng quá nhiều. Nào thân Pháp, thân CS, nào hàng tướng, bao nhiêu nhãn hiệu gán cho Oâng. Oâng cô đơn chịu đưng một phần tư thế kỷ. Oâng chỉ giải thích lần đầu, không bao lâu trước khi chết, "cứu nước không được thì cứu dân." Và bây giờ Oâng không bao giờ nói nữa.
Người thứ 3 là TT Nguyễn văn Thiệu.Trong những tràng hoa chia buồn, có của Tướng Thiệu. Tướng Minh từng đối lập chánh trị với Tướng Thiệu. Nhưng tình đồng đội vẫn là tình đồng đội. Tình người vẫn là tình người. Dinh Hoa Lan, sĩ quan tùy viên, quân nhân tùy dịch cho Tướng Minh không thiếu một người trong thời TT Thiệu. Nói về người đối lập, Tướng Thiệu vẫn gọi Đại Tướng Minh. Nghĩa tử là nghĩa tận. Quan điểm, lập trường để hậu thế, lịch sử xét soi. Người sống kính trọng người chết là đạo làm người, là tình người và phi chánh trị. Như Tướng Minh, đường đi Mỹ của Tướng Thiệu quanh co mới tới đất lành chim đậũ. CS Hà nội đổ oan cho Oâng lấy 21 tấn vàng. Dư luận, truyền thông, và quân dân cán chính VNCH, chê khen, thương ghét đủ điều. Hai Phụ tá thân cận (Ô. Hưng và Ô. Ngân) viết về Oâng. TT Thiệu vẫn đánh chữ làm thinh. Oâng sống trầm lặng, kín đáo đến mức một người Mỹ láng giềng, hàng ngày nói "hello" với Oâng, từng nhận rượu Chistmas của Oâng nhiều năm vẫn không biết Oâng Việt Nam ở cạnh nhà là Tổng thống VNCH. Mãi đến khi ký giả một tạp chí lớn của Mỹ lĩnh kĩnh máy quay phim, thu âm trả lời người láng giềng là đi phỏng vấn TT Thiệu.
Suốt hai chế độ Cộng hoà, chắc không ai rành chuyện nước, chuyện dân hơn ba vị vừa kể. Nhưng trong gần 3 triệu người Việt hải ngoại, ít ai kín tiếng hơn ba vị này. Cho đến bây giờ, người ta không thấy hồi ký của TT Ngô đình Diệm, chưa nghe nói hồi ký của Tướng Dương văn Minh và cũng không có dấu chỉ nào TT Nguyễn văn Thiệu viết hồi ký. Cho đến bây giờ, người ta cũng ít thấy, ít được đọc, ít được nghe những viên chức chánh quyền, Hành, Lập, Tư pháp còn sống nói chuyện công khai, trong các cuộc tập họp hay trên truyền thông tiếng Việt. Thật là một mất mát lớn cho khoa sử học và cho những người lãnh đạo quốc gia hay cộng đồng tương lai.
Có người nói "mấy ông" tướng đó bây giờ bị mặc cảm thua trận, thất bại nên không dám xuất hiện. Cũng có người nói bây giờ đổi đời, người biết ít lại có quyền ăn, quyền nói, thôi để người ta nói. Thực sự sự im lặng mất mát đó một phần lớn là do một vài thứ bịnh của dư luận. Thứ 1 là bịnh không tôn trọng cái khác nhau trong niềm tương kính. Không cần khác chánh kiến, quan điểm lập trường, chỉ khác ý thôi là xem người đối thoại như kẻ thù. Thái độ đó làm người liêm sĩ không muốn nói chuyện. Thứ 2 là bịnh nhãn hiệu, gán cũ mới, thắng thua, thân chống, Cộng sản Quốc gia, giàu nghèo, HO, ODP, vượt biên. Nhãn hiệu là cha đẻ của kỳ thi và thành kiến. Bịnh thứ 3 là bịnh đổ tội cho người khác, tìm một con dê tế thần cho dư luận. Ba thứ bịnh ấy làm những người biết, đáng nói không muốn nói. Và người cần rút kinh nghiệm không có gì để so sánh. Trừ TT Diệm chết bất đắc kỳ tử, Tướng Minh, Tướng Thiệu do vị trí của 2 Oâng, là người biết Mỹ cũng như CS Hà nội rõ hơn ai hết. Nếu kinh nghiệm ấy được phổ biến sẽ lợi cho cuộc đấu tranh hiện tại và cho công cuộc xây dựng đất nước biết chừng nào.
Người có trách nhiệm với đệ tứ quyền, có trong tay đài phát thanh, báo chí, trang nhà chắc cũng đã thấy và nghĩ về điều ấy.
Trong khi đó, thực tiễn sự sống có tiếng nói của nó. Về phía Mỹ, lịch sử phủi lớp buị mở Phản chiến, tìm chân lý trong sự kiện Chiến tranh VN, và trả lại giá trị cho cuộc chiến vì tự do, dân chủ này. Quần chúng Mỹ mà trái tim là Quốc hội tôn vinh những người con ưu tú của Tô quốc đã xả thân ở VN để bảo vệ truyền thống lập quốc Mỹ. Tượng đài tri ân tử sĩ Chiến tranh VN dựng lên ở Thủ Đô và kế tiếp ở nhiều thành phố lớn. Chánh nghĩa của Chiến tranh VN hấp dẫn đến mức có một số người Mỹ giả danh là cưu chiến binh VN để làm vốn chánh trị như Oâng Tom Corey, Chủ tịch Hội Cưu Chiến binh Mỹ trong Chiến tranh VN co ù lần nói, " Chúng tôi gặp chuyện náy rất thường."
Trong cộng đồng VN, tâm trạng Mỹ hoá chạy theo một số chánh trị gia Mỹ khuyên để dĩ vãng ra sau, hướng về tương lai phía trước và mặc cảm “Mỹ mạnh muốn làm gì thì làm, người Việt thiểu số chả ăn thua gì,” số nguời ấy ngày càng ít. Trái lại tự hào về số năm tù CS càng không dấu diếm. Các buổi họp đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền càng đông. Niềm tin và hy vọng sẽ được về nước nhà thở không khí tư do vươn lên. Tuổi trẻ, thế hệ thứ 2, chưa được thế hệ thứ nhứt đang lãnh đạo cộng đồng, và truyền thông đầu tư chuyển tiếp. Lớp người nầy sử dụng sở trường hoà nhập nhịp nhàng vào dòng chánh chánh trị Mỹ, tạo khá nhiều thành tích khả quan. Và muốn hay không gánh nặng đất nước, cộng đồng những người thế hệ thứ nhứt tuổi đời đang mấp mé tử sinh cũng phải bàn giao lại cho lớp trẻ. Và lớp người tương lai của cộng đồng và dân tộc này cần những kinh nghiệm của người đáng nói mà chưa được nói, những quân dân, cán, chánh, lãnh đạo chánh quyền của hai thời VNCH. Bây giờ đã trễ, nhưng trễ còn hơn không. Và truyên thông đại chúng cần giúp để toàn đân được cùng chia xẻ.