Đại hội Đảng lần thứ 16 của Trung Cộng. Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân sau 13 năm vụ sinh viên đòi dân chủ bị đàn áp ở Thiên An Môn, ra sau hậu trường chánh trị để làm Thái Thượng Hoàng đểû phân vai, nhắc tuồng cho đào kép mới. Tân Tổng Bí Thư Hồ cẩm Đào người nhũn như con chi chi, luồn lọt qua được ải thanh trừng sư phụ Hồ Diệu Bang, lập công nhờ thẳng tay sát phạt và sát nhập vào Trung Công đất nước và nhân dân 100% theo Phật giáo ở Tây Tạng, được Đảng đem về nhân giống (cloning) CS 10 năm ở Bộ Chánh trị để lên sân khấu làm Hoàng đế Đỏ Trung Cộng. Chủ tịch Quốc Hội, Thủ Tướng Chánh phủ và hơn phân nửa trung ương ủy viên Đảng thuộc thế hệ lãnh đạo thứ ba của Đảng quá thất thập cỗ lai hi, nay đã đỏ bầm, cũng rời chính trường, nhượng quyền êm dịu cho thế hệ lãnh đạo thứ tư, nay cũng quá lục tuần nhưng còn đỏ tươi hơn để ca bài trẻ hoá lãnh đạo Đảng. Lớp người "ăn theo" những cán bộ Đảng có chức có quyền, làm giàu nhờ công cuộc chuyển sang kinh tế thị trường trở thành lớp tư bản đỏ, tư sản mại bản đỏ, được Đảng mở cửa cho vào để hà hơi tiếp sức cho một sinh vật quá già nua và thất bại sau khi Thiên đường CS Liên xô phá sản, đột quị ngay trên sân nhà của mình, là kinh tế. Cả ba hoạt cảnh bề ngoài nhiều tác dụng sân khấu ấy đều thực hiện trong Đại hội Đảng 16, dưới ánh đèn đỏ, một nhà thờ tiền chiến nổi danh VN mô tả rất gợi hình, gợi cảm, gợi âm, và hàm xúc, là "đỏ như màu máu thấm pha."
Thực vậy, đặc phái viên báo Pháp Le Monde tại Bắc Kinh cho biết cá nhân Ô Tổng Bí Thư Giang trạch Dân vừa mất chức Tổng Bí Thư Đảng ngày thứ Năm 14/11/02 thì ngày Thứ Sáu 15/11/02 đã được cử vào lãnh đạo Quân ủy Trung Ương, là cánh tay mặt của quyền bính chuyên chính vô sản. Rập khuôn Oâng Đặng tiểu Bình sau khi vào hậu trường làm Thái Thượng Hoàng cho đến chết. Ngoài ra trước đó, Oâng cũng chuẩn bị kỹ, cài người vào những điểm hiểm yếu của Đảng và Nhà Nước TC. Thường Vụ Bộ Bộ Chánh trị Đảng trước có 7 người nay thêm 2, là 9. Trong đó có 7 nhân vật từ số 1 đến số 7 là đệ tử do Ô. Giang đỡ đầu từ lâu. Hai Bí Thư Thành Uûy Bắc Kinh, sẽ lo Thế vận hội năm 2008 và Tân Bí Thư Thượng Hải cũng vào Bộ Chánh trị. Bí thư Tỉnh Uûy Xinjiang, người có công đàn áp công nhân đảng viên vùng kỹ nghệ bị sa thải vì giảm biên các quốc doanh lổ lả, và có công trong việc mạnh tay bẻ gảy phong trào các sắc tộc Hồi giáo ly khai cũng được vào Bộ Chánh trị. Bộ Chánh trị được tăng cường nhiều bàn tay đỏ máu.
Riêng Ô. Hô Cẩm Đào là một bộ mặt bí hiểm, chỉ mấy tháng gần đây mới được cả một guồng máy tuyên truyền của Đảng mở hết công suất đánh bóng Oâng như người "cấp tiến". Trước đó ít ai biết Oâng Đào vì Bộ Chánh trị đã nuôi Oâng trong ống nghiệm để chuẩn bị "đội ngũ kế thừa". Oâng Đào là con một người bán hợp tác xã trà, ở vùng Thượng hải. Thông minh, nhiều tham vọng, tốt nghiệp đại học bách khoa, ngành Thủy lợi, gia nhập Đảng 1965, làm cán bộ giảng dạy chánh trị thời giông bão cách mạng văn hoá, nhưng Oâng khéo léo không dính vào các vụ thanh trừng phe phái. Sự nghiệp chánh trị của Oâng bắt đầu nhờ sự đỡ đầu của một viên bí thư tỉnh ủy, Ô. Song Ping, năm 1981 gởi Oâng đi Bắc Kinh học trường Đảng trung ương. Nơi đây Ô. Đào gặp được người đỡ đầu thứ hai, nhân vật có quan điểm phóng khoáng, là Ô. Hồ diệu Bang. Oâng Hồ bất đồng ý kiến với Ô. Đặng tiểu Bình lúc bấy giờ là Thái thượng Hoàng, nắm Quân ủy Trung Ương, trong việc xua quân đàn áp sinh viên đòi dân chủ ở Quảng Trường Thiên An môn. Lúc bấy giờ Ô. Đào trở cờ chống lại lập trường dân chủ hoá của sư phu Hồ diệu Bang, thoát khỏi sự thanh trừng của Đảng, nhưng bị điều đi làm Bí Thư tỉnh ủy tại một vùng đồi núi Tây Nam, năm 1985. Sau đó Oâng Đào được điều đi làm Bí thư Đảng bộ Tây Tạng giữa lúc tình hình chống việc sát nhập vào TC của nhân dân Tây Tạng rất căng thẳng. Lợi dụng cái chết của Bang thiềng Lat ma năm 1989, Ô. Đào ban hành tình trạng quân luật. Ổn định được tình hình Tây Tạng, năm 1992, Oâng Đào được Đảng đưa vào Ban Thường vụ Bộ chính trị. Trong mười năm liền ông không một hành động. một lời mất lòng ai nên được Bộ này nhân giống ( cloning ), nuôi như nuôi một bào thai được trong ống nghiệm để trở thành một Hoàng đế CS của một đất nước đông dân nhứt hành tinh, của một Đảng độc tài toàn trị. Theo đánh giá của những theo dõi thâm cung bí sử của Trung Cộng, Ô. Đào không cấp tiến cũng không thủ cựu, nắng bề nào che bề nấy, biết uốn mình qua ngỏ hẹp để âm thầm đạt mục tiêu chánh trị của mình, là một tấm gương cố gắng vươn lên theo nguyên tắc danh bộ chế (nomenclaturat) truyền nối ngôi CS.
Còn việc đưa tư bản mới, tư sản mại bản mới giàu nhờ ăn theo cán bộ Đảng có chức, có quyền, là chuyện phải làm, và làm vì quyền lợi của Đảng. Theo qui luật kinh tế xã hội, hễ có kinh tế thị trường là có tích lũy tư bản, tư sản, có giai cấp trưởng giả. Giai cấp này phú quí thường đòi hỏi vươn lên trong chánh trị. Lật dổ vương quyền Pháp năm 1789, chánh yếu là do lớp người trưởng giả. TC thay vì để họ ở ngoài, khó kiểm soát nên đưa họ vào Đảng để kiểm soát chặt và để hà hơi tiếp sức cho Đảng quá già nua, cướp chánh quyền bằng võ trang thì giỏi, nhưng làm kinh tế là thua. Tuy nhiên từ hai năm nay Ô. Giang mỏi miệng kêu gọi, lớp người này tỏ ra lơ là, số người trưởng giả xin gia nhập rất ít. Họ thích kinh tế tự do để kiếm tiền, chớ không muốn vào Đảng và Nhà Nước gò bó tấm thân và mang tiếng với nhân dân vì Đảng đã bị tai tiếng tham nhũng và làm ăn dỡ. Hiện TC có 13 triệu 500 ngàn người thất nghiệp. Số thất nghiệp như vậy là quá cao so với con số khả chấp là 6%, sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia. TC khoe tỷ lệ phát triễn kinh tế là 8%. Phát triễn ấy không có lợi gì cho dân nghèo, chỉ làm giàu cho các cán bộ, có chức quyền, và tư bản đỏ, tư sản đỏ theo thôi.
Ba hoạt cảnh tôn vinh một tân tổng bí thư mới, trẻ hoá lãnh đạo Đảng, và đưa tư bản vào Đảng có tác dụng kịch ảnh nhiều hơn là ảnh hưởng chánh trị dân chủ. Tất cả đều CS, đều đỏ như màu máu thấm pha của nhân dân Trung Hoa. Cái nhân dân cần thay đổi TC chẳng hề đá động, trái lại củng cố tối đa quyền thống trị toàn diện của Đảng.
Thực vậy, đặc phái viên báo Pháp Le Monde tại Bắc Kinh cho biết cá nhân Ô Tổng Bí Thư Giang trạch Dân vừa mất chức Tổng Bí Thư Đảng ngày thứ Năm 14/11/02 thì ngày Thứ Sáu 15/11/02 đã được cử vào lãnh đạo Quân ủy Trung Ương, là cánh tay mặt của quyền bính chuyên chính vô sản. Rập khuôn Oâng Đặng tiểu Bình sau khi vào hậu trường làm Thái Thượng Hoàng cho đến chết. Ngoài ra trước đó, Oâng cũng chuẩn bị kỹ, cài người vào những điểm hiểm yếu của Đảng và Nhà Nước TC. Thường Vụ Bộ Bộ Chánh trị Đảng trước có 7 người nay thêm 2, là 9. Trong đó có 7 nhân vật từ số 1 đến số 7 là đệ tử do Ô. Giang đỡ đầu từ lâu. Hai Bí Thư Thành Uûy Bắc Kinh, sẽ lo Thế vận hội năm 2008 và Tân Bí Thư Thượng Hải cũng vào Bộ Chánh trị. Bí thư Tỉnh Uûy Xinjiang, người có công đàn áp công nhân đảng viên vùng kỹ nghệ bị sa thải vì giảm biên các quốc doanh lổ lả, và có công trong việc mạnh tay bẻ gảy phong trào các sắc tộc Hồi giáo ly khai cũng được vào Bộ Chánh trị. Bộ Chánh trị được tăng cường nhiều bàn tay đỏ máu.
Riêng Ô. Hô Cẩm Đào là một bộ mặt bí hiểm, chỉ mấy tháng gần đây mới được cả một guồng máy tuyên truyền của Đảng mở hết công suất đánh bóng Oâng như người "cấp tiến". Trước đó ít ai biết Oâng Đào vì Bộ Chánh trị đã nuôi Oâng trong ống nghiệm để chuẩn bị "đội ngũ kế thừa". Oâng Đào là con một người bán hợp tác xã trà, ở vùng Thượng hải. Thông minh, nhiều tham vọng, tốt nghiệp đại học bách khoa, ngành Thủy lợi, gia nhập Đảng 1965, làm cán bộ giảng dạy chánh trị thời giông bão cách mạng văn hoá, nhưng Oâng khéo léo không dính vào các vụ thanh trừng phe phái. Sự nghiệp chánh trị của Oâng bắt đầu nhờ sự đỡ đầu của một viên bí thư tỉnh ủy, Ô. Song Ping, năm 1981 gởi Oâng đi Bắc Kinh học trường Đảng trung ương. Nơi đây Ô. Đào gặp được người đỡ đầu thứ hai, nhân vật có quan điểm phóng khoáng, là Ô. Hồ diệu Bang. Oâng Hồ bất đồng ý kiến với Ô. Đặng tiểu Bình lúc bấy giờ là Thái thượng Hoàng, nắm Quân ủy Trung Ương, trong việc xua quân đàn áp sinh viên đòi dân chủ ở Quảng Trường Thiên An môn. Lúc bấy giờ Ô. Đào trở cờ chống lại lập trường dân chủ hoá của sư phu Hồ diệu Bang, thoát khỏi sự thanh trừng của Đảng, nhưng bị điều đi làm Bí Thư tỉnh ủy tại một vùng đồi núi Tây Nam, năm 1985. Sau đó Oâng Đào được điều đi làm Bí thư Đảng bộ Tây Tạng giữa lúc tình hình chống việc sát nhập vào TC của nhân dân Tây Tạng rất căng thẳng. Lợi dụng cái chết của Bang thiềng Lat ma năm 1989, Ô. Đào ban hành tình trạng quân luật. Ổn định được tình hình Tây Tạng, năm 1992, Oâng Đào được Đảng đưa vào Ban Thường vụ Bộ chính trị. Trong mười năm liền ông không một hành động. một lời mất lòng ai nên được Bộ này nhân giống ( cloning ), nuôi như nuôi một bào thai được trong ống nghiệm để trở thành một Hoàng đế CS của một đất nước đông dân nhứt hành tinh, của một Đảng độc tài toàn trị. Theo đánh giá của những theo dõi thâm cung bí sử của Trung Cộng, Ô. Đào không cấp tiến cũng không thủ cựu, nắng bề nào che bề nấy, biết uốn mình qua ngỏ hẹp để âm thầm đạt mục tiêu chánh trị của mình, là một tấm gương cố gắng vươn lên theo nguyên tắc danh bộ chế (nomenclaturat) truyền nối ngôi CS.
Còn việc đưa tư bản mới, tư sản mại bản mới giàu nhờ ăn theo cán bộ Đảng có chức, có quyền, là chuyện phải làm, và làm vì quyền lợi của Đảng. Theo qui luật kinh tế xã hội, hễ có kinh tế thị trường là có tích lũy tư bản, tư sản, có giai cấp trưởng giả. Giai cấp này phú quí thường đòi hỏi vươn lên trong chánh trị. Lật dổ vương quyền Pháp năm 1789, chánh yếu là do lớp người trưởng giả. TC thay vì để họ ở ngoài, khó kiểm soát nên đưa họ vào Đảng để kiểm soát chặt và để hà hơi tiếp sức cho Đảng quá già nua, cướp chánh quyền bằng võ trang thì giỏi, nhưng làm kinh tế là thua. Tuy nhiên từ hai năm nay Ô. Giang mỏi miệng kêu gọi, lớp người này tỏ ra lơ là, số người trưởng giả xin gia nhập rất ít. Họ thích kinh tế tự do để kiếm tiền, chớ không muốn vào Đảng và Nhà Nước gò bó tấm thân và mang tiếng với nhân dân vì Đảng đã bị tai tiếng tham nhũng và làm ăn dỡ. Hiện TC có 13 triệu 500 ngàn người thất nghiệp. Số thất nghiệp như vậy là quá cao so với con số khả chấp là 6%, sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia. TC khoe tỷ lệ phát triễn kinh tế là 8%. Phát triễn ấy không có lợi gì cho dân nghèo, chỉ làm giàu cho các cán bộ, có chức quyền, và tư bản đỏ, tư sản đỏ theo thôi.
Ba hoạt cảnh tôn vinh một tân tổng bí thư mới, trẻ hoá lãnh đạo Đảng, và đưa tư bản vào Đảng có tác dụng kịch ảnh nhiều hơn là ảnh hưởng chánh trị dân chủ. Tất cả đều CS, đều đỏ như màu máu thấm pha của nhân dân Trung Hoa. Cái nhân dân cần thay đổi TC chẳng hề đá động, trái lại củng cố tối đa quyền thống trị toàn diện của Đảng.
Gửi ý kiến của bạn