Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Chiếu khán (visa K-1) hôn thê là loại chiếu khán phi di dân đòi hỏi người hôn thê (hoặc hôn phu) phải làm giấy hôn thú với người bảo lãnh trong vòng 90 ngày sau khi nhập cảnh Hoa Kỳ . Vị hôn thê này chỉ có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi kết hôn chính thức về mặt pháp lý .
Điều gì sẽ xảy ra nếu người hôn thê (hoặc hôn phu) và người bảo lãnh không kết hôn chính thức vì người bảo lãnh qua đời, hoặc đôi "uyên ương" này không còn chấp nhận cùng đi trên con đường hôn nhân, hay người hôn thê gặp một ý trung nhân khác mà cô ta muốn kết hôn thay vì người bảo lãnh trước đó"
Nếu người hôn thê không, hay không thể, kết hôn với người bảo lãnh, họ phải phải rời Hoa Kỳ . Nếu cô ta kết hôn với người khác, dĩ nhiên không phải là người bảo lãnh, cô ta vẫn phải rời khỏi nước Mỹ, và chờ đợi ở bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, cho đến khi người bảo lãnh mới nộp đơn mới .
Luật di trú quy định rất rõ những trường hợp kể trên . Người ngoại quốc nhập cảnh theo diện hôn thê K-1 không thể xin gia hạn thời gia cư trú, hoặc thay đổi bất cứ diện chiếu khán phi di dân khác . Trong 90 ngày nhập cảnh, người ngoại quốc này phải kết hôn với người bảo lãnh có quốc tịch Hoa Kỳ, nếu không, họ phải trở về quê hương . Trên nguyên tắc, vị Giám đốc cơ quan di trú ở địa phương có thẩm quyền cho phép người hôn thê được ở lại Hoa Kỳ, nhưng hầu như chuyện này khó thể xảy ra .
Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu người hôn thê kết hôn nhưng không hòa hợp với chồng cô ta, hay bị ngược đãi bởi người chồng, và không thể có chữ ký của người chồng trên bộ đơn xin Thẻ Xanh của họ"
Người hôn thê có thể xin ly dị, kết hôn với người khác và có thể hội đủ yêu cầu xin Thẻ Xanh với hồ sơ bảo lãnh của người chồng mới không" Câu trả lời là "Không", vì người chồng mới không phải là người đã làm đơn bảo lãnh họ theo diện hôn thê . Nói cách khác, nếu người chồng bảo lãnh đầu tiên không muốn tiếp tục làm đơn xin Thẻ Xanh cho người vợ, sẽ không còn cách nào khác. Người vợ "dang dở" này sẽ phải rời khỏi Hoa Kỳ .
Dĩ nhiên, người chồng bảo lãnh sẽ không thể buộc người vợ rời khỏi nước Mỹ, mặc dù anh ta có thể liên lạc với cơ quan di trú và có thể quyết định làm một số hành động khác . Và, mặc dù người vợ có thể thuyết phục người chồng ký tên trên đơn xin Thẻ Xanh, để có thể được cấp Thẻ Xanh tạm hai năm và Thẻ Xanh chính thức có giá trị 10 năm sau đó, hai người này vẫn phải chứng minh hôn nhân của họ là thành thật, và họ đã và đang có những liên hệ vợ-chồng liên tục và trong sáng .
Đặc biệt đối với những trường hợp bị ngược đãi, người vợ, chồngï nên liên lạc với văn phòng di trú gần nhất để xin danh sách các tổ chức cộng đồng có thể giúp đỡ họ, mà không phải trả phí tổn nào. Tiếc thay, ngoại trừ những trường hợp này, có lẽ không còn cách hợp lệ nào để họ có thể ở lại Hoa Kỳ .
- Hỏi: Người bà con của tôi đến Mỹ với chiếu khán hôn thê. Người chồng tương lai của cô từ trần trong một tai nạn xe hơi trước khi họ có thể kết hôn . Người bà con của tôi đã có thai 8 tháng . Con của cô ta sẽ là công dân Hoa Kỳ . Trong trường hợp đặc biệt này, qúy vị có nghĩ rằng cơ quan di trú sẽ cho phép người bà con của tôi ở lại Hoa Kỳ không"
- Đáp: Mọi người đều đồng ý rằng đây là một trường hợp đau buồn, nhưng luật không cho phép cơ quan di trú phê chuẩn cho người bà con của bạn ở lại Hoa Kỳ, mặc dù con của cô ta sẽ là công dân Mỹ ngay từ lúc sinh ra . Nhưng cô ấy không có người bảo lãnh, có nghĩa là cô ấy không có diện hợp lệ trên đất Mỹ . Cô ấy sẽ phải chứng minh tình trạng "cực kỳ khó khăn", tuy nhiên cơ quan di trú sẽ không xem việc trở về Việt Nam là điều "cực kỳ khó khăn".
- Hỏi: Con trai tôi có hôn thê ở Việt Nam. Cô ấy có thai và sinh một cháu trai. Chẳng bao lâu sau đó, con trai tôi qua đời . Tôi biết rằng đứa bé hiện nay là công dân Hoa Kỳ và cháu có thể đến Mỹ. Nhưng mẹ của cháu có thể đi cùng với cháu không"
- Đáp: Trước hết, bạn phải có bằng chứng đứa bé là con ruột của con trai bạn . Điều này có thể đưa đến việc phải khai quật tử thi để thử nghiệm DNA . Nếu việc thử nghiệm DNA đúng, đứa bé có thể đến Hoa Kỳ như một công dân Mỹ . Tiếc thay, người mẹ không thể đến Hoa Kỳ được vì không có liên hệ hợp pháp với con trai của bạn.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106 .3FM . Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose, duy nhất tại (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp .com .
Chiếu khán (visa K-1) hôn thê là loại chiếu khán phi di dân đòi hỏi người hôn thê (hoặc hôn phu) phải làm giấy hôn thú với người bảo lãnh trong vòng 90 ngày sau khi nhập cảnh Hoa Kỳ . Vị hôn thê này chỉ có thể nộp đơn xin Thẻ Xanh sau khi kết hôn chính thức về mặt pháp lý .
Điều gì sẽ xảy ra nếu người hôn thê (hoặc hôn phu) và người bảo lãnh không kết hôn chính thức vì người bảo lãnh qua đời, hoặc đôi "uyên ương" này không còn chấp nhận cùng đi trên con đường hôn nhân, hay người hôn thê gặp một ý trung nhân khác mà cô ta muốn kết hôn thay vì người bảo lãnh trước đó"
Nếu người hôn thê không, hay không thể, kết hôn với người bảo lãnh, họ phải phải rời Hoa Kỳ . Nếu cô ta kết hôn với người khác, dĩ nhiên không phải là người bảo lãnh, cô ta vẫn phải rời khỏi nước Mỹ, và chờ đợi ở bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, cho đến khi người bảo lãnh mới nộp đơn mới .
Luật di trú quy định rất rõ những trường hợp kể trên . Người ngoại quốc nhập cảnh theo diện hôn thê K-1 không thể xin gia hạn thời gia cư trú, hoặc thay đổi bất cứ diện chiếu khán phi di dân khác . Trong 90 ngày nhập cảnh, người ngoại quốc này phải kết hôn với người bảo lãnh có quốc tịch Hoa Kỳ, nếu không, họ phải trở về quê hương . Trên nguyên tắc, vị Giám đốc cơ quan di trú ở địa phương có thẩm quyền cho phép người hôn thê được ở lại Hoa Kỳ, nhưng hầu như chuyện này khó thể xảy ra .
Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu người hôn thê kết hôn nhưng không hòa hợp với chồng cô ta, hay bị ngược đãi bởi người chồng, và không thể có chữ ký của người chồng trên bộ đơn xin Thẻ Xanh của họ"
Người hôn thê có thể xin ly dị, kết hôn với người khác và có thể hội đủ yêu cầu xin Thẻ Xanh với hồ sơ bảo lãnh của người chồng mới không" Câu trả lời là "Không", vì người chồng mới không phải là người đã làm đơn bảo lãnh họ theo diện hôn thê . Nói cách khác, nếu người chồng bảo lãnh đầu tiên không muốn tiếp tục làm đơn xin Thẻ Xanh cho người vợ, sẽ không còn cách nào khác. Người vợ "dang dở" này sẽ phải rời khỏi Hoa Kỳ .
Dĩ nhiên, người chồng bảo lãnh sẽ không thể buộc người vợ rời khỏi nước Mỹ, mặc dù anh ta có thể liên lạc với cơ quan di trú và có thể quyết định làm một số hành động khác . Và, mặc dù người vợ có thể thuyết phục người chồng ký tên trên đơn xin Thẻ Xanh, để có thể được cấp Thẻ Xanh tạm hai năm và Thẻ Xanh chính thức có giá trị 10 năm sau đó, hai người này vẫn phải chứng minh hôn nhân của họ là thành thật, và họ đã và đang có những liên hệ vợ-chồng liên tục và trong sáng .
Đặc biệt đối với những trường hợp bị ngược đãi, người vợ, chồngï nên liên lạc với văn phòng di trú gần nhất để xin danh sách các tổ chức cộng đồng có thể giúp đỡ họ, mà không phải trả phí tổn nào. Tiếc thay, ngoại trừ những trường hợp này, có lẽ không còn cách hợp lệ nào để họ có thể ở lại Hoa Kỳ .
- Hỏi: Người bà con của tôi đến Mỹ với chiếu khán hôn thê. Người chồng tương lai của cô từ trần trong một tai nạn xe hơi trước khi họ có thể kết hôn . Người bà con của tôi đã có thai 8 tháng . Con của cô ta sẽ là công dân Hoa Kỳ . Trong trường hợp đặc biệt này, qúy vị có nghĩ rằng cơ quan di trú sẽ cho phép người bà con của tôi ở lại Hoa Kỳ không"
- Đáp: Mọi người đều đồng ý rằng đây là một trường hợp đau buồn, nhưng luật không cho phép cơ quan di trú phê chuẩn cho người bà con của bạn ở lại Hoa Kỳ, mặc dù con của cô ta sẽ là công dân Mỹ ngay từ lúc sinh ra . Nhưng cô ấy không có người bảo lãnh, có nghĩa là cô ấy không có diện hợp lệ trên đất Mỹ . Cô ấy sẽ phải chứng minh tình trạng "cực kỳ khó khăn", tuy nhiên cơ quan di trú sẽ không xem việc trở về Việt Nam là điều "cực kỳ khó khăn".
- Hỏi: Con trai tôi có hôn thê ở Việt Nam. Cô ấy có thai và sinh một cháu trai. Chẳng bao lâu sau đó, con trai tôi qua đời . Tôi biết rằng đứa bé hiện nay là công dân Hoa Kỳ và cháu có thể đến Mỹ. Nhưng mẹ của cháu có thể đi cùng với cháu không"
- Đáp: Trước hết, bạn phải có bằng chứng đứa bé là con ruột của con trai bạn . Điều này có thể đưa đến việc phải khai quật tử thi để thử nghiệm DNA . Nếu việc thử nghiệm DNA đúng, đứa bé có thể đến Hoa Kỳ như một công dân Mỹ . Tiếc thay, người mẹ không thể đến Hoa Kỳ được vì không có liên hệ hợp pháp với con trai của bạn.
Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1110AM, 1430AM, 1500AM, và 106 .3FM . Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose, duy nhất tại (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: info@rmiodp .com .
Gửi ý kiến của bạn