Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Ukraine & Chiến Tranh Lạnh

03/01/200500:00:00(Xem: 4868)
Cuộc bầu cử ngày 21/11/2004 tại Ukraine và sự tranh chấp sau đó giữa hai ứng cử viên Yushchenko và Yanukovych không phải là sự tranh tụng về phiếu bầu bình thường như giữa hai ông George Bush và Al Gore trong cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ năm 2000. Cuộc tranh chấp kết quả bầu cử tại Ukraine có nguyên nhân sâu xa liên quan đến cuộc chiến tranh lạnh vừa tàn giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết (nay là Liên bang Nga).
Ukraine, một quốc gia rộng gần gấp đôi Việt Nam, dân số 48 triệu người là một quốc gia cổ xưa hình thành từ những thế kỷ trước công nguyên. Đến thế kỷ thứ 4 sau công nguyên người Slavic định cư vĩnh viễn và thành lập nước Ukraine đóng đô ở Kiev. Vào thế kỷ thứ 13 quân Mông cổ chiếm Ukraine và cai trị cho đến thế kỷ thứ 14. Người Lithuania thay thế quân Mông cổ từ thế kỷ thứ 14 cho đến thế kỷ thứ 16. Sau đó người Ba Lan thay người Lithuania. Và hai thế kỷ sau, Nga Hoàng chiếm Ukraine.
Năm 1917 thừa lúc chế độ Nga Hoàng suy tàn người Ukraine vùng dậy thành lập nước Cộng Hòa Ukraine và năm 1918 tuyên bố độc lập khỏi Nga Xô viết vừa thành hình. Năm sau Nga xô viết tái chiếm Ukraine, và năm 1922 công khai sát nhập phần phía đông Ukraine vào Liên bang Xô viết. Phần phía tây bắc do Ba Lan chiếm giữ từ năm 1919 cho đến năm 1939.
Năm 1939 Hitler (Đức quốc xã) đánh chiếm toàn bộ Ba Lan và phần đất Ukraine do Ba Lan cai trị mở đầu trận Thế giới đại chiến II. Năm 1941 Hitler tuyên chiến với Liên bang Xô viết và chiếm toàn bộ Ukraine cho đến năm 1944 Hồng quân Liên xô chiếm lại. Từ đó cho đến năm 1991 Ukraine mất căn cước và được thế giới xem là một phần đất của Nga. Đến năm 1991 khi Liên bang Xô viết sụp đổ, Ukraine tuyên bố độc lập với một chế độ dân chủ đa nguyên theo tổng thống chế cho đến hôm nay.
Ukraine nằm giữa Âu châu và Liên bang Nga, và có khả năng kinh tế, nên Ukraine được cả hai khối Tây phương và Liên bang Nga ve vãn. Hoa Kỳ muốn kéo Ukraine vào khối NATO, trong khi tổng thống Putin xem đó là một đe dọa không thể chấp nhận.
Liên bang Nga vẫn giữ được thế thượng phong trong 10 năm qua nhờ ông tổng thống Leonid Kuchma thân Nga. Và tây phương muốn dùng cuộc bầu cử tổng thống ngày 21/11/2004 bứng ông Kuchma để thay bằng một ông tổng thống thân Tây Phương. Người được chuẩn bị vai trò này là cựu thủ tướng Viktor Yushchenko. Phía thân Nga chuẩn bị cho đương kim thủ tướng Viktor Yanukovych thay thế ông Kuchma.
Ván cờ là như vậy. Và ông Yushchenko có thế thắng vì đa số (54%) người Ukraine thích Tây phương hơn. Nhưng nhóm Kuchma, Yanukovych dùng phương pháp cổ điển là tổ chức bầu cử gian lận. Những người này còn đi xa hơn là tìm cách dùng độc dược dioxine để giết ông Yushchenko hay làm cho ông không còn sinh lực trước cuộc bầu cử.
Mọi việc diễn tiến như một lớp tuồng chuẩn bị sẵn. Sau ngày bầu cử 21/11 Ủy ban bầu cử trong tay chính quyền tuyên bố ông Viktor Yanukovych thắng, nhưng thành phần ủng hộ ông Yushchenko xuống đường kêu gọi hủy bỏ cuộc bầu cử đó và bầu cử lại.
Trước áp lực của quần chúng ngày 27/11 quốc hội Ukraine tuyên bố không công nhận công bố của Ủy ban bầu cử là ông Yanukovych đã thắng và biểu quyết giải tán Ủy ban bầu cử. Sau đó ngày 1/12 quốc hội lại biểu quyết bất tín nhiệm chính phủ của ông Yanukovych và yêu cầu vị tổng thống sắp mãn nhiệm là ông Kuchma hãy chỉ định một tân thủ tướng để quốc hội phê chuẩn. Ông Kuchma không thi hành biểu quyết của quốc hội mà ông cho là bất hợp hiến. Ngày 3/12 Tối Cao pháp Viện Ukraine phán quyết tổ chức lại một cuộc bầu cử giữa hai ứng cử viên Yuschenko và Yanukovych vào ngày 26/12. Sau quyết định này của tòa án, quốc hội Ukraine còn tu chính một số điều khoản trong luật bầu cử để tránh tối đa trường hợp chính quyền lợi dụng gian lận như trong cuộc bầu cử ngày 21/11.

Ngày 26/12 cuộc bầu cử để chọn lựa giữa hai ông Yushchenko và Yanukovych đã diễn ra trong yên tĩnh dưới sự quan sát của 12.000 quan sát viên quốc tế. Tám mươi phần trăm cử tri đã đi bầu và kết quả ông Yushchenko chiếm gần 52% số phiếu so với gần 44% dành cho ông Yunakovych, một tỉ lệ cao mà ông Yunakovych khó lấy cớ gì để bác bỏ. Hơn nữa các quan sát viên nước ngoài đồng ý rằng tuy hai bên đều than phiền bên kia có dụng tâm gian lận phiếu, nhưng không có gì đáng kể để thay đổi sự chênh lệch 52/44 nói trên.
Tuy nhiên ông Yunakovych nói có gian lận một cách quy mô về phía ông Yushchenko và sẽ kiện ra tòa án. Ai cũng có thể đoán ông Yanukovych không hy vọng gì tòa án sẽ phán quyết có lợi cho ông. Việc kiện cáo chỉ là một cái cớ trì hoãn để thương thuyết một giải pháp chính trị bảo đảm quyền lợi của khối dân chúng Ukraine gốc Nga. Ông Yanukovych có thế để kỳ kèo vì khối dân chúng Ukraine gốc Nga tuy chỉ chiếm 20% (so với 70% người gốc Ukraine) sống ở phía đông là vùng giáp giới với Liên bang Nga giàu có hơn và nắm trong tay chiếc chìa khóa kinh tế của Ukraine. Nhóm thiểu số này không chấp nhận một chính quyền Ukraine tối hậu sẽ đưa Ukraine vào vòng tay của Tây phương và trở nên chống Nga, thí dụ như gia nhập khối NATO. Họ cho biết sẽ đấu tranh và nếu cần thì tách Ukraine ra làm hai nước, một ở phía tây thân tây phương và một ở phía đông thân Liên bang Nga. Bất hòa về sắc tộc đưa đến chia cắt từng xẩy ra ở Tiệp Khắc (1993) và Nam Tư (1992) trước đây. Nhưng chia cắt, nhất là chia cắt sau một cuộc bầu cử sóng gió là mầm mống chiến tranh và bất ổn nên Hoa Kỳ và Liên bang Nga đều tìm cách tránh. Và đó là điều kiện thuận lợi cho một giải pháp chính trị bảo đảm sự vẹn toàn lãnh thổ của Ukraine.
Thấy được nhu cầu ổn định này ông Yushchenko cho biết việc đầu tiên của ông sau khi xác nhận đắc cử là đi Mạc Tư Khoa thăm tổng thống Putin. Chuyến đi này là gì nếu không để cam kết Ukraine sẽ không tham gia khối NATO và trở thành một quốc gia kình chống với Liên bang Nga.
Thế giới rút được những kinh nghiệm gì từ cuộc bầu cử của Ukraine" Trước hết là sự lành mạnh của một chế dộ dân chủ đa nguyên trong đó người dân có quyền chọn người lãnh đạo quốc gia qua bầu cử tự do. Trên thực tế đảng cầm quyền nào cũng muốn gian lận qua bầu cử nếu có thể gian lận, nhưng dân chúng có quyền phản đối nếu sự gian lận quá lộ liễu và đảng cầm quyền không thể đàn áp bằng vũ lực. Cái may mắn của Ukraine là năm 1992 khi tuyên bố độc lập Ukraine đã có một bản Hiến pháp không chấp nhận một đảng nào nắm quyền cai trị mà không thông qua một cuộc bầu cử tự do.
Bài học thứ hai là cuộc chiến tranh lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên bang Xô viết cũ chưa tàn. Tây phương không nên dùng thế thượng phong của mình để chèn ép Liên bang Nga. Tức nước vỡ bờ. Cũng như người dân gốc Ukraine dù có phiếu áp đảo cũng phải thông cảm và bảo đảm quyền lợi của thiểu số người dân gốc Nga. Dân chủ cần được hiểu và áp dụng một cách mềm dẽo. Một nước Ukraine không chia cắt, không nằm trong khối NATO có lợi cho toàn thể nhân dân Ukraine và cho hòa bình thế giới.
Bài học chung là thế giới nhất nguyên cũng như quốc gia nhất nguyên không còn đất dung thân. Cần tương nhượng nhau để sống và cho người khác sống. Và đó là chìa khóa của một thế giới ổn định.
Trần Bình Nam
Jan. 1, 2005
http://www.vnet.org/tbn
BinhNam@sbcglobal.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.