Chuyện xích mích giữa hai cựu đồng chí Việt Nam - Bắc Hàn về vấn đề người tỵ nạn Triều Tiên gần đây làm nảy sinh một giả thuyết mới về sự xung đột quân sự giữa hai quốc gia không chung biên giới nàỵ Điều gì sẽ xảy ra nếu Bắc Hàn nổi giận phóng tên lửa tầm xa cảnh cáo hay đe dọa Việt Nam" Khi đó Hà Nội sẽ đối phó bằng cách nào" Trong trường hợp muốn phản công thì quân đội Việt Nam sẽ dùng đến kế sách hay phương tiện gì để đưa hoả lực đến nơi kẻ thù xa hàng ngàn cây số. Theo lý thuyết, nếu cuộc chiến kiểu mới này xảy ra, nó sẽ là tiền lệ cho một cuộc chiến phi chiến trường hay gọi khác đi là chiến tranh từ xa mà Việt Nam chưa có kinh nghiệm.
Khả năng chiến tranh phi chiến trường của Bắc Hàn đã quá rõ ràng. Tên lửa tầm xa của Bắc Hàn đã có thể bắn tới Hoa Kỳ cách bệ phóng hàng chục ngàn dặm Anh, vì thế khả năng bắn phá và huỷ diệt Việt nam từ nội địa của Bắc Hàn là rất lớn. Trong khi đó, trên thế giới, việc phòng thủ tên lửa hay phi đạn từ xa vẫn chưa thể thực hiện được, ngay cả Hoa Kỳ cũng đang nằm trong giai đoạn thử nghiệm. Vậy thì Việt Nam sẽ làm gì để chống đỡ những phi đạn "có mắt" qua hệ thống bệ phóng và chương trình điều khiển bằng điện toán tinh vi"
Với khả năng quân sự hiện tại, Việt Nam chỉ có thể "tránh" đạn chứ không thể "đỡ" đạn được. Vậy là Bắc Hàn sẽ đạt được mục tiêu chiến tranh từ xa của mình: đe dọa và phá huỷ. Chính vì không gặp nhau trên chiến trường nên công nghệ quân sự sẽ thắng thế thay vì yếu tố con ngườị Chẳng hạn như, tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ có khả năng bắn phá Việt Nam từ ngoài khơi đại dương trên những khu trục hạm hay tàu chiến tốc độ, có thể bắn từ vị trí nằm ngoài tầm ảnh hưởng của tên lửa phòng không của quân đội Việt Nam vốn thuộc công nghệ cũ của Nga. Với chiến thuật "tìm và diệt" từ xa, kẻ thù nào có trang bị hệ thống tên lửa tối tân như Bắc Hàn hay Hoa Kỳ sẽ thắng thế đối với Việt Nam, nếu họ chọn chiến tranh phi chiến trường để đạt mục đích quân sự và ngoại giao, thay vì phải giáp chiến để lật đổ chính quyền hay thiết lập chế độ cai trị mới như Hoa Kỳ đã làm từ những cuộc chiến trước. Bằng chứng cho sự thành công của chiến tranh huỷ diệt gần đây nhất là sự tàn phá sức mạnh quân sự và triệt tiêu lợi thế địa hình của quân đội Taliban ở Afghanistan và quân đội Iraq của hệ thống tên lửa đạn đạo tầm xa và tên lửa hành trình Tomahawk, cùng với bom áp nhiệt và các loại bom chuyên dụng khác dành cho địa hình địa vật đa dạng của chiến trường của quân đội Hoa Kỳ.
Trở lại giả thuyết Bắc Hàn bắn phá Việt Nam bằng tên lửa tầm xa, phía Việt Nam sẽ đối phó như thế nào" Trước tiên, phải nhấn mạnh là Việt Nam không có khả năng bắn trả từ trong nước do không có hệ thống tên lửa tối tân. Vậy chỉ còn khả năng tránh đạn. Tuy nhiên, mục đích của tên lửa tầm xa là phá huỷ những cơ sở quân sự, chính quyền hay ngay cả mục tiêu dân sự tương đối tĩnh, thay vì mục tiêu di động nên việc tránh đạn chỉ là vấn đề tránh thương vong mà thôi, còn các cơ sở mục tiêu thì chỉ biết đứng chờ đạn. Thí dụ như, nếu Hà Nội là mục tiêu tấn công của Bắc Hàn thì thành phố này sẽ thành một đống đổ nát trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Khi đó thương vong sẽ rất lớn, và nỗi kinh hoàng của dân chúng sẽ giống như cấp số nhân của sự cố 9/11 ở Mỹ. Sự bó tay của quân đội Việt Nam về khả năng bắn trả sẽ là viễn cảnh của sự thất trận sớm. Đó là chưa kể đến khả năng Bắc Hàn dùng bom hạt nhân để tiêu diệt hoàn toàn mục tiêu.
Về vấn đề phản công, trên lý thuyết, Việt Nam có thể dùng phi đội (không quân) hay hải đội (hải quân) để tấn công Bắc Hàn. Tuy nhiên sự thiếu vắng hàng không mẫu hạm hay tàu sân bay sẽ khiến cho phi đội Việt Nam khó thực hiện nhiệm vụ oanh tạc của mình do khoảng cách và vấn đề tiếp liệu sẽ ảnh hưởng đến việc cất và hạ cách của chiến đấu cơ, trừ khi Việt Nam có thể mượn căn cứ không quân của Hoa Lục gần Bắc Hàn. Tuy nhiên, khả năng có được sự hỗ trợ của Trung Quốc để tấn công Bắc Hàn gần như là con số không vì Trung Quốc sẽ không dại gì gây hấn với người láng giềng có trang bị vũ khí hạt nhân nàỵ
Bỏ qua khả năng dùng không quân để phản công, Việt Nam vẫn có thể dùng hải quân để tấn công Bắc Hàn. Trên thực tế, với lịch sử chiến công vốn khiêm tốn của Hải Quân Việt Nam, liệu hải đội này có thể hoàn thành sứ mạng viễn chinh ở xứ được trang bị những dàn tên lửa tối tân và có tầm hoả lực lớn " Cụ thể hơn là câu hỏi: liệu tàu chiến của Hải Quân Việt Nam có trang bị đầy đủ tên lửa tầm trung và xa để tấn công Bắc Hàn ngay trong vùng biển Triều Tiên. Và nếu như Bắc Hàn có trang bị một hải đội tân tiến với sự hỗ trợ của tàu ngầm thì khả năng tiếp cận bờ biển Triều Tiên rất mong manh. Từ đó có thể nói khả năng tấn công bằng hải quân của Việt nam cũng rất hạn chế.
Với viễn cảnh thất bại trong cuộc chiến từ xa nếu có xảy ra với Bắc Hàn, quân đội Việt Nam cần phải chuẩn bị những gì để đối phó với những kẻ thù có kỹ thuật quân sự tối tân và tư duy chiến lược hiện đại thông qua chiến tranh phi chiến trường hay chiến tranh huỷ diệt như trình bày ở trên" Mời độc giả tham gia bình luận!
Kỳ tới: Quân đội Việt Nam đối phó như thế nào trong cuộc chiến phi chiến trường"