Thưa, người Việt chúng tôi rất tôn trọng lòng hối hận của Cựu TNS Bob Kerrey trong lỗi lầm làm chết 13 thường dân trong một cuộc hành quân biệt kích ở Bến tre, lúc ông là một sĩ quan Người Nhái 25 tuổi, cách đây 32 năm. Từ thuở bé thơ, Người Mỹ đã được giáo dục thật thà là cách xử sự tốt nhứt (Honesty is the best policy). Làm tội thì chịu tội. Làm lỗi thì xin lỗi chớ sao!
Nhưng xin dành cho luật gia và nhà đạo đực học phán xét trường hợp của một sĩ quan hành quân đặc biệt. Lịnh thượng cấp và trường hợp bất khả kháng phải giết người để đơn vị không bị lộ và diệt có phải là lý do miễn giải trách nhiệm không.
Ít nhứt theo lẽ thường, khi bày tỏ lòng hối hận, lương tâm của TNS sẽ nhẹ đi. Nhưng chính trường đầy gió tanh mưa máu không đơn giản như vậy. Dường như TNS còn khổ tâm hơn, lương tâm càng cắn rứt hơn với nhiều những câu phỏng vấn, lời bình luận có hậu ý của một số người truyền thông Mỹ. Phải kể thêm lời tuyên bố yêu cầu biến lòng hối hận thành hành động hàn gắn vết thương chiến tranh - nói trắng ra là đòi hỏi giúp cho CS Hà nội - đầy thâm ý của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao VNCS.
Không ít người Mỹ lẫn Việt có cảm tưởng ai đó đang khơi lại cái gọi là "hội chứng VN" hay là mặc cảm tội lỗi, mặc cảm sai lầm của chánh quyền trong Chiến tranh VN, một cuộc chiến mà Phong trào Phản chiến và một số truyền thông đã cố ý biến hóa, phù phép thành vô nghĩa một cách thành công để Mỹ rút quân, phản bội Đồng Minh và sau cùng bức tử VN Cộng hoà. Giết lầm 13 người, trong đó cho là có đàn bà trẻ con vô tội, TNS Kerry hối hận (có bản tin ghi là 21 người). Còn giết hại cả một nước đồng minh, Việt Nam CH, ai hối hận"
Chiến tranh Việt Nam là chiến tranh nhân dân, ý thức hệ và nặng du kích chiến. Việc phân biệt địch bạn, vùng ai kiểm soát khó. Dân có thể tĩnh vi binh, động vi dân. Người Việt còn thấy khó, huống hồ Mỹ, không rành ngôn ngữ, cách sống, cách nghĩ của dân Việt, nhứt là dân nông thôn.
Hành quân của người Nhái là hành quân thuộc chương trình mật và riêng của Tòa Đại sứ My, thườn gtrên không dùng Air America, tren sông dùng tàu bán phản lực PBR. Tin tức hành quân do Mỹ thu thập, phối kiểm, giải đoán và sử dụng. Tiếng là chống khủng bo,á Counter Terror, nhưng thực chất là triệt tiêu cán bộ lãnh đạo Đảng CS. Địa bàn thường là trong vùng sâu. vùng xa, an toàn khu của địch. Tiểu khu Việt Nam CH chỉ được thông báo khu hành quân, tránh pháo kích lầm mà thôi. Lầm lẫn, lầm lỗi rất dễ xảy ra.
Thế nhưng quyền lợi phe đảng đã gián hay trực tiếp ma nớp cho truyềân thông Mỹ thổi phồng lời hối hận của TNS thành cơn bão lửa. Dù TNS nay đã mãn nhiệm rồi, cơn bão lửa truyên thông cũng làm Ông ăn không ngon, ngủ không yên, và biến con đường chánh trị của Ông thành tử lộ. Cơn bão lửa ấy cũng gây bàn tán xôn xao, gợi mối căm hờn khôn nguôi trong Cộng Đồng Người Việt vì xảy ra trùng hợp vào ngày Quốc Hận, ngày Việt Nam Cộng Hoà bị giết chết 26 năm trước đây.
Mỹ bỏ rơi Việt NamCH khi CS Hà nội được Nga tàu viện trợ. Việt NamCH chết là cái chắc. Đó là phản bạn, phản bội, giết chết đồng minh,không chối cãi vào đâu được.
Lầm lỗi của TNS Bob Kerrey cùng lắm làm chết mười mấy thường dân. Còn sựï phản bội của Mỹ là một phản bội cả một nước, cả một quân đội đồng đội, cả nhân dân Miền Nam. Phản bội đưa đến những hậu quả không thể hàn gắn được - chết rồi làm sao sống lại được. Trên triệu người quân dân cán chính bị tù đày khổ sai, trong đó trên 100.000 người chết. Hàng triệu người vượt đại dương bằng thuyền nan; trên một phần tư làm mồi cho cá giữa biển khơi hay cho hải tặc làm nhục. Và mấy chục triệu công dân Việt NamCH mất quê hương, bị tử vong chánh trị, dân sự ngay chính trên quê cha đất tổ của mình. Chưa nói đến 300.000 quân nhân và hàng triệu thường dân ở Miền Nam chết chóc hay thương tật trong cuộc chiến, điển hình là vụ CSï thảm sát ở Huế trong Tết Mậu thân, 1968.
Thiệt hại VNCH to lớn như thế đó. Nhưng một phần tư thế kỷ trôi qua, Mỹ chưa có một lời hối tiếc dù nhỏ nhẹ hơn của TNS Kerry. Trái lại một số truyền thông đại chúng và chánh quyền Mỹ cố ý và thường xuyên lên lớp người Việt hãy nhìn về phiá trước, hướng về tương lai, để quá khứ lại phía sau. Cứ mỗi lần người Việt nói lên nỗi thống khổ mà đất nước, nhân dân VN đang gánh chịu thường bị phê bình là quá nhiều cảm tính (too emotional ); tức là thiếu suy luận thuần lý.
Cái lý của Chánh quyền Clinton trong 8 năm qua là nhơn danh quyền lợi nước Mỹ - thực chất là quyền lợi của những nhà tài phiệt trong giao thương đi với kẻ cưu thù của Nước Mỹ. Cộng hòa lên. Việc phê chuẩn Thương ước có mòi trở ngại vì hành vi sự đàn áp tôn giáo và chà đạp nhân quyền của CS. Lời hối hận của TNS Bob Kerrey được khai thác tối đa thành chiến dịch khơi lại mặc cảm tội lỗi, sự dằn xé lương tâm Mỹ, dựng mồ vụ án Calley lên. Thâm ý chánh là triệt con đường chánh trị của vị chuẩn ứng viên Tổng thống. Thâm ý phụ là nhắc lại cái vô nghĩa của Chiến tranh VN, tái tạo mặc cảm tội lỗi của Mỹ, hy vọng lòng hối hận sẽ thúc đẩy việc hàn gắn vết thương chiến tranh cho Việt NamCS, cụ thể là phê chuẩn Thương ước, như phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CS đã mớm ý. Giết lầm mươi người, Cưu TNS Kerrey hối hận. Phản chiến và một số nhà truyền thông Mỹ giết chết cả một nước Việt NamCH, ai hối hận"