Hôm nay,  

Chuyện Vùng Quê Quan Họ: Giết Dân Để Cướp Đất

14/09/200500:00:00(Xem: 5856)

-1. Chỉ vì 6 triệu
Thôn Lãm Thanh (hay còn gọi là Lãm làng - xã Vân Dương - huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Nằm cách trục đường quốc lộ Hà Nội - Bắc Ninh khoảng 1km - một vùng đất quan họ hiền lành trù phú, cũng là nơi 9 đời vua nhà Lý đóng đô, một vùng huyền sử đẹp như mơ với những tên gợi nhớ, ăn sâu vào tiềm thức của bao người dân Việt từ chùa Phật Tích, núi Thiên Thai, sông Cầu, sông Thương, sông Nguyệt Như, suối hoa, suối Tương tư, đường Nguyên phi ỷ Lan, phố Lê văn Thịnh v.v Có lẽ chưa vùng quê Việt Nam nào lại ẩn chìm nhiều bóng dáng chùa chiền, đền phật, tín ngưỡng đến thế. Tổng cả tỉnh Hà Bắc cũ (gồm 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang cộng lại) có 241 xã thì có tới 239 ngôi chùa lớn nhỏ. Từ ngày nổ ra cuộc cách mạng tháng 8 đến nay, theo chính sách vô đạo, vô thần của Đảng Cộng sản, các chùa chiền bị đập phá không thương tiếc, tuy nhiên tập tính con người ở đây bao đời nay vẫn lặng lẽ, khiêm nhường, chìm trong điệu ca, câu hát... Trẻ em, người già, lớn bé gái trai thuộc vanh vách các làn điệu quan họ từ khi còn nằm trong nôi, khi chưa biết mặt chữ quốc ngữ. Mảnh đất từng đi vào câu thơ của các nhà thơ nhạc sĩ - một làn nắng cũng mang điệu dân ca... bỗng bị xáo trộn nặng nề kể từ ngày mở cửa 1986 đến nay. Để phát triển kinh tế, bao nhiêu nhà máy, xí nghiệp, công ty nước ngoài mọc lên, bà con phải lần lượt cắt đất hương hoả tổ tiên từ bao đời ông cha để lại với giá thoả thuận, đền bù của nhà nước ngang mức rẻ như cho. Hàng trăm hec ta mặt đường bị dạ dày của công cuộc hoá đất nước nuốt chửng. Chưa đủ sang những năm đầu tiên của thiên niên kỷ thứ hai này, cái lưỡi tham lam của nền kinh tế đô thị xã hội chủ nghĩa liếm nốt những phần đất khuất nẻo còn lại. Cả xã Vân Dương chỉ vẻn vẹn 7 km, cũng bị bán hết lần này lần khác, không nhà nào thoát cảnh mất đất một cách "hợp pháp". Những cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay rộng cả 88 ha như xứ đồng trung mẫu cũng bị nuốt chửng, bây giờ là cánh đồng của cả thôn Lãm Dương với diện tích nhỏ hơn cũng bị nhượng bán cho công ty Kinh Bác với giá bèo bọt đổ đầu 25 triệu 1 sào - 360 mét vuông. Điều trớ trêu đến phi lý là mỗi lần xuống một cấp thấp hơn, đồng tiền đền bù trên giấy tờ, quy định cũng thấp theo đến thảm hại. Cụ thể từ 65 triệu một sào mà lãnh đạo trung ương quy định, đến tỉnh chỉ còn 25 triệu, khi người dân được nhận chỉ còn 30% nghiã là chưa đầy 9 triệu/ sào.
Gia đình anh Đoàn Xuân Phúc và chị Nguyễn thị Trường có thửa ruộng 250 mét vuông, nếu theo giá đền bù của thôn là 6 triệu. Thế mà không hiểu sao chỉ với giá thảm hại như vậy anh chị cũng không được trả, với đủ thứ lý do, nào là đất ấy là đất ma, nghiã là không phải do hợp tác xã chia theo tiêu chuẩn phần trăm, hoa màu, mà là đất tự khai phá, cho dù gia đình anh Phúc có công khai khẩn từ năm 1992 đi nữa thì bây giờ hợp tác xã cần đến anh cũng phải trả lại, dù là chân núi hoặc ven đê ven suối cũng đều là của hợp tác xã hết... 14 năm trước hợp tác xã chưa cần sử dụng, anh chị muốn cấy lúa, trồng hoa màu... gì gì cũng được. Bây giờ là lúc hợp tác xã cần thu hồi lại để bán cho công ty Kinh Bắc theo yêu cầu của tỉnh... Lý sự, giằng co mãi, từ khi chính sách giá cả được đưa ra, đến sát ngày công ty Kinh Bắc vào cuộc, hàng trăm lần đi lại, hàng chục lá đơn, trình bày, rát cổ bỏng họng, cuối cùng gia đình anh chị cũng nhận được câu trả lời: Xã chỉ chấp nhận đền bù số hoa màu anh chị đang trồng trên mảnh đất đó, với giá ưu đãi là 2 triệu, còn đất của hợp tác xã phải trả về cho hợp tác xã.
Đau xót, uất ức, căm phẫn, anh Phúc cương quyết bảo vệ mảnh đất đã từng gắn bó nuôi sống gia đình mình suốt 14 năm trời nay. Chị Trường - người gầy guộc nhỏ thó, với vành khăn tang trắng trên đầu, cặp mắt nhoè nhoẹt nước, mặt bệch bạc như xác trôi sông- hình ảnh điển hình của người nông dân Việt Nam - Làm hùng hục như trâu húc mả, áo cơm không đủ ăn, ốm đau không dám đi bệnh viện khám chữa, bần thần kể lại: Khi cháu út còn ẵm ngửa, vợ chồng em đã phải tha lôi cháu trên lưng, hì hục khai phá, chặt phát các bụi gai, cỏ tranh, bỏ đi cả tảng đá lẫn trong đất rồi be bờ đắp đập cả mấy tháng mới thành thửa ruộng vuông vắn như hiện tai. Từ đó một năm hai vụ thêm thắt, nuôi sống gia đình, gồm anh chị và ba đứa con... Bây giờ cán bộ xã trở mặt, lấy đất lại không chịu trả tiền, cho dù với mức gía bèo bọt, như bố thí cũng không được. Số tiền ấy chị bảo: Tằn tiện lắm cũng không nuôi nổi gia đình em một năm, từ đầu năm 2006 trở đi chưa biết sẽ tính sao" Trong khi cháu lớn đã phải bỏ học để nhường cho hai em, đứa sắp tốt nghiệp phổ thông, đứa vừa vào lớp 9...
Ngày công ty xây dựng Đức Trọng đến san lấp mặt bằng. Anh chị cùng con cả là cháu Đoàn Xuân Hậu, túc trực bên cạnh, lăn xả vào giữ đất, một tấc không đi, một li chẳng rời, kiên quyết không cho bất cứ xe nào được đổ cát vào ruộng nhà mình. Hai công an xã và 4 cán bộ an ninh thôn được công ty thuê để bảo vệ công cuộc "lấn chiếm" ngoạn mục này đã trực tiếp đến gặp anh thương thuyết nhiều lần, lúc ôn hoà, khi nóng giận, vung cả dùi cui đe doạ, cả ba thành viên, kiên quyết giữ quan điểm lập trường của minh:
- Gia đình tôi không chống đối lại chủ trương của huyện, của tỉnh, của xã hay thôn. Chỉ vì chưa nhận được tiền đền bù nên không đồng ý cho đổ, đề nghị xã trả tiền cho chúng tôi như các gia đình có cùng diện tích khác, chúng tôi chỉ nhận đủ 6 triệu, không nhận 2 triệu.
Hết chuyến này rồi chuyến khác, từ 6 giờ sáng cho đến 7 giờ tối, hàng trăm xe bò ma tấp nập làm việc... Không khí sôi nổi hơn cả trên công trường thuỷ lợi thời kỳ hợp tác xã Nông nghiệp, đủ mọi đối tượng thành phần tham gia. Chỉ thiếu lá cờ đỏ bay phần phật cắm nơi đầu ruộng và tiếng trống ếch rộn ràng cổ động của cấc cháu thiếu nhi... Bù lại bóng công an, an ninh xã cầm dùi cui đi đi lại lại quát lác lạc giọng, bóng người dân trân trối nhìn mảnh ruộng của mình lần cuối cùng, trước khi trở thành trụ sở, xí nghiệp, của các công ty trung ương hoặc liên doanh với nước ngoài... Suốt ngày, hàng chục lần xe kamax do công an xã và an ninh thôn đưa vào đều bị vợ chồng anh cùng cháu trai phản đối đến cùng, phải hậm hực quay ra. 6 giờ chiều, không khí công trường có phần chững lại. Hầu hết các gia đình đã tản mát ra về, chỉ riêng anh chị cùng cháu Hậu vẫn còn nán lại để canh chừng. Tám giờ, trời tối mù mịt, xoè bàn tay không nhìn rõ ngón mình, cả cánh đồng không còn ai lai vãng, anh Phúc mới cho vợ con về nhà nghỉ, cháu Hậu nhanh chân chạy về trước, chị Trường rảo bước theo sau, anh Phúc - như có linh tính đặc biệt mách bảo, vừa đi vừa ngó nghiêng hiện trường lần cuối... bỗng tiếng động cơ ầm ì vọng lại, anh quyết định đứng lại xem cơ sự ra sao... Không một lời hỏi han thương thuyết, chiếc xe kamaz chở 24 tấn cát lù lù tiến về thửa ruộng của anh. Giữ nguyên thái độ ban ngày, anh bảo:
- Các người đi đi, dù có chết tôi cũng phải bảo vệ đến cùng.
Câu nói thường trực cửa miệng ban ngày của anh, không ngờ lại trở thành câu trăn trối định mệnh. Chiếc xe cát lặng lẽ quay đầu rồi lùi dần lùi dần vào sát mép thửa ruộng, tìm cách đổ... Không còn cách nào khác, anh nằm lăn xuống bờ ruộng để ngăn cản việc làm rồ dại của tên lái xe thuê... mà không hề nghĩ rằng bóng tối đã trở thành đồng minh của kẻ cướp, che giấu mọi việc làm tội lỗi trong đêm.
Tiếng hai công an xã cùng 4 cán bộ an ninh thôn cùng đồng tình cất lên:
- Nó không dám chết đâu, mày cứ đổ đi cho tao xem, định hành nhau đến bao giờ nữa" Mẹ kiếp...
Khi chị Trường nghe tiếng chồng kêu thét, quay lại thì tất cả đã muộn, anh nằm bẹp trên bờ ruộng, dưới bánh xe tải nặng 24 tấn. Tên Sự lái xe đã bỏ chạy, 4 an ninh thôn cùng 2 công an xã chỉ định doạ cho oai, không ngờ sự việc xảy ra nhanh như chớp, bảo nhau chuồn thẳng. Cả cánh đồng rộng vài chục ha, chỉ còn một mình chị Trường vật vã bên xác chồng. Lúc này thân hình gầy guộc của anh bị bánh xe tải đè lên trở nên bẹp rúm, mắt trợn ngược, ruột gan lòi ra ngoài ổ bụng, máu chảy lênh láng... Quá đau đớn, bấn loạn, chị không kêu thét thêm được tiếng nào, nằm vật bên cạnh xác anh chết ngất.
Nghe tiếng người kêu cứu, tiếng những bước chân chạy gấp gáp, hoảng loạn của lái xe cùng các cán bộ công an, bà con từ khắp làng đổ ra, chị Trường ngất lịm, được khiêng về nhà nhờ người xoa bóp đánh cảm, cháu Hậu lặn lộn khóc gào bên xác bố, cả làng quyết định không kéo xác anh ra khỏi lốp xe mà phải giữ nguyên hiện trường để chờ cán bộ xã, cùng lãnh đạo công ty Kinh Bắc, công ty Đức Trọng đến giải quyết... Không thể để anh chết một cách oan ức thế được. Người sống đống vàng, đất đã bị cướp trắng, mà tính mạng cũng không được buông tha...

2- Tức nước vỡ bờ:
Đêm hôm ấy cả thôn Lãm Thanh, Lãm Dư, Vân Dương cùng các thôn lân cận không ai ngủ, tất cả kéo ra đồng ngồi bên xác anh... nỗi uất ức đã lên đến tận đỉnh điểm, bà con bàn tán phương thức đấu tranh, quyết tâm đưa sự việc này ra ánh sáng. Tại sao ông Mai Thế Trực- bộ trưởng bộ môi trường và tài nguyên - lên vô tuyến giải thích các chế độ chính sách của Đảng, nhà nước thì rành rẽ, ngon lành thế, nào giá đền bù thoả đáng, nào quyền lợi của bà con được đảm bảo, nào Đảng có chủ trương mở lớp đầo tạo tay nghề biến nông dân thành công nhân, nào có chính sách giãn dân v.v và v.v đến khi thực hiện tất cả ngược lại. Giá đền bù từ miệng ông Trực xuống đến dân chỉ còn 1/8 lần... Dân tiếc của xót ruột không đồng ý nhượng lại thì hàng chục cán bộ công an kéo đến, trùm cảnh sợ hãi, lo âu xuống cả làng. Tất cả áo rằn ri, áo vàng, mặt sát khí đằng dằng, dùi cui dài 60 cm, xung quanh la liệt xe cứu thương, xe chở tù. Hàng trăm khoá số 8 đặt trong một chiếc hòm bằng thiếc trắng đặt trang trọng trên mặt bàn giữa làng. Hễ ai có ý kiến gì, thậm chí chỉ là sự buột miệng của người qua đường: Thật quá "phát xít" là cán bộ công an rượt theo, bắt không thương tiếc.
Tưởng "gái có công chồng chẳng phụ", khi Đảng, nhà nước cần đất thì dân nhường, rồi sẽ được nhà nước đền bù thoả đáng như đã hứa, ai ngờ cầm danh sách trong diện "được nhận đất trong khu vực giãn dân" trên tay rồi mới ngã ngửa người ra. Mảnh đất một chiều 4 mét, 1 chiều 18 mét, cả dài lẫn rộng vẻn vẹn 70 mét vuông, giá 150 triệu, đào đâu ra tiền để nhận, để mua" Cho dù có gom tiền của cả làng lại, bán hết đồ đạc của cả làng đi, cũng chỉ mua được 4, 5, miếng như vậy. Ngẩm ra, mất cả 60, 70 hec ta đất hoa màu của làng cũng chỉ đủ tiền mua lại 300 mét trong diện giãn dân thôi... Có khác nào bị lừa, bán bò đi tậu ễnh ương" Trong khi con cái được đưa vào công ty chỉ là muối bỏ bể. Cả làng 1000 người trong độ tuổi lao động, may ra có 2, 3 người được nhận vào, làm lao công, tạp dịch, bảo vệ hoặc sai vặt còn được, chứ làm công nhân chỉ tồn tại được dăm bảy tháng là bị đuổi thẳng cánh vì lý do "tác phong nông dân luộm thuộm quê mùa, không đáp ứng được tiến độ khẩn trương chính xác của công nghiệp". Thế là đã nghèo còn nhục vì miếng cơm chim trên thửa ruộng của nhà mình không những bị Đảng và lãnh đạo xã bày mưu cướp mất, còn mình cũng mang tiếng xấu vì đần, đụt, tay nghề không bảo đảm... Nếu không chịu nhả hết số tiền đền bù ra kê chỗ đứng cho bản thân... chỉ còn cách tay gậy, tay bị khắp nơi tung hoành.


9 h, 10 h rồi 12 giờ đêm, cán bộ đài truyền hình Bắc Ninh nghe tin dữ tìm về quay phim chụp ảnh, an ninh thôn và công an xã cũng đã quay trở lại hiện trường để đo đạc lập biên bản, phóng viên báo tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh có văn phòng đại diện tại Hà Nội cũng phóng xe trong đêm tìm về để chứng kiến, ghi chép... Song những người có trách nhiệm từ lãnh đạo xã, công an huyện, lãnh đạo hai công ty Đức Trọng, và Kinh Bắc không ai có mặt. Bà con bức xúc bảo nhau: Nếu từ giờ tới sáng, lãnh đạo hai công ty không đến thì cứ việc khiêng thẳng thi thể người chết sang tận cửa phòng làm việc của giám đốc mà đấu tranh. Bao nhiêu năm chịu đựng thế quá đủ rồi, con giun xéo mãi cũng phải quằn, huống hồ cả làng bị ăn hiếp, cướp trắng đất hết nơi này nơi khác trong suốt hai mươi năm trời như vậy, chịu sao thấu" Nỗi uất ức, xót ruột dồn nén, tích tụ mãi cũng phải đầy, cái chết của anh Phúc lần này chính là giọt nước làm tràn cả ly. 48 tuổi đầu (sinh 1958) vợ ốm đau quặt quẹo, động một tý là ngã, là ngất, là xây sẩm mặt mày, trăm tội không ngoài tội lao lực, ốm không có thuốc, chửa đẻ không đủ tiền bồi dưỡng... các con đều đi học, cả nhà chỉ mình anh là lao động chính, chẳng những cái ăn cái mặc mà tiền học của mấy đứa cũng đều trông cả vào anh, nay vô cớ anh bị đè chết, bốn mẹ con biết bấu víu vào đâu" Cho dù hai cô con gái có chịu cảnh thất học, ở nhà làm ruộng như anh cả thì ruộng đất cũng chẳng sẵn để làm.
Không thể để cái chết của anh Phúc trở thành vô nghiã, cũng như không thể để thân phận, tính mạng người dân như con sâu, cái kiến mãi được, mặt trời vừa ló rạng, bà con đã tề chỉnh xếp hàng để sẵn sàng đưa anh Phúc sang công ty Kinh Bắc. Nỗi đau quá độ đã xua tan mọi nỗi sợ hãi cố hữu... Cả làng hiểu rõ sức mạnh tập thể của mình kiên quyết đòi lại công lý cho mình, nếu không lấy lại được cả trăm héc ta đất đã rơi vào tay bọn cường hào ác bá cũng là một sự xì hơi, hả giận, bày tỏ tâm trạng thái độ. quyết liệt, chống đối... đúng tám giờ, mặt trời đã lên bằng con sào, giờ này chắc chắn cả hai giám đốc đều đã có mặt tại công ty, đã rõ mọi sự xảy ra trong đêm rồi. Sao vẫn không có động tĩnh gì" Cố tình tránh măt ư" Đã thế... cánh trai làng bảo nhau: Nếu người sống đã không tìm người chết thì đành phải làm ngược lại, đưa người chết đến chỗ người sống vậy... Cả mấy chục con người khoẻ mạnh, gan góc xúm lại quanh chiếc xe tải, người đẩy, người nâng, kéo xác anh ra khỏi bánh xe đưa lên xe xích lô chở đi... phía sau là hàng trăm con người đói rách, phẫn uất, tang thương, Tất cả kéo nhau đến khu vực công ty Kinh Bắc, cách hiện trường hơn 100 mét để thương thuyết chất vấn, đòi lại sự công bằng, chân lý. Cả nghìn con người, kẻ đứng, người ngồi la liệt, vạ vật, chật kín lối vào công ty, tràn ra cả các hành lang, ban công trong khuôn viên công ty... 1, tiếng, 2, tiếng, rồi 3 tiếng rồi 5 tiếng trôi qua, đã hết giờ làm việc buổi sáng mà toàn thể ban lãnh đạo cũng như nhân viên không ai dám ló mặt, có vẻ như tiếng dữ đã đồn xa, nên họ kịp mật báo cho nhau chạy trốn từ đêm rồi... Đã vậy, bà con quyết định chở thẳng xác anh Phúc lên Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh đấu tranh... Đành rằng nghĩa tử là nghĩa tận, nhưng dù phải tha lôi thi thể anh 5 ngày, 7 ngày mà đòi dược công lý còn hơn âm thầm vùi anh xuống lòng đất lạnh lẽo không một lời giải thích, một sự ràng buộc, liên đới... Đoàn người đi đến đâu được dân làng tiếp thêm sức mạnh đến đó, không chỉ riêng người của 7 thôn trực thuộc xã Vân Dương, mà cả xã Đại Phúc cách 5 km, nằm ngay trục đường quốc lộ Bắc Ninh - Phả Lại... cũng hăm hở đi theo. Đến địa bàn tỉnh số lượng người đã tăng gấp 5, 7 lần, suốt cả quãng đường dài 4, 5 km, hàng nghìn con người cúi đầu mặc liệm từ từ theo chiếc xe xích lô chở thi thể anh, gây ắc tách cả trục đường dài. Thấy lạ cả đám công an huyện đổ xô ra ngăn cản không cho đoàn người vượt qua cầu Ngà sang khu vực thị xã. Mặc kệ, sự bức xúc đã lên đến đỉnh điểm, vượt lên cả sự sợ hãi, mấy nghìn con người cùng xông lên, đánh lại công an, người khoẻ dùng quả đấm, đấm tới tấp, người yếu tụt guốc, dép đang đi dưới chân xông vào đánh gỡ, đánh hôi, coi như trả nỗi hận nô lệ khuất phục, nín nhịn bao năm. Cả đám công an, không ai thoát khỏi sự bùng nhùng vây hãm của đám đông, máu chảy tràn xuống mặt, vội bỏ chạy tháo thân, đoàn người thừa thắng xông lên. Vừa kịp chạm mép cầu, cả đoàn xe ô tô dài dặc cùng đám cảnh sát cơ động 113 và toàn thể đội săn bắt cướp của công an tỉnh rú còi lao tới, không phân biệt lớn bé già trẻ, cứ gậy gộc dùi cui, xích sắt, roi gân bò dội xuống. Cả dòng người chững lại, mắt hoa, mặt tím, toàn thân đau nhói, vội dạt ra, người la, kẻ thét, ầm ĩ cả khu vực thị xã, đúng 5 giờ chiều đoàn người biểu tình mới bị dập tắt, chiếc xích lô chở xác anh Phúc bị áp tải quay về làng, xúm quanh là cả trăm công an "đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi"... Chủ xe xích lô và hơn 20 chục con người bị coi là quá khích bị bắt, nhét chật cứng trên chiếc xe tù chở phạm nhân tiến về phía trại giam của tỉnh có tên là "trại ba huyện", vì đặt ở chân núi giáp ranh với ba huyện trong tỉnh.
7 giờ tối, dân làng Đại Phúc kiểm lại số người bị bắt và quyết định tập hợp lực lượng, gồm đông đủ bô lão, thanh niên và đại diện cho các gia đình có thân nhân bị bắt lên tận trại trạm giam của tỉnh đòi người.
Vốn biết rõ Đại phúc có truyền thống đấu tranh chống tiêu cực từ nhiều năm nay, hễ có bức xúc gì là cả làng cả tổng từ bà già 80 đến thanh niên 20 đều tìm đến khiếu kiện chất vấn chật cả công đường, khiến chủ tịch tỉnh, trưởng ban Thanh tra, cán bộ tiếp dân phải sợ hút hồn, chạy mất dép. Lần gần đây nhất, chỉ vì ông Bùi Ngọ- chủ tịch tỉnh ký giấy ra lệnh cưỡng chế đất của 16 hộ trong xã chưa được nhận tiền bồi thường, mà hơn 100 người kéo lên đòi bãi bỏ... cho đến khi đạt được nguyện vọng mới lui.. Lần này cũng vậy, cả trăm ông già bà cả thanh niên trai tráng vô cớ xông lên tận trại đòi thả người, quả là đáng ghi vào kỷ lục ghi net. Tuy nhiên... xét tình tiết vụ việc, chỉ là sự a dua, giữa đường gặp cảnh bất thường... đứng xem nên sau 2 tiếng đòi hỏi, tất cả số người của xã Đại Phúc đã được thả về, trong đó có 1 trường hợp bị thương nặng, do tai nạn giao thông phải bó bột, trên đường từ bệnh viện về nhà tò mò đứng lại, liền bị công an vung dùi cui đánh lòi cả xương cánh tay, bị tống lên xe tù, giải về trại, vì vậy trường hợp này bà con yêu cầu phía công an phải đưa vào bệnh viện, chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ tiền viện phí cũng như chăm sóc nuôi dưỡng. Chỉ còn 4 người dân thôn Lãm Thanh và 3 người nhà anh Phúc bị coi là cầm đầu bị giữ lại không biết đến bao giờ. Người duy nhất của thôn Lãm Thanh được thả vào mười giờ đêm hôm ấy là cháu Đoàn Xuân Hậu với lý do về dự lễ tang bố. Sau khi đã được nếm đòn công an, bị đánh gãy một răng cửa, trong khi cả hàm còn đau ê ẩm và toàn thân cũng được ăn dùi cui túi bụi, chỉ vì dám đi sau xe xích lô chở thi hài của bố (!)
Khi công an áp tải anh Phúc về nhà, cũng là lúc lệnh chôn cất được ban ra... Trước cảnh con cái khóc như ri, vợ ốm yếu ngất lên ngất xuống cả chục lần, hai người em trai cùng con cả và cháu ruột đều bị bắt giữ trong trại, không ai có thể đứng ra tổ chức tang lễ được, công an đành phải ngồi lại canh chừng và cho phép gia đình lui lại sáng mai, sau khi đã thả cháu Hậu ra lo hậu sự cho bố. Đám ma của anh Phúc diễn ra sau 2 ngày 2 đêm sau khi mất. Cả làng đổ ra đồng tiễn đưa anh, công ty Kinh Bắc và công ty Đức Trọng sợ nỗi đau của cả làng chưa nguôi, phải bấm bụng bỏ tiền thuê cả đại đội công an bảo vệ trụ sở. Trong cơn mưa tầm tã chiếc quan tài chở xác anh Phúc đã bết đen vì máu, vì nắng, nóng, sương sa, lặng lẽ tiến về nghĩa địa, xung quanh là bà con đưa tiễn và các cán bộ công an mặc áo mưa đứng canh chừng phía ngoài.
Cho đến giờ phút này, sau 17 ngày xảy ra cái chết tang tóc đau thương của anh Phúc, công ty Kinh Bắc muốn yên chuyện đã 3 lần buộc phải làm việc thiện, nghiã cử, đó là chi 10 triệu để lo tang lễ, 10 triệu để trợ cấp khó khăn cho bốn mẹ con và 6 triệu tiền đền bù đất ruộng để kịp tiến độ công trình.
Thế là thay vì 6 triệu đền bù ban đầu, họ phải chi gấp 4 lần, chưa kể các khoản trợ cấp sau này nếu chị Trường ốm, các cháu nheo nhóc, khó khăn v.v..
Gia đình người lái xe, vì sợ bị hành hung, phải nhờ đại diện xã bảo lãnh để tìm đến nhà gửi 5 triệu lo tang lễ và sau này đưa nốt mười triệu đền bù tính mạng.

3. Bắt nhầm còn hơn bỏ xót
Cho đến lúc này, chị Trường vẫn trong tình trạng bấn loạn tâm thần, đứng ngồi lo lắng không yên. Cái chết của anh đè nặng lên vai chị đã đành nhưng còn hai người em của anh là Đoàn Quang Toại và Đoàn Quang Bạo, người ở Cao Bằng, người ở Thái Nguyên, nghe tin anh mất vội vàng tìm về nhà trong đêm. Trước cái chết thương tâm của anh mà bùng lên như quả cầu lửa chứa đầy năng lượng, không ngờ không thiêu đốt nổi lũ chó săn trung thành với chủ, lại bị cả bày chó xúm lại cắn cho tơi tả và bây giờ còn phải ngồi lại trại giam không biết đến bao giờ, cả cháu Đoàn Quang Bình - con anh cả, ở ngay sát nhà anh cũng vậy, quá thương người chú hiền lành cả đời chỉ biết tận tuỵ cung cúc làm ăn nuôi con ăn học thành người trong cảnh nghèo nàn, túng thiếu lại bị chết không toàn thây, đã thét lên những tiếng thét căm hờn, đau đớn khi bị hàng trăm công an ngăn cản, không cho dòng người phẫn nộ đem xác lên tỉnh, cũng bị coi là đối tượng cầm đầu cuộc bạo động nên không được thả. Cho dù ngay khi phát tang anh, người nhà đã lên trại xin cả ba người về chịu tang nhưng không hề được chấp thuận. Lý do thật đơn giản:
Từ ngày thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đến nay chưa từng có ai dám vác xác chết đi biểu tình, chống người thừa hành công vụ, đến mức bị thương như vậy, chưa kể còn gây náo loạn trật tự công cộng và ắc tách giao thông cả đoạn đường 3 cây số trong suốt một buổi chiều như vậy, cho dù chỉ mắc một trong bốn tội cũng để ngồi tù mọt gông, huống hồ gộp cả 4 tội liền. Vì vậy, dù gia đình có làm đơn, đi lại xin xỏ cả trăm lần, cũng phải đưa ra công luận xét xử, và tiếp tục bóc lịch trong tù dài dài.
Người chết đã mồ yên mả đẹp, còn người sống tiếp tục bị pháp luật cầm tù, bất chấp lẽ phải đạo lý, hoàn cảnh, điều kiện. Cả ba đều là chủ gia đình, người ở xa, người có con nhỏ chưa đầy 2 tuổi... song phi lí nhất là bị quy tội: Lợi dung tai nạn, kêu gọi mọi người biểu tình hòng chống phá pháp luật nhà nước Việt Nam.
17 ngày trời cả nhà không biết tình hình sức khỏe, thái độ tâm trạng 3 người ra sao, xin về không được, gặp mặt không cho, từ quần áo đến thức ăn vật dụng đưa vào cũng bị gạt hết, đành phải mua tại căng tin của trại gửi vào mà không biết có nhận được hay không" Bao trùm lên tất cả vẫn là nỗi lo bị công an đánh đập, tra tấn để lấy cung, lập hồ sơ, hoàn tất vụ án, trước khi đem ra xét xử. Cho dù có bị đầu gấu bắt nạt tấn công cũng không nguy hiểm bằng các kiểu tra tấn dã man, tàn bạo của công an...
Một điều không thể không nhắc tới trước khi kết thúc bài viết nhỏ này, là cho đến giờ phút này, 700 ấn phẩm báo chí lớn nhỏ trực thuộc 500 toà soạn báo và đài phát thanh, truyền hình trung ương, địa phương, không hề dám lên tiếng, kể cả đài truyền hình Bắc Ninh và Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh có mặt trong đêm sục sôi, khí thế đó... mặc bà con đỏ mắt trông, dài cổ chờ... Tất cả vẫn yên ắng như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
Bắc Ninh 9-2005

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.