Hôm nay,  

Sau Màn Đêm

25/08/200500:00:00(Xem: 5389)
- Trong mấy chị em chúng tôi, đứa nào cũng được bố mẹ lấy cho một lá số tử vi khi vừa mười tám tuổi, trừ cậu em thứ ba vì mẹ sanh em trong thời tao loạn, không có giấy tờ chính xác. Em tôi chào đời vào giữa năm 1947, thời gian mà người dân Việt Bắc, từ thành thị đến thôn quê, lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau chạy loạn, Nói là chạy loạn nhưng thực ra chỉ như kiến bò miệng chén. Trận chiến dằng dai giữa Pháp và Việt Minh đã xô đẩy dân chúng vào giữa vòng lửa đạn khốc liệt. Khi quân Pháp chiếm lại Hà Nội vào tháng hai năm 1947 thì Hà Nội chỉ còn là một thành phố vắng tanh, hoang tàn, đổ nát. Đàn bà, trẻ con dắt nhau chạy về các vùng quê lân cận; còn đa số thanh niên trai tráng theo tiếng gọi “chống Pháp cứu nước” đã gia nhập các toán kháng chiến, các đoàn Vệ-quốc-quân, tưởng là hiến thân cho Tổ Quốc !
Khi đó, tôi mới lên năm và em gái tôi lên ba. Bố mẹ tôi vội vã bế chúng tôi rời Hà Nội khi tiếng giầy đinh của lính Pháp sầm sập nện trên cầu Long Biên. Biết rằng quê nội ở Hà Đông cũng không yên vì quá gần Hà Nội nên bố mẹ tôi ghé về quê, định đón ông bà nội. Về tới làng thì dân làng cũng đang lục tục chạy đi, chỉ còn những người già quyết ở lại vì cho rằng dù Pháp hay Việt Minh tới cũng chẳng làm gì họ. Ông bà nội tôi cũng nghĩ thế. Ông nội có một số vàng chôn dấu ở vườn sau, bố tôi có ngỏ lời xin ông một ít để phòng thân vì mẹ tôi đang mang thai, sắp tới ngày sinh nở. Theo lời bố mẹ tôi kể thì ông nội không muốn đào vàng vì sợ có vết, giặc sẽ biết. Ông chỉ cho một người tá điền gánh một gánh gạo đi theo và một bà vú đỡ đần mẹ tôi. Bà vú gánh hai chị em tôi bằng hai cái thúng tròn. Em gái tôi quá nhỏ, chắc không biết gì. Riêng tôi, chỉ mang máng nhớ cái cảm giác nhịp nhàng, đều đặn truyền xuống từ hai đầu đòn gánh dưới bước đi thoan thoắt của bà vú.
Gia đình tôi cùng với dân làng chạy dọc xuống Hưng Yên rồi Phủ Lý. Dân địa phương đều rất thương xót người từ xa chạy tới, có con cá nào mập, lá rau nào tươi họ đều mang cho. Gánh gạo người tá điền gánh theo đã vơi dần mà những vùng đất đi qua chưa có nơi nào tạm yên ổn để chúng tôi có thể dừng chân. Mẹ tôi đã mệt nhọc lắm và bố lo sợ không biết mẹ sẽ sanh lúc nào. Một chiều, trên bờ sông Trà Lý, bố tôi gặp lại người bạn cũ. Bác ấy đang sửa soạn cho gia đình chạy về Phát Diệm vì nghe nói Phát Diệm là tỉnh duy nhất còn tự trị. Thế là bà vú lại sửa soạn quang, thúng, sau khi mặc cho tôi tấm áo bông mầu lam và đặt tôi ngồi vào thúng trước. Vú nói, tại tôi hay ngọ ngoạy, phải ngó chừng; còn em gái tôi ngồi ở thúng sau vì con bé hiền khô, hễ đã đặt ngồi vào thúng và đưa cho một viên kẹo bột là nó không hề nhúc nhích.
Mẹ tôi nói, đường về Phát Diệm qua nhiều cánh rừng phong. Nhìn lá đổi mầu, mẹ tôi khóc vùi vì nhớ quê ngoại. Chặng dừng ở đầu tỉnh Nam Định, bà vú đã nấu tới hột gạo cuối cùng trong gánh gạo ông nội cho. Anh tá điền đề nghị chúng tôi cứ đi tiếp vào Phát Diệm để mẹ tôi nghỉ ngơi, còn anh, sẽ lội ngược về Hà Đông xin tiếp tế. Bố tôi buồn tủi và có ý giận ông nội nhưng anh tá điền cương quyết trở về sau khi trấn an bố tôi rằng “Cậu cứ đưa mợ và các em đi tiếp, con về thưa cho hai cụ rõ lộ trình rồi trở lại ngay. Con đi một mình sẽ nhanh lắm, cậu đừng lo.”
Khi tới Phát Diệm, trời đã nhá nhem tối. Thành phố yên tĩnh với bóng những tháp chuông nhà thờ in trên nền trời. Bố dừng lại ở khu chợ đã vắng người, hết nhìn mẹ lại nhìn hai chị em chúng tôi. Lòng bố chắc tràn đầy lo lắng, xót thương. Cuối cùng, bố nói với mẹ: “Đi, chúng ta tới gõ cửa nhà Chúa”
Đêm đó, chúng tôi ngủ ở nhà thờ với hai chiếc mền len cũ các Sơ cho. Hôm sau, bà vú ra phố dọ tìm, bán đôi hoa tai của mẹ để lấy tiền thuê đỡ căn chòi lá thấp bên hông nhà thờ. Còn dư chút đỉnh, mẹ bảo Vú đong ít gạo và mua cá khô. Không nói ra nhưng chắc cả bố và mẹ đều mong anh tá điền mau trở lại vì đôi hoa tai của mẹ là vật quý giá cuối cùng.
Thời gian đó, hàng ngày bà vú phải cắp rổ ra bờ ao ở đầu chợ để vớt ốc, bắt còng. Hôm nào may mắn bắt được nhiều, Vú vào chợ bán bớt rồi mua chút rau, thịt mang về. Vú chăm chút dỗ dành mẹ phải ăn để có đủ sức sanh. Mẹ tủi thân, cứ nắm tay Vú mà khóc. Những lúc đó bố thường bỏ ra ngoài, tìm gầu, ra giếng xách nước ...
Một hôm, Vú cắp rổ về sớm hơn mọi ngày. Tiếng Vú reo vui từ đầu ngõ:
- Cậu Hai ơi! Mợ Hai ơi ! Có khách quý !
Mẹ tôi đang nằm vội ngồi bật dậy thì Vú cũng vừa tới cửa, theo sau là một người đàn bà gương mặt phúc hậu. Thấy mẹ tôi, bà nhào tới ôm, vừa khóc, vừa nói:
- Cơ khổ! Cơ khổ! Chú thím tới đây từ bao giờ" Trời ơi, con cái nhà giầu mà loạn lạc cũng khổ sở thế này!
Rồi bà giở giỏ mây, cho chúng tôi bao nhiêu là kẹo bánh. Bà là vợ thứ ba của ông trẻ tôi nên chúng tôi gọi bà là Bà Trẻ Ba. Bà cũng chạy loạn về đây nhưng có thân quyến ở tại tỉnh nên không long đong đói lạnh như chúng tôi.
Đêm hôm đó, mẹ tôi chuyển bụng. Vú chạy xuống nhà thương trong tỉnh cầu cứu. Cô mụ vội vã đi ngay.

Sáng sớm hôm sau, mặt trời vừa dọi thẳng tia nắng hồng đầu ngày qua phiên cửa liếp thì tôi nghe thấy tiếng khóc trong vắt như thủy tinh. Em trai tôi đã chào đời trong căn chòi lá, giữa đường ly loạn....
Lâu lắm, từ ngày rời Hà Nội, mới thấy nét rạng rỡ trên mặt bố, mới thấy bố cười, mới thấy mắt bố sáng.....
Nghe tin mẹ vừa sanh, Bà Trẻ Ba đi cùng với anh người nhà, gánh một gánh gạo trắng tới. Bố mẹ tôi ái ngại lắm vì giữa buổi loạn lạc, bà cho một gánh gạo không phải là ít. Nhưng bà bảo mẹ tôi:
- Thím phải nhận mà ăn, lấy sữa cho con bú chứ lúc này tìm đâu ra sữa hộp.
Bà không biết rằng, dù có tìm ra sữa hộp, bố mẹ tôi cũng đâu có tiền mà mua!
Cũng hôm ấy, Vú cắp rổ tới những ao lạch xa hơn, bắt được rất nhiều cua đồng. Vú bán lấy tiền mua giò lụa về rim mặn cho mẹ ăn kiêng, lại mua bánh tro và nhiều trái cây cho hai chị em tôi. Vú bảo:
- Ăn đi, ăn để giết sâu bọ.
Tôi ngây thơ hỏi:
- Sâu bọ ở đâu mà giết hả Vú"
Vú bảo:
- Hôm nay là Tết Đoan Ngọ, mồng 5 tháng 5 là ngày giết sâu bọ, ai cũng ăn trái cây cho sạch ruột.
Vú chất phác, chỉ biết giải thích như thế. Đó cũng chính là chi tiết duy nhất để bố mẹ tôi nhớ về ngày tháng sanh em tôi. Ngày âm lịch đó cũng dùng làm khai sinh cho em tôi khi về thành.
Gánh gạo Bà Trẻ Ba cho cũng vơi dần mà anh tá điền vẫn biệt vô âm tín. Mẹ nói với bố:
- Không thể để các con chết đói ở đây, hay chúng ta liều trở về quê vậy"
Bố nói:
- Đành thôi, nhưng về Hà Nam chứ không về Hà Đông.
Hà Nam là quê ngoại tôi. Mẹ nghe thế thì mừng lắm vì chúng tôi sẽ được gặp ngoại; nhưng mẹ vẫn nhìn bố mà nói:
- Mình vẫn còn giận Thầy ư" Tánh Thầy cẩn thận chứ lúc nào chả thương con thương cháu. Không thương sao cho người gánh gạo theo, sao bắt bà vú cùng đi, đỡ đần"
Bố gặng hỏi:
- Thế còn thằng Khương đâu" Nó quay về xin tiếp tế rồi cũng biến mất.
Sau này bố mới biết rằng anh tá điền tên Khương không bao giờ về tới làng. Anh ta mất tích trên đường trở lại Hà Đông. Cũng sau này bố mới biết là ông nội nhắn người tìm kiếm chúng tôi khắp nơi không có tin tức gì khiến bà nội buồn rầu, lâm bệnh nặng.
Rời Phát Diệm để đi về quê ngoại ở Hà Nam, mẹ quấn em bé trong một chiếc khăn bông. Mới sanh được hai mươi ngày, mẹ còn yếu lắm nhưng không thể ở lại Phát Diệm được nữa. Mẹ mặc chiếc áo len xám, đầu chít khăn vuông, chân đi đôi vớ nỉ của bố. Bố cõng em gái tôi trên lưng, một tay dắt tôi, một tay dắt mẹ, còn bà vú bế em bé.
Dọc đường tôi khóc vì đói và mỏi chân. Bố luôn miệng dỗ dành:
- Ráng đi con, một đoạn ngắn nữa thôi rồi gặp ngoại, ngoại sẽ cho con ăn cháo, ăn bánh ...
Tới một quãng đồng, trời bỗng chuyển mưa. Bố hối mọi người:
- Mau lên, tới cho kịp căn chòi đằng trước kẻo ướt hết!
Khi tới chòi thì mưa cũng vừa ập xuống. Căn chòi lá, nền đất, dột tứ tung. Bố đỡ mẹ vào góc ít dột nhất, đặt em bé vào lòng mẹ rồi cởi chiếc áo đang mặc, đắp cho em. Chúng tôi run rẩy trong căn chòi lá bốn bề gió thốc. Bố yên lặng ngước nhìn khung trời vần vũ. Chắc bố đang thầm khấn Trời Phật che chở. Không biết có phải Phật nghe thấy bố xin hay không mà sau đó, mưa ngớt dần rồi tạnh hẳn. Bố giục mọi người “Đi mau thôi”. Bấy giờ, bố bế thốc cả hai chị em tôi vào bên hông để đi cho nhanh ....
Khi chúng tôi thấy bóng cây đa đầu làng quê ngoại cũng là lúc có tiếng reo của một người bên ruộng:
- Trời ơi, Cô, chú!
Đó là người chị họ đang hái rau muống. Chị vội đỡ tôi từ tay bố, miệng gọi rối rít những người làng quanh đó chạy về báo cho ngoại tôi biết.
Thời gian ở quê ngoại, chúng tôi được bao bọc bằng mật ngọt của tình thương. Đối với bà ngoại tôi, việc con rể đưa vợ con về tá túc là một đặc ân vì con gái đã đi lấy chồng là “con người ta”, làm gì còn được gần gũi con, huống chi lại có cả rể và đám cháu.
Ông ngoại mất khi mẹ tôi mới mười ba tuổi và tôi nhớ, đã từng được nghe những nguyên nhân khác nhau về cái chết của ông. Khi thì “Ông bệnh mà mất” khi thì “Ông mất vì tai nạn” và nghiêm trọng hơn cả là “Ông tự sát bằng súng lục sau khi âm mưu ám sát tên toàn quyền Pháp không thành!”. Cũng như cái chết của bác Tri, anh ruột bố, mãi sau này tôi mới biết là khi gia đình làm lễ phát tang ở chùa Bà Đá thì chiếc quan tài chỉ là quan tài trống! Bác tôi đã bị Việt Minh thảm sát ngày 19 tháng 12 năm 1946 cùng với hơn ba trăm chiến sỹ cách mạng tại làng Hoàng Xá vì Việt Minh – tức Cộng Sản Việt Nam - muốn cướp công kháng chiến của tất cả các đảng phái yêu nước. Thân xác bao người hiến dâng cho Tổ Quốc đã bị chôn vùi tập thể dưới những hầm hố đào sẵn!
Cái chết của bác khiến tôi hiểu được vì sao bác rời gia đình khi tuổi còn xanh.
Cái chết của bác cũng khiến tôi hiểu được vì sao khi Cộng Sản vừa chiếm được miền Bắc và khởi sự chính sách đấu tố thì ông nội tôi là người đầu tiên bị bắt đi trong tiếng kêu than tuyệt vọng của đàn ngỗng.
Cái chết của bác cũng khiến tôi hiểu được vì sao, bao nhiêu năm trong lao tù Cộng Sản, dù sức tàn lực kiệt, bố tôi vẫn giữ trọn được tinh thần bất khuất.
Chỉ còn lại một điều tôi không hiểu là sao vẫn có những người chưa nhìn thấy chân diện mục của chủ thuyết Cộng Sản tàn bạo, vô luân"

Linh Linh Ngọc

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.