Hôm nay,  

Nếu Đi Hết Biển (3)

05/07/200400:00:00(Xem: 4494)
Tôi đọc truyện ngắn Em Yêu Anh Không của Khánh Trường ở trong trại cấm Sikiew, Thái Lan, trong lúc chờ kết quả thanh lọc. Chấn động do nó gây nên, sau này phải nhớ lại, tôi thấy chẳng khác, nếu phải so với lần đầu tiên được nghe bản Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, của Phạm Duy, thời gian ở trong trại cải tạo, nghĩa là người nghe lần đầu, là tôi đó, đã có một khoảng cách thật xa với lúc bản nhạc ra đời.

Tôi vẫn thường nghĩ, có những tác phẩm, nó như không chịu gặp bạn ngay, vì nó biết rằng, gặp ngay là hỏng!

Bản Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng là vậy đối với tôi. Như thể nó được Phạm Duy sáng tác, để dành riêng cho tôi, bao nhiêu năm tháng sau, khi cuộc chiến đã chấm dứt, để cho tôi gặp nó, bản nhạc, ở trong một trại tù ở miền nam. Tôi nhắc lại, phải là một trại tù, ở miền nam, có thể cũng không xa lắm, cái nơi mà người vợ đã từng tới, để nhận xác chồng.

Có thể, bởi vì tôi đã ở có lần đi nhận xác thằng em trai, tử trận tại Sóc Trang, trước Mậu Thân một năm.

Bất thình lình, giữa chốn lao tù không biết ngày nào về, bản nhạc cất lên, và nó làm tôi sống lại những ngày tháng cay nghiệt, thê lương đó....

Như một "dấu báo", cho riêng tôi, truyện ngắn KT, Em Yêu Anh Không, bản nhạc Phạm Duy, Ngày Mai Đi Nhận Xác Chồng, những sự kiện riêng rẽ chẳng liên quan gì tới nhau đó, lạ một điều, chúng quyện vào với nhau, xung quanh cái chết của đứa em trai. Sự kiện "giả tưởng", trung tâm truyện ngắn KT, cái xen xẩy ra ở trên gác xép, bên dưới đèn nhang khấn bái chung quanh chiếc hòm của người chết đó, đã thực sự xẩy ra, tuy không ngay bên cạnh chiếc hòm của thằng em trai tại nhà hội thị xã Sóc Trăng, nhưng cũng cách đó chẳng xa, giữa một số sĩ quan bạn bè của thằng em, và mấy cô gái làng chơi, sau này tôi được nghe kể lại, từ một người bạn, cũng sĩ quan, đã cùng đi với tôi, xuống nhận xác thằng em.

Lần về, trong khi tôi theo chiếc C130 về Sài Gòn cùng xác thằng em, cô bạn gái của nó, bà mẹ của cô gái, anh bạn đi xe đò trở về Cần Thơ, là nơi đơn vị anh đang đóng quân, chiếc xe đò đi trước xe anh bị mìn. Sau này, anh vẫn tự hỏi, hay là thằng Sĩ đã "xúi" tao đừng nhảy lên chuyến xe đầu tiên"

Một cách nào đó, nó còn liên quan tới sự kiện giả tưởng ở trong cuốn tiểu thuyết Trăm Năm Cô Đơn, của Garcia Marquez. Bạn có nhớ cái xen làm tình giữa hai kẻ cùng huyết thống, trên chiếc võng, và bao nhiêu mồ hôi, tinh khí , máu trinh... chưa kịp rớt xuống sàn nhà, là đã bị những sợi võng nóng bỏng nuốt sạch, rồi bạn tưởng tượng ra cái cảnh ở trên gác xép trong truyện ngắn KT, và làm một cú so sánh, thì sẽ thấy, cảnh ở trong truyện KT hung bạo gấp mấy lần của Garcia Marquez: Hãy tưởng tượng những máu lệ, những sung sướng, đau khổ, những rên xiết quằn quại của cặp trai gái... bị những tiếng cầu kinh, những sợi nhang khói nuốt sạch, không để lại một chút nào cho cái cuộc chiến khốn kiếp đó! (1)

[(1) Cái xen ở trong Trăm Năm Cô Đơn, là như thế này:
".... Cô chỉ còn kịp cám ơn Thượng Đế đã sinh ra mình, trước khi lương tri bị chìm nghỉm trong niềm khoái lạc đê mê át cả cái đau đớn, để giãy giụa ở trong lòng chiếc võng bốc hơi nghi ngút. Cái võng như một tờ giấy thấm đã hút ngay máu trinh của cô chảy ra."]
[Bản dịch của Nguyễn Trung Đức - Phạm Đình Lợi - Nguyễn Quốc Dũng, nhà xb Văn Học Hà Nội, 2000]

Trong những truyện ngắn hay nhất thế giới, có một, của Nhật, kể câu chuyện, một anh chàng sinh ra, lớn lên học hành thành tài, ra đời, lấy vợ, đẻ con, sống [ngu ngốc] cái cuộc đời đầy những hạnh phúc [ngu ngốc] như thế đó, bỗng một bữa, trên đường đi làm, động đất [hình như vậy], phải chạy vội vào một ổ tạm trú. Ở đó, anh gặp một đứa con gái, dơ dáy, bẩn thỉu, thuộc loại ăn xin ăn mày trong thành phố. Trong khi chờ chết, cả hai "hì hục, hăm hở, mê mải.... làm tình" và cho tới lúc đó, anh đàn ông mới hiểu ra được "làm tình" nghĩa là gì, hạnh phúc nghĩa là gì.

Tôi nghĩ, truyện ngắn Em Yêu Anh Không của KT có cái mùi vị hạnh phúc tương tự.

Cho dù là được viết ở hải ngoại, nhưng Em Yêu Anh Không là cũng từ những năm tháng đó mà ra.

Thành thử cái tay "gì đó" dịch ra tiếng Tây, đọc không được!
Đọc không được, làm sao dám dịch"
Vậy mà còn dám dịch, những "của quí" như của DTH"

Có những giây phút, những thời điểm "lịch sử" giầu có vô cùng. Khi phải nhìn lại lịch sử văn học miền nam - lịch sử của đám chúng tôi! - văn học những năm 1960 quả là giầu có vô cùng.

Chỉ với một vài truyện ngắn của nó.
****
Tác phẩm văn học, theo tôi, luôn có một nhan sắc thầm, như để dành riêng cho một bạn tri âm của nó. Bạn phải ở một tuổi nào, đó, sống một cuộc đời, như thế nào, đó, thì mới đọc được, nó. Tôi muốn nói mới nhận ra được cái nhan sắc thầm kia.


Thí dụ, như mọi người đều biết, Nguyễn Tuân, một con người rất tài hoa, với những dòng văn rất tài hoa. Nhưng cái nhan sắc thầm của ông, lại là những câu văn rất mộc mạc, như thể những tài hoa nhất mực như thế, là chỉ để làm bật ra cái mộc mạc kia. Hoặc giấu biệt nó, trước những cặp mắt phàm phu tục tử. Có lần tôi đã sử dụng huyền thoại mắt xanh, mắt trắng để nói về hai cái đẹp, một sắc sảo, một mộc mạc của văn Nguyễn Tuân. Với độc giả, bất kỳ độc giả, là cặp mắt trắng dã, là nét đẹp tài hoa, nhưng với một tri âm, ông lôi cái món ăn ông thích nhất, thí dụ, món cơm nắm ăn với muối vừng, tức cái mộc mạc giản dị, của một nhà văn miền bắc.

Nhưng Steiner - cũng vẫn huyền thoại mắt xanh mắt trắng, cái tài hoa, cái mộc mạc, tức ý tưỏng trên - lại diễn tả bằng một cách khác, như để áp dụng riêng cho văn chương thời kỳ hậu Lò Thiêu, như trích đoạn sau đây:

-Ông vẫn còn thích viết giả tưởng"
-Vâng, nhưng tôi chưa vươn tới tầm, xứng với những đề tài làm tôi đứt ruột đứt gan. Tôi cứ trở đi trở lại hoài với khởi đầu một câu chuyện, hay là một cuốn tiểu thuyết nho nhỏ, về một đề tài như sau: chúng ta hoặc đang ở một hòn đảo Hy Lạp thời kỳ mấy ông tướng, hay ở Thổ Nhĩ Kỳ, hay Nam Mỹ: bất cứ một nơi nào trên trái đất, nhưng phải là một chế độ cảnh sát trị. Một người đàn ông trở về nhà với vợ con, và vào cái lúc họ đi vô giường ngủ, hay ở bàn ăn, bà vợ ngửi thấy mùi tra tấn ở ông chồng (anh ta đã tra tấn người suốt buổi). Anh ta chẳng bao giờ nói về chuyện đó, vậy mà các bà biết: họ biết họ đang chia giuờng sẻ gối với những người đàn ông đã làm gì với thân thể của những người đàn ông đàn bà khác. Cội nguồn xa xưa nhất của nó, là từ Lysistrata, của Aristophanes, về những người đàn bà không chịu ngủ với chồng, cho tới khi họ ngưng chém giết. Ở đây, không chỉ là chuyện họ không chịu ngủ với chồng, nhưng một căn bệnh khủng khiếp bắt đầu xâm nhập vô ngay chính hành động ái ân, và sau cùng những người đàn bà bắt đầu làm thịt mấy ông chồng. Lại còn chuyện những đứa trẻ nữa: làm sao chúng sống, với sự hiểu biết về điều người cha làm"
[Phỏng vấn Steiner]

Ngửi ra cái mùi đồ tể, là từ những dòng văn dòng thơ, cũng nói về cái ác, của một cõi người rung chuông tận thế, của mấy ông an ninh chìm, trong thế giới toàn trị. Những bà vợ của mấy ông này, do không đọc văn, nên ngửi thấy nó, ở nơi bữa ăn tối cùng với gia đình, khi bước vào phòng ngủ bên bà vợ....

Cuộc chiến Việt Nam, nó giống như một thai đố, mà những mật hiệu, clues, cho thấy, nó "bắt buộc" phải như vậy. Bất thình lình, ngày 30 tháng Tư cho thấy, nó không phải như vậy.
Cũng thế, nếu nói về mặt văn học: Văn học xã hội của miền bắc. Nó y hệt như chủ nghĩa Cộng Sản, là cái nền khổng lồ mà nó dựa vào đó. Nó khổng lồ như là chủ nghĩa CS khổng lồ. Đùng một cái, ngày 30 tháng Tư, nó đụng vào một bức tường mềm, là cuộc sống thực của miền nam, nó gặp "kẻ thù" của nó, là nền văn học chẳng ai thắng ai, nó gặp "văn hữu" của nó, những nhà thơ chỉ nói chuyện chuồn chuồn châu chấu, những nhà văn suốt đời chỉ mơ được làm một phó thường dân. Nhân vật tiểu thuyết, những Sài những Mía, những Núp... đột nhiên nhận ra, mình có những phần giông giống họ, tôi muốn nói, giống những nhân vật ở trong Ngoại Ô Dĩ An Và Linh Hồn Tôi,của Cung Tích Biền, Dọc Đường của Thanh Tâm Tuyền, hay Em Yêu Anh Không của Khánh Trường, nhưng cứ cố tình vờ đi, để viết... dưới ánh sáng của Đảng.

Norman Manea đã từng tự hỏi, tại sao, một ông khổng lồ như thế, đột nhiên té chỏng khu: Cuộc sụp đổ nhanh chóng của đế quốc Đỏ.

Thế nào là bỏ chạy cuộc chiến"
Có khi bạn sống ở Sài Gòn, trong những ngày tháng cay nghiệt như thế đó, mà vẫn chỉ là một thứ bỏ chạy cuộc chiến.
Linda Lê, rời Việt Nam năm 14 tuổi, mang theo được gì, từ cuộc chiến, từ cái gia tài của mẹ, vậy mà bà vẫn sống, tôi muốn nói, luôn đối đầu với Cái Chết Việt Nam" Bà lấy ở đâu ra, cái xác chết, là đứa trẻ Việt Nam, mà bà luôn cưu mang đó"
Cái xác chết, như tôi hiểu được, cũng là cái bản đồ Việt Nam tỉ lệ xích 1/1 rách nát, mà người Việt cố mang ra ngoài này để vá víu lại.
Văn chương Việt Nam hải ngoại, theo tôi, là một toan tính làm sống lại một đứa trẻ đã chết, mà Linda Lê luôn cưu mang ở trong bà.

Trường hợp những nhà văn hậu thuộc địa, và tiếp đó, thời toàn cầu hoá, như Linda Lê, như Salman Rushdie... cho thấy, viết văn bằng ngôn ngữ vay mượn có lẽ là... cách tốt nhất, để làm một nhà văn... bản xứ! Đây là điều Kertesz nhận ra, khi cho rằng, bất cứ một nhà văn, đều là nhà văn của Lò Thiêu, một thứ cô hồn vất vưởng mong tìm nơi nương náu, ở nơi nao nếu không là ở trong tiếng nước người.
NQT
tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.