Hôm nay,  

Góc Nhìn Từ Văn Học, Âm Nhạc Trong Hội Thảo ‘1975: Kết Thúc Chiến Tranh Việt Nam’.

21/04/202520:20:00(Xem: 3397)
Caption 1 Nữ Anh Tran
Nữ-Anh Trần trình bày về chủ đề văn học “Love Triangles, Stepfamilies, and Adoption: The Reunification of 1975 in Postwar Vietnamese Literature”


Trong cuộc hội thảo  “1975: Kết Thúc Chiến Tranh Việt Nam” do Đại Học Texas Tech tổ chức tại thành phố Lubbock Texas từ ngày 10 đến 12 tháng 4 năm 2025, nhiều người tham dự gặp cùng một vấn đề: nên chọn tham dự đề tài thảo luận nào? Khoảng 35 chủ đề được trình bày trong hai ngày, thuộc đủ mọi khía cạnh của cuộc chiến, từ chính trị, quân sự cho đến lịch sử, xã hội… Nhiều chủ đề hấp dẫn, có giá trị được trình bày cùng lúc tại những phòng họp khác nhau, người tham dự không thể có mặt cùng lúc.

 

Do sở thích cá nhân tôi ưu tiên tham dự một số chủ đề có liên quan đến văn học, âm nhạc, và vì muốn nghe quan điểm của những diễn giả trẻ. Trong gần nửa thế kỷ qua, phần lớn câu chuyện về chiến tranh Việt Nam được kể từ những người thuộc thế hệ có liên hệ trực tiếp với cuộc chiến. Nay đã đến lúc hiểu thêm về góc nhìn của thế hệ trẻ sinh ra sau 1975, lớn lên ở hải ngoại. Các em là hiện tại, là tương lai của dân tộc Việt, của cộng đồng gốc Việt; cho nên tiếng nói của các em cũng cần được thế hệ đi trước quan tâm cho dù có thể có khác biệt.

 

Session 2C của hội thảo có chủ đề “Music and Literature of War”, với ba diễn giả trẻ là Nữ-Anh Trần, Jason Nguyễn và Phú Vũ. Nữ-Anh Trần là tiến sĩ giảng dạy tại Đại Học Connecticut. Cô đã làm khán giả thích thú với các trình bày dễ hiểu, sống động về một chủ đề văn học mang tên “Love Triangles, Stepfamilies, and Adoption: The Reunification of 1975 in Postwar Vietnamese Literature” (Tam giác tình yêu, gia đình kế, nhận con nuôi: Sự thống nhất của năm 1975 trong văn học Việt Nam sau chiến tranh). Chỉ trong khoảng 15 phút trình bày, bằng những sơ đồ rất tượng hình, sáng tạo, cô đã giúp khán giả nắm được những tình tiết chính của ba câu truyện ngắn của ba tác giả: Hoa Phượng Đừng Đỏ Nữa của Nhã Ca, Ba Người Trên Sân Ga của Hữu Phương, và Cô Hồng Đen của Phan Nhật Nam. Ngay việc chọn tác giả cũng đã cho thấy cái nhìn đa chiều của diễn giả: bên cạnh hai nhà văn nổi tiếng của Miền Nam là Nhã Ca và Phan Nhật Nam, Hữu Phương là một nhà văn của Miền Bắc. Cả ba câu truyện đều xoay quanh một chủ đề: người phụ nữ Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh đã không còn có thể đóng khung trong hình ảnh một gia đình Việt Nam truyền thống, một chồng, một vợ, một đàn con, một mái ấm.

 

Đơn giản nhất là mối tình tay ba giữa những người cùng chiến tuyến trong Ba Người Trên Sân Ga. Nhân vật chính là ông Cảnh đi tập kết năm 1954 để lại người vợ trong Nam; trong chiến tranh ông lập gia đình với một người nữ chiến binh trẻ ngoài Bắc. Sau năm 1975, biết rằng người vợ cũ vẫn còn chung thủy chờ đợi mình, ông Cảnh trở về Nam để chung sống với bà, nhưng vẫn không thể quên được tình cảm với người vợ sau.

 

Câu truyện của hai tác giả Miền Nam phức tạp và chua xót hơn, giống như thân phận của Miền Nam sau 1975. Trong Hoa Phượng Đừng Đỏ Nữa, một người phụ nữ Miền Nam chia tay với người chồng đi tập kết năm 1954, sau đó lập gia đình với một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa và có hai người con (người con gái tên là Phượng Hồng). Sau 1975, chồng của bà đi tù cải tạo; trong khi người chồng cũ trở về với người con trai, cùng tạo gia đình một gia đình “đoàn tụ” nhưng đầy chia rẽ. Sau đó người mẹ cùng hai người con đã bỏ nước ra đi, để lại căn nhà và tài sản cho người chồng cũ. Gia đình trong câu truyện cũng chính là hình ảnh của một nước “Việt Nam thống nhất” sau 1975: Chia rẽ do ý thức hệ, do chính quyền cộng sản ngược đãi người Miền Nam, làm cho cuộc sống trở nên khốn khó, buộc họ phải trốn chạy khỏi quê hương.

 

Câu chuyện Cô Hồng Đen của Phan Nhật Nam cũng là thân phận của nhiều phụ nữ Miền Nam. Trước 1975, cô Hồng có chồng là lính biệt động quân của VNCH. Ngoài một người con trai, hai vợ chồng còn nhận thêm một đứa con lai Mỹ đen làm con nuôi. Sau 1975, cô Hồng trở thành góa phụ, buộc phải lấy một người chồng là quân đội Bắc Việt để có chốn nương tựa. Thế nhưng người chồng này lại có sự mâu thuẫn gay gắt với người con nuôi lai Mỹ. Cô Hồng sau đó cũng đi sang Mỹ. Cuộc hôn nhân thứ hai của cô Hồng tượng trưng cho hình ảnh một nước Việt Nam thống nhất sau 1975, khi mà người chồng Miền Bắc phá hỏng đi sự hài hòa của một gia đình Miền Nam. Và trên hết, hình ảnh của cô Hồng cũng là biểu tượng của người mẹ Việt Nam trong chiến tranh; là biểu tượng của sự hợp nhất nhân bản, không phân biệt tư tưởng chính trị và cả chủng tộc.

caption 2 ấn bản đặc biệt

Ấn phẩm đặc biệt của Tạp Chí Việt Nam (Journal of Vietnamese Studies) nhân dịp kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh

 

Nữ-Anh Trần còn giới thiệu trong hội thảo một ấn phẩm đặc biệt của Tạp Chí Việt Nam (Journal of Vietnamese Studies) nhân dịp kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh, được biên soạn chung với Lưu Mỹ Trinh. Trong ấn phẩm này có 13 bài thơ, ca khúc, tiểu thuyết, hồi ký và phóng sự dịch sang tiếng Anh, để các học giả và sinh viên hiểu thêm về những gì đã xảy ra sau 30 tháng 4 năm 1975.

caption 3 phu vu
Phú Vũ nói về sự khác biệt giữa nền âm nhạc của hai chế độ Nam –Bắc trong chiến tranh

 

Trong phần trình bày của mình, diễn giả Phú Vũ nói về sự khác biệt giữa hai nền âm nhạc của hai chế độ Nam–Bắc trong chiến tranh. Phụ họa bằng giọng hát và tiếng đàn ‘keyboard’ của chính mình, Phú Vũ làm khán giả hào hứng trong phần đoán xem bản nhạc nào là “nhạc đỏ” của Miền Bắc; ca khúc nào là “nhạc vàng” của Miền Nam. Thật ra cũng không quá khó để phân biệt. Nhạc Miền Bắc đa phần là những ca khúc viết theo nhịp điệu hùng ca, với lời ca là phương tiện tuyên truyền cho mục tiêu chiến tranh, lý tưởng giải phóng Miền Nam, đả phá đế quốc Mỹ và “ngụy quyền”. Trong khi đó nhạc Miền Nam ảnh hưởng bởi nền âm nhạc Tây Phương tự do nên đa dạng, phong phú hơn nhiều. Cho dù là viết về người lính VNCH, những ca khúc của các tác giả như Trần Thiện Thanh, Trịnh Lâm Ngân… cũng vẫn trữ tình, chân thành, dễ làm rung cảm người nghe. Nhạc của Miền Nam thể hiện sự tự do tư tưởng của cá nhân, trong khi nhạc của Miền Bắc là ý chí khuôn mẫu của tập thể. Có lẽ vì thế, không ai có thể phủ nhận rằng trong lĩnh vực âm nhạc, Miền Nam mới là kể chiến thắng sau cuộc chiến. Hiện nay, giới trẻ trong nước mê “nhạc vàng” còn hơn là người trong Nam và người Việt hải ngoại, bất kể sự cấm đoán.

 

Chủ đề mà Jason Nguyễn (tiến sĩ của Cerritos College) trình bày trong session 2C là phân tích về nền âm nhạc Miền Nam trước và sau 1975. Sau khi chiến tranh kết thúc, nền âm nhạc Miền Nam theo những người Việt tị nạn đi ra hải ngoại. Nền âm nhạc Việt tại hải ngoại là sự tiếp nối của dòng nhạc Miền Nam trước 1975; là sự bảo tồn một nền văn hóa Việt Nam tự do, phi cộng sản bên ngoài Việt Nam; thể hiện sự hòa nhập vào quê hương mới nhưng vẫn muốn nó trở thành một Miền Nam, một Sài Gòn trong quá khứ. Sự bảo tồn văn hóa, âm nhạc Miền Nam của người Việt hải ngoại rõ ràng đã thành công, khi ngày nay nhạc Miền Nam ngày càng được ưa chuộng bởi khán giả trong nước. Tuy nhiên, người Việt hải ngoại cũng đang chứng kiến sự thâm nhập của nền âm nhạc từ trong nước vào các cộng đồng người Việt tị nạn. Sự giao thoa văn hóa giữa người Việt trong và ngoài nước theo thời gian là điều khó tránh khỏi. Những người Việt thuộc thế hệ trẻ trong và ngoài nước bắt đầu đi tìm sự tương đồng hơn là khác biệt.

caption 4 christina và jason

Jason Nguyễn (phải) và Christina Võ giới thiệu dự án đối thoại nhiều kỳ giữa hai thế hệ “Nói + Nối”

 

50 năm sau khi cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc, thế hệ người Việt sinh ra sau chiến tranh, lớn lên ở hải ngoại muốn đi tìm sự đồng cảm với thế hệ ông bà, cha mẹ của mình, những người đã mất mát quá nhiều trong chiến tranh. Một chủ đề khác mà Jason Nguyễn cũng tham gia ở session 8C cuối hội thảo được thực hiện cùng với Christina Võ, một nhà nghiên cứu độc lập của Đại Học Stanford. Session này có chủ đề “Nói & Nối: Speaking, Listening, Connecting, and Healing Fifty Years after War” (Nói & Nối: Đối Thoại, Lắng Nghe, Kết Nối, Hàn Gắn 50 Năm Sau Chiến Tranh). Mở đầu cuộc hội đàm, Jason mời những người tham dự tự giới thiệu mình, và cho biết “quê” mình ở đâu. Câu trả lời của mội người hết sức khác biệt, tùy theo độ tuổi, hoàn cảnh. Có người thấy nơi chốn quê cha, đất tổ là “quê”. Có người cảm thấy thân thuộc với thành phố nơi mình lớn lên ở Mỹ, cho nên xem đó là “quê”. Có người do hoàn cảnh đặc biệt, phải đi và sinh sống ở nhiều nơi, cho nên chẳng thấy nơi nào thật sự là “quê” của mình. Mở đầu như vậy để thấy ngay cả khi nói về một khái niệm chung tưởng như đơn giản, người Việt thuộc những thế hệ khác nhau cũng có sự khác biệt.

 

Jason đặt câu hỏi tại sao vấn đề đối thoại giữa các thế hệ của người Việt ở Mỹ hiện nay lại gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là về vấn đề chiến tranh Việt Nam? Từ đó, anh giới thiệu về dự án mang tên “Nói + Nối”, một chương trình hội thoại nhiều kỳ giữa các thế hệ người Việt. Dự án do tổ chức phi lợi nhuận VìTÂM kết hợp với Chistina Võ thực hiện. Cô là đồng tác giả với cha mình, Nghĩa M Võ, của cuốn sách song ngữ My Vietnam, Your Vietnam mới được xuất bản, với chủ đề là cái nhìn về quê hương Việt Nam của hai thế hệ người Việt. Những cuộc hội thoại giữa hai thế hệ “Nói + Nối” sẽ bắt đầu từ giữa tháng 6 tới. Mục tiêu của dự án là thông qua khoảng 10 cuộc hội thoại sẽ tạo ra một nhịp cầu vượt qua sự khác biệt, nối kết lại sự cảm thông giữa các thế hệ người Việt ở Mỹ.

 

Mọi người có thể tham gia vào dự án ngay từ bây giờ bằng cách tìm và giới thiệu những đối tượng đôi tham gia cuộc đối thoại, hay tài trợ cho việc thực hiện dự án và những tư liệu truyền thông. Để biết thêm thông tin có thể tham khảo tại https://vitam.community/

 

Hẳn không phải tự nhiên mà Jason Nguyễn đã mở đầu buổi hội thảo hướng về sự cảm thông giữa các thế hệ người Việt bằng cách chơi đàn bầu, với những bản dân ca ba miền mà người Việt nào cũng cảm thấy thân thuộc. Âm nhạc là một nghệ thuật, là cầu nối hữu hiệu giữa người với người mà không cần ngôn ngữ. 50 năm sau cuộc chiến, có lẽ người Việt Nam- cho dù là trong nước hay hải ngoại, già hay trẻ, có liên quan trực tiếp đến cuộc chiến hay không - đều muốn hướng đến sự cảm thông. Để làm được điều này, người Việt cần học cách lắng nghe để hiểu hoàn cảnh của người khác, từ đó phát triển một tình thương yêu đích thực. Thông điệp về bắt nhịp cầu cho sự cảm thông không chỉ dành cho người Việt, mà còn là ước mơ của hàng tỉ người đang sống trên hành tinh này vốn chưa có một ngày nào ngưng hận thù, ngưng tiếng súng.  

 

Doãn Hưng

(Nguồn ảnh: Việt Báo)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hội Ung Thư Việt Mỹ kính mời quý đồng hương cùng tham gia các sinh hoạt sắp tới: 1.Lớp Chăm Sóc Sức Khỏe Cộng Đồng: Quý Vị Không Đơn Độc - Quản Lý Cảm Xúc Buồn Bã vào Thứ Ba, 24 tháng 6, 2025, 2:30 PM - 4 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Quý vị có thể ghi danh qua trang mạng: https://tinyurl.com/communitywellnesslab. 2.Thuyết trình: Tâm Khỏe do Bác sĩ Xuyến Đông trình bày vào Thứ Sáu, 27 tháng 6, 2025, 4 PM - 6 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. Quý vị có thể ghi danh qua trang mạng: https://tinyurl.com/MonthlyWorkshop2025. 3.Sinh hoạt: Lớp Dưỡng Sinh Thức Pháp vào Thứ Bảy, ngày 28 tháng 6, và Chủ Nhật, ngày 29 tháng 6, 2025, 7 AM – 8:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 4.Sinh hoạt: Lớp Khí Công vào Thứ Ba, ngày 1 tháng 7, 2025, 9 AM – 10:30 AM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ. 5.Thuyết trình: Phương Cách Sống Để Cơ Thể và Não Bộ Được Lành Mạnh vào Thứ Ba, 1 tháng 7, 2025, 11 AM - 12:30 PM tại văn phòng Hội Ung Thư Việt Mỹ.
Pechanga Resort Casino hân hạnh kính mời quý vị đến tham dự chương trình nhạc hội chủ đề “Dạ Khúc Tình Ca” sẽ được tổ chức vào lúc 7 giờ tối ngày Chủ Nhật 20 tháng Bảy, 2025 tới đây trên sân khấu Pechanga Theater. Trong không gian ấm cúng quen thuộc của rạp Pechanga, khán giả sẽ lại có dịp được MC Hoài Tâm duyên dáng đưa khán giả bước vào một buổi chiều âm nhạc đầy ắp âm thanh tuyệt vời của những ca khúc tình yêu, những nhạc phẩm trữ tình làm mê đắm tâm hồn người thưởng thức trong buổi chiều tà. “Dạ Khúc Tình Ca” là những lời ngợi ca tình yêu trong cuộc đời, trong con tim mỗi người chúng ta. Trong chương trình ca nhạc này, MC Hoài Tâm sẽ mời quý khán thính giả hội ngộ cùng những giọng ca rất quen thuộc với khách mộ điệu của thế giới âm nhạc trẻ sau này.
Hôm Thứ Hai 23 Tháng Sáu, các công ty bảo hiểm lớn nhất Hoa Kỳ đã đồng ý làm đơn giản lại hệ thống phê duyệt phức tạp của họ. Quyết định này diễn ra sau gần bảy tháng sau vụ bắn chết Giám Đốc Điều Hành một công ty bảo hiểm tại New York, làm cho dư luận bắt đầu chú ý rộng rãi đến việc các công ty bảo hiểm y tế từ chối hoặc trì hoãn việc chăm sóc theo yêu cầu của bác sĩ. Hàng chục công ty bảo hiểm, bao gồm Cigna, Aetna, Humana và UnitedHealthcare, đã đồng ý một số biện pháp, bao gồm bỏ bớt các thủ tục y tế cần phê duyệt và chấp thuận trước. Các công ty bảo hiểm cũng cam kết sử dụng ngôn ngữ rõ ràng khi giao tiếp với bệnh nhân và hứa rằng các chuyên gia y tế sẽ xem xét các từ chối bảo hiểm.
Tại Vietlife TV 15609 Beach Blvd, Thành Phố Westminster vào trưa Thứ Bảy ngày 21 tháng 6 năm 2025, Khu Bộ Việt Nam Quốc Dân Đảng Nam California và Đoàn Thanh Sinh Phó Đức Chính đã long trọng tổ chức Lễ Tưởng Niệm Lần Thứ 95 Anh Hùng Liệt Nữ Yên Báy. Điều hợp chương trình do MC Nam Yến. Tham dự buổi lễ ngoài quý Đảng Viên Việt Nam Quốc Dân Đảng còn có một số quý vị đại diện các Đảng phái chính trị tại địa phương, cộng đồng Việt Nam Nam California, Cụ Vũ Hoàng, một số các cơ quan truyền thông… Đến từ Texas có Hòa Thượng Thích Huyền Việt, Ông bà Bác Sĩ Trần Quốc Hưng (trong Liên Minh Vì Dân Chủ Cho Việt Nam).
Tại phòng hội Phòng Thương Mại Thành Phố Westminster 14491 Beach Blvd Thành Phố Westminster vào lúc 6 giờ chiếu Thứ Sáu ngày 20 tháng 6 năm 2025 một buổi Lễ tưởng niệm Giáo Sư Đoàn Viết Hoạt đã được các thân hữu tổ chức. Buổi lễ do ông Larry Nguyễn, giám đốc Trung Tâm Chăm Sóc Người Cao Niên Sacramento (cơ quan bảo trợ), Luật Sư Đỗ Thái Nhiên trưởng ban tổ chức, điều hợp chương trình buổi lễ do MC. Nancy Nguyễn cùng nhóm thân hữu trong ban tổ chức có: Trần Trung Đạo, Larry Nguyễn, Trần Minh Phương, Nguyễn Thanh Hà, Cao Minh Châu, Vũ Đan Thy, Trần Anh, Nancy Nguyễn, Trần Minh Khôi, Tạ Văn Thành…
Tại hội trường Thư Viện Việt Nam vào lúc 5 giờ chiều thứ Sáu ngày 20 tháng Sáu năm 2025, như thông lệ hằng năm vào ngày 19 tháng sáu, Biệt Đội Văn Nghệ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa do chiến hữu Vũ Long Sơn Hải, Biệt Đội Trưởng và Nhà báo Du Miên, Giám Đốc Thư Viện, Bảo Tàng Viện Việt Nam đứng ra tổ chức đêm văn nghệ tưởng niệm Ngày Quân Lực 19-6 và vinh danh QLVNCH.
Trong không khí khắp nơi đang tưng bừng tổ chức những buổi lễ chào đón ngày Father's Day tức ngày Lễ dành cho Cha, tôi đến tham dự buổi Lễ cho Cha được tổ chức ở Trung Tâm Hoàn Nhiên. Bầu không khí vui tươi, thân mật, ấm cúng và tràn ngập yêu thương ở đây, khiến tôi thấy thật gần gũi với mọi người và bùi ngùi nhớ tới người cha đã khuất của mình. Không đông đảo, lộng lẫy, đầy hoa và thức ăn tràn ngập như hôm Lễ Mother's Day được tổ chức trước đây, buổi lễ hôm nay cũng vui tươi, đầy tiếng cười nhưng đằm thắm và sâu lắng hơn.
Nhà văn Thảo Trường (1936–2010) qua đời đã 15 năm.Thân hữu và gia đình nhà văn Thảo Trường trân trọng kính mời quý bạn đến tham dự buổi ra mắt bốn tác phẩm vừa tái xuất bản của nhà văn Thảo Trường: Hà Nội Nơi Giam Giữ Cuối Cùng; Người Khách Lạ Trên Quê Hương; Ngọn Đèn; và Lá Xanh. Chương trình do Đinh Quang Anh Thái điều hợp, với các diễn giả: giáo sư Trần Huy Bích, giáo sư Trần Chấn Trí; nhà văn Đặng Thơ Thơ và phần đọc trích chuyện, và chia sẻ ký ức về Thảo Trường.
Sáng Chủ Nhật ngày 15 tháng 6 năm 2025 tại Hội Quán PGH 2114 W. McFadden Ave, Santa Ana, Ban Trị Sự Phật Giáo Hòa Hảo Miền Nam California đã long trọng tổ chức đại lễ kỷ niệm 86 năm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ khai sáng nền đạo. Buổi lễ được bắt đầu lúc 10 giờ 30 sáng, các thanh, thiếu niên PGHH lên trước lễ đài hát quốc ca và sau đó có phút mặc niệm tưởng nhớ công đức tiền nhân, anh hùng liệt nữ, các chiến sĩ QL/VNCH đã hy sinh vì tổ quốc và đồng bào đã bỏ mình trên đường tìm tự do từ sau ngày 30.4.1975.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.