Hôm nay,  

Women’s March 2024: ‘Nối Vòng Tay Lớn’ cho Quyền Phụ Nữ

03/11/202408:40:00(Xem: 1296)
woman march
Ảnh Kalynh Ngô

 

 

Một nhóm người bước vào toa tàu điện ngầm của chuyến xe hướng đến Washington DC. Ba người phụ nữ đội nón có chữ Harris-Walz. Một người đàn ông mặc chiếc áo thun màu đen, phía trước là dòng chữ màu xanh lá nổi bật: “Real Men Votes For Women,” phía sau là danh sách những thành quả vĩ đại trên thế giới do người phụ nữ tìm ra. Một nhóm phụ nữ khác khoảng ngoài 50 tuổi, trên tay là những tấm bảng ghi về quyền sinh sản của phụ nữ. Một cô gái Á Châu trẻ, năng động với mái tóc bím gọn gàng, tay cầm bảng hiệu “Don’t Play Politic With Immigrants.”

 

Những người này đang trên đường đến cuộc tuần hành phong trào Women’s March ở Washington DC vào chiều Chủ Nhật 2/11/2024.

 

Không khí của Women’s March phủ khắp đoạn đường từ tàu điện ngầm Metro City đến nơi diễn ra sự kiện, Freedom Plaza. Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất của năm nay so với những năm trước là biểu ngữ và hình ảnh. Năm nay, bên cạnh các quyền và tiếng nói của người phụ nữ, thông điệp xuất hiện nhiều nhất trong cuộc tuần hành là “WE WON’T GO BACK!”

 

Hàng ngàn người từ khắp nơi tập trung về Freedom Plaza. Phụ nữ, thanh niên, trẻ em, và cả nam giới – những người cấp tiến, tôn trọng tự do, sự tiến bộ, và quyền của người phụ nữ. Với tòa nhà Điện Capitol Hill xa xa làm phong nền vững chắc, khoảng 17,000 người trong buổi chiều Chủ nhật liên tục hô vang “We Won’t Go Back!” – khẩu hiệu vận động tranh cử của Phó Tổng Thống Kamala Harris.

 

Thời tiết Washington, D.C. chiều Chủ nhật rất đẹp. Ánh nắng soi rọi thẳng vào khu vực Freedom Plaza, làm nổi bật một rừng người đầy màu sắc. Không cần biết quen hay lạ, chỉ cần có mặt nơi đó, lúc đó, người ta có thể dễ dàng bắt nhịp với nhau, bởi vì họ hiểu “chúng ta đến đây là đang kiếm tìm cùng một giá trị.” Có những người phụ nữ tóc bạc trắng, trên tay cầm tấm bảng nhỏ đơn giản ghi dòng chữ KAMALA HARRIS. Dù tuổi đời không cho phép họ được năng động hơn, hoặc mang những tấm bảng to hơn, như những người trẻ tuổi khác trong sự kiện, nhưng sự có mặt của họ, ánh mắt của họ đã là một sức mạnh vô hình.

 

Bà Marlene Wagner, 70 tuổi, đến từ Nebraska, nói rằng bà tham gia “vì cháu và con tôi, vì tôi lo sợ cho tương lai của chúng.” Một phụ nữ khác gắn vào lưng áo của bà những tấm ảnh của con, cháu của bà, cùng dòng chữ: “Tôi tuần hành cho những cô con gái của tôi và những đứa cháu của tôi.”

 

Hai người phụ nữ, mái tóc muối tiêu, mang trên người tấm bảng: “I’m A Happy Childless Cat Lady” và “Women’s Rights Are Human’s Rights.” Họ nở nụ cười tươi khi thấy bất kỳ ống kính nào hướng đến.

 

Trong một buổi tuần hành, sự thú vị nhất là nhìn những biểu ngữ của người tham dự. Có thể cũng không quá nếu so sánh như một cuộc triển lãm nghệ thuật. Những người đến Women’s March, họ vừa là “activist” vừa là “artist”. Họ bày tỏ tiếng nói, sự giận dữ, và cả tình yêu thương, bằng sự sáng tạo – những sự sáng tạo không biên giới – qua ngôn ngữ và màu sắc. Hàng trăm hình ảnh được tạo ra, đa dạng, kèm theo những nội dung cô đọng, mạnh mẽ và sắc bén.

woman march 2
Ảnh Kalynh Ngô

 

“Men of Quality Don’t Fear Equality”;  “Our Daughters Deserve Choices”; “When You Choose To Do Leave Tracks”; “I’ve Had Crunch Wraps More Supreme Than This Court”; “Black Jobs – Orange Jobs”; “Fiction? Or Future?”; “Future Is Female”; “Excuse Me I’m Speaking”; “Don’t Make Me Repeat Myself – History”; “Size Matters – Science Matters”; “Pro Choice Votter”… và rất nhiều nữa.

 

Ở một nơi mà hàng ngàn con người cùng lên tiếng cho một giá trị sống, thì có quen biết nhau hay không, không còn là sự cản trở để họ hòa nhập, kể cả bảo vệ nhau giữa cuộc tuần hành.

 

Một người đàn ông mặc áo phông màu xám tiến đến một nhóm phụ nữ đang đứng cùng nhau. Ông ta lịch sự xin đặt câu hỏi: “Có thể cho tôi biết điều gì trong hiến pháp cho phép người phụ nữ đi bỏ phiếu không?” Khi ông ta vừa dứt câu, một cô gái, tay cầm những bong bóng hình Donald Trump và chữ ‘Racist’ tiến đến sát bên cạnh, nói với những người phụ nữ “Đừng trả lời ông ta.” Cô gái ấy tiếp tục đi theo sát người đàn ông này, không cho ông ta cơ hội để gợi chuyện với những người đang có mặt trong buổi tuần hành.

 

Một người đàn ông khác mặc bộ áo liền quần màu cam chói rực, tay khiêng cây thập tự giá bằng gỗ to gấp hai cơ thể ông ta, tay cầm microphone, liên tục nói những lời “của Chúa Giêsu.” Hàng ngàn người nơi đó hô vang: “We Won’t Go Back!”

 

Những câu chuyện vui, tiếng cười rộn ràng vang lên khắp khu vực Freedom Plaza. Âm nhạc sôi động, mọi người cùng nhau nhún nhảy theo điệu nhạc. Trên gương mặt của họ, có vẻ như niềm tin đã lấn át sự lo lắng cho một kết quả xảy ra trong ba ngày nữa.

 

Khoảng 5 giờ chiều, gần 17,000 người bắt đầu đi bộ từ Freedom Plaza đến White House. Những biểu ngữ to in chữ “VOTE”; “We Won’t Go Back!”; “Kamala Harris 2024” giơ cao. Mặt trời vẫn chưa tắt hẳn. Ánh sáng cuối ngày chiếu thẳng vào những tòa ốc hai bên đường. Phía sau lưng của đoàn người, Điện Capitol Hill vẫn sừng sững, như tấm lá chắn vững vàng cho bước đi của những người kêu gọi dùng lá phiếu cho quyền của người phụ nữ, quyền yêu thương, quyền từ chối những lời thù hận, chia rẽ, quyền sống trong an toàn và hạnh phúc.

Kalynh Ngô tường thuật

462542279_3889860184619728_3290436371343863242_n
Kalynh Ngô tại
Women's March ở Washington DC,
Chủ Nhật 2/11/2024.

 

 

__

 

Lịch sử của Women’s March:

 

Năm 2016, vào đêm Donald Trump giành chiến thắng (8/11), Facebook xuất hiện lời kêu gọi của một “grandmother” sống ở Hawaii, Teresa Shook, về một cuộc biểu tình ở Washington, D.C. Lời kêu này nhanh chóng thực hiện đúng vai trò “social media” khi nó lan truyền ra cả ngoài biên giới Hoa Kỳ, đến khắp bảy châu lục.

 

Ngày 21/1/2017, một ngày sau lễ nhậm chức của Donald Trump, Women’s March ra đời, kích hoạt bởi một cuộc biểu tình diễn ra trong một ngày, lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, với hàng triệu người diễu hành tại các thành phố trên khắp cả nước và trên toàn thế giới để ủng hộ quyền phụ nữ và quyền con người.

 

Số lượng người tham gia vượt xa mong đợi. Theo những người tổ chức, hơn 670 sự kiện đã được tổ chức trên bảy châu lục. Tổ chức Women’s March tin rằng có khoảng 3,3 triệu đến 4,6 triệu người đã tham gia các cuộc tuần hành tại Hoa Kỳ, trong khi tổng số người tham gia trên toàn thế giới được ghi nhận là khoảng 5 triệu người. Cuộc biểu tình trung tâm ở Washington, D.C., đã tăng lên khoảng 500.000 người, được cho là gấp đôi số người tham dự lễ nhậm chức của tổng thống. Những người biểu tình, bất kể giới tính, đều đội những chiếc "pussyhat" màu hồng, ám chỉ đến bình luận của Trump về việc sờ mó phụ nữ. Chiếc mũ này trở thành biểu tượng lịch sử của Women’s March, và tư cách của Donald Trump.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Museum of the Republic of Vietnam xin mời quý đồng hương và bạn hữu đến tham dự Buổi Hội Thảo Tưởng Niệm 50 Năm Sau Chiến Tranh Việt Nam vào thứ Bảy ngày 12 tháng Tư, 2025 từ 12:00 đến 1:30.
Chúa Nhật, ngày 30/3/2025, thư viện Việt Nam kỷ niệm 26 năm thành lập, được tổ chức lúc 11 giờ sáng nhưng từ 10 giờ đồng hương đã đến sắp hàng để được nhà báo Du Miên- ký tặng sách. Sách viết về Little Saigon bằng tiếng Anh, sách tiếng Việt đã phát hành rồi. Ấn bản tiếng Anh "Little Saigon Chronicles" của tác giả Ngọc Hà và Du Miên giúp những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ hay ở các quốc gia nói tiếng Anh như Úc, Canada, Tân Tây Lan, v.v., có thể đọc hiểu được về lịch sử hình thành Little Saigon. Năm 1975, Việt Cộng chiếm Sài Gòn, xóa tên Sài Gòn, chúng ta đã dựng lại được Little Saigon ở hải ngoại, quyển sách giới thiệu lịch sử Little Saigon với nhiều hình ảnh giá trị từ 1975 đến 2024. Đông đảo đồng bào tham dự gồm thế hệ thứ nhất, người trẻ thế hệ thứ hai, và thứ ba, ...
Nhân kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại kể từ biến cố ngày 30/4/1975, trang mạng Da Màu sẽ thực hiện chuyên đề “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” (VHVNHN 1975-2025), bắt đầu từ tháng 3/2025 và kéo dài cho đến hết năm 2025. Trong lúc đợi chờ một định nghĩa chính xác về nền văn học mới mẻ này trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi tạm hiểu “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” là một nền văn học bao gồm tất cả các công trình biên khảo cũng như các sáng tác văn chương nghệ thuật đủ loại của người Việt Nam viết bằng tiếng Việt hay các thứ tiếng khác (Anh, Pháp…), được xuất bản hay phát hành bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể từ ngày 30/4/1975 cho đến 30/4/2025
Kể từ ngày lên nắm quyền, tổng thống Trump liên tục hành động nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ, trong đó có cả chi tiêu y tế. Với việc Hạ Viện đang đề nghị mức cắt giảm Medicaid lớn nhất trong lịch sử, sức khỏe của 79.3 triệu người Mỹ ghi danh vào chương trình đang bị đe dọa. Trong một cuộc họp báo trên mạng do tổ chức Ethnic Media Services (EMS) tổ chức vào ngày 21/03/2025, các chuyên gia trong ngành y tế đã thảo luận về những hệ lụy của dự luật này đối với người dân nghèo ở Mỹ.
Thư Viện Việt Nam (tọa lạc số 10872 Westminster Ave Suites # 214 & 215) do nhà báo Du Miên Giám Đốc điều hành, cùng Ông Bà BS. Võ Trọng Di một trong năm người đứng ra thành lập thư viện trong đó có: Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng, Nhà Văn Nguyễn Đức Lập, Giáo Sư Trần Lam Giang (3 người nầy đã qua đời), đã tổ chức buổi tiếp tân kỷ niệm 26 năm thành lập vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 29 tháng 3 năm 2025 tại phòng sinh hoạt Thư Viện Việt Nam, với hơn 200 nhân sĩ, trí thức, một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng, các cơ quan truyền thông và đồng hương thân hữu tham dự.
Tại tòa nhà Freedom Hall trong công viên Mile Square Park vào sáng Thứ Bảy ngày 29 tháng 3 năm 2025 Giám Sát Viên Địa Hạt 1 Quận Cam Bà Janet Nguyễn đã tổ chức Hội Chợ Y Tế phục vụ cộng đồng, đây là việc làm mà bà đã liên tục tổ chức trong nhiều năm kể cả khi bà làm Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang.
Tại nhà hàng Diamond Seafood 2, 12181 Brookhurst ST, Garden Grove, Ban tổ chức gồm có: Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, Tập Thể Chiến Sĩ Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ, Đền Thánh Trần, Tổng Hội Sinh Viên Nam California, Viện Bảo Tàng Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa. Đồng đứng ra tổ chức buổi tiệc gây quỹ để có phương tiện tổ chức lễ Tưởng Niệm 50 Năm Quốc Hận.
Tại hội trường Westminster Community Center vào lúc 12 giờ trưa Chủ Nhật ngày 30 tháng 3 năm 2025, Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn Tổ Chức Buổi Vận Động Đẩy Mạnh Phong Trào Đòi Trả Tên Sài Gòn. Tham dự buổi vận động có quý vị nhân sĩ, quý vị đại diện cộng đồng, một số các hội đoàn, đoàn thể đấu tranh, các cơ quan truyền thông và rất đông đồng hương.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.