Hôm nay,  

Bom Tấn Tháng 10

08/10/202415:53:00(Xem: 1325)

Capture
PTT Kamala Harris trao đồ ăn và an ủi nạn nhân bão lụt trong dịp bà đến quan sát thiệt hại do trận bão Helene gây ra ở, Augusta, Georgia. Hình chụp lại từ video.

  

Ít lâu nay người ta đề cập nhiều đến ngạc nhiên tháng 10. Mọi người hầu như ít nhiều đều ưu tư không biết chuyện gì sẽ xẩy ra trong tháng cuối cùng của mùa tranh cử. Đó cũng là một lý do khiến hôm nay tôi đã đi bỏ phiếu sớm để làm trọn nhiệm vụ công dân và để giải tỏa một phần nào áp lực. Ngạc nhiên tháng mười có thể do ngoại cảnh gây ra làm thay đổi tâm trạng và phán đoán của cử chi và cục diện của cuộc bầu cử. Bản cáo trạng mới của Jack Smith chống lại Trump về can thiệp bầu cử, mang ý nghĩa quan trọng đối với quốc gia, đã được phổ biến trong tháng Tám. Cuộc đình công của công nhân hải cảng và báo cáo thống kê việc làm và kinh tế là những chuyển biến đáng kể trong tháng 10, nhưng Đảng MAGA Cộng Hòa vừa tự tạo một trận bão dư luận nghiêm trọng hơn từ thiên tai Helene. Tôi nghĩ đây là một "bom tấn" của tháng 10.

 

Trong nhiều ngày qua, Donald Trump và Cộng Hòa MAGA tung rất nhiều tin giả hay bóp méo và nhiều thuyết âm mưu liên quan đến cơn bão lụt Helene một cách có hệ thống. Mục đích để hạ đối thủ Kamala Harris và Đảng Dân Chủ.

 

Theo tường thuật của CNN vào ngày 6/10, Cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt lời dối trá và xuyên tạc về phản ứng của liên bang đối với cơn bão Helene. Theo MSNBC, “Những lời dối trá đó đã được khuếch đại bởi những người như tỷ phú Elon Musk, nhà lý luận âm mưu chuyên nghiệp Alex Jones và ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dính nhiều bê bối cho chức thống đốc Bắc Carolina, Mark Robinson. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đồng minh trung thành của Trump.” Ngay cả Hùng Cao, một nhân vật MAGA mới bước vào chính trường cũng góp phần vào việc nấu nồi canh hẹ này.

 

CỰU TỔNG THỐNG TRUMP TUNG NHỮNG TIN THẤT THIỆT NÀO?

 

Trump tuyên bố sai sự thật rằng Biden chưa trả lời cuộc gọi từ thống đốc bang Georgia. Tuyên bố của Trump là sai. Thống Đốc Kemp (Cộng hòa) nói với các phóng viên hôm thứ Hai rằng ông đã nói chuyện với Biden một ngày trước đó - và chính ông là người ban đầu đã bỏ lỡ cuộc gọi từ Biden chứ không phải ngược lại.

 

Trump đã viết trong một bài đăng trên mạng xã hội hôm thứ Năm rằng Biden và Harris bị xếp loại Kém toàn diện về cách họ xử lý cơn bão, đặc biệt là ở Bắc Carolina. Sự thực chính quyền Biden - Harris đã được nhiều nhà lãnh đạo tiểu bang và địa phương ca ngợi - bao gồm các thống đốc Đảng Cộng Hòa của một số bang bị ảnh hưởng và thống đốc Đảng Dân chủ của Bắc Carolina, cùng với các lãnh đạo địa phương bao gồm cả thị trưởng Dân Chủ của thành phố Asheville bị ảnh hưởng nặng nề ở Bắc Carolina.

 

Phát biểu trên chương trình “Face the Nation” của CBS, TNS Thom Tillis (Cộng Hòa, North Carolina) đã bác bỏ quan điểm sai lầm rằng tiểu bang của ông không nhận được nguồn lực cần thiết vì nhập cư. Ông hy vọng Quốc hội sẽ phê duyệt thêm nguồn tài trợ.

 

Bà Thị Trưởng Esther Manheimer (Dân Chủ, North Carolina) nói “Chúng tôi nhận được sự trợ giúp của chính quyền liên bang. Đây là một cố gắng được phối hợp rất chu đáo.”

 

Thống Đốc Cộng Hòa South Carolina Henry McMaster cho biết trong cuộc họp báo hôm thứ Ba rằng sự hỗ trợ của liên bang là “tuyệt vời”. Ông lưu ý rằng Biden và Bộ Trưởng Giao Thông Vận Tải Pete Buttigieg đều đã gọi điện và yêu cầu ông cho họ biết bất cứ điều gì cần. McMaster cũng cho biết Quản trị viên FEMA Deanne Criswell đã gọi điện.

 

Thống Đốc Glenn Youngkin (Cộng Hòa, Virginia) tuyên bố “Tôi rất cám ơn phản ứng nhanh chóng và sự hợp tác của cơ quan liên bang.” Riêng Thống Đốc Ron DeSantis (Cộng Hòa, Florida) không trả lời cuộc điện thoại của Tổng Thống Joe Biden và Phó Tổng Thống Kamala Harris vì ông cho rằng có hơi hám chính trị.

 

Trump tuyên bố sai sự thật rằng $1 tỷ đã bị FEMA 'đánh cắp' cho người di cư và đã 'mất tích' theo CNN. Mặc dù tuyên bố này vào hôm thứ Năm của Trump đã bị vạch trần vào thứ Sáu, Trump đã lặp lại lời dối trá này với các phóng viên ít nhất hai lần vào thứ Sáu - và sau đó nói lại điều đó tại một sự kiện ở tòa thị chính tối thứ Sáu ở Bắc Carolina.

 

CNN cũng báo cáo Trump tuyên bố sai sự thật rằng chính phủ liên bang chỉ trao $750 cho những người mất nhà. $750 USD chỉ đơn thuần là số tiền viện trợ trước mắt để đáp ứng các nhu cầu cơ bản cấp thiết. Nạn nhân bão lụt có thể nộp đơn xin các hình thức hỗ trợ bổ sung, như trả tiền nhà ở tạm thời và sửa chữa nhà, có thể trị giá hàng nghìn đô la. Số tiền tối đa hiện tại cho hỗ trợ sửa chữa nhà là $42,500.

  

Tổng thống Biden đã phê duyệt hỗ trợ liên bang cho 6 tiểu bang bị ảnh hưởng bởi bão Helene. Tính đến ngày 4/10, Federal Emergency Management Agency (FEMA) đã cấp hơn $47 triệu hỗ trợ thiên tai. Ngoài ra FEMA sẽ cung cấp cho mỗi người dân $750 để mua thực phẩm và nhu yếu phẩm. Tuy nhiên, nạn nhân thảm họa cũng có thể nộp đơn xin và nhận nhiều hình thức hỗ trợ khác.

 

Newsweek tường thuật rằng “FEMA đã giải ngân hơn $10 triệu hỗ trợ ‘linh hoạt và trả trước’ cho các tiểu bang bị ảnh hưởng. FEMA đã vận chuyển hơn 8.8 triệu bữa ăn, hơn 7.4 triệu lít nước, 150 máy phát điện và hơn 225,000 tấm bạt đến vùng bão.”

 

Theo AP, cựu Tổng thống Donald Trump tung tin giả rằng chính phủ liên bang đang cố tình từ chối viện trợ cho các nạn nhân thảm họa của đảng Cộng Hòa. Các nhóm cực hữu cảnh báo trên mạng xã hội rằng các quan chức có kế hoạch san phẳng các cộng đồng bị ảnh hưởng và tịch thu đất của người dân. Họ còn khẳng định rằng Washington đã sử dụng công nghệ kiểm soát thời tiết để hướng Helene về phía cử tri Đảng Cộng Hòa nhằm làm nghiêng cuộc bầu cử tổng thống về phía ứng cử viên Dân Chủ Kamala Harris.

 

Báo Washington Post báo cáo rằng Tổng Thống Biden không lấy tiền cứu trợ của FEMA để sử dụng cho di dân - như Donald Trump đã cáo buộc sai sự thật. Đây là một biện pháp điều động ngân sách mà chính Trump đã phê duyệt vào năm 2019.

 

Theo AP, cựu Tổng thống Donald Trump tung tin rằng chính phủ liên bang đang cố tình từ chối viện trợ cho các nạn nhân thảm họa của đảng Cộng Hòa. Các nhóm cực hữu cảnh báo trên mạng xã hội rằng các quan chức có kế hoạch san phẳng các cộng đồng bị ảnh hưởng và tịch thu đất của người dân. Họ còn khẳng định rằng Washington đã sử dụng công nghệ kiểm soát thời tiết để hướng Helene về phía cử tri Đảng Cộng Hòa nhằm làm nghiêng cuộc bầu cử tổng thống về phía ứng cử viên Dân Chủ Kamala Harris.

 

Báo Washington Post báo cáo rằng Tổng Thống Biden không lấy tiền cứu trợ của FEMA để sử dụng cho di dân - như Donald Trump đã cáo buộc sai sự thật.

 

Đây là một biện pháp điều động ngân sách mà chính Trump đã phê duyệt vào năm 2019. Chính Tổng Thống Trump đã rút $271 triệu từ Department of Homeland Security bao gồm $155 triệu tử quỹ thiên tai để xây cất trại giam giữ di dân bất hợp pháp và nơi để phỏng vấn vào giữa mùa bão 2019.

 

ĐẢNG DÂN CHỦ HỖ TRỢ VIỆC TĂNG NGÂN SÁCH CHO FEMA, CỘNG HÒA CHỐNG

 

Trong khi tất cả những dân biểu và nghị sĩ Dân Chủ ủng hộ chương trình FEMA Relief, bao gồm tăng cường $20 tỉ cho quỹ thiên tai, nhiều nhân vật dân cử Cộng Hòa đã bỏ phiếu chống trước khi bão Helene tràn vào tiểu bang của chính những nhân vật này và nay là cơn bão cấp 5 Milton.

 

Florida: DB Daniel Webster, DB Michael Walz, DB Bill Posey, DB Cory Mills, DB Anna P. Luna, DB Laurel Lee, DB Matt Gaet, DB Bryon Donalds, DB Kat Cammack, DB Aaron Bean, TNS Rick Scott từ chối không bỏ phiếu.

 

Georgia: DB Richard McCormick, DB Majorie T. Greene, DB Mike Collins, DB Andrew S. Clyde.

 

North Carolina: DB Dan Bishop, TNS Ted Budd.

 

South Carolina: DB Jeff Duncan, DB Russell Fry, DB Nancy Mace, DB Ralph Norman, DB William Timmond, TNX Tim Scott.

 

Tennesse: DB Tim Burchett, DB Andrew Ogles, DB John W. Rose, TNS Marsha Blackburn, TNS Bill Hagerty.

 

Quốc Hội đang tạm ngưng hoạt động. Một số đông các vị dân cử trở về địa phương để vận động tranh cử. Chủ Tịch Hạ Viện Mike Johnson (Cộng Hòa) từ chối triệu tập Quốc Hội trở lại để bỏ phiếu về viện trợ Bão. Phải chờ đến sau ngày bầu cử 5/11 Quốc Hội mới có cơ hội họp và thảo luận về việc tăng cường ngân sách cho FEMA.

 

Dự Án 2025 (Project 2025) của Trump và Cộng Hòa MAGA chủ trương loại bỏ Cơ Quan Thời Tiết Quốc Gia (National Weather Service), dỡ bỏ dự đoán bão, cắt ngân khoản của FEMA, giảm cứu trợ thiên tai và chấm dứt Chương Trình Bảo Hiểm Lũ Lụt Quốc Gia.

 

Khi bão cấp 4 Maria tràn vào Puerto Rico vào 2017, Trump đã trì hoãn gói viện trợ $20 tỷ và để Puerto Rico mất điện trong 181 ngày.

 

KẾT LUẬN

 

Trong bài xã luận ngày 5/10 "Shame on Donald Trump for worsening North Carolina's Helene tragedy with political lies" báo Charlotte Observer đã lên án Trump những điều dối trá của Trump về trận bão Helene. Bài báo viết một số đoạn quan trọng nguyên văn như sau:

 

"Đây không phải là một tình huống để lợi dụng lợi ích chính trị. Nhưng cựu Tổng thống Donald lợi dụng lợi ích chính trị, đã chính trị hóa tình hình mọi lúc, truyền bá sự giả dối và những âm mưu phá vỡ cộng đồng thay vì gắn kết nó lại với nhau."

 

"Ví dụ tồi tệ nhất là một bài đăng trên mạng xã hội mà Trump thực hiện hôm thứ Hai, trong đó ông ấy cáo buộc chính phủ liên bang và Thống Đốc Đảng Dân Chủ Roy Cooper “đi ra ngoài cách của họ là không giúp đỡ người dân ở các khu vực thuộc đảng Cộng Hòa."

 

"Không có bằng chứng nào hỗ trợ cho bất kỳ tuyên bố lố bịch nào. Mỗi dấu hiệu đều cho thấy các cơ quan tiểu bang và liên bang đã và đang làm việc để giúp đỡ những người gặp khó khăn."

 

Tờ báo đưa ra một kết luận vô cùng nghiêm trọng:

 

"Gieo mầm mống chia rẽ chính trị luôn luôn là một nỗ lực không cần thiết và mệt mỏi. Nhưng làm như vậy trong những thời điểm rất cần thiết sự đoàn kết là điều tối đặc biệt đáng xấu hổ."

 

Trump đang cố gắng lôi cuốn cử tri về phía MAGA vào những ngày chót của cuộc bầu cử mang ý nghĩa vô cùng quan trọng bằng "những giả dối và thuyết âm mưu" về trận báo Helene như báo Charlotte Observer nói, nhưng ông đã bị phản tác dụng.

 

Kamala Harris chỉ trích những lời dối trá của Trump về việc cứu trợ cơn bão Helene. Bà nói "Những lời nói dối của Trump về những nỗ lực cứu trợ của chúng ta là vô trách nhiệm cao nhất và sự nhẫn tâm trắng trợn. Ông ấy thực sự thiếu sự đồng cảm ở mức rất cơ bản để quan tâm đến nỗi đau khổ của người khác. Cuộc sống hiện tại đang bị đe dọa theo đúng nghĩa đen và thật đáng lo ngại khi ông đang chơi trò chơi chính trị vì lợi ích của chính mình."

 

Bà nói tiếp "Người dân Mỹ đang kiệt sức với những lời dối trá, với sự ích kỷ, với những nỗ lực chia rẽ chúng ta, những người Mỹ, và người dân sẵn sàng sang trang và vạch ra một con đường mới để tiến về phía trước."

 

Bão Helene chính là bom tấn tháng Mười đã nổ trên sân nhà của Trump.

 

Nguyễn Quốc Khải

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ sẽ là Donald Trump. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với Fox News, CNN và Associated Press xác nhận. Tổng Thống Đài Loan đã gửi lờn chúc mừng. Các công ty Đài Loan đang đánh giá lại các kế hoạch ở nước ngoài của họ. Advantech Co., Ltd., một nhà sản xuất sản phẩm tự động hóa công nghiệp có trụ sở tại Đài Loan, sẽ tiếp tục phát triển tại Hoa Kỳ, Miller Chang, chủ tịch nhóm embedded-IoT (internet of things, còn dịch là internet vạn vật) của Advantech cho biết.
Khả năng “lịch sự” và “ảo luận” trong chữ nghĩa phê bình khiến cho tôi băn khoăn mỗi khi nghĩ đến văn học Việt nói chung và Văn học hải ngoại khoanh vùng.
Chỉ quá nửa đêm của ngày lịch sử 5 tháng 11, 2024, cựu tổng thống Trump đã giành chiến thắng rõ ràng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với khả năng thắng hầu hết các tiểu bang chiến trường, đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên phụ nữ da màu - trở thành đảng viên Cộng hòa đầu tiên giành được số phiếu phổ thông toàn quốc sau 20 năm
“Vinh quang thay xã hội. Nhưng mà khốn nạn thay xã hội!”, tôi phải đi vay của Nguyễn Công Hoan rồi hoán vị “Kép Tư Bền” bằng “xã hội” là để cảm thán cho thân phận voi-chó của nó, như là một trong những ngôn từ / ý niệm bị khai thác chính trị nhiều nhất. Nhưng cũng có một sự nghịch pha, đến 180 độ. Mang ý nghĩa “cùng khổ / vô phước / bất hạnh” trong cách dùng của Nguyễn Công Hoan thì, đến thời của chúng ta, “khốn nạn”, như trong cách dùng nói trên, đã bị lột bỏ cái ý xót xa, thông cảm, chỉ có ý xấu, rất nặng, như một sự sỉ nhục
Truyện dài tham nhũng ở Việt Nam xem hoài không chán vì mỗi thời Tổng Bí Thư chuyện kể lại lâm ly bi thiết hơn...
Đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của khối BRICS tại thành phố Kazan, Nga, từ ngày 23 đến 24/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công khai bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của khối BRICS và được Tổng thống Vladimir Putin quan tâm đặc biệt. Tại sao? Erdogan mong đợi gì trong cuộc hội kiến này và những hậu quả địa chính trị và kinh tế nào có thể xảy ra?
Trong vài tháng qua, báo chính chính thống của Mỹ đã dành cho Donald Trump khá nhiều đất diễn. Nhất cử nhất động của Trump, dù đáng hay không đáng, dù thiếu một nửa để trở thành một ổ bánh mì, vẫn được những tờ báo lớn có lịch sử hơn trăm năm dẫn lại. Với Trump, đó là một chiến thắng. Với báo chí, đó là kinh doanh, là “rating.”
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
Chính quyền CSVN và Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (The United States Commission on International Religious Freedom / USCIRF) đã có tầm nhìn tương phản về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam...
17 ngày nữa, cuộc tranh cử tổng thống Mỹ bước vào kết thúc. Ai thắng? Ai bại? Đời sống sẽ được trở lại bình thường không bị ám ảnh của truyền thông lôi kéo, không bị áp lực của đảng phái thuyết phục. Thật là đáng mừng.Không chắc. Nếu ông Trump thắng, cuộc giao chuyển quyền lực tuy không vừa ý, nhưng chắc sẽ xuôi qua bình yên. Nếu ông Trump thua, đây mới là vấn nạn. Đến giờ phút này, ai cũng biết, nếu ông Trump không được làm tổng thống thì sẽ ứng với câu: Được làm vua, thua làm giặc. Chuyện này đã xảy ra trong lịch sử: Ngày 6 tháng 1, 2021. Và căn cứ theo những lời ông tuyên bố khi vận động tranh cử. Chính quyền Biden, FBI, nội an, cảnh sát, quân đội, có chuẩn bị gì chưa? Hay chỉ có ông Howard Stern tuyên bố: “Tôi không đồng ý với Trump về mặt chính trị, tôi không nghĩ ông ta nên đến gần Nhà Trắng. Tôi không ghét ông. Tôi ghét những người bỏ phiếu cho ông. Tôi nghĩ họ ngu ngốc. Tôi ghét. Tôi sẽ thành thật với bạn, tôi không tôn trọng bạn," (Fox News.)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.