Hôm nay,  

Tiếp tục giậm chân tại chỗ

23/09/202414:40:00(Xem: 656)
vn court

Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm. Bằng chứng này cô đọng trong Diễn văn bế mạc của ông Tô Lâm, theo đó ông tái khẳng định tiếp tục: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.”
    Đây là đường lối cũ đã quy định trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Xã hội Chủ nghĩa” (Bổ sung, phát triển năm 2011). Cương lĩnh phô trương rằng: “Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh…”
    Tuy nhiên, tính “kiêu ngạo Cộng sản” đã khiến đảng mắc “sai lầm Thế kỷ” không chữa được khi Cương lĩnh  kết luận rằng: “Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.”
    Thái độ “mơ tưởng” này của đảng CSVN không phù hợp với tình hình khi đó, sau 20 năm Liên bang Sô Viết tan rã (26/12/1991). Có điều lạ là Thế giới Cộng sản do Nga đứng đầu đã khủng hoảng từ năm 1980 khi các nước Cộng sản Đông Âu nối đuôi nhau sụp đổ, nhưng Lãnh đạo CSVN vẫn chưa tỉnh ngủ.

ĐỔI MỚI HAY LÀ CHẾT

Mãi cho đến khi Nga không còn là nước Cộng sản ĐỠ ĐẦU nữa thì Việt Nam chới với bám theo Trung Quốc để đổi mới tồn tại. Lãnh đạo Bắc Kinh, Tập Cận Bình tuy không dứt khoát từ bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông nhưng tuyên bố theo chủ trương “Chủ nghĩa Xã hội có đặc sắc Trung Quốc” tháng 10 năm 1997. Về phía Việt Nam, tên nước mới “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được Quốc hội khóa VI quyết định tại kỳ họp ngày 2/7/1976.
    Tuy nhiên Trung Quốc không muốn đứng đầu các nước theo Chủ nghĩa Cộng sản còn lại, mặc dù khi ấy có tin Việt Nam yêu cầu Bắc Kinh đứng ra nhận trách nhiệm quy tụ các quốc gia Cộng sản gồm Việt Nam, Cuba, Bắc Triều Tiên và Lào.

TIẾP TỤC HỎNG

Tuy vậy,  Việt Nam vẫn phải dựa vào Trung Quốc, đồng thời thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ năm 1995 để cân bằng quyền lực. Nhưng Bắc Kinh tiếp tục chủ trương bành trướng lãnh thổ qua các cuộc chiếm đóng biển, đảo của Việt Nam ở vùng Trường Sa. Cho đến nay (2024), Việt Nam giữ 21 vị trí, trong khi Trung Quốc chiếm đóng thêm 7 Vị trí chiến lược ở Trường Sa gồm: Đá Châu Viên, đá Chữ Thập, cụm đá Gaven, đá Gạc Ma, đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn và đá Xu Bi.
    Trung Quốc đã đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, vào lúc Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa tập trung vào Hòa đàm Paris để chấm dứt chiến tranh.
    Sau chiến tranh chấm dứt, quân Cộng sản miền Bắc được Nga-Tầu cung cấp vũ khí và lương thực vẫn tiếp tục cuộc chiến “chiếm đất, giành dân” cho đến ngày “toàn thắng” thống nhất đất nước, 30/04/1975.
    Tuy nhiên, sau khi chế độ hà khắc và độc tài miền Bắc bao phủ miền Nam thì lộ ra tình trạng chia rẽ Nam-Bắc. Tình hình kinh tế kiệt quệ, sau 10 năm đi theo chủ trương kinh tế bao cấp do nhà nước lãnh đạo theo mô hình Liên Sô cũ.
    Đảng bị buộc phải “đổi mới” làm kinh tế thị trường kiểu Mỹ để cứu nguy và hội nhập với Thế giới tây phương để tồn tại. Nhưng sợ xấu hổ nên CSVN đã thòng thêm mấy chữ “theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa” để chứng tỏ sự trung thành của mình.
    Tuy nhiên, lãnh đạo CSVN vẫn “không đổi mới chính trị” để đoàn kết toàn dân và đoàn kết với người Việt tị nạn ở nước ngoài xây dựng đất nước. Đảng tiếp tục lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh làm nền tảng độc quyền cai trị.
    Nhưng độc tài  đã đẻ ra  tham nhũng từ hạ tầng cơ sở lên Trung ương. Tình trạng “cán bộ, đảng viên “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ngày càng tồi tệ, đe dọa sự tồn vong của chế độ. Vì vậy, Hội nghị Trung ương 10, kết thúc tại Hà Nội ngày 10/09/2024, đã tái khẳng định khóa đảng XIV sẽ tiếp tục: làm theo phương châm “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”.
    Về lĩnh vực nhân sự khóa XIV, Thông báo Trung ương 10 viết: “Ban Chấp hành Trung ương nhấn mạnh công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV là công việc hệ trọng; là “then chốt” của “then chốt”, có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.”
    Chi tiết hơn, Thông báo cho hay: “Ban Chấp hành Trung ương xác định mục tiêu, yêu cầu công tác nhân sự Đại hội XIV, trong đó Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước phải là một tập thể trong sạch, vững mạnh, thật sự đoàn kết, thống nhất cao về ý chí và hành động; tiêu biểu về trí tuệ, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực lãnh đạo và uy tín; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng, gắn bó mật thiết với Nhân dân. Thực hiện tốt phương châm: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương, đi đôi với phát huy, mở rộng dân chủ; bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao.
    Lời hứa này không mới, vì những “chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên giai đoạn mới” đã được bàn hành qua Quy định số 144-QĐ/TW (ngày 9/5/2024.

TIÊU CHUẨN ĐẠO ĐỨC

Quy định này buộc cán bộ, đảng viên phải:
    1. Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên định đường lối đổi mới của Đảng và các nguyên tắc xây dựng Đảng.
    2. Kiên quyết, kiên trì bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Thực hiện nghiêm Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
    3. Trong sạch, không tham ô, tham nhũng, tiêu cực, không gây phiền hà, sách nhiễu. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
    Vấn đề đặt ra là dưới “thời đại Tô Lâm”, hay “bất cứ ai làm Tổng Bí thư khóa đảng XIV”, có khả năng “thay đổi tư duy lãnh đạo để đưa đất nước ra khỏi nhóm các quốc gia chậm tiến và lạc hậu trên Thế giới, hay vẫn cứ chạy quanh tìm thóc như đàn gà “chạy quẩn cối xay lúa” như bấy lâu nay?

– Phạm Trần

(09/024)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
Đó là cuốn sổ thông hành vừa đóng con dấu bất tử cho nước Mỹ đi vào một kỷ nguyên vô pháp, siêu thực, bất chấp hiến pháp – kỷ nguyên của một tội phạm lên ngôi vua, sẵn sàng để đưa nước Mỹ quay ngược về thời đại bành trướng bờ cõi bằng quân đội và vũ lực. Tất cả bốn vụ án hình sự, dân sự của Donald Trump mở ra bằng những khẩu đại bác và kết thúc bằng những viên pháo xì hơi. Tất cả cơ quan luật pháp truy tố Trump với hàng loạt tội chứng, bằng chứng, đều bất lực, trong khi cơ quan duy nhất là Bộ Tư Pháp có quyền kết tội Trump thì đã không bao giờ thực hiện đúng cán cân công lý.
Ở trong giai đoạn nước Mỹ chia rẽ cùng cực như hiện nay, việc chuyển giao quyền lực tổng thống vào ngày 20/01/2025 hứa hẹn sẽ có nhiều thay đổi mang tính đối nghịch. Khi chính phủ chuyển sang nhiệm kỳ mới dưới sự lãnh đạo mới của tổng thống đắc cử Donald Trump, bối cảnh quản lý công nghệ thông tin tại Hoa Kỳ cũng sẽ đối mặt với nhiều sự thay đổi.
Cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 bị ảnh hưởng bởi gian lận bầu cử tràn lan, cùng lúc với sự trấn áp dữ dội phe đối lập và đàn áp tàn bạo những người biểu tình phản đối kết quả. Tuyên bố chiến thắng với 80% số phiếu bầu của nhà độc tài Alexander Lukashenko đã gây tranh cãi và bị lên án rộng rãi, với Liên minh Âu châu và một số các quốc gia khác từ chối công nhận kết quả. Alexander Lukashenko đã nắm quyền từ năm 1994. Kể từ đó, tổ chức nhân quyền Belarus Viasna đã báo cáo hơn 50.000 người đã bị bắt vì lý do chính trị. Không có khả năng có thay đổi trong cuộc bầu cử sắp tới, dự kiến diễn ra vào ngày 26/01/2025. Theo hãng thông tấn nhà nước Belta vào tháng 11, Lukashenko đã cảnh báo có thể cắt hoàn toàn quyền truy cập internet trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2025 nếu nổ ra các cuộc biểu tình tương tự như năm 2020 .
Cô Tổng Thống Park Geun-hye của chú bé dân chủ Nam Hàn đang tại chức, làm bậy, bị lôi ra tòa kết án, cho vào tù tức thì, người khác lên thay. Mọi sinh hoạt của quốc gia vẫn tiếp tục và đất nước phát triển như thường lệ. Tổng thống Trump của Mỹ, làm bậy trong lúc đang tại chức. Hết nhiệm kỳ, bị kết 34 tội, không bị một ngày tù, rồi lại ra tranh cử, thắng lợi, thành Tổng thống Mỹ ngon lành. Cùng theo chế độ dân chủ, hiến pháp, luật lệ nước nhỏ, nước lớn không mấy khác biệt. Nước Mỹ không vì to quá, lớn quá, mà luật pháp trở nên hết thiêng, hóa thành chuyện khôi hài.
Cuối năm nhìn người ta hàng hàng lớp lớp, mua sắm bao bị mừng Giáng Sinh, hoan hỉ đón năm mới, hàng tỷ món quà, có bao nhiều quà tặng tinh thần? Có bao nhiêu cuốn sách được gói giấy xanh đỏ? Có mấy tác phẩm văn chương ở trong đó? Câu trả lời bỗng dưng rụt rè. Ở trong một thời đại việc “làm tiền” là trọng đại nhất, “Làm tình” đứng thứ nhì và thứ ba, “tự hào đã làm hai việc trước.” Nếu bạn thuộc vào hàng ngũ trí tuệ tôn vinh vật chất, thì tất nhiên, văn chương đứng hàng gần chót hoặc không hiện diện. Lần cuối cùng, bạn đọc một văn bản văn chương là lúc nào? Và văn bản văn chương là gì?
Những cuộc bầu cử tại Âu châu trong năm 2025 hứa hẹn mang tới những thay đổi chính trị lớn: cuộc bỏ phiếu bất thường của Quốc hội Liên bang Đức (Bundestag), cuộc đua giành chức tổng thống tại Romania, cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ Tusk tại Ba Lan, và sự trỗi dậy của các lực lượng dân túy tại Cộng hòa Séc, tại Na Uy cũng như nhiều nơi khác. Những cuộc tranh dành này có thể sẽ định hình lại tương lai của Liên minh Âu châu
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Từ lâu, cựu tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã được công luận cũng như giới sử gia coi là phải cam chịu nhiều thất bại trên chính trường. Bằng chứng hiển nhiên nhất là sau một nhiệm kỳ tại chức, năm 1980, ông không được tái đắc cử, chuyện hiếm có trong lịch sử tranh cử tổng thống Mỹ...
Người xưa vẫn thường dùng câu “Nam Kha nhất mộng” hay “Giấc mộng Nam Kha” câu chuyện Thuần Vu Phần ngủ mơ dưới gốc cây, để chỉ về những thứ vô thực, hư ảo, vượt xa tầm tay với của con người. Thời nay, có vị tổng thống đắc cử, chưa chính thức lên ngôi, nhưng đang ôm mộng bành trướng diện tích quốc gia, bằng đô-la thay vì đánh trận. Tổng thống đắc cử Donald Trump bước vào mùa lễ lớn cuối cùng trong năm 2024 với quả quyết sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama (Panama Canal); đòi mua Đan Mạch và gợi ý Canada có thể trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ.
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.