Hôm nay,  

Nam Cực: Cuộc du hành xuống đáy địa cầu

20/09/202400:00:00(Xem: 549)
1
Dù Nam Cực đang mùa hè nhưng nhiệt độ vẫn ở khoảng trên 40 độ F. Trên, một số du khách không quản trời gió và lạnh chen chúc đứng trên boong thứ 15 của chiếc Star Princess ngắm và chụp hình cảnh tuyết phủ. (Ảnh Trùng Dương)
  
Tôi là người chịu lạnh rất dở. Thích du lịch, nhưng tôi không hề dám tơ tưởng tới đi thăm thành phố Harbin, cực đông bắc Trung Hoa giáp ranh với Nga, nơi hàng năm vào tháng Giêng có Hội Băng và Tuyết khi người địa phương kéo về từ sông Songhua từng khối băng để xây các lâu đài và đẽo tượng dựng nên nguyên một thành phố bằng băng và tuyết để đón du khách. Đành cứ mỗi độ đầu năm mò lên Internet xem người ta xây cất những gì ở đó cho sướng con mắt và đỡ ghiền. Lại càng không dám tơ tưởng tới dịp được đứng trên… đỉnh Everest -- ngoài việc không chịu được lạnh và cao độ cả 29,000 feet đã đành, còn vì không có khả năng trả trên 10,000 Mỹ kim để xin giấy phép leo núi của nhà nước Nepal nữa. Tôi cũng chẳng dám mơ đi Bắc hay Nam Cực, nghe tới tên thôi đã thấy lạnh cóng.
 
Thế nhưng khi chị bạn từ hồi trung học Gia Long, Mai, cần người đồng hành đi Nam Cực, lại bằng lòng mua vé máy bay (thực ra thì chị ta có dư điểm frequent miles) cho tôi tới Buenos Aires, Argentina, là nơi lên tầu; và tôi chỉ việc trả tiền cruise (mà chị đã kiếm được cái cruise cần “sold out” nên rẻ tới 60 phần trăm), tôi không thể không nhận lời. Nhất là khi Mai bảo tôi, “Mày đừng có lo, mình đi vào tháng Hai là mùa hè ở dưới ấy.” Chưa đi xuống nam bán cầu bao giờ nên tôi không để ý là nam và bắc bán cầu có chu kỳ thời tiết ngược nhau.
 
Tôi lái xe sang Tucson, bỏ xe ở nhà Mai, rồi xách theo một cái túi xách đựng quần áo thuốc men và một cái backpack có bánh xe và cần kéo trong đựng cái laptop, một máy quay phim và hai cái máy ảnh quấn và đệm bằng vài cái áo lạnh, đáp máy bay đi Houston để từ đó lấy máy bay đi xuống Buenos Aires để lên chiếc Star Princess của hãng Princess Cruises. Không may cho tôi trước khi lên tầu, trong lúc chờ xe buýt, tôi bị… kẻ cắp nẫng mất cái túi quần áo và thuốc men, làm Mai, một người đã đi nhiều nơi trên thế giới và khá kinh nghiệm, thuyết tôi, “Tao đã biểu đừng nói chuyện với người lạ mà mày hổng có nghe!” Mắng mỏ vậy chứ Mai cũng giúp tôi đi kiếm một tiệm thuốc tây tại cảng Montevideo ở Uruguay để mua mấy món thuốc, không cần toa bác sĩ như ở Mỹ, mà tôi cần.
 
Chúng tôi ở chơi hai ngày tại thành phố Buenos Aires, thủ đô của Argentina, nổi tiếng là cái nôi của vũ điệu Tango mà tôi rất thích. Xem các cặp nghệ sĩ trình diễn Tango trên đường phố thôi không đủ, trước khi lên tầu tôi còn đòi Mai đi với tôi xem một show Tango dài hai tiếng. Và cũng điệu nhạc Tango chúng tôi đã được nghe suốt chuyến cruise 16 ngày qua nhiều hải cảng khác nhau ở Nam Mỹ, và chương trình du hành ở Bán đảo Nam Cực chỉ kéo dài có bốn ngày là cao điểm.
 
Trong bài này tôi sẽ chỉ chú trọng vào chuyến du hành trong vùng Bán đảo Nam Cực nằm ở cực bắc của lục địa Nam Cực và ở ngoài Antarctic Circle. Chúng tôi không được vào lục địa nằm bên trong Antarctic Circle vì các du thuyền lớn chỉ được phép xuống tới vùng bán đảo này, tức cái mỏm đất trông giống như ngón tay cong cong, gần Falkland Islands thuộc Anh quốc, và cách cái đuôi lục địa Nam Mỹ về phía tây bắc khoảng 600 miles.
 
Nam Cực: Lục địa tự trị theo thoả ước quốc tế 1959
 
  
2
Hình bên trái, lục địa Antarctica quanh năm phủ băng trắng toát, được mệnh danh là Lục địa Đông Lạnh, với bề dầy của băng trung bình là 7,000 feet; với phía tây bắc là Nam Mỹ, đông bắc là Phi Châu và đông nam là Úc châu, và chính nam là Tân Tây Lan. (Nguồn: http://www.worldatlas.com/Lục địa Nam Cực là nơi các quốc gia thỏa thuận qua Hiệp ước ký năm 1959 là chỉ dùng làm nơi nghiên cứu khoa học. Bên phải là bản đồ các trạm nghiên cứu của 44 quốc gia đặt căn cứ tại đây. Ba trạm của Hoa Kỳ là: McMurdo Station là trung tâm chính nằm ở tây nam trong vùng Ross Sea, South Pole Station ở ngay cực nam, và Palmer Station nằm trong bán đáo Nam Cực ở mạn tây bắc (phương hướng ở đây dựa vào bản đồ bên phải). (Nguồn: http://www.mapsofworld.com)
  
Khác với Bắc Cực bao quanh bởi nước đã đóng băng, Nam Cực thực ra là một lục địa và là lục địa nhỏ nhất thứ ba sau Âu châu và Úc châu, với 98 phần trăm là băng đá. Nam Cực không thuộc về quốc gia nào và được cai quản bởi Hiệp Ước Quốc tế về Nam Cực ký kết năm 1959. Có 44 quốc gia duy trì các cơ sở nghiên cứu khoa học tại đây. Đây là lục địa lạnh nhất và gió nhất trên địa cầu, mùa đông nhiệt độ từ -112 tới -130 độ F trong lục địa và -41 tới -59 độ vùng gần biển; và gió có khi tới 200 miles một giờ. Mùa hè, là thời gian chúng tôi tới thăm vào tháng Hai, nhiệt độ cũng khoảng... 40 độ F. Khí hậu nghe nói thay đổi rất nhanh, từ nắng tới mây mù bất cứ lúc nào. Người ta bảo Nam Cực có bốn mùa có khi trong vòng có một ngày.
 
Chương trình dự trù có bốn ngày tầu du hành trong vùng Bán đảo Nam Cực (Antarctic Peninsula), nhưng đến ngày thứ ba thì thuyền trưởng của chiếc Star Princess của chúng tôi quyết định cắt bớt đi một ngày vì tin thời tiết cho biết có một cơn bão từ phía tây thổi qua Drake Passage sẽ đúng vào ngày tầu sẽ chạy qua đây trên đường từ Nam Cực trở lại vùng biển Nam Mỹ, nếu giữ nguyên lộ trình bốn ngày. Drake Passage là vùng biển nơi hai đại dương Pacific và Atlantic gặp nhau, nằm giữa Cap Horn của Nam Mỹ và South Shetlands Islands phía bắc của Nam Cực, nổi tiếng là biển động ngay cả khi không bị bão. Vì phải cắt bớt một ngày du hành, chiếc Star Princess cũng phải hủy bỏ chương trình đi thăm Đảo Deception hình móng ngựa trên đường dời bán đảo về Nam Mỹ. Tôi hơi tiếc khi đọc biết thêm về đảo này.(*)
 
Môi trường của Nam Cực rất tinh khiết. Hút thuốc ở trên mấy cái boong tầu lộ thiên cũng bị cấm, và tuyệt đối không được vất bất cứ món gì, kể cả tàn thuốc lá, xuống biển. Có tin đồn là những tầu lớn như của hãng Princess, với khoảng 4,000 người vừa du khách vừa nhân viên trên tầu, có thể sẽ bị cấm vì những quan tâm về môi trường. Chúng tôi cảm thấy thật vinh dự được nằm trong số vài trăm ngàn người đã có dịp du hành dù chỉ ở quanh Bán đảo Nam Cực, cái mỏm tận cùng về phía bắc của lục địa này.
 
Hòn đảo tầu chúng tôi đi qua đầu tiên là Elephant Island - Đảo Voi, là nơi vào năm 1915 đoàn thám hiểm Endurance Expedition tạm trú suốt bốn tháng mùa đông sau khi tầu của họ bị băng đá ép vỡ, trong khi thuyền trưởng Earnest Shackleton và vài thủy thủ dùng thuyền nhỏ vượt biển đi tìm phương tiện cấp cứu. Chương trình Nova đã thực hiện một phim tài liệu rất công phu về cuộc thám hiểm này, nói lên ý chí cương quyết của nhà thám hiểm Shackleton đã bằng mọi cách cứu trọn đoàn thám hiểm không sót một ai.(**)

3
Hình bên trái, một số du khách không ngại lạnh đứng trên boong tầu ngay phía trên của phòng chỉ huy nơi nhà thiên nhiên học Christian Gunn, một thành viên của chiếc Star Princess, dẫn giải qua hệ thống khuếch đại âm thanh về những địa điểm đáng chú ý, cũng như lịch sử của những nơi này, như câu chuyện về đoàn thám hiểm Endurance Expedition của Shackleton, và tên của các loài thú đặc thù của vùng Nam Cực, như loài penguin, cá voi, các loài chim biển, vv. Bên phải, mặt trời, khi nào có thể thoát khỏi những đám mây mù trong giây lát, toả vội xuống mặt tuyết những mảng nắng trông như trong suốt một cách huyễn hoặc và cũng rất mong manh.
  
4
Trái, một cảnh sông băng (glacier). Phải, gió vờn trên mặt băng tuyết, cuốn theo những bụi tuyết.
 
5
Trái, nhiều du khách bằng lòng với việc ngồi trong phòng ăn ấm áp hơn nhìn cảnh băng tuyết bên ngoài qua khung cửa kính. Bên phải, lợi dụng một lúc hiếm hoi mặt trời xuất hiện, tôi ra đứng hong nắng ngoài boong tầu.

6
Trạm nghiên cứu khoa học Esperanza Station của Argentina, theo chiều kim đồng hồ: Nhìn từ xavà zoom vào gần cho thấy nhưng ngôi nhà sơn đỏ như trong trò chơi Monopoly. Đây là trạm duy nhất ở Nam Cực mà gia đình của các nhà nghiên cứu được phép đến trú ngụ. Tại đảo này còn có một trường học và hai giáo viên. Khác với Bắc Cực có dân Eskimo, Nam Cực không có người sinh sống mà chỉ có các nhà nghiên cứu từ các lục địa đến làm việc. Người đầu tiên và duy nhất cho tới nay đã ra đời ở Nam Cực là cậu bé Emilio Marcos, sinh ngày 7 tháng Giêng năm 1978 tại căn cứ Esperanza này. Ở đây cũng còn có một nơi dành cho khách du lịch. Hàng năm có khoảng 1,100 du khách tới đây thăm.

7
Trái, một băng hà, hay sông băng (glacier). Phải, một trong những tảng băng (iceberg) bị tách rời ra từ một băng khối hay sông băng và trôi giạt trong đại dương, một hình ảnh thông thường ở vùng này. Gần dây ta nghe nhiều về hiện tượng Nam Cực đang bị tan rã dần do nhiệt hóa toàn cầu đưa tới nạn khí hậu thay đổi, khiến từng khối băng vĩ đại tách ra khỏi lục địa trôi giạt trên biển. Tìm hiểu thêm tại https://climate.nasa.gov/news/242/is-antarctica-melting/

8
Các hình trên là các tảng băng đủ mọi hình thể và kích thước trôi giạt trong vùng biển Nam Cực. Đứng trên boong tầu nhìn ngắm chúng hàng giờ cũng là một cái thú. Trông phần nhô khỏi mặt nước có thể nhỏ vậy nhưng phần dưới nước có khi to gấp nhiều lần phần trên mặt nước.
  
9
Một trong những chương trình không dự trù, ít ra là đối với du khách, là khi chiếc Star Princess ngưng lại để bốc một nhóm khoa học gia xin quá giang về Nam Mỹ. Hình hàng trên là căn cứ Arctowski Polish Antarctic Station của Ba Lan. Hàng dưới bên trái là chiếc thuyền phao chở sáu khoa học gia từ căn cứ hướng về chiếc Star Princess; và bên phải, là lúc họ chờ lên tầu.
    
Được biết tầu của chúng tôi thoả thuận chở sáu nhà khoa học thuộc căn cứ nghiên cứu của Ba Lan, Arctowski Polish Antarctic Station, về cảng Ushuiaia, cực nam của Argentina (nơi chúng tôi cũng sẽ ghé thăm sau khi từ Nam Cực về lại vùng biển Nam Mỹ), để những người này đáp máy bay từ đây về lại Âu Châu. Các chuyên viên này gồm một người từ Hung Gia Lợi, còn lại là người Ba Lan, trong đó có một phụ nữ. Lập tức họ được mời xuất hiện trong một buổi trao đổi với du khách về những việc họ làm tại căn cứ Arctowski trước một hội trường đông nghẹt, với phần lớn là các ông bà trung niên và hưu trí viên thuộc trên 50 quốc gia.
 
Cũng trong buổi trao đổi trên, một nhà địa chất học, khi được hỏi về hiện tượng nhiệt hoá toàn cầu (global warming), đã trả lời là đấy chỉ là một chu kỳ thời tiết thông thường của trái đất, khiến nhiều người trong hội trường khoái chí vỗ tay tán thưởng, kể cả Mai bạn tôi. Tuy nhiên, nhà thiên nhiên học Christian Gunn, người phụ trách các buổi trình bầy và hội thảo về môi trường Nam Cực trên tầu, sau đó trong phần tóm tắt kinh nghiệm du Nam Cực, đã phản hồi lại ý kiến của nhà địa chất học nói trên. Christian nói rằng những sinh hoạt của loài người từ một thế kỷ trở lại đây từ khi kỹ nghệ hoá đã góp phần đẩy hiện tượng nhiệt hoá toàn cầu tới mức báo động và khí hậu đang thay đổi có ảnh hưởng bất lợi tới môi sinh và đời sống nhân loại. Nhận định của ông đã được nhiều người khác trong hội trường vỗ tay tán thưởng. Một khoa học gia đã nói đùa là nếu có người nào đưa ra được luận cứ không thể chối cãi được về ảnh hưởng tai hại của hiện tượng nhiệt hoá toàn cầu thì người đó chắc chắn sẽ được trao giải Nobel, làm mọi người cười ồ.
 
10
Bên trên là vài cảnh chọn lọc tại vùng Neumeyer Channel nơi chúng tôi được biết có một con sông băng dài 2 miles. Tôi không chắc mình đã có nhìn thấy và chụp được một phần nào con sông băng ấy, thế nhưng cảnh trí thì quá tuyệt vời, làm muốn… ngộp thở luôn. Tôi cứ thế bấm máy hình lia lịa đến nóng cả máy luôn!

11
Có những nơi tuyết bở thành từng khối vuông vức như thể có bàn tay ai khắc chạm vậy, như trong cận ảnh bên phải của bức hình bên trái.
 
12
Hoặc như sắp sửa trượt rơi đổ xuống nước, trái. Phải, một cảnh sông băng.

13
Trái, một con chim penguin nghỉ chân đứng đơn độc trên một tảng băng đang trôi giạt ngược chiều với chiếc Star Princess. Bên phải, du khách chen chúc trên boong tầu cao nhất, tức tầng thứ 15, để ngắm được cảnh rộng hơn của Bán đảo Nam Cực. Có thể nói là suốt ngày, trừ giờ ăn, người viết lang thang trên các boong tầu mặc trời lạnh, cảm giác như trong một cơn mộng tuyệt vời.
 
Tất nhiên chuyến du hành xuống Bán đảo Nam Cực không chỉ gồm những hình ảnh băng tuyết và những bài thuyết trình của nhà thiên nhiên học Christian Gunn cho những người không muốn bỏ lỡ cơ hội tìm hiểu về vùng đất mà có lẽ mình sẽ chẳng còn có dịp trở lại thăm viếng. Star Princess còn cống hiến nhiều chương trình giải trí và ẩm thực cho những ai thực tế hơn không bị mê hoặc bởi những khối băng tuyết đủ hình dạng bên ngoài, bên cạnh những lớp dậy thủ công, nấu nướng, chiếu phim, dậy nhẩy Tango do một cặp vũ công điêu luyện người Argentina hướng dẫn. Chưa kể một bữa tiệc kết thúc phần du hành ở Nam Cực trong đó ban ẩm thực trên tầu trổ tài điêu khắc băng đá thành những còn thú của Nam Cực, cùng trang hoàng các loại bánh trái rất mỹ thuật.
 
Sau đây là vài nét về chiếc Star Princess: Tầu được xây vào năm 2002 và đăng ký ở hải cảng Hamilton, Anh Quốc; nặng 109,000 tấn; dài 951 feet, ngang 118 feet; khả năng chứa 2,549 tấn dầu, 2,731 tấn nước ngọt; khả năng chở 2,600 du khách, 1,150 nhân viên; tốc độ du hành là 22.5 knots. Tầu có hệ thống khai thác nước ngọt từ nước biển. Chuyến du hành của chúng tôi, gọi là South America - Antarctica, gồm 16 ngày, đã ghé những bến: Buenos Aires, Argentina; Montevideo, Uruguay; Stanley Port, Falkland Islands (U.K.); Antarctica Peninsula; Cape Horn; Ushuiaia, Argentina; Punta Arenas, Chile; Chilean Fjords; và cuối cùng là Valparaiso, Chile, nơi chúng tôi xuống tầu.
 
[TD2013, 2024]
  
Chú thích:
 
(*) Deception Island nguyên là cái chảo (caldron) trên một ngọn núi lửa vẫn còn hoạt động và là nơi trú chân của tầu bè xưa để tránh bão, cũng là nơi có rất nhiều loài thú như hải cẩu, penguin, đăc biệt là loài Chinstrap penguin, và nhiều loài thú khác. Đọc thêm về hòn đảo đặc biệt này, tôi tiếc đã không được ghé thăm: đây đó rải rác trên đảo là những căn cứ hay trại ma (ghost camps) và những mồ mả của những người thời xưa thiếu may mắn bỏ mạng nơi đây, vì nhiều quốc gia cũng như thương thuyền đã từng tới đây lập căn cứ, cơ xưởng, và rồi lần lượt phải bỏ cuộc khăn gói ra đi sau khi bị một trong những trận động đất dữ dội trong vùng. Có lẽ vì thế mà có tên là Deception Island -- Đảo Phỉnh Gạt: Địa thế khuất gió trông thuận lợi, thiên nhiên trông phong phú vậy, mà thực tế… không phải vậy. Hiện Deception Island là một thắng cảnh dành cho du khách. Xem thêm về hòn đảo này tại https://www.bbc.com/travel/article/20220313-antarcticas-volatile-deception-island  
 
(**) Tìm hiểu thêm về đoàn thám hiểm Endurance Expedition tại http://www.pbs.org/wgbh/nova/shackleton/. Toàn bộ hình hồ sơ của cuộc thám hiểm tại Antarctica từ năm 1914-1916 do nhiếp ảnh gia Frank Hurley tháp tùng đòan thám hiểm thực hiện, hiện có tại https://www.history.com/news/shackleton-endurance-expedition-antarctica-photos
  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
13/09/202400:00:00(Xem: 1103)
Tin giả là chuyện có từ rất xa xưa. Quốc gia nào cũng có tin giả từ nhiều ngàn năm trước. Tin giả trong khung cảnh thơ mộng sẽ là truyện cổ tích cho trẻ em, trong môi trường chiến tranh sẽ là chư thần báo mộng cho Tướng Lý Thường Kiệt về chiến thắng ở phòng thuyến Sông Như Nguyệt… Tới thời có mạng xã hội là bùng nổ tin giả khắp các mùa bầu cử. Bây giờ có trí tuệ nhân tạo AI, cũng có nhiều khi AI lại phun ra tin giả. Hãy cảnh giác. Trong cộng đồng gốc Á, chuyện tin giả cũng xảy ra thường trực. Một bài viết của phóng viên Bridget Chan ngày 7 tháng 5/2024 nhan đề “Asian and American: Navigating Dual Identities in the Digital Age” cho biết cộng đồng Mỹ gốc Á trong mùa bầu cử năm 2024 hứng chịu nhiều tin giả. Bài viết có đoạn ghi nhận: “Đối với người Mỹ gốc Á và những người Mỹ da màu khác trong năm bầu cử này, những nỗ lực nhắm vào cộng đồng của họ bằng thông tin sai lệch đã và đang được tiến hành và tăng tràn ngập.
07/09/202410:17:00(Xem: 990)
Ngay từ khoảnh khắc Đức Giáo Hoàng Phanxicô đặt chân lên Papua New Guinea, cả quốc gia dường như lắng lại. Sự hiện diện của ngài, đậm sâu bình an nội tâm của Đức Kitô, bắt đầu xoa dịu không chỉ những căng thẳng bên ngoài mà còn cả những chia rẽ trong lòng người dân. Sứ vụ của Đức Giáo Hoàng tại PNG không chỉ nhằm mang tính ngoại giao, nhưng còn là tâm linh. Ngài đến mang theo thông điệp về quyền năng chữa lành của Đức Kitô, một thông điệp phát đi trực tuyến đến tâm hồn của một quốc gia cần đến rất nhiều những hòa giải giữa hơn 800 bộ tộc.
06/09/202400:00:00(Xem: 1680)
Từ hơn hai năm nay, đều đặn vào những ngày lễ, Rachael J. (xin phép không nêu họ) và chồng của cô cùng hai con trai (4 tuổi và 1 tuổi) đến nghĩa trang Kaysville Cemetery ở Utah để thăm một ngôi mộ nhỏ. Trên ngôi mộ khắc hình Chúa Giêsu ẵm hài nhi, bên cạnh là dòng chữ: Elliot Earnest J. Sinh 12/4/2022 – Mất 12/4/2022. Ngôi mộ luôn có hoa tươi, những quả bóng đủ màu sắc và vài con thú nhồi bông xinh xắn. Đó là con trai thứ hai của vợ chồng Rachael. Nếu còn sống, năm nay Elliot sẽ gần ba tuổi.Nhưng quan trọng hơn, nếu Tối Cao Pháp Viện lật ngược phán quyết Roe v. Wade – một phán quyết công nhận quyền riêng tư cá nhân theo Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo vệ quyền chấm dứt thai kỳ của người phụ nữ, có giá trị từ năm1973 – sớm hơn vài tháng, thì có lẽ ở nghĩa trang Kaysville Cemetery hôm nay không chỉ có một ngôi mộ bé nhỏ kia…Một buổi sáng ngày 11 Tháng Tư, 2022, Rachael là một trong những người mẹ khác có mặt tại văn phòng bác sĩ để khám thai định kỳ.
06/09/202400:00:00(Xem: 1552)
Dưới mắt của ‘trumpist”, những người cuồng Trump, Donald Trump là một khổng lồ. Có khả năng thiên sứ đến để thay đổi Hoa Kỳ thành một quốc gia độc tài và quyền lực cho người da trắng. Nhưng dưới mắt của các nhà tâm lý, ông Trump là một con bệnh tâm thần. Các nhà tâm lý học mô tả cá tính cựu Tổng thống Trump như thế nào? Cá tính của ông — lập dị, táo bạo và hiếu chiến — thu hút sự chú ý, đặc biệt là vì ông muốn nắm giữ quyền lực to lớn.
20/08/202412:56:00(Xem: 1036)
Theo báo cáo của U.S. Bureau of Labor Statistics, mức lạm phát trung bình hàng năm (tháng 7, 2023 - tháng 7, 2024) ở Hoa Kỳ đã giảm xuống còn 2.9% trong tháng 7 dựa trên chỉ số tiêu thụ (consumer price index). Lạm phát lần đầu tiên giảm xuống dưới 3% kể từ tháng 3, 2021 và từng ở đỉnh điểm 9.1% vào tháng 6, 2022 một phần vì những chi phí khổng lồ chống kinh tế trì trệ do COVID 19 gây ra từ 2000 dưới thời Tổng Thống Trump.
14/08/202410:54:00(Xem: 940)
Trước tiên chúng ta thử tìm hiểu hội Vu-Lan bồn là gì? Đó là một pháp-hội cứu khổ cho cha mẹ quá-vãng được thoát cái nạn treo ngược ở âm-cảnh. Vu-Lan có nghĩa là giải cứu cái nạn treo ngược vì hồn người thác ở âm-cảnh thấy mình bị treo ngược. Bồn là cái chậu. Hằng năm vào ngày rằm tháng bảy người ta để trăm món thức ăn, hoa quả vào cái chậu để cúng-dường các chư tăng, đại-đức, tỳ- kheo vừa ra khỏi những ngày an cư kiết-hạ để các ngài nhơn-danh Tam-bảo tụng kinh, cầu-nguyện cho các vong-hồn khỏi bị đọa ở cảnh địa-ngục, ngạ-quỷ, đồng-thời thí-thực cho những kẻ đói khổ. Nhưng tại sao ngày Vu-Lan cũng được gọi là ngày báo hiếu?
12/08/202409:54:00(Xem: 1307)
Nổi bật nhất lễ bế mạc Paris Olympics 2024 là màn trình diễn "I did it my way" rất đặc sắc, rất Hollywood của Tom Cruise. Ở tuổi 62, Tom Cruise trông trẻ và khỏe mạnh hơn tuổi thật của mình. Là một lựa chọn tinh tế khi Ban tổ chức lễ bế mạc mời Tom Cruise (một người sống và tạo nên sự nghiệp ở Hollywood, chỉ cách Los Angeles (thành phố sẽ tổ chức Olympics XXXIV mùa hè 2028) có 6 miles ( hơn 9 km) mang cờ Olympics từ Paris về Los Angeles.
03/08/202408:07:00(Xem: 836)
"Khi có người hỏi chúa Kitô lời răn nào của Ngài là quan trọng nhất, Ngài ăn gian một chút để đưa ra hai lời. Hai lời mà Ngài bảo có liên quan với nhau. Thứ nhất là yêu kính Đức Chúa Trời, Và điều thứ hai, Ngài cho biết cũng giống vậy: Yêu quý láng giềng như chính bản thân. Nó giống nhau vì khi tôi nhận ra sự thiêng liêng trong tôi, tôi không thể không nhận ra sự thiêng liêng trong người láng giềng, bất luận họ là người Thiên Chúa Giáo hay không, bất luận họ có tín ngưỡng hay không. Trong chuyện ngụ ngôn về những người Bác Ái thiện tâm, Giêsu định nghĩa rõ ràng người láng giềng như những người khác biệt với chúng ta, về chủng tộc, về kinh tế, về chính trị, về tôn giáo."
01/08/202407:42:00(Xem: 3627)
Hôm nay bắt đầu bỏ phiếu cho đại biểu Dân Chủ. Cuộc điểm danh trực tuyến của Ủy ban Quốc gia Dân chủ để đề cử bà Harris làm ứng cử viên tổng thống Dân Chủ đã bắt đầu vào hôm nay từ lúc 9 giờ sáng theo giờ miền Đông và sẽ kết thúc vào thứ Hai ngày 5 tháng 8.
31/07/202415:43:00(Xem: 1728)
Chúng tôi vừa nhận được thư cầu cứu của 3 gia đình người tỵ nạn Việt Nam tại Thái Lan khẩn thiết cầu xin lòng thương xót của cộng đồng người Việt tại hải ngoại để giúp đỡ, can thiệp và tranh đấu cho họ thoát cảnh tù tội tại Thái Lan, nhất là mối lo sợ bị trả về VN. Xin nhắc lại ở đây, Vương Quốc Thái Lan là một quốc gia rất tử tế và giầu lòng nhân ái. Mặc dù họ không ký vào Công Ước Tỵ Nạn Quốc Tế 1951, nhưng nước Thái vẫn âm thầm che chở và giúp đỡ hàng trăm ngàn người tỵ nạn hiện nay, trong số đó có gần 2000 đồng bào VN của chúng ta. Cảnh sát Thái cũng làm ngơ để cho họ đi kiếm sống, không khác gì hoàn cảnh của hàng triệu người Mễ Tây Cơ đang sống bất hợp lệ ở Hoa Kỳ, mặc dù không có giấy tờ, nhưng cũng chẳng ai bắt bớ hoặc bỏ tù, ngoại trừ khi phạm những tội khác không phải vì cư trú bất hợp pháp. Hiện nay những người Việt bị bắt ơ