Hôm nay,  

Phân Lý Văn Học

03/05/202400:00:00(Xem: 2314)
van hoc
 
 
Những bài viết phê bình về tác phẩm hoặc tác giả hoặc cả hai mà tôi đọc được trong nhiều năm qua thường xuyên không hội đủ tiêu chuẩn. Một số bài nghiêng về nhận xét, một số lớn khác chủ yếu là quà cáp.

Phê Bình Chuyên Và Chơi.

Đa số người viết thể loại này không trải qua quá trình nghiên cứu văn học phê bình hoặc không tu tập qua hệ thống hàn lâm. Kết quả thường cho thấy là những bài viết theo sở thích cảm tính, kinh nghiệm chung, mô phỏng hoặc bắt chước những bài viết nổi bật đã có sẵn.  Trong khuynh hướng đó, ít thấy khả năng sáng tạo trong các bài viết này. Sáng tạo là một trọng điểm làm cho bài viết phê bình có giá trị.

Một nhận xét tổng quát như vậy sẽ bỏ sót vài khía cạnh quan trọng, đó là một số ít nhà văn sinh nhi chi tri, có khả năng thông diễn, họ có thể nhìn thấu suốt một tác phẩm hoặc tác giả để đưa ra nhận định và phê phán tài hoa, hợp lý, đáng thán phục. Những vị này mà tôi được biết, họ thuộc vào tiểu thiểu số, mỗi thời đại chỉ có vài người, họ rất thận trọng về việc viết bài phê bình vì không ai lường được sự ảnh hưởng của nó như thế nào, nhất là khả năng ám ảnh của nó đối với tác giả cũng như độc giả.

Dĩ nhiên, một số ít khác được đào tạo chính qui, trường ốc. Họ có thể không phải là những nhà phê bình xuất sắc nhất, nhưng sự hiểu biết “có học”  và kinh nghiệm thực tập sẽ giúp họ tránh những lỗi căn bản hoặc những lỗi tự biên tự diễn trên mặt kỹ thuật, để tiếp cận một bài phê bình có giá trị, miễn họ đừng rơi vào trường hợp ân đền oan trả.

Qui tắc của học thuật là sự cập nhật. Cho dù đạt mức độ bằng cấp nào hoặc mức độ hiểu biết nào, nhà phê bình luôn vả đồng thời là nhà nghiên cứu văn học. Nghiên cứu là xương sống của phê bình.

Nếu đọc một bài viết trong thể loại hư cấu hay như truyện và thơ mà còn nhận ra quan điểm và ý nghĩa, thì một bài viết phê bình càng cần phải có quan điểm riêng, sâu sắc hoặc nổi bật, một thông điệp văn học, và ý nghĩa, không chỉ về tác phẩm hoặc tác giả, mà cần thiết hơn là về tại sao phải viết bài phê bình này.

Viết chơi. Không một ai có thể ngăn cản được việc viết chơi cho vui. Ý thức này thuộc về người viết. Sự tai hại của viết chơi, nhất là những bài viết từ các cây bút lão thành hoặc nổi cộm trên văn đàn đương thời, sẽ khiến cho người đọc bình thường, người đọc trẻ, hiểu lầm ý chơi đó là thật. Văn chương thì có văn chơi, văn vui, văn giải trí, văn của cái tôi hoàng tráng, nhưng trong văn học thì không có.

Đa số viết chơi thường phát xuất từ tài năng nhận xét sắc bén, cãi nhau thường dành phần thắng, được một nhóm người ủng hộ về tài văn chương, tài ăn nói, tài thuyết phục… Trong khí thế đó, viết chơi đôi ba bài, được đồng lân tương cận thưởng thức, hưởng ứng, từ từ trở thành nhà phê bình. Quá trình tự thưởng, selfie này cũng áp dụng cho nhà thơ, nhà văn, và các nhà khác. Sau này, khi văn học tạo ra lớp nhà phê bình về phê bình, kiểm soát những bài viết chơi, thiếu chuyên nghiệp là mục đích phụ. Mục đích chính là đánh giá phẩm chất của những bài phê bình chuyên. Dường như, bài viết phê bình mang theo bản chất xung đột. Nếu người đọc thiếu bình tĩnh, không nắm rõ lý do tại sao cần phải có phê bình, hoặc hẹp rộng lượng, thường nộ khí xung thiên.

Nghĩa Cận Của Phê Bình.  

Chữ “phê” đứng trước chữ “bình” thông thường bị hiểu lầm là công việc vạch lá tìm sâu, lục xét tìm kim cương thì ít mà tìm bạch phiến thì nhiều. Dù “phê” và “chê” cùng vần, nhưng chữ “phê” này không mang tính hăm dọa. Cũng không liên quan đến chữ “mê”, chữ “bê, bao gồm bế bồng.” Văn chương là nơi sáng đẹp, văn học là tìm giải và trưng bày cái đẹp cái sáng, vì vậy, phê là diễn đạt khi nhìn thấy ánh sáng chiếu lên vẻ đẹp nét hay. Tuy không thể tránh khỏi trong vùng ánh sáng tỏ ngời đó, sẽ cho thấy những thứ kém đẹp, ít hay, nhưng những thứ đó là thứ yếu. Tương tựa như cái hay lộng lẫy trong thơ Bùi giáng làm nhạt nhòa nhiều cái dở trong thơ ông.  

Tôi không chiết tự bằng Hán việt, chỉ nói theo nghĩa thông thường. Chữ “bình” tất nhiên sẽ kéo theo chữ “luận,” nhưng phía trước chữ “bình” phải là chữ “công.” Một bài viết phê bình, dứt khoát phải có “công bình luận.” Trong mọi trường hợp, có thể bình sai, bình tối, bình dở nhưng thiếu “công” là thiếu giá trị.

Nhà phê bình thường trích những đoạn văn, thơ hoặc những câu thơ, câu văn đắt giá để dẫn chứng, minh chứng một luận lý hoặc quan điểm nào đó. Người viết thiếu sáng tạo thì trích quá nhiều. Không dùng trang trống để lý luận mà lấp đầy bằng chép lại. Việc tìm đọc cái hay cái đẹp cái ý nghĩa để dành cho độc giả, việc cần làm của phê bình là chỉ hướng, tạo một bản đồ để độc giả đi tìm kho tàng.  

Những nhà văn giao du rộng rãi, bia rượu ê hề, bắt tay liên tục, thường bị du vào cái thế “phải viết.” Bất kỳ là viết thứ gì, ngoài đơn đặt hàng và thưa kiện, “phải viết” về văn chương, nhất là về văn học, tất nhiên là không đạt dù tô điểm, trang sức bằng cách nào.

“Phê bình mà chỉ khen, không chê, thì viết làm gì.” Không đúng. Tuy khen sai là chê, chê sai là chứng cớ trình độ viết, khen đúng là việc cần phải làm và nếu chê sai thì xin lỗi. Muốn làm nhà phê bình chân chính da mặt phải dày, da lưng da mông cũng phải dày để chịu đựng roi vọt.  

Hầu hết điều rắc rối là chúng ta thà bị hủy hoại bởi lời khen ngợi còn hơn được nuôi dưỡng bởi những lời chỉ trích. The trouble with most of us is that we would rather be ruined by praise than saved by criticism (Norman Vincent Peale.) Câu nói này làm nổi bật khả năng lợi ích của phê bình, hơn nữa, chính xác là “cứu”, nuôi dưỡng một tài năng. Phê bình không phải để giết, mà để gia tăng sinh lực hoặc phục sinh tác giả, nhưng không phải nuông chiều hoặc kính cẩn.

Nếu chúng ta thỏa thuận những liên điểm nêu trên và ủng hộ lòng trung thực tiếp cận 100%, thì chuyện còn lại là trình độ hiểu biết, thẩm thấu về phê bình của người viết.

Trồng cây ăn trái: trồng từ hạt giống hay trồng cây con? Hay chờ cây đã mọc khá cao, mang về trồng cho dễ sống, mau đơm kết quả? Chặt cây: Dùng làm củi đốt hay chặt cành xấu cho cây đẹp hơn, nhiều sinh lực hơn? Trong phê bình, những câu hỏi cũng tương tựa như vậy.

Về Phê Bình.

Khi chủ nghĩa phê bình lên cao độ, một khái niệm cực đoan thành hình ủng hộ phê bình như thẩm phán tối cao, cầm cân, cầm búa, phán quyết tác phẩm và tác giả. Nhiều nhà văn phương Tây khổ sở vì tòa tối cao này trong thời kỳ đó. Một khái niệm cực đoan khác xuất hiện, chống lại uy quyền của thẩm phán văn học, một số nhà văn đã cho rằng, văn chương không cần phê bình. Trong thực tế, phê bình là một phần của văn học, ảnh hưởng trực tiếp đến văn chương, ở một vị trí đặc biệt, không phải thẩm phán, cũng không phải vô chính phủ, là một trí tuệ bảo vệ văn học, phát triển làm đẹp làm hay thêm văn chương, là một loại sáng tạo có cơ sở.

Trước hết, phê bình là một khả năng bẩm sinh, nhưng cần tu bổ và cải thiện bằng học tập hoặc nghiên cứu. Trên căn bản, phê bình là một môn học có đường lối, phương án, hệ thống, là một khoa học nhân văn.

Nội dung của bẩm sinh rất khó thấu đáo, với khoa học não bộ đang tiến triển, quá trình DNA đang được khai phá, khoa khảo cổ tìm thấy nhiều chứng cớ về lịch sử con người, e rằng định nghĩa bẩm sinh sẽ thay đổi. Lúc này, bẩm sinh được hiểu là thứ gì có sẵn, vừa sinh ra đã mang theo. Thứ này có tinh túy nhưng không có cường lực và trường độ. Vì vậy, cần được tu tập mới phát huy. Phát huy đến mức độ nào là do khả năng học hỏi, lòng say mê hiểu biết, ý chí, và may mắn. Ai cũng có kinh nghiệm về cái thứ gọi là bẩm sinh tốt, nhưng khó trao hết trọn vẹn niềm tin cũng như mua bảo hiểm cho nó. Lúc nào nó mang hiệu lực đến? Lúc nào nó bỏ đi? Lúc nào nó thực sự là nó? Lúc nào nó bị cái tôi giả dạng? Không ai có thể trả lời những câu hỏi này.
 
Bẩm sinh về văn chương thường thể hiện trong những người nhạy cảm với vẻ đẹp, nét hay, ý nghĩa sâu đậm, đồng thời họ có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ, chẳng những lưu loát, chính xác, mà sự diễn đạt làm cho đối tượng, nội dung tăng thêm giá trị. Bẩm sinh về phê bình có chỗ khác biệt. Từ nhỏ, “nhà phê bình tương lai” thường có khả năng nhận xét cao, nhiều xác suất đúng và khả năng lý luận tỉ mỉ, có lề lối, trước tuổi, tạo cho người lớn kinh ngạc như trường hợp ông Lê Quí Đôn khỏa thân đố chữ, khi còn để chỏm.

Khả năng nhận thức và khả năng lý luận là nền tảng cho nhà phê bình. Khả năng sáng tạo là phần hình nhi thượng, đánh giá tác phẩm phê bình và tác giả.

Nhận thức, tiên phuông, là ý thức ngoại cảnh từ ngủ quan và quá trình suy tư; ý thức nội cảnh bằng tưởng tượng. Sau việc tiếp thu và diễn giải, tiếp theo là quá trình cộng hưởng với vô thức. Nhận thức được các nhà khoa học thần kinh chia làm hai: nhận thức và siêu nhận thức. Tài hoa thường phát xuất từ siêu nhận thức.

Lý luận, bản thân nó là một thể loại khoa học, có quy luật, có phương pháp, có tiến trình và có học tập. Tuy nhiên, khi vượt lên, luận lý trở thành nghệ thuật, như một khối hình vuông trở thành khối đa dạng, không đếm được. Một vấn đề có nhiều cách lý luận. Để tiếp cận sự đúng và sai, có nhiều đường lý luận khác nhau. Phê bình nào không có một cơ sở luận lý chặt chẽ, mạnh mẽ, thường không sống sót trong lịch sử văn chương. Vì vậy những bài viết chơi sẽ chỉ là những bài viết chơi với hậu quả gây rối nhiều hơn là ích lợi. Một nhà phê bình chính thống sẽ có nhận thức rõ ràng thứ nào chơi, thứ nào thật.


Tầm quan trọng của luận lý phê bình là xây dựng cấu trúc tổng quan và cấu trúc chi tiết để có đủ vững chắc trước khi đặt kết luận về giá trị, ý nghĩa, tài sắc của tác phẩm hoặc tác giả. Kết luận càng lớn trọng lượng, càng cần một cấu trúc có khả năng không dễ sụp đổ. Cứ tưởng tượng, bạn đặt một pho tượng đồng nặng ký lên một đài gỗ ván ép. Thử hỏi, liệu pho tượng đó đứng được bao lâu? Vì vậy, hầu hết giá trị khen hay chê không quan trọng bằng giá trị lý luận đi đến khen chê. Người có trình độ khi đọc bài phê bình, việc đầu tiên là xem cấu trúc lý luận, rồi mới xét đến nhận thức. Sau đó, xét về cơ cấu toàn bài và thưởng thức sự sáng tạo.

Dòng Phê Bình.

Mặc dù thực tế là phê bình văn học thường xuyên sử dụng nhiều "lý thuyết" khác nhau từ triết học, khoa học xã hội và tự nhiên cũng như các ngành học thuật khác kể từ cuối thế kỷ 19, các "trường phái" lý thuyết văn học được chính thức công nhận đã bắt đầu xuất hiện trong giới trí thức, các trường cao đẳng và các trường đại học ở Bắc Mỹ và Châu Âu vào giữa thế kỷ 20. Một số biến số xã hội và văn hóa đã góp phần vào sự phát triển của lý thuyết văn học trong thời kỳ này và sức hấp dẫn liên tục của nó trong các khoa văn học và nhân văn của các trường đại học Mỹ và châu Âu. Những yếu tố này đặc biệt bao gồm sự trỗi dậy của triết học hậu cấu trúc ở các trường đại học Mỹ và châu Âu; sự chấp nhận phân tâm học, chủ nghĩa Marx và các lý thuyết văn hóa xã hội khác trong cộng đồng trí thức; và sự xuất hiện của một hệ tư tưởng học thuật đa ngành và liên ngành.

Theo định nghĩa, “phê bình văn học” là quá trình phân tích và diễn giải văn học. Nhà phê bình văn học là người ủng hộ việc giải thích hoặc hiểu ý nghĩa cụ thể của tác phẩm văn học thay vì chỉ đánh giá giá trị hoặc chất lượng của một tác phẩm văn học. Công việc của nhà phê bình văn học là làm rõ và nỗ lực đạt được sự hiểu biết phê phán về những khẳng định và khuyến nghị của văn bản văn học trong các lĩnh vực thẩm mỹ, xã hội, chính trị và văn hóa. Một nhà phê bình văn học cố gắng đạt được sự hiểu biết hợp lý và hợp lý không chỉ về ý nghĩa của tác giả mà còn vượt ra ngoài việc thảo luận hoặc đánh giá tầm quan trọng của một văn bản văn học. (The Saylor Foundation. An Introduction to Literary Criticism and Theory.)

Phê Bình Và Phân Tích.

Phê bình văn học và phân tích văn học có nhiều phần tương tựa. Cả hai đều đặt nhiều câu hỏi tại sao về những chi tiết trong văn bản, chỉ khác một điều, khi trả lời, nhà phê bình được phép có nhiều ý kiến riêng, đánh giá riêng, trong khi nhà phân tích trình bày những suy xét và nỗ lực đi đến những kết luận khách quan.

Phê bình văn học phân chia ra một số phong trào cần được quan tâm:

-        Lý thuyết phản hồi của người đọc (Reader response theory) cho rằng, việc giải thích văn bản phụ thuộc vào cách người đọc giải thích nó, do đó bất kỳ phân tích nào về ý nghĩa của văn bản đều phải xem xét cách người đọc khác nhau sẽ phản ứng với nó như thế nào.

-        Phê  bình mới (New Criticism) xét rằng, các văn bản có ý nghĩa mà không cần tham khảo các nguồn bên ngoài. Vì vậy, mọi thắc mắc liên quan đến một văn bản đều có thể được giải quyết bằng cách xem xét cẩn thận các mối liên hệ giữa các phần khác nhau của nó.

-        Phê bình lịch sử, tiểu sử (Historical /biographical criticism) Nhà văn là sản phẩm của những trải nghiệm của họ, chịu ảnh hưởng lớn từ thế giới và những trải nghiệm đã định hình cuộc riêng. Do đó, bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến một văn bản nên được giải quyết bằng cách tham khảo các nguồn bên ngoài về tiểu sử của tác giả cũng như bối cảnh và xã hội mà tác giả đã sống hoặc đang sống.

-        Phê bình giới tính hoặc nữ quyền (Feminist or gender criticism) xem xét cách các nhân vật nam và nữ cư xử trong một câu chuyện, phân tích cách điều này phản ánh nền tảng văn hóa của tác giả và quan niệm của độc giả về giới tính có thể bị ảnh hưởng như thế nào. Kiểu phê bình này cũng xem xét những gì văn bản loại trừ; ví dụ, một nhà phê bình về giới tính sẽ xem xét lý do tại sao một cuốn tiểu thuyết lại chỉ bao gồm những người đàn ông kém cỏi.

Khoa tâm lý học ảnh hưởng sâu đậm trong quá trình sáng tác, vì vậy, cũng là quá trình tìm hiểu của phân tích và phê bình.

Phương pháp tâm lý (Psychological Approach.)

Cách tiếp cận tâm lý học là một trong những hình thức nghiên cứu văn học hiệu quả nhất trong thế kỷ XX. Được phát triển vào cuối những năm 1800 và đầu những năm 1900 bởi Sigmund Freud (1856-1939) và những người theo ông, phê bình tâm lý đã đưa đến những ý tưởng mới về bản chất của quá trình sáng tạo, tâm trí của người nghệ sĩ và động lực của các nhân vật.

Những ý tưởng cơ bản của Freud rất cần thiết cho sự hiểu biết về văn học và phê bình hiện đại. Mặc dù các tác phẩm của Freud bao gồm nhiều tập phức tạp, nhưng có bốn ý tưởng chính có ảnh hưởng lớn đến mức khó có thể tin rằng chúng không phải lúc nào cũng ở bên chúng ta.

-        Vô thức (Unconscious) Theo Freud, con người không ý thức được mọi cảm xúc, thôi thúc, ham muốn của mình vì phần lớn đời sống tinh thần là vô thức. Freud so sánh tâm trí với một tảng băng trôi: chỉ có thể nhìn thấy được một phần nhỏ; phần còn lại nằm dưới sóng biển. Như vậy, tâm trí bao gồm một phần nhỏ có ý thức và một phần vô thức rộng lớn.

-        Quan sát sự ức chế (Repression Observing), qua sát tầng lớp trung lưu, thượng lưu bảo thủ vào cuối thế kỷ 19, Freud đi đến kết luận,  xã hội đòi hỏi sự kiềm chế, trật tự và sự tôn trọng, các cá nhân buộc phải ngăn chặn các động cơ dâm ô và hung hãn. Tuy nhiên, những ham muốn bị kìm nén này lại xuất hiện trong giấc mơ và trong nghệ thuật. Người nghệ sĩ và người mơ mộng đều là những người sáng tạo; cả hai đều có nhu cầu thể hiện bản thân bằng cách tạo ra những hình ảnh và câu chuyện đẹp đẽ hoặc đáng sợ. Nhưng dục vọng và sự hung hãn có thể không được thể hiện một cách trực tiếp. Điều này dẫn đến việc sử dụng các biểu tượng và ẩn ý trong giấc mơ và văn học.

-        Tâm lý ba bên (The Tripartite Psyche). Chúng ta biết điều này một cách tượng trưng là một bên là ác quỷ và bên kia là thiên thần. Freud đã phát triển lý thuyết phân tâm học của mình xung quanh ba nguyên tắc: bản ngã, bản năng và siêu ngã. Bản ngã có ý thức và đại diện cho bộ mặt mà chúng ta chia sẻ với thế giới. Phần tâm trí này tương tác với môi trường với người khác trong các tình huống xã hội. Là bản thân thức tỉnh có ý thức, bản ngã là hợp lý, lành mạnh và trưởng thành. Id là vô thức và bao gồm các động lực cơ bản của đói, khát, khoái cảm và hiếu chiến. Bản năng bị loại bỏ khỏi thực tế, tức là khỏi thế giới bên ngoài của xã hội và môi trường. Bản năng là tâm trí của trẻ sơ sinh, đòi hỏi sự hài lòng ngay lập tức, không có khả năng chịu đựng sự trì hoãn sự hài lòng làm cho cái tôi được xã hội chấp nhận. Lúc đầu, Freud cho rằng bản năng chỉ có một nguyên tắc duy nhất là nguyên tắc khoái cảm hay còn gọi là ham muốn tình dục hay ham muốn tình dục. Tuy nhiên, ông nhận thấy không thể giải thích sự gây hấn, bạo lực và tự hủy hoại bản thân mà không đưa ra nguyên tắc thứ hai, động lực gây hấn, còn được gọi là mong muốn được chết. Siêu ngã là phần cuối cùng của tâm lý ba bên. Đại diện cho thái độ đạo đức được cha mẹ truyền cho, siêu ngã có thể trông giống như lương tâm.

Cá nhân đạt được một cái tôi cân bằng, lành mạnh có khả năng giải quyết các nhu cầu về sự hài lòng tức thời vốn là một phần của bản năng với các yêu cầu tuân thủ các cấu trúc niềm tin phù hợp vốn là một phần của siêu tôi. Ngoài Freud ra, còn nhiều nhánh tâm lý khác cũng có hiệu quả ảnh hưởng đến văn học sáng tác và văn học phê bình. Từ các tâm lý gia như: Alfred Adler, Carl Rogers, Maslow, B.f. Skinner, Carl Jung, vân vân…

Lịch sử và tầm quan trọng của phê bình văn học hiện diện trong những bộ sách vài ngàn trang. Sự sơ lược này chỉ chủ đích trình bày vài chủ điểm đã được các tác giả trên bàn thảo.

Có lẽ, trong nền văn học nào cũng giống nhau trên một số đặc tính căn bản. Dòng phê bình văn học Việt chắc hẳn cũng có những đồng điểm này và những dị biệt do nền văn hóa khác biệt và cá tính con người. Điểm mà cá nhân tôi nhận thấy, dù chưa thể và không thể nào đọc được hết các bài phê bình, chắc chắn là thiếu sót, tuy nhiên với những gì tôi đã đọc, nhà văn Việt viết phê bình văn học nghiêng về chơi nhiều hơn chuyên, nhất là ở hải ngoại. Riêng tôi, tôi ủng hộ phân tích văn học hơn là phê bình văn học. Tôi nghĩ, phân tích và lý luận văn học là chủ yếu, Phân lý văn học là tên gọi, chúng ta cần hiểu biết văn học thế giới, văn học Việt Nam hơn là khen chê, thường khi, không cần thiết.
                                                                
Ngu Yên. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tờ Việt Báo Kinh Tế số 28 ngày 13 tháng 2 năm 1993 có đăng bài thơ “Lửa, Thấy Từ Stockholm” của nhà thơ Trần Dạ Từ, nhân tuần lễ nhà văn Thảo Trường thoát khỏi nhà tù lớn đến định cư ở Hoa Kỳ. Đây là bài thơ Trần Dạ Từ viết từ 1989 rời Việt Nam, khi được các bạn Văn Bút Thụy Điển mời ăn cơm chiều, Ông nhớ đến bạn còn ở trong tù khổ sai dưới chân núi Mây Tào, Hàm Tân. 33 năm đã trôi qua kể từ ngày chúng ta chào đón nhà văn Thảo Trường đến Hoa Kỳ, 15 năm kể từ ngày Thảo Trường từ bỏ thế gian, Chiều Chủ Nhật tuần này, 22 tháng Sáu, nhân dịp tái xuất bản bốn cuốn sách của Thảo Trường (Hà Nội, Nơi Giam Giữ Cuối Cùng; Người Khách Lạ Trên Quê Hương; Ngọn Đèn; Lá Xanh), bạn bè văn hữu và gia đình cùng tề tựu tưởng nhớ Nhà Văn. Việt Báo trân trọng mời độc giả cùng đọc, cùng nhớ nhà văn lớn của chúng ta, một thời, một đời.
Thăm nuôi năm thứ mười: trại Z30D Hàm Tân, dưới chân núi Mây Tào, Bình Tuy. Cuối năm 1985, mấy trăm người tù chính trị, trong đó có cánh nhà văn nhà báo, được chuyển từ trại Gia Trung về đây. Hồi mới chuyển về, lần thăm nuôi đầu, còn ở bên K1, đường sá dễ đi hơn. Cảnh trí quanh trại tù nặng phần trình diễn, thiết trí kiểu cung đình, có nhà lục giác, bát giác, hồ sen, giả sơn... Để có được cảnh trí này, hàng ngàn người tù đã phải ngâm mình dưới nước, chôn cây, đẽo đá suốt ngày đêm không nghỉ. Đổi vào K2, tấm màn hoa hòe được lật sang mặt trái: những dãy nhà tranh dột nát, xiêu vẹo. Chuyến xe chở người đi thăm nuôi rẽ vào một con đường ngoằn nghoèo, lầy lội, dừng lại ở một trạm kiểm soát phía ngoài, làm thủ tục giấy tờ. Xong, còn phải tự mang xách đồ đạc, theo đường mòn vào sâu giữa rừng, khoảng trên hai cây số.
Theo một ý nghĩa nào đó, Farrington đóng vai trò là một kiểu người có thể thay thế hoặc tồn tại ở bất cứ đâu, có thể là một nhân vật đặc trưng nào đó nhưng cũng có thể là một người bình thường. Bằng cách chọn chủ thể như thế, Joyce đưa Farrington vào bối cảnh đường phố Dublin và gợi ý rằng sự tàn bạo của gã không có gì là bất thường. (Lời người dịch).
Thông thường người ta thỏa thuận những tác phẩm và những tác giả đó thuộc về văn học bản xứ với phụ đề “gốc Việt.” Thỏa thuận đó đặt cơ bản trên ngôn ngữ, có tên gọi “ngôn ngữ chính thống”, còn tiếng Việt là “ngôn ngữ thiểu số.” Tất cả những ý nghĩa này được nhìn thấy và định nghĩa từ những người bản xứ của ngoại ngữ. Còn người Việt, chúng ta nhìn thấy và nghĩ như thế nào? Hai tập thơ tiếng Hán của Nguyễn Du, thuộc về văn học Trung Quốc hay Việt Nam? Những bài viết, sách in tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Latin của các học giả và các linh mục dòng tên, thuộc về văn học nào?
Đứa trẻ đi học bị bạn bè bắt nạt ở trường về nhà mét mẹ, một đứa trẻ bị trẻ con hàng xóm nghỉ chơi, về nhà mét với mẹ, cô con gái bị người yêu bỏ về tâm sự với mẹ, v.v., nói chung những đứa trẻ cần bờ vai của mẹ, bờ vai mẹ là nơi các con nương tựa. Con cái thường tâm sự với mẹ về những phiền não hàng ngày hơn tâm sự với cha. Ngày của mẹ là ngày tưng bừng, náo nhiệt nhất. Cha thường nghiêm nghị nên trẻ con ít tâm sự với cha. Nói như thế, không có nghĩa là trẻ con không thương cha? Không có cha làm sao có mình, cho nên tình thương cha mẹ cũng giống nhau, nhưng trẻ con gần mẹ hơn gần với cha. Khi đi học về, gọi mẹ ơi ới: mẹ ơi, con đói quá, mẹ ơi, con khát quá, mẹ ơi, con nhức đầu, mẹ ơi,... Tối ngày cứ mẹ ơi, mẹ ơi. Nhất là những đứa trẻ còn nhỏ, chuyện gì cũng kêu mẹ.
Giải thưởng cho thể loại Tiểu Thuyết (Fiction) về tay nhà văn Percival Everett với tác phẩm James. Tiểu thuyết James là sự tái hiện nhân vật Huckleberry Finn trong tiểu thuyết Adventures of Huckleberry Finn của văn hào Mark Twain. Nhà văn Percival Everett kể lại góc nhìn của Jim, người bạn đồng hành của Huck bị bắt làm nô lệ trong chuyến du lịch mùa Hè. Trong James, Percival Everett đã trao cho nhân vật của Jim một tiếng nói mới, minh họa cho sự phi lý của chế độ chủng tộc thượng đẳng, mang đến một góc nhìn mới về hành trình tìm kiếm gia đình và tự do.
Văn học miền Nam tồn tại mặc dù đã bị bức tử qua chiến dịch đốt sách và cả bắt bớ cầm tù đầy đọa những người cầm bút tự do sau ngày Cộng sản Bắc Việt chiếm lĩnh miền Nam. Chẳng những tồn tại mà nền văn học ấy đã hồi sinh và hiện đang trở thành niềm cảm hứng cho các thế hệ Việt kế tiếp không chỉ ở hải ngoại mà còn cả trong nước. Có lẽ chưa có một nền văn học nào trên thế giới đã có thể thực hiện được những thành quả trong một thời gian ngắn ngủi chưa đầy một thế hệ như vậy. Bài viết này sẽ tổng kết các lý do dẫn đến thành quả của văn học miền Nam trong 20 năm, từ 1954 tới 1975, một trong hai thời kỳ văn học phát triển có thể nói là rực rỡ và phong phú nhất của Việt Nam (sau nền văn học tiền chiến vào đầu thế kỷ 20). Tiếp theo là việc khai tử văn học miền Nam qua chiến dịch đốt và tịch thu các văn nghệ phẩm, cầm tù văn nghệ sĩ của Việt cộng. Và kế là những nỗ lực cá nhân và tự nguyện để phục hồi văn học miền Nam tại hải ngoại và hiện trở thành nguồn cảm hứng cho các thế hệ Việt..
Văn học luôn được xây dựng trên tác giả, tác phẩm và độc giả, với những cơ chế tất yếu là báo, tạp chí văn học, nhà xuất bản, mạng lưới văn chương, và phê bình. Gần đây thêm vào các phương tiện thông tin xã hội. Trên hết là quyền lực xã hội nơi dòng văn học đang chảy, bao gồm chính trị, tôn giáo. Giá trị của một giai đoạn văn học được đánh giá bằng những thành phần nêu trên về sáng tạo và thẩm mỹ qua những cơ chế như tâm lý, ký hiệu, cấu trúc, xã hội, lịch sử… Việc này đòi hỏi những nghiên cứu mở rộng, đào sâu theo thời gian tương xứng.
Có lần tôi đứng trước một căn phòng đầy học sinh trung học và kể một câu chuyện về thời điểm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, về việc tôi đã bỏ chạy sang Mỹ khi còn nhỏ, và trải nghiệm đó vẫn ám ảnh và truyền cảm hứng cho tôi như thế nào, thì một cô gái trẻ giơ tay hỏi tôi: “Ông có thể cho tôi biết tại sao cha tôi không bao giờ kể cho tôi nghe về cuộc chiến đó không? Cha tôi uống rượu rất nhiều, nhưng lại ít nói.” Giọng nói cô run rẩy. Cô gái bảo cha cô là một người lính miền Nam Việt Nam, ông đã chứng kiến nhiều cảnh đổ máu nhưng nỗi buồn của ông phần nhiều là trong nội tâm, hoặc nếu đôi khi thể hiện ra ngoài thì bằng những cơn thịnh nộ.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.