Hôm nay,  

Những Điều Cần Biết Về Các Mối Đe Dọa Từ AI Đối Với Chính Trị

29/03/202400:00:00(Xem: 877)
AI chinh tri
Dù muốn hay không, AI cũng đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. (Nguồn: pixabay.com)
 
Joe Biden và Donald Trump đều đã đảm bảo được số phiếu đại biểu (delegates) cần thiết để được đề cử làm ứng viên của đảng mình cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024. Nếu không xảy ra sự kiện bất ngờ, cả hai sẽ được chính thức đề cử tại đại hội đảng vào mùa hè này, và sẽ đối đầu tại các điểm bầu cử vào ngày 5 tháng 11.
 
Rất có thể là cũng giống như trong các cuộc bầu cử gần đây, cuộc bầu cử 2024 sẽ diễn ra chủ yếu trên Internet, và các phương tiện truyền thông xã hội sẽ tràn ngập tin tức thật cùng thông tin sai lạc. Mới trong năm nay, sự xuất hiện của các công cụ trí tuệ nhân tạo tổng hợp (generative AI) mạnh mẽ như ChatGPT và Sora, giúp việc lan tràn thông tin tuyên truyền và thông tin sai lạc trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Các công cụ này cũng có khả năng tạo ra các tác phẩm giả mạo nhưng đầy thuyết phục: những lời nói ra từ chính miệng của các chính trị gia (mà họ vốn chẳng hề nói thế), và những đoạn clip ghi lại những sự việc diễn ra ngay trước mắt chúng ta (mà những việc đó vốn chưa từng xảy ra).
 
Hậu quả là khả năng cử tri bị lừa dối ngày càng tăng cao, và có lẽ điều đáng lo ngại hơn cả, là người ta ngày càng cảm thấy chẳng thể tin tưởng vào bất cứ điều gì nhìn thấy trên Internet. Trump đã tận dụng cái gọi là “lợi ích của dối trá” (liar’s dividend), tức là lợi ích hoặc ưu điểm của dối trá khi tạo ra sự nghi ngờ trước tất cả các thông tin, từ đó hạ thấp giá trị của sự thật và tạo ra một môi trường đầy những nghi kị. Ngày 12/3/2024, Trump đã ám chỉ trên Truth Social rằng các đoạn clip thực sự của ông được chiếu bởi các DB Đảng Dân Chủ trong Hạ Viện là sản phẩm được AI tạo ra hoặc đã qua chỉnh sửa bằng AI.
 
Dưới đây là tổng hợp một số điều cần biết về mối đe dọa của AI đối với chính trị.
 
1. Các sự kiện giả tạo
 
AI giờ đây có khả năng tạo ra các bằng chứng giả rất thuyết phục về các sự kiện chưa từng xảy ra. Điều này gây ra một vấn đề lớn vì những bằng chứng giả này có thể được sử dụng để thay đổi hoặc khiến tình hình thực tế trở nên khác hẳn so với sự thật. Chuyên gia nghiên cứu về bảo mật máy tính của Viện Công Nghệ Rochester Christopher Schwartz đặt tên cho các loại giả mạo này là ‘tình huống giả’ (situation deepfake, hay deepfake tình huống).
 
Ông cho hay: “Ý tưởng cơ bản và công nghệ sử dụng để tạo ra deepfake tình huống cũng tương tự như bất kỳ các loại deepfake nào khác, nhưng có mục tiêu táo bạo hơn: thao túng một sự kiện thực tế hoặc tạo ra một sự kiện hoàn toàn mới.”
 
Các tình huống giả có thể được sử dụng để thúc đẩy hoặc làm suy yếu sức ảnh hưởng của một ứng viên, hoặc để làm giảm tỷ lệ cử tri bỏ phiếu. Theo Schwartz, nếu quý vị bắt gặp các báo cáo trên mạng xã hội về các sự kiện đầy ngạc nhiên hoặc bất thường, hãy cố gắng tìm hiểu thêm thông tin từ các nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như các bản tin đã được kiểm chứng thực tế, các bài báo học thuật được bình duyệt, hoặc các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia uy tín. Ngoài ra, hãy tỉnh táo hiểu rõ rằng các loại deepfake có thể lợi dụng những gì quý vị có khuynh hướng sẽ tin tưởng.
 
 
2. Nga, Trung Quốc và Iran
 
Sau khi đặt câu hỏi về thông tin sai lạc do AI có thể làm được những gì, thì câu hỏi tiếp theo là ai đã sử dụng công cụ này. Hiện nay, với các công cụ AI, ai cũng có thể tạo ra thông tin sai lạc một cách dễ dàng, nhưng đối tượng đáng lo ngại là các quốc gia được xem là đối thủ của các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ và các nước khác. Đặc biệt, Nga, Trung Quốc và Iran là những quốc gia dày dạn kinh nghiệm về các chiến dịch và công nghệ liên quan đến thông tin sai lạc.
 
Bruce Schneier, chuyên gia bảo mật và là giảng viên Trường Harvard Kennedy, giải thích: “Việc tạo ra các nội dung giả chỉ là một phần của chiến dịch. Phần khó khăn hơn là phát tán thông tin giả ra cộng đồng. Để tuyên truyền, người ta sẽ cần có một loạt các tài khoản giả trên mạng xã hội để đăng tin, rồi lấy các tài khoản khác vào quảng bá thông tin đó, để tin tức trở thành khuynh hướng phổ biến và lan truyền nhanh chóng.”
 
Theo Schneier, Nga và Trung Quốc có lịch sử thử nghiệm các chiến dịch đưa thông tin sai lạc phát tán ở các quốc gia nhỏ hơn. Ông nói: “Để đối phó với các chiến dịch thông tin sai lạc mới mẻ hiện nay, chúng ta cần có khả năng nhận diện đâu là tin giả, và để nhận diện đúng, chúng ta cần phải tìm kiếm và phân loại ngay từ bây giờ.”
 
 
3. Lòng hoài nghi lành mạnh
 
Không cần phải có sự hỗ trợ từ các cơ quan tình báo cao cấp, hùng hậu để thu hút sự chú ý trên các phương tiện truyền thông. Có thể lấy thí dụ về vụ hai người tạo ra và phát tán cuộc gọi tự động giả mạo về Biden tại New Hampshire, nhằm mục tiêu làm mất lòng tin của một số cử tri. Vụ này đã khiến Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang (Federal Communications Commission, FCC) ban hành quy định cấm các cuộc gọi tự động sử dụng giọng nói được tạo ra bởi AI.
 
Joan Donovan, học giả về truyền thông và thông tin sai lạc tại Đại học Boston, cho biết rất khó để ngăn chặn các chiến dịch thông tin sai lạc được điều khiển bằng AI vì có khả năng được phát tán qua nhiều kênh truyền thông khác nhau, bao gồm cuộc gọi tự động, mạng xã hội, email, tin nhắn văn bản và các trang web.
 
Donovan cho biết: “Theo nhiều cách, thông tin sai lạc được cải thiện bởi AI, chẳng hạn như cuộc gọi tự động ở New Hampshire, đã đặt ra những vấn đề tương tự như các hình thức thông tin sai lạc khác. Những kẻ sử dụng AI để phá hoại các cuộc bầu cử sẽ cố gắng hết mức để xóa sạch dấu vết của mình. Đó là lý do tại sao công chúng cần phải giữ lòng hoài nghi trước những tuyên bố không được xác minh bởi các nguồn đáng tin cậy, chẳng hạn như tin tức truyền hình địa phương hoặc tài khoản mạng xã hội của các tờ báo uy tín.”
 
 
4. Guồng máy chính trị kiểu mới
 
Rất khó để chống lại các chiến dịch thông tin sai lạc được điều khiển bằng AI, vì các chiến dịch này có thể sử dụng các bot – các tài khoản tự động trên mạng xã hội – để tự động tạo ra và phân phối nội dung, tự động tương tác với người dùng nhưng lại tỏ ra như là con người thật, và thậm chí tạo ra các tương tác trực tuyến được tùy chỉnh cho từng người dùng cụ thể. Các bot tự động có thể tương tác với hàng triệu người, trong suốt thời gian diễn ra bầu cử.
 
Khoa học gia về chính trị Harvard Archon Fung và học giả pháp lý Lawrence Lessig đã phân tích và mô tả những khả năng này, đồng thời xây dựng một kịch bản giả định về cách các chiến dịch chính trị trên toàn quốc sử dụng những công cụ mạnh mẽ này.
 
Theo Fung và Lessig, các nỗ lực để ngăn chặn sự lạm dụng các công nghệ tự động trong các chiến dịch chính trị có thể phải đối mặt với vấn đề về quyền tự do ngôn luận theo Tu Chính Án Thứ Nhất. Một giải pháp được cho là an toàn hơn về mặt hiến pháp, và cũng đã được thực hiện phần nào ở Châu Âu và California, đó là cấm các bot tự động nhận mình người thật. Thí dụ, các nhà lập pháp có thể ban hành quy định yêu cầu các thông điệp của chiến dịch phải gắn kèm với phần giải thích khi nội dung đó được tạo ra bởi máy móc chứ không phải con người.
 
 
Nguồn: “AI vs. elections: 4 essential reads about the threat of high-tech deception in politics” được đăng trên trang TheConversation.com.
  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Nếu có thể kéo dài tuổi thọ hoặc thậm chí là bất tử, liệu chúng ta có thực sự muốn điều đó không? Trong cuốn sách mới có tựa đề “Why We Die: The New Science of Aging and the Quest for Immortality” (Tạm dịch “Tại Sao Chúng Ta Chết: Phát Hiện Mới Về Lão Hóa và Đi Tìm Sự Bất Tử”), Venki Ramakrishnan, khoa học gia về sinh học phân tử đoạt giải Nobel, đã sàng lọc các nghiên cứu từ trong quá khứ đến tiên tiến nhất để tìm hiểu những lý thuyết kéo dài tuổi thọ cùng với những hạn chế thực tế. Trong quá trình tìm hiểu, ông cũng đặt ra các câu hỏi quan trọng về những vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị và đạo đức của những nỗ lực đi tìm sự sống vĩnh cửu.
Canada: Sáu người đã bị bắt trong vụ trộm vàng trị giá hàng chục triệu đô la năm ngoái tại Sân bay Quốc tế Pearson ở Toronto, theo lời cảnh sát Canada và Mỹ cho biết hôm thứ Tư. Cảnh sát cũng đã ra lệnh truy nã ba người khác. Tất cả 9 nghi phạm đã bị truy tố tội trộm với hơn 19 tội danh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.