Hôm nay,  

Người Rơm

26/01/202400:00:00(Xem: 1380)
tuong nang tien
 
Cuối năm, blogger Hoàng Giang (VOA) gửi đến độc giả một câu chuyện rất “nhẹ nhàng” và “đáng yêu” ngăn ngắn: 
  
“Tôi mới đọc được mẩu tin nho nhỏ, mà chắc chả mấy ai bận tâm, mẩu tin cũng nhẹ nhàng tình “củm” có tựa đề là “How did this Swedish cat turn up in south France?”. Tức là có một chú mèo tên là Glitter sống ở Bromolla, miền nam Thụy Điển mất tích đã 8 tuần. Anh chủ Sammy Karlsson tưởng chừng như sẽ không có hy vọng tìm lại được Glitter nữa thì bỗng dưng vào đúng tuần lễ Thanksgiving, anh nhận được một cuộc gọi từ vùng Nimes tại miền nam nước Pháp hỏi anh về chú mèo lông xù này. 
  
Sammy ngạc nhiên tới mức anh tưởng người ta đang đùa cợt mình, nhưng khi bức hình được gửi đến, thì chú mèo đó chính xác là Glitter của anh. Trong một bài phỏng vẫn, anh nói đùa rằng “Có lẽ Glitter đã phải lòng một cô gái Pháp nào đó, và chàng quyết định đội chiếc mũ bê rê.” Hiện chàng mèo đang được tiêm phòng và làm quốc tịch Pháp sau đó sẽ được gửi trả về với chủ tại Thụy Điển. Câu chuyện mới đáng yêu làm sao, cứ tưởng tượng một chú mèo thong dong trên khắp nẻo phố châu Âu, chu du hơn 1,700km, mà tự dưng cũng muốn mình được như thế, vô lo vô nghĩ... 
  
Ước muốn được “thong dong trên khắp nẻo phố châu Âu” của Hoàng Giang tuy không có gì là viển vông nhưng vẫn rất xa vời, và mỗi lúc một thêm xa, nếu chúng ta (chả may) sinh ra là... người Việt Nam – cái xứ sở mà nhiều người dân phải cầm cố nhà cửa/ruộng vườn mới đủ chi trả cho con cái một chuyến đi ra khỏi nước.
  
Dù giá quá đắt nhưng không phải ai đi (rồi) cũng đến. Hãy nghe qua một mẩu đối thoại của hai người Việt, từ hai phòng giam sát cạnh nhau, trong một nhà tù nào đó ở Âu Châu: 
  
Tuyết ho, tôi xót ruột. Ho xong, nó nói:“Em mơ còn nằm trong cái xe thùng chở em sang đây. Đứa con gái nằm ngay bên cạnh em chết ngạt.”
  
“Chết!?”
  
“Chết. Bị nhốt trong thùng xe hai ngày hai đêm. Khi bọn đầu gấu mở cửa xe ra, thấy bốn người chết từ bao giờ. Con ấy thân với em nhất. Chúng em đã từng chia phiên nhau kề mũi vào cái lỗ nhỏ để thở.
  
Thương hại nó hay nhường cho em thở lâu hơn. Dọc đường nó cứ đòi về, không muốn đi nữa. Nhưng em biết về thế nào được với bọn đường dây. Nó mà sống sót cũng bị đường dây hành tới chết về cái tội đòi về... Anh có nghe không đấy?”
  
“Nghe rõ cả.”
  
“Nó nói khổ đều quanh năm chịu được, dồn vào một ngày thì chết. Anh nghĩ có đúng không?”
  
“Chắc đúng.”
  
“Mẹ nó bán ruộng, bán vườn để chung tiền cho nó đi, cứ mong nó mang đôla về chuộc đất, xây nhà như những người có thân nhân Việt kiều. Bây giờ nó chết, chưa kịp nhìn thấy tờ đôla xanh. Trước khi chết nó tựa vai em lầm bầm 'Mẹ ơi! Con không muốn làm Việt kiều. Con muốn về nhà. Con muốn cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời.' Giọng nó như đứa trẻ con ba tuổi.”
(Tâm Thanh. “Người Rơm” – Diễn Đàn Thế Kỷ 01/07/2010). 
  
Người rơm còn có một tên gọi khác, dễ nghe hơn, theo ngoại ngữ: nouveaux boat people, những thuyền nhân mới. Khác với lớp người tị nạn từ Việt Nam vào cuối thế kỷ trước, những kẻ đến sau không còn được thế giới chào đón nữa. 
  
Nhân loại, xem chừng, đã oải. Không ai còn đủ kiên nhẫn và bao dung với những kẻ khốn cùng (không tiền bạc, không ngoại ngữ, không nghề nghiệp, không cả một mảnh giấy tùy thân) cứ tiếp tục đến mãi từ một xứ sở… Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc! 
  
Thêm một điều khác biệt nữa là tuy được gọi tên “những thuyền nhân mới” nhưng họ không vượt biên bằng thuyền. “Trong cuộc hành trình dài bằng phần nửa vòng trái đất, họ thường bám trên các xe vận tải hạng nặng xuyên qua Châu Âu. Trốn trong những thùng chứa hàng trong xe, họ phải ép xác, có khi chịu đựng không ăn uống trong nhiều ngày...” (Phương Vũ Võ Tam Anh, “Người Việt Khốn Khổ Tại Paris”). 
 
Sau khi đặt chân được đến miền đất hứa (Anh Quốc) có một hiện tượng lạ xẩy ra là lớp người rơm, ở tuổi vị thành niên, đều mất biến, theo bài tường thuật (Missing Kids UK) của Sam Judah, qua Tạp Chí Thời Sự BBC: 
  
“Người ta tin rằng hầu hết các trường hợp đều được các băng đảng đưa lậu vào Anh, bị cảnh sát phát hiện và đưa vào các trung tâm chăm sóc. Các em rõ ràng là không bỏ trốn khỏi những kẻ bắt giữ mình, mà còn thường trốn khỏi các gia đình nhận nuôi dưỡng mình và các trung tâm chăm sóc để trở lại với những kẻ đó, nhằm tìm cách trả các khoản nợ lớn và nhằm để gia đình ở Việt Nam khỏi bị trả thù. 
  

Văn, một cậu bé người Việt 15 tuổi, mà dường như được đăng tải trên trang mạng trẻ mất tích dưới một cái tên khác, đã được đưa lậu vào Anh bằng xe tải và đã bị buộc phải giúp việc nhà cho những kẻ đã đưa cậu vào. Sau đó, cậu được đưa vào làm ‘thợ vườn’ ở một số trại trồng cần sa trên cả nước... 
  
Hồi năm ngoái, 96 thiếu niên người Việt đã được chuyển tới cho cơ quan quản lý tình trạng buôn bán người của chính phủ, khiến Việt Nam trở thành quốc gia có nhiều đối tượng được cho là nạn nhân ở tuổi vị thành niên nhất tại Anh. BBC còn cho biết thêm một khía cạnh tồi tệ khác: “Số liệu từ Cơ quan Tội phạm Quốc gia Anh Quốc (NCA) cho thấy trẻ em từ Việt Nam nằm đầu bảng danh sách bị đưa lậu vào Anh vì mục đích lạm dụng tình dục.” 
  
Cập nhật hơn, báo The Guardian có bài tường thuật (“3,000 children enslaved in Britain after being trafficked from Vietnam”) của hai ký giả Annie Kelly và Mei-Ling McNamara. Xin ghi lại vài đoạn ngắn, theo bản dịch (“3.000 trẻ em bị buôn bán từ ‘đất nước Hồ Chí Minh’ sang Anh làm nô lệ”) của blogger Nguyễn Công Huân: 
 
  
“Giống như nhiều trẻ em Việt Nam khác, Hiền đã được đưa đến Anh để sống một cuộc đời nô lệ hiện đại. Em cuối cùng phải vào tù về tội trồng cần sa... 
  
Chuyến đi của Hiền tới Anh Quốc bắt đầu khi em bị bắt cóc khỏi làng lúc 5 tuổi bởi một người nói rằng ông ta là chú của em. Như một đứa trẻ mồ côi, em không còn lựa chọn nào khác ngoài làm theo những mệnh lệnh của người khác. Em đã mất năm năm đi qua nhiều quốc gia bằng đường bộ, hoàn toàn không biết mình đã đi qua những đâu, từ Việt Nam qua biên giới giữa Pháp và Anh để tới một căn nhà ở London. Ở đây em phải làm nô lệ trong nhà trong 3 năm, nấu ăn và dọn dẹp cho nhóm những người Việt đi ra vào ngôi nhà em bị giam giữ.”
  
Ước mơ của đám trẻ con Việt Nam đang bị giam giữ trong những trang trại trồng cần sa, hay những nơi mua bán tình dục – nếu có – hẳn không phải là được “thong dong trên khắp nẻo phố châu Âu” (như chú mèo Glitter trong câu chuyện của Hoàng Giang) mà là được trở lại quê hương. Được “cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời,” như nguyên văn tâm sự của một nhân vật (dẫn thượng) của nhà văn Tâm Thanh. 
  
Chuyện hồi hương, buồn thay, cũng không dễ dàng chi – theo tường trình của thông tín viên Lê Hải, từ Luân Đôn: “Khi đã vào đến nước Anh rồi thì tùy thuộc vào chính quyền Việt Nam có chịu nhận những người này về hay không. Thường thì số lượng người bị trục xuất về Việt Nam gia tăng khi giữa hai nước có các đoàn công tác cấp cao, và chính phủ Anh có thể đề nghị tăng viện trợ để đổi lại bằng chuyện Việt Nam nhận người về.”
  
Cách ứng xử của những người lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay (Luân Đôn phải tăng viện trợ Hà Nội mới chịu nhận người về) dễ làm người ta liên tưởng đến lời lẽ cứng rắn trong bức thư mà ông Lý Quang Diệu gửi cho bà Thủ Tướng Anh, về vấn đề thuyền nhân Việt Nam, vào ngày 5 tháng 6 năm 1979. Xin được trích dẫn đôi dòng, theo bản Việt Ngữ của nhà văn Phạm Thị Hoài: 
  
“Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á... 
  
Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời thu về thì rất nhanh.” 
  
(People and leadears throughout the world must be told, again and again, that this is the government of the Socialist Republic of Vietnam which has actively promoted this massive migration, causing havoc to the countries of Southeast Asia... They have cold, calculating minds, which, whilst incapable of compassion to their own people, are nevertheless most acute in computing cost-benefits.)

tuong nang tien 2
 
Từ 1979 đến nay là gần nửa thế kỷ. Trong khoảng thời gian này đã có hai đợt di dân tập thể từ Việt Nam: thuyền nhân cũ và những thuyền nhân mới - ancient boat people and nouveaux boat people. Giữa hai lớp người này có nhiều điểm dị biệt nhưng chính sách của nhà đương cuộc Hà Nội thì trước sau như một, hoàn toàn xuyên suốt và nhất quán: “Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh.” 
  
Nói cho nó gọn thì đây là một hình thức buôn dân của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Nước họ còn dám bán thì buôn dân, tất nhiên, chỉ là chuyện nhỏ. 
 
– Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
HOA KỲ – Như vậy là cựu Tổng thống Donald Trump sẽ đối đầu với Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11 sắp tới, và sau đây, xin mời quý vị cùng điểm qua các mốc thời gian quan trọng liên quan đến cuộc bầu cử từ trước ngày 7/8 cho đến Lễ nhậm chức vào tháng 1/2025:
HOA KỲ – Hôm thứ Hai (7/10), tòa án cao nhất bang Georgia đã quyết định khôi phục lệnh cấm gần như toàn bộ trường hợp phá thai sau khi thai nhi được 6 tuần tuổi, trong thời gian chờ xem xét đơn kháng cáo của bang đối với phán quyết của tòa án cấp dưới đã chặn luật này hồi tuần trước, theo Reuters.
Sau đây là một thiền pháp tổng hợp và đơn giản hóa từ Kinh Pháp Cú và nhiều kinh khác, thích nghi cả cho Phật tử và không phải Phật tử. Nơi đây, người tập có thể quán sát và cảm thọ qua các pháp quán: quán như huyễn, quán vô thường, và quán vô ngã.
Giải Nobel Y học đã được trao cho hai nhà khoa học người Mỹ Victor Ambros và Gary Ruvkun hôm Thứ Hai vì đã khám phá ra microRNA, một nguyên lý cơ bản chi phối cách thức hoạt động của gen được điều hòa. Hội đồng Nobel cho biết khám phá của họ "có tầm quan trọng cơ bản đối với
Seoul - Trung Quốc và Bắc Hàn đã cam kết tăng cường hợp tác song phương nhân kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, thông tin từ hãng thông tấn nhà nước KCNA của Bắc Hàn cho biết, theo Reuters ngày 6 tháng 10.
LS Bách cho biết anh và mọi người tuyệt thực từ 28/9, đến nay là ngày thứ 6 rồi, 3 anh em vẫn đảm bảo sức khỏe tốt (vì ai cũng có kinh nghiệm rồi), tinh thần rất ổn, vững vàng, lần này làm kiên quyết nên đã chuẩn bị tinh thần để tuyệt thực dài. Anh kể đã từng tuyệt thực 24 ngày khi bị tạm giam ở Hỏa Lò, lúc đó hoàn toàn không thể trao đổi tin tức với bên ngoài mà vẫn vững vàng nên gia đình đừng lo. Lần này anh tin là mọi người đủ sức khỏe để kiên trì đi tiếp.
Hôm nay, Sở Thống Kê Lao Động công bố phúc trình tháng 9, một tháng trước ngày bầu cử. Theo đó tổng số việc làm không kể khu vực nông nghiệp tăng 254,000 trong tháng 9, cao hơn con số 150,000 mà nhiều kinh tế gia ước đoán, và làm tỷ lệ thất nghiệp hạ xuống chút ít ở mức 4.1%. Việc thuê người tiếp tục có xu hướng gia tăng trong các dịch vụ ăn uống, chăm sóc sức khỏe, khu vực chính phủ, trợ giúp xã hội, xây dựng. Ngoài ra, các số thống kê của hai tháng 7 và 8 được cập nhật hóa cho thấy có thêm 72,000 công nhân mà ban đầu bị bỏ sót. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9 giảm đối với mọi nhóm sắc tộc, bao gồm cả nam và nữ. Tỷ lệ thất nghiệp của khối công nhân da đen giảm xuống 5.7% và khối công nhân gốc Tây Ban Nha là 5.1%. Trong khi đó, mức lương lại gia tăng mạnh mẽ khoảng 0.4% so với tháng 8. Lương giờ trung bình tăng 4% trong năm 2024 tới mức $35.36 / giờ. Việc làm trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống tăng thêm 69,000 trong tháng 9. Khu vực chăm sóc sức khỏe có thêm 45,000 việc
Ngày 5/10, thông tin từ Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, bước đầu, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân gây ra vụ cháy tại Công ty TNHH MTV Xe điện DK Việt Nhật (gọi tắt là DK Bike), trụ sở tại xã Hoàng Đồng, TP Lạng Sơn là do chập điện. Vụ việc cũng khiến hơn 3.000 xe máy điện thành phẩm bị thiêu rụi hoàn toàn. Ngoài ra còn hàng nghìn linh kiện, dùng để lắp ráp hơn 2.000 xe điện khác cũng bị thiệt hại hoàn toàn.
Độc giả Việt Báo phần nào đã quen thuộc qua các bài viết về họa sĩ Nguyễn Việt Hùng cũng như họa sĩ Nguyễn Bảo Khang. Cuối tuần này, mời quý vị ghé đến với buổi tiếp tân khai mạc triển lãm “The Universal & The Particular” tại Santa Ana College Arts Gallery.
Bộ Ngoại giao thông báo rằng hệ thống gia hạn sổ thông hành (Passport) trực tuyến hiện đã đi vào hoạt động hoàn toàn. Công dân Hoa Kỳ tuổi từ 25 trở lên và có sổ thông hành đã hết hạn trong vòng năm năm qua hoặc sẽ hết hạn trong năm tới sẽ không cần phải điền hoặc in đơn, gửi séc, đặt lịch hẹn hoặc in ảnh passport mới. Một người có thể tạo tài khoản trên trang web của Bộ Ngoại giao để bắt đầu quy trình gia hạn. Bạn có thể chụp ảnh cho sổ thông hành bằng điện thoại di động và tải lên, miễn là ảnh mới chụp gần đây và không phải là ảnh chụp theo kiểu selfie. Bạn cần đứng trước phông nền trắng và không đeo mắt kính.
Thời tiền sử, một tiểu hành tinh (asteroid) có đường kính hơn 6 dặm (khoảng 10 km) đã đâm vào khu vực Trung Mỹ, gây ra một đợt dao động nhiệt độ trên toàn bộ địa cầu và mùa đông giá lạnh khắc nghiệt kéo dài suốt nhiều năm. Thảm họa này đã xóa sổ hơn 60% các loài sinh vật có trên địa cầu vào thời điểm đó, và là nguyên nhân gây ra sự kiện nổi tiếng: khủng long tuyệt chủng. Từ các loài khủng long không bay được (non-avian dinosaurs) như Tyrannosaurus rex và các loài thuộc loại Triceratops, đến các loài bò sát bay được (Pterosaurs), và cả các loài thủy quái thuộc loại Mosasaurus cùng hàng loạt các loài bò sát khác, tất cả đều dần dần biết mất.
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng gen di truyền (genes) đóng vai trò quan trọng trong việc xác định loại ung thư vú phụ nữ có thể mắc phải. Cụ thể, các gen này quyết định cách mà epitopes – là những protein trên bề mặt tế bào, quyết định vị trí gắn của kháng nguyên (antigenic) với kháng thể – thể hiện ra bên ngoài. Các epitope giống như cái bảng hiệu của một cửa hàng, giúp cơ thể nhận biết tế bào nào là bình thường và tế bào nào có thể là ung thư.
Ở Hoa Kỳ, có rất nhiều người thường phải chật vật với các hóa đơn y tế, nên họ thậm chí không dám đi bác sĩ hoặc lỡ có đi bác sĩ thì đành phải chịu cảnh giật gấu vá vai. Nhìn vào các hóa đơn y tế, rất khó để hiểu rõ chúng ta đang bị tính tiền cho những cái gì, bởi vì ngay cả các chuyên gia trong nghề có khi phải vò đầu bứt tai để giải thích những mục ghi trên hóa đơn và quyền lợi bảo hiểm. Trong nghiên cứu Understanding America Study được công bố gần đây của khoa học gia Erin Duffy từ Đại học Southern California, một cuộc khảo sát được thực hiện với trên 1,135 người lớn ở Hoa Kỳ để tìm hiểu cách giải quyết khi họ gặp phải các hóa đơn y tế rắc rối và phiền toái. Kết quả cho thấy việc tự bảo vệ quyền lợi của mình, chẳng hạn như liên lạc trực tiếp với phòng tài chính của bệnh viện, có thể mang lại lợi ích đáng kể khi giải quyết các hóa đơn y tế.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.