Hôm nay,  

Tôi đi buôn

27/12/202312:37:00(Xem: 2374)


CHO-CHOM-HOM

Hè năm ấy tôi dấn thân vào một việc mà kể từ nhỏ tới lớn tôi chưa từng làm. Dĩ nhiên là không có tý kinh nghiệm nào và vô cùng mạo hiểm. Nhưng người xưa có câu “đói thì đầu gối cũng phải bò”. Thôi kệ phải liều, biết đâu “không thành công, cũng thành nhân”. Sống là trải nghiệm mà.
    Tôi xuất thân nghề giáo vào những năm của thập kỷ 80-90. Trong thời kỳ bao cấp, lương khởi điểm theo 3 mức cho 3 cấp học như sau: 50 đ 55 đ, và 60 VN đồng. Giai đoạn khó khăn chung của đất nước, đồng lương không đủ sống. Ra trường một vài năm, đến lúc cũng phải lập gia đình và sinh con. Món nợ cơm áo lúc này càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Cuộc sống bấy giờ không chỉ có mây bay gió lượn mà có bộn bề trăm thứ bủa vây. Làm thế nào để trang trải cuộc sống và lo được cho con cái? Đó là câu hỏi đặt ra cho bất kỳ ai, không cứ kể là dân sư phạm mà kể cả nhiều ngành nghề sự nghiệp hành chính khác. Những người đồng nghiệp xung quanh chúng tôi, mỗi người có một lựa chọn khác nhau. Ai nhảy việc thì nhảy. Ai yêu trường mến lớp thì trụ lại trên bục giảng nhưng về nhà phải kiếm việc làm thêm. Hồi đó tuyệt đối không dạy thêm, nếu có dạy thì dạy miễn phí. Thế là có nhiều cô giáo thì về làng làm thêm ruộng vườn, chăn nuôi. Có người thì đi bỏ bia, bỏ kẹo mối. Có người đi bán xôi sáng dậy từ lúc 3 giờ sáng nấu xôi đem đi bán. Đến 7 giờ xong hay không xong cũng vội về để đi dạy.
    Năm ấy nghỉ hè (thời đó nghỉ hè 3 tháng) cùng với chị bạn hàng xóm đang thất nghiệp, hai đứa rủ nhau đi buôn. Hành trình đi là vào chợ Cồn (Đà Nẵng) nhập các loại thủy hải sản khô như cá khô, tôm khô… và đường bánh (đường nấu từ mía và đúc thành từng bánh như cái chén ăn cơm) đem ra bán ở chợ huyện của một thị trấn, địa điểm này cách Huế hơn 250 km về phía bắc. Ý định vừa đi vừa thăm dò thị trường xem chợ huyện đó những mặt hàng nào cần thiết sẽ nhập sau.
    Hai chị em đi chợ Cồn đóng hàng rồi thuê xe chở ra ga Đà Nẵng để đi tàu ra chợ thị trấn đó bán xong rồi mới quay về Huế. Lần đầu dấn thân vào công việc lạ lẫm, va chạm nhiều hạng người: dữ có, hiền có, thanh có, thô có. Thôi thì đủ loại người trên đời. Nên cũng vỡ ra nhiều điều trên một đoạn đường đời mà trong sách vở nhà trường chưa được đề cập đến.
    Trước tiên kể về trải nghiệm đi tàu. Vào những năm 80    – 90 của thế kỷ trước, tàu chợ không khác gì cái tên gọi của nó. Toa nào toa nấy, người và hàng hóa kể cả gà vịt heo chó chen chúc nhau không có thứ lớp, trật tự gì hết. Mạnh ai nấy chen. Người ngồi, kẻ nằm la liệt ngổn ngang. Người thì nằm trên các bao hàng chông chênh, người thì trải chiếu thò chân vào dưới gầm ghế, đầu nhoài ra ngoài lối đi. Có người mắc võng từ cửa sổ này sang cửa sổ khác chiếm cả một khoảng không không gian hiếm hoi, ngay trên đầu, trước mặt hành khách. Dù chẳng ai muốn nhưng cũng phải chấp nhận vì trong hoàn cảnh này thì ai ngồi được đâu cứ ngồi, ai nằm được đâu cứ nằm. Tàu quả là chật như nêm. Có người bước lên tàu chỉ đứng được một chân vì hết chỗ. Có người phải đu bám ở cửa lên xuống, có người đứng ở chỗ nối toa, thậm chí có nhiều người leo lên ngồi, nằm trên nóc tàu, bất chấp nguy hiểm. Ai đi tàu lúc này cũng bầm giập tả tơi như vậy cả. Đã thế, lâu lâu tàu lại trở chứng bị chết máy bất thình lình hoặc tránh tàu có khi cả vài tiếng đồng hồ là chuyện thường. Có khi đi khoảng vài ba trăm km mà phải đi ba ngày mới tới nơi.
    Hành khách trên tàu ngủ gà ngủ gật, phờ phạc, tả tơi. Nếu chịu khó quan sát thì cũng khối chuyện bi hài vui phải biết. Đêm xuống, tàu không có điện. Người nằm ngủ, trở mình nghiêng qua, nghiêng lại ôm trúng cái mông của bà khách đang ngủ say, ông ta tưởng mình ôm cái gối sao nó êm quá là êm. Người khách khác làm nghề buôn heo nằm trở đầu lại cũng đang yên giấc điệp, bị bà buôn gạo nằm kế bên gác nguyên cái đùi to chà bá lửa lên ngực anh ta. Anh lái heo ngủ say, hai tay chới với và ú ớ gì trong miệng. Trong cơn mơ anh tưởng trời sập và mình bỗng trở thành anh hùng, đang ra sức chống đỡ trời lên chẳng khác nào “đội đá vá trời” trong thần thoại. Có người đang ngủ say quá mà buồn tiểu lại mơ là mình đang đứng bên bờ suối, gió mát hây hây, chim kêu vượn hú thế là cứ mở van cho nước chảy róc rách. Đến lúc nghe mùi khai bốc lên, mọi người mới tá hỏa ra và hô hoán lên là có người đái dầm.
    Trên ghế ngồi dựa lưng vào thành tàu, mọi người cũng đang thiu thiu ngủ. Một quý ông (trạc tuổi khoảng ba mươi) khuôn mặt cũng lịch lãm, trí thức nhưng đi tàu vậy nên cũng te tua mệt mỏi lắm! Ông ngả đầu ngủ, tàu lắc lư, ông nghẹo đầu qua một bên, nghẹo dần, nghẹo dần đến lúc đầu ông nghiêng hẳn lên vai cô gái ngồi kế bên. Thấy vật gì đè nặng trên người mình, cô chợt thức giấc và như chợt hiểu ra, cô vội xô anh ta về đúng chỗ anh ta rồi mắng: “Anh ngủ gì mà kỳ vậy?” Anh ta tỉnh giấc và rối rít xin lỗi.
    Đi bầm giập te tua vậy rồi cũng tới nơi. Buổi sáng, xuống ga thị trấn X, sau khi khệ nệ bưng những bao hàng xuống, hai đứa đang đứng thở, nghỉ ngơi lấy sức thì bỗng một nhóm người mặc áo thuế vụ vẻ mặt đằng đằng sát khí tới “hỏi chuyện”. Khi đó cảm giác rất sợ, mặt lúc này chắc là xanh ngắt như tàu lá chuối. Tim đập hồi hộp lòng đầy lo lắng vì nếu bị tịch thu thì kể như mất vốn luôn! Thuế vụ tra vấn một hồi, không nhớ diễn biến chi tiết mình đã đối phó thế nào và xoay xở ra sao nhưng cuối cùng sau khi quần thảo khủng bố về mặt tinh thần rồi cũng được thả cho đi. Tụi mình gọi người tới chở vào chợ thị trấn bằng các phương tiện như xe kéo, hoặc xe đạp thồ tại địa phương.
    Vào đến chợ, sau khi tìm chỗ ngồi thuận lợi, dọn hàng ra để trưng bày sao cho bắt mắt và việc mua bán diễn ra thuận lợi, lác đác đã có khách tới mua hàng. Hai đứa bắt đầu “sự nghiệp bán hàng” lần đầu tiên trong đời, trước đó có quan sát chị bán hàng sỉ và lẻ trong chợ Cồn rồi nên cũng có học hỏi kinh nghiệm. Công việc diễn ra thuận lợi, nhưng cũng có trường hợp này ứng với một câu nói của dân gian, “chó ỷ tại nhà, gà ỷ tại chuồng” không phải không xảy ra. Có chị khách cỡ trạc tuổi mình, vừa cắp chiếc rổ tới, chưa mua nhưng đã hăm he phủ đầu một câu rằng: “Hai cái con Huế này, cân kéo cho đúng không thôi tau thu cân đi nghe chưa!” Mình không nói chúng mình từ đâu tới nhưng chắc có vẻ thấy lạ và nghe giọng nói cũng như cách ăn mặc nên chị ấy đoán thế!
    Chị bạn mình nói:
    – Ê cho đính chính chút: Đây sống ở Huế nhưng gốc Bắc và Huế lai thôi! chứ Huế rặt ai thèm lặn lội đi bán đồ khô như tụi này. Họ có bán là bán vàng kìa! Ke ke! Thôi giờ mua gì nào, cân giáp cho, bán để làm quen thôi! Giao dịch trôi chảy, thuận lợi!
    Việc bán hàng diễn ra trong ba ngày thì giải quyết hết hàng. Về phòng trọ hai đứa giở sổ sách ra tính toán lại thì thấy có lời chút đỉnh, sau khi trừ mọi chi phí. Lần đầu lấn sân sang lĩnh vực không qua đào tạo, không thuộc chuyên môn của mình nhưng như vậy cũng có thể gọi là thành công bước đầu. Tụi mình vừa đi vừa học hỏi và dò đường đi nước bước. "Vạn sự khởi đầu nan" và tự an ủi nhau vậy là “gioải rồi”. Hai đứa lòng cũng thấy vui, và tiếp tục sự nghiệp nhỏ lẻ của mình thêm vài chuyến nữa tại chợ này. Một hôm xong việc hai đứa bàn nhau nhảy tàu ra Vinh xem sao? Thế là mấy chuyến sau đi thẳng ra chợ Vinh dài đường hơn (Huế-Vinh 367 km) nhưng bán được hàng nhiều hơn và nhanh hơn. Xem lại các chuyến thì có nhiều chuyến lời, tuy vậy cũng có chuyến ngang vốn có khi còn lỗ chút ít nếu gặp không may. Tổng kết lại toàn bộ sự nghiệp buôn bán ba tháng hè, trừ các chi phí cũng có đồng ra đồng vào trang trải thêm cho cuộc sống và đặc biệt đời dạy cho khôn ra đôi chút. Đó cũng là học phí cần phải trả cho cuộc đời.
Kết thúc ba tháng hè, tôi trở lại trường làm công việc chính của mình, cô hàng xóm không có người đi cùng nữa cũng buồn nên nghỉ buôn chuyến mà về làm tiểu thương chợ Phú Bình thuộc phường Phú Bình với căn hàng cố định kiếm sống qua ngày đủ nuôi con ăn học. Còn tôi ngoài công việc chính thì chợ đò cơm nước, chăm con và tranh thủ ngoài giờ làm thêm một số việc khác. Như về chợ Phú Bình (trên đường Đào Duy Anh, Huế) bán trái cây, khi thì lấy bia của anh chị Diên ở bên nam sông Hương ra bỏ mối cho 5 quán nhậu ngoài thị trấn Phò Trạch, Phong Điền. Việc buôn bán xem như thời vụ thôi, thời gian diễn ra không lâu. Như vậy nếu vận dụng câu nói của dân gian gian “Trời sinh voi, sinh cỏ” có phần đúng và cũng có phần chưa đúng, chỉ là câu nói gieo niềm lạc quan mà sống chứ thực sự mọi cá nhân đều phải nỗ lực để vượt qua. Trải qua thăng trầm dâu bể cuộc đời với không ít gian nan như vậy, thế rồi gia đình của tôi cũng vượt qua giai đoạn khó khăn chung của đất nước, hậu chiến và thời bao cấp.
    Nay các con đã đi làm và tự lo được cho mình.
    Có lẽ ai trong cuộc đời cũng phải đi qua phù trầm dâu bể với bộn bề cuộc sống không nhiều thì ít, nhất là trong giai đoạn khó khăn chung của đất nước. Hôm nay hồi ức ùa về, nhìn lại một chặng đường đã qua không ít gian nan, ngẫm lại cũng thầm tự phục mình ừ cũng kiên cường đấy nhỉ! Không tệ phải không?
    Bây giờ chỉ mong mọi người sức khỏe và bình yên!

 

– Hoàng Thị Bích Hà

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Buổi chiều ra cổng nghĩa trang, nắng thu vàng còn đậu lại ngang tường đất thánh, những cây hạt dẻ lá đỏ lá vàng vẫn như đứng đó để chào tạm biệt, mười cây vẫn đó không thiếu một cây.
Có thể nói không ngoa, rằng bầu cử Tổng Thống Mỹ được cả thế giới quan tâm, huống chi Canada là hàng xóm kế bên, hỏi sao không “hot”?
Thiện là hành động, lời nói hay ý nghĩ tốt, thường mang lại an vui cho người, cho mình có khi là cho cả hai phía và cho tất cả mọi người xung quanh. Thí dụ việc là của cơ quan Médecin du Monde, luôn cứu giúp tài chánh cho những người nghèo khó, hoạn nạn ở khắp năm châu lục. Việc làm gần đây của thầy Minh Thiền ở Đức Hòa Dĩ An, thầy và các phật tử đi cứu trợ thiên tai bão lụt Yagi ở miền Bắc Việt Nam, ở Lào Cai, Yên Bái và các vùng, miền người thượng, miền cao do bão lũ gây ra. Họ đói, khổ, lạnh, mất người thân. Phái đoàn chùa Đức Hòa tới tận nơi, lội nước bì bõm ngang bụng mang tặng nạn nhân mì gói, áo quần, tiền và lời vấn an cho những người còn sống sót, đem lời cầu nguyện vãng sanh cho những người đã bị nước lũ cuốn đi, A Di Đà Phât. Người làm việc thiện luôn mang lại niềm vui hạnh phúc và dĩ nhiên được mọi người thương mến, thích gần gũi.
Là trả lời cho bốn mươi năm, cứ vào thu, hắn chưa bao giờ quên gởi đi một lời chúc sinh nhật, để sau đó thẫn thờ dặn lòng đừng làm thế nữa vì không có ích gì cho cả hai. Hãy để ngày ấy lụi tàn sẽ nhẹ nhàng hơn cho cả hai trong cuộc sống không có đường quay lại mỗi lần nhìn thấy lá vàng rơi là thêm một mùa thu xa cách.
Trong số các bạn, có những người đã ra đi không bao giờ trở lại, em tôi là một trong những người đó. Người dân Miền Nam vẫn luôn giữ hình ảnh hào hùng của các bạn trong trái tim với lòng biết ơn bao la. Thầy Năng Tĩnh ở một mình trong ngôi Chùa nhỏ vùng ngoại ô, rất xa thành phố. Ngôi Chùa chỉ là chiếc “mobile home” trên vài mẫu đất, trước kia là một nông trại bé tí teo, có hàng rào kẽm gai chung quanh để trại chủ nuôi bò. Từ ngày lập Chùa, Thầy chỉ nuôi một con chó nhỏ để làm bạn và mấy con gà trống, thả chạy tự do đặng nghe tiếng gáy cho vui. Sát hàng rào Thầy trồng mấy dây mùng tơi, khổ qua, giàn bầu và mướp trái xum xuê, bên cạnh đó là mấy luống cải xanh, rau thơm, cà pháo. Sân trước, Thầy đào chiếc hồ xinh xinh, có hòn non bộ, đầy đủ cảnh “Sơn Thủy Tùng Đình” với “Ngư Tiều Canh Mục”, trông cũng vui mắt
Tôi có cảm giác mọi người trong xưởng rất thương mến anh em ông chủ hơn sợ chủ đuổi việc, và anh em ông chủ cũng thương mến mọi người như anh em chứ không chủ thợ rạch ròi. Việc đến phải đến, ông chủ mướn người vô chạy máy sỏi đá mà tiếng Anh gọi là “deburr machine” thay cho ông Mỹ đen đã qua đời. Ông này dị tướng nên anh em chờ xem tài của ông vì ông bà mình nói những người dị tướng thường có tài. Nhưng một tuần trôi qua, chỉ có tuần tới tiếp tục chứ không có gì lạ về ông trọ trẹ. Ai cũng biết ông người miền trung nhưng ai hỏi ông là người tỉnh nào ngoài trung thì ông gắt gỏng chứ không trả lời. Ông lên lớp giảng giải cho người miền bắc, người trong nam hiểu ra chính sách chia để trị của thực dân Pháp chứ đất nước Việt nam liền một dải, người dân từ bắc vô nam nói chung một ngôn ngữ là tiếng Việt từ đời cha ông để lại giang sơn gấm vóc nước Việt cho con cháu. Sao người Việt lại nô lệ tự nguyện cho Pháp, đi phân biệt bắc trung nam để chia rẽ chính dân tộc mình…
Ba chục năm trước, Bê đã bắt đầu sự nghiệp thể thao của Bê. Số là, Ba vừa học xong lớp chuyển nghiệp. Thời gian chuẩn bị thi cử, Ba dạy kèm cho một người bạn cùng lớp. Thi đậu, người bạn tạ ơn Ba một cặp vé Musik Konzert. Lúc đó, Bê ở trong bụng Mẹ đã hơn sáu tháng. Mẹ kể, Mẹ đang năm đầu ở đại học. Trời mùa đông, Mẹ đi học, mặc áo khoác dày cui. Bởi vậy, bạn học không ai biết Mẹ sắp sửa có em bé, chỉ ngỡ Mẹ hơi lên cân, zugenommen. Bác bạn của Ba có lẽ không dè vợ của bạn là bà bầu nên mới mời đi Rock Pop Konzert của ca sĩ Jennifer Rush.
Năm đó, 1999, miền Trung Việt Nam nhất là ở Huế đang chịu trận thiên tai bão lụt lịch sử lớn nhât từ trước cho đến thời điểm bấy giò. Trong hội chợ tết, người Việt ở đây San Jose vui Xuân nhưng không quên đồng bào ở quê nhà. Từng đoàn Hướng Đạo Sinh Việt Nam được phân phối nhiệm vụ cầm những thùng lạc quyên để quyên tiền cứu trợ. Đang lang thang trong hội chợ, hai em bé trong đồng phục Hướng Đạo chận tôi lại. Một trai một gái. Bé gái cao hơn bé trai non nữa cái đầu, chửng chạc nói “Chú ơi, ủng hộ đồng bào bảo lụt đi chú”. Trọn một câu tiếng Việt, tuy phát âm không trọn vẹn, nhưng khá rõ ràng. Tôi nhìn hai em, nhất là bé gái đang thắt cái nơ trên đầu cái nơ mầu đỏ! Tôi bỗng thấy lòng bâng khuâng man mác.
Qua sự giới thiệu của phụ huynh học sinh, chiều nay tôi có thêm học trò mới. Tuy tin tưởng vào người giới thiệu, nhưng tôi cũng có sự dè dặt thường lệ. Đây không phải là lớp dạy thêm bình thường, mà là lớp dạy kèm “Anh văn chui” tại nhà. Nếu bị bắt “tại trận”, tôi có thể bị đuổi việc (nhẹ) hoặc cả vào trại tù "miệt thứ" dài hạn như chơi. Tuy rất nguy hiểm, nhưng được sự “bảo mật” của học trò lẫn phụ huynh và nhất là khoản tiền thù lao rất hậu. Lương giáo viên cấp 3 lúc đó (1978-1979) mỗi tháng $70 đồng cộng nhu yếu phẩm, thì mỗi học sinh "dạy thêm" tôi nhận được $80/ tháng. Chỉ cần ba học trò là mỗi tháng tôi có thêm đến $240 đồng. Đối với giáo viên lúc đó không phải nhỏ! Cà phê cà pháo, cơm hàng cháo chợ cuối tháng vẫn dư tiền bỏ ống. Phần nữa, học trò lớp “Anh văn chui” của tôi thông thường chỉ vài ba tháng là “ra đi”, nên cũng thường xuyên thay đổi.
Vừa đi vừa ngắm lá vàng vừa suy nghĩ chuyện cũ mà đến nhà Sarah hồi nào hổng hay. Sarah mở cửa với nụ cười thật tươi, Lệ thấy ngay phòng khách những giỏ táo đầy ắp, Sarah giải thích: - Hễ cuối hè đầu thu là nhà tớ hái toàn bộ các trái táo ngoài vườn sau, một phần để sên mứt, phần sấy khô, và phần làm bánh táo nướng.
Nhà thơ Trần Mộng Tú gửi tới tôi bài “Mùa Hạ Đom Đóm và Dế Mèng” khi tôi muốn cùng các ông bạn đồng lứa tuổi trở về những ngày xưa thật xưa. Chị Tú hình như cũng cùng tâm trạng với các bạn không còn trẻ của tôi: “Tháng sáu, tôi đến chơi với anh tôi ở Virginia. Cái nóng rịn mồ hôi trên thái dương, và khó ngủ lắm, buổi tối, tôi với anh ra ngồi ở bực thềm, nói chuyện. Tôi bỗng thấy thỉnh thoảng có những chớp nho nhỏ như lân tinh sáng lóe lên rồi lại biến mất trong bụi cây thấp trước mặt, hỏi anh tôi, cái gì thế? “Đom Đóm” Tôi lặng người đi một lúc như nghe thấy ai nhắc tên một người bạn thân cũ, nó làm tôi xúc động. Xúc động một cách rất mơ hồ, chẳng có nguyên nhân gì cả, chỉ là cái tên của một loại côn trùng bé tí được gọi lên. Cái tên nhắc nhở một quê hương xa lắc, một dĩ vãng nằm dưới tấm chăn phủ dầy lớp bụi thời gian. Trong bóng tối, tôi ngắm những cái chấm lửa nhỏ nhoi, lóe lên rồi tắt ngóm với trái tim nôn nao trong ngực. Có đến cả hơn bốn mươi năm tôi không được nhìn thấy những đố
Tọa lạc trong vùng ngoại ô Saint Maur, kề bên là bờ sông Marne hàng hiên ngang cửa nhà chú, chú đổ đầy đất đen đất vụn phải đi mua từng bao ở siêu thị bán cây trồng đất mua chú đổ vào lưng một cái bac ciment rộng lớn chạy ngang hàng hiên nhà. Trong bac chú trồng đầy hoa vàng, hoa nở thì lớn bằng đồng 50 xu, có năm cánh y hệt mai vàng ở Việt Nam, lá xanh non to bằng bàn tay con nít 5, 3 tuổi. Lá cũng rất thưa, hoa rất đẹp, vàng trong như mai ngày tết. Khi nắng gắt, mầu vàng có đậm thêm tí chút, sáng hé nở, trưa ấm nở rộ. Chiều chiều hoa cúp lại ngủ, ngày mai sáng sớm lại mãn khai, thân cây hoa chỉ cao lắm là đến đầu em bé 5, 6 tuổi. Nên hoa và cây không che vướng tầm nhìn từ trong nhà ra ngoài trời. Chú Phương yêu quý những cây hoa đó lắm. Vun tưới thường xuyên. Hỏi tên hoa đó là hoa gì? Chú trả lời ngon ơ: Đó là hoa vông vang của Đỗ Tốn, Chúng tôi không nhớ và cũng không biết ông Đỗ Tốn là ai
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.