Hôm nay,  

Nụ cười đầu tiên

21/12/202314:35:00(Xem: 1481)
Truyện dịch

xmas pic
Trên vùng đồng bằng im lặng, những người chăn cừu bước đi một cách nghiêm trang, mang những lễ vật khiêm tốn của mình đến dâng cho Chúa Hài Đồng.
    Đêm tối dày đặc và con đường trắng xóa xuyên qua những bụi cây và đồng cỏ phủ đầy tuyết.
    Cơn gió tháng 12 gay gắt này tàn nhẫn biết bao, làm đôi bàn chân trần của những lữ khách quê mùa xanh tím vì lạnh; quất mạnh vào khuôn mặt những người dân chất phác, lương thiện, điềm tĩnh của họ! Nhưng rồi họ vẫn tiến về phía trước, bước đi mà không gây ra bất kỳ tiếng động nào trên nền đá vào mùa đông. 
    Phía sau những người chăn cừu, một kẻ dị dạng đáng thương đang lết đi một cách khó khăn, lảo đảo. Hắn chợt thốt lên một tiếng kêu đau đớn.  
    – Ai đến vậy? Người bước đi sau cùng của đoàn quay lại và hỏi. 
    – Mậc kệ nó. Một người khác trả lời, chắc hẳn là Thannar. Đi nhanh lên nào!
   – Đúng vậy, ta hãy nhanh lên nào. Người đi đầu nhắc nhở mọi người, vì ta còn nguyên một chặng đường dài. 
    Anh ta là một người đàn ông cao lớn, khỏe mạnh và vạm vỡ, đang ôm hai chú cừu con trong tay, chỉ vào một điểm sáng cố định ở phía chân trời.
    Nhưng rồi, họ cũng đã đến đích, hơi mệt mỏi nhưng run rẩy vì một cảm xúc đặc biệt khi nhìn thấy hang lừa nơi Chúa Giêsu đang nằm.
     – Hãy đến gần dây, các bạn của tôi, Đức Mẹ nói  khi thấy họ đứng trước ngưỡng cửa.
    Thật là một cảnh tượng bất ngờ đập vào mắt họ khiến họ đứng sững như thế! 
Một cảnh tượng bình dị biết bao! Một người phụ nữ trẻ, rất đơn sơ đang ôm một Hài Nhi xinh đẹp tuyệt vời trên chân mình.  Một người đàn ông lớn tuổi và đáng kính đang cúi về phía họ, nhìn ngắm họ một cách tràn ngập yêu thương. 
    Một con lừa và một con bò quỳ trước máng cỏ đã hoàn thành bức tranh gia đình này.
    Khi Đức Maria đưa tay ra dấu, các mục đồng tiến tới và dâng quà. Một người mang đến những quả trứng, thật dễ thương và trắng trẻo như những viên kẹo trứng chim phủ rơm vàng óng trong chiếc giỏ. Người khác thì mang vài chú cừu con rất bé; chúng bắt đầu kêu be be, buồn bã đi tìm mẹ phía sau máng cỏ. Người thứ ba thì một cặp gà mái tơ xinh đẹp, với cái mào đỏ giống như bông hoa mới nở của cây lựu. Người thứ tư, khéo léo hơn những người bạn đồng hành của mình, đã khắc hạt ô liu thành những hạt cườm thật đẹp, và xâu vào một sợi gai dầu chắc chắn. 
    Anh ta rất tự hào về công việc của mình: 
    – Đây, thưa Bà, ông nói, hãy đeo chiếc vòng này vào cổ đứa con xinh đẹp của Bà.
     Đức Trinh Nữ Maria mỉm cười, cúi đầu, cảm động và thú vị trước những biểu hiện tôn thờ mà những con người khiêm nhường này dành cho Con yêu dấu của Mẹ. 
    – Còn con, thưa Mẹ Nhân Lành, một chú chăn cừu nhỏ rụt rè đứng cách xa, con nghèo lắm. Người chủ mà con phục vụ khắc nghiệt đến nỗi không cho con một mảnh len hay mấy quả sung khô. Nhưng đêm qua con đã đẽo được một cây sậy và nếu ngài muốn, con sẽ hát cho ngài nghe một giai điệu hay. 
    Và thế là anh chàng tội nghiệp trở nên mạnh dạn hơn, do dự thổi lên một vài nốt nhạc đơn sơ; rồi vững tin hơn và rồi sau đó một bản nhạc đồng quê được ngân lên làm khán giả thật say mê vì sự giản dị ngây thơ của bài nhạc.
    Thánh Giuse đến gần người ca sĩ khi anh ta hát xong và chỉ vào Đấng Hai Nhi:
    – Bạn ơi, ngài nói với anh ta, Chúa ban phước lành cho bạn. Luôn tôn vinh lòng nhân lành của Ngài.
    Đột nhiên, gần cánh cửa đổ nát vang lên tiếng nói rì rầm và tiếng bước chân vội vã, rồi giá rét mùa đông ùa theo vào. 
    – Ô hay! Tên này đến đây làm gì vậy? Hãy đi ra ngoài và đếm sao đi! Để tên ấy nhìn thấy Chúa Hài Đồng thật là không phải tí nào. Họ vừa nói vừa muốn xua đuổi người mới đến. Nhưng thay vì sợ hãi trước những lời mỉa mai cay đắng và những cú xô đẩy mạnh bạo của họ, anh lại cố lướt qua và đến phủ phục trước chiếc nôi thiêng liêng.
    – Ôi! À!  Nhóm người chăn cừu kinh ngạc thốt lên, đang cùng bước đến gần tò mò, chờ đợi một sự việc khác thường sẽ xảy đến. Thannar là một sinh vật xấu xí, dị dạng như vậy, mà dám đi theo những người lữ hành, đến Máng Cỏ!
    Được ngôi sao bí ẩn dẫn đường, anh đã kiên quyết thực hiện cuộc hành trình gian khổ này, vô cùng mệt mỏi vì đôi chân nhỏ bé yếu ớt và thân hình hốc hác. Anh quyết vượt qua ngưỡng cửa để bước đến chuồng súc vật, chế ngự nỗi sợ hãi kinh khiếp khi nhìn thấy bọn người ác độc kia, và đến quỳ dưới chân Chúa Hài Đồng, yếu đuối nhưng hạnh phúc. 
    Kẻ khốn nạn bị bỏ rơi này là ai vậy? Không ai biết gì về anh ta; không ai biết gì về chuyện của những người đau khổ. 
    Người ta gọi anh là Thannar, là Jaell hoặc Elijah cũng đều tốt cả. 
    Một ngày nọ, vài người tốt bụng tìm thấy anh ta nằm bất động bên vệ đường và mang về chăm sóc anh trong mùa lạnh năm ấy. Nhưng, vào mùa xuân, con chim hoang đủ lông đủ cánh đã bay đi, theo một chủng tộc lang thang... 
    Yếu ớt, đau khổ, đứa bé vô tội chạy khắp miền tìm tổ ấm, mót những trái bắp ngô còn sót lại, cố gắng giúp người già và trẻ nhỏ, những con người giản dị, nhỏ bé như anh. Có lúc bị xua đuổi, anh không hề phàn nàn, phớt lờ những lời nhục mạ và không hề có ý trả thù; nhưng rồi những giọt nước mắt  lặng lẽ vội vàng chảy xuống đôi má hóp kia. Sau đó, khi cơn tuyệt vọng qua đi, tên ngốc lại bắt đầu cười, tiếng cười vô hồn, không chút âm vang khiến những người phụ nữ có lòng nhân ái vô cùng thương xót. Tội nghiệp Thannar! 
    Tuy nhiên, Đức Maria dịu hiền, Thánh Giuse nhân lành, cảm động trước sự tôn thờ thầm lặng của chàng trai trẻ bị bỏ rơi, đã dịu dàng nói với anh để tạo cho anh niềm tin: 
    – Hãy đứng dậy đi, chú bé tội nghiệp, và hãy nhìn Chúa Giêsu.
    Thánh Giuse nói với anh như một người cha nói với con, vừa đỡ Thannar đứng dậy.
    Thật kinh ngạc làm sao trước cảnh tượng kỳ lạ lần đầu tiên nhìn thấy, anh bạn ngây thơ đưa tay lên trán. 
    Nhưng rồi ngày sau đó, anh thành tâm chắp hai tay lại, quỳ xuống và kêu lên:
    – Ôi Lạy Chúa Giêsu! Con yêu Ngài! Con xin trao Ngài trái tim của con!
    Ôi! lời nói kỳ diệu đã làm cho đôi môi của Đấng Hài Nhi nở một nụ cười thần thánh!
    Bỗng nhiên, hàng ngàn ngọn đèn chiếu sáng máng cỏ bé mọn; những thiên thần với đôi cánh rộng bay lượn trên bầu trời xanh thẫm, rồi một giọng hát vang lên:
    – Gloria in excelsis Deo! Vinh danh Thiên Chúa trên Trời!
    Hãy dâng tấm lòng của bạn cho Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu sẽ ban cho bạn sự bình an và niềm vui trên trái đất!

 

L. D. de Savignac

 Thái Lan dịch

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong cuộc đời, ắt hẳn bạn đã nhiều lần bước trên lối mòn giữa một cánh đồng cỏ hay trong một khu rừng? Thoạt đầu, lối mòn ấy cũng đầy hoa hoang cỏ dại như chung quanh, nhưng những bước chân người dẫm lên qua ngày tháng đã tạo thành một con đường bằng phẳng. Ký ức chúng ta cũng tương tự như lối mòn ấy. Những trải nghiệm với cảm xúc mạnh mẽ trong quá khứ được nhớ đi nhớ lại như những bước chân đi trên lối mòn góp phần hình thành ký ức, và cả con người chúng ta. Người Mỹ gọi loại ký ức này là “core memory” mà ta có thể dịch ra Việt ngữ là ký ức cốt lõi. Với tôi, ký ức cốt lõi ấy là những gì xẩy ra cho tôi và gia đình trong quãng thời gian kể từ khi thị xã Ban Mê Thuột thất thủ ngày 12 tháng Ba năm 1975, kéo theo sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam chưa đến bẩy tuần sau đó. Tôi vẫn nhớ, và nhớ rất rõ.
Vốn là một quân nhân, sau khi triệt thoái từ miền Trung về Saigon, tôi được bổ xung cho một đơn vị pháo binh đang hành quân ở vùng Củ Chi, Tỉnh Tây Ninh, yểm trợ sư đoàn 25 Bộ BinhB. Khoảng ba tuần trước khi mất nước tôi bị thương ở chân. Nằm trong quân y viện Tây Ninh vài ngày, bác sĩ cho về nhà dưỡng thương một tháng ở Saigon.
Ngày xưa, thông thường, chồng của cô giáo được gọi là thầy, cũng như vợ của thầy giáo được gọi là cô. Cho dù người chồng hoặc vợ không làm việc trong ngành giáo dục. Nhưng trường hợp cô giáo tôi, cô Đỗ Thị Nghiên, trường Nữ Tiểu Học Quảng Ngãi thì khác. Chồng của cô, thầy Nguyễn Cao Can, là giáo sư dạy trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi. Cô Đỗ Thị Nghiên dạy lớp Bốn, trường Nữ Tiểu Học. Trong mắt nhìn của tôi, của con bé mười tuổi thuở ấy, cô Nghiên là một cô giáo rất đặc biệt. Cô nói giọng bắc, giọng nói trầm bổng, du dương. Tóc cô ngắn, ôm tròn khuôn mặt. Da cô trắng nõn nà. Có lần ngoài giờ học, trên đường phố của thị xã Quảng Ngãi, tôi thấy hai vợ chồng thầy Can, cô Nghiên đèo nhau trên xe gắn máy. Cô mặc jupe, mang kính mát, ngồi một bên, tréo chân, khép nép dựa vai thầy. Ấn tượng để lại trong trí của con bé tiểu học là hình ảnh của đôi vợ chồng sang trọng, thanh lịch, tân thời, cùng mang thiên chức cao cả: dạy dỗ lũ trẻ con nên người.
Tháng Tư này tròn 50 năm biến cố tang thương của miền Nam Việt Nam, những người Việt hải ngoại, đời họ và thế hệ con cháu đã trưởng thành và thành công trên xứ người về mọi mặt học vấn cũng như công ăn việc làm. Họ đang hưởng đời sống ấm no tự do hạnh phúc đúng nghĩa không cần ai phải tuyên truyền nhồi sọ. Nhưng trong lòng họ vẫn còn bao nhiêu kỷ niệm thân thương nơi chốn quê nhà.
Có một buổi trưa, hai đứa đang thưởng thức bò bía, đậu đỏ bánh lọt ở chùa Xá Lợi, góc Bà Huyện Thanh Quan và Ngô Thời Nhiệm (?), thì gặp một "cái bang". Đầu đội khăn rằn, đeo mắt kiếng cận nặng, cổ quấn vài ba chiếc khăn đủ màu và ông còn dẫn theo hai con chó, vừa đi vừa múa tay múa chân như người say rượu. Chừng như ông không cần thấy ai, chung quanh chỉ có ông và hai con chó. Người đàn ông "cái bang" đó là nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo nổi tiếng của Việt Nam: Bùi Giáng. Hai con chó vừa đi vừa sủa vang, khiến một số nữ sinh Gia Long đang đứng quanh xe bò bía, vội vã chạy né qua bên kia đường. T
Một ngày nọ, ngài gặp một bà mẹ, bà ôm một đứa con vừa mất vừa đi vừa khóc lóc thảm thiết, ai cũng mũi lòng thương, thông cảm vì mất con là nỗi đau khổ nhứt trong cuộc đời… người ta mách bảo là bà nên gặp Sa Môn Cồ Đàm, bà sung sướng bế con đã mất đi ngay và gặp phật, xin phật dùng phép thần thông cứu sống con bà. Xung quanh phật, các tì kheo đang ngồi cầu nguyện cho chúng sanh được giải thoát và cũng cầu nguyện cho các chúng sanh còn tại thế sẽ may mắn mà gặp được giáo pháp của Như Lai. Rồi người mẹ đau khổ cũng được gặp phật.
Cuối tháng Ba, những cơn gió nóng tràn về thành phố. Một hai trận mưa lạc loài đến sớm rồi thôi. Không khí ngột ngạt. Mùi đất nồng khó chịu. Như một cô gái uể oải trong cơn bệnh, thành phố trông mệt mỏi, rạc rời. Đoan đi vào Câu lạc bộ của trường. Bình thường, cứ đến thứ Sáu là không khí chuẩn bị cho chiều văn nghệ thứ Bảy lại nhộn nhịp. Nhưng hôm nay, như có một cái gì kéo mọi thứ chùng xuống. Chị Thuận, người phụ trách Câu lạc bộ, mỉm cười khi thấy Đoan, nhưng là một nụ cười kém tươi. Chị vẫn câu chào hỏi thường lệ: “Em uống gì không?” “Dạ, chị cho em nước chanh.” Chị Thuận pha ly nước chanh đặc biệt, nóng, ít đường, mang đến để trước mặt Đoan, và kéo ghế ngồi xuống bên Đoan. Hình như không có gì để bắt chuyện, chị Thuận nhìn ra sân, nói nhỏ:
Tôi khép cánh cửa phòng ngủ, rón rén bước ra, sợ gây tiếng động làm thằng cháu nội lại giật mình thức giấc; thằng bé đã mười tháng tuổi, biết làm đủ thứ trò như con khỉ con, chiếc mũi bé xíu của nó chun lại, đôi môi dầy cong lên, mỗi khi bà nội bảo nó làm xấu, thật dễ thương, canh nó hơi mệt vì phải chơi cho nó đừng chán, lèo nhèo, nhưng chơi nhiều thì sức bà nội có hạn, làm sao chạy theo nó cả ngày được!
Những cái mặt hướng về phía trước. Những cái đầu hơi cúi, những cái lưng hơi còng có lẽ bởi sức nặng của chiếc ba lô đeo sau lưng, hay tại - nói một cách màu mè, văn vẻ, đầy giả dối là - gánh nặng của đời sống. Trước mặt tối đen. Bên phải là những cánh cửa cuộn bằng tôn đóng kín. Những cánh cửa lạnh lùng, vô cảm; lầm lì từ khước, âm thầm xua đuổi. Dưới chân là nền xi măng. Cứng và lạnh. Không thể là nơi tạm dừng chân, nghỉ mệt. Sâu vào phía sát vách là nền lót những viên gạch vuông. Không một cọng rác. Không một bóng chó hoang, mèo lạc. Không cả những hình hài vô gia cư bó gối vẩn vơ nhìn nhân gian qua lại.
Đức hạnh cao quý thể hiện thành tâm vô phân biệt. Tâm vô phân biệt tạo thành một sự bình đẳng tuyệt đối trong giáo pháp của đức phật. Giáo pháp thâm sâu vi diệu của Như Lai thì không phải ai cũng hiểu hết, cũng ngộ được điều đó đa phần các vị đại trí thấu đạt. Còn lòng từ bi của phật thì lan tỏa vô phân biệt như ánh sáng mặt trời soi sáng khắp nơi nơi, như mưa rơi tắm mát đại ngàn. Những lời giảng dậy trên đây được dẫn chứng nhiều và rõ nhứt là ở phật giáo Tây Tạng.
Anh Hai của tôi, sau chuyến vượt biên thất bại, bị giam ở nhà tù Bình Đại Bến Tre chín tháng, khi trở lại trường Phan Thanh Giản, Cần Thơ mới biết đã bị cắt hộ khẩu, mất việc làm, bèn quay về Sài Gòn sống tạm với gia đình, chờ cơ hội vượt biên tiếp theo. Một hôm, anh bị cơn sốt rét tái phát hành hạ, (hậu quả của những ngày trong trại giam), cần phải đến bệnh viện chữa trị, nhưng hộ khẩu không có, anh bèn mượn cái Sổ Sức Khỏe của thằng cháu (con bà chị họ ở kế bên nhà), để đi khám bệnh
Năm đó, tôi qua Arlington,Texas thăm gia đình, rồi ghé Dallas thăm người hàng xóm cũ thân thiết từ khi còn ở Việt Nam . Chú Thím ấy đónvợ chồng tôi nồng hậu như mọi khi, bữa ăn đặc sản món Huế như tôi yêu cầu, sau đó kéo nhau ra phòng khách ăn bánh uống trà . Rồi Thím gọi cháu ngoại: - Thiên Ân ơi, ra đây ca hát cho hai bác Canada nghe đi con.-Cô bé hai, ba tuổi tung tăng ngoan ngoãn khoanh tay chào chúng tôi, rồi bạo dạn chạy ra giữa phòng, tay giả bộ cầm micro phone, rồi nhún nhảy tự nhiên hát một bài hát Tiếng Việt thật rõ ràng .
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.