Hôm nay,  

Tối Cao Pháp Viện: Cuộc Cách Mạng Hiến Pháp

29/09/202300:00:00(Xem: 1941)
 
phap vien toi cao
Không khó để nhận thấy có sự thay đổi quan trọng đang xảy ra trong các phán quyết gần đây của TCPV, hay có thể nói: TCPV đang làm một cuộc cách mạng hiến pháp. (Nguồn: pixabay.com)
  
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.”
 
Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
 
Các học giả mô tả một cuộc cách mạng hiến pháp là “một sự điều chỉnh hiến pháp mang tính lịch sử” hay một “sự thay đổi sâu sắc về ý nghĩa hiến pháp.”
 
Năm nay, ngày “Constitution Day” được tổ chức vào ngày 17 tháng 9 – kỷ niệm ngày ký kết luật pháp cơ bản của Hoa Kỳ vào năm 1787. Và không khó để nhận thấy một sự thay đổi quan trọng đang xảy ra trong các phán quyết gần đây của TCPV.
 
Những phán quyết mang tính lịch sử
 
Trong nhiệm kỳ 2021-22, các phán quyết “kịch liệt” của TCPV tập trung vào các vấn đề về quyền phá thai, súng đạn, tôn giáo và quyền lực của các cơ quan liên bang. Nhìn chung, các thẩm phán đã loại bỏ việc công nhận quyền phá thai theo hiến pháp, mở rộng quyền sử dụng súng và các quyền liên quan đến tôn giáo, đồng thời hạn chế quyền lực của các cơ quan như Sở Bảo Vệ Môi Sinh (Environmental Protection Agency – EPA) qua các phán quyết của tòa.
 
Trong nhiệm kỳ 2022-2023 vừa qua, TCPV một lần nữa đề cập đến tôn giáo và quyền lực của bộ máy các cơ quan liên bang, đồng thời cũng đả động tới vấn đề về chủng tộc, một lĩnh vực gây tranh cãi dữ dội, với quyết định chấm dứt chính sách nâng đỡ người thiểu số (affirmative action) trong tuyển sinh đại học.
 
Các phán quyết đối với các vấn đề cốt lõi này đều được biểu quyết với tỷ lệ 6-3, một bên là đại đa số các tân thẩm phán bảo thủ và bên còn lại là ba vị thẩm phán theo chủ nghĩa tự do.
 
Dưới đây là ba vụ kiện chính đang mở rộng cuộc cách mạng hiến pháp trong nhiệm kỳ vừa qua của TCPV:
 
Vấn đề chủng tộc: Vụ Students for Fair Admissions v. Harvard College
 
Vụ kiện này thách thức tính hợp hiến của các chương trình nâng đỡ người thiểu số tại các trường đại học ở Hoa Kỳ. Không giống như các vụ kiện liên quan đến chính sách “affirmative action” trước đây, thường thì nguyên đơn là những sinh viên da trắng phàn nàn bị phân biệt đối xử so với các sinh viên người thiểu số, vụ kiện này tập trung vào một nhóm người thiểu số khác – người Châu Á – các sinh viên người Châu Á cho rằng họ bị đối xử bất công so với những người thiểu số và người gốc da trắng khác trong quá trình tuyển sinh của Harvard.
 
Trọng tâm của vụ kiện là xoay quanh ý nghĩa của điều khoản bảo vệ sự bình đẳng trong Tu Chính Án Số 14: “Không tiểu bang nào được… từ chối bất kỳ người nào trong phạm vi thẩm quyền của mình trước nguyên tắc bảo vệ sự bình đẳng của pháp luật.”
 
Tòa án phán quyết rằng nguyên tắc bảo vệ sự bình đẳng có nghĩa là các tổ chức công có thể không xét đến yếu tố chủng tộc, ngay cả khi họ đang có các ưu tiên dành cho một số chủng tộc để nâng đỡ các nhóm người thiểu số.
 
Vụ kiện của Harvard đã bác bỏ một quyết định trước đó vào năm 2003, cho phép các trường đại học có các ưu tiên dành cho một số chủng tộc để làm đa dạng hóa sinh viên của trường ở một mức độ nào đó.
 
Theo quy định hiến pháp mới, điều khoản bảo vệ sự bình đẳng là một lời hứa đối xử với tất cả mọi người thuộc mọi chủng tộc như nhau, thay vì cách hiểu khác là đưa xã hội hướng tới sự công bằng và đồng đều giữa các nhóm chủng tộc, cho phép hoặc thậm chí khuyến khích đối xử khác nhau giữa các nhóm chủng tộc khác nhau, nhằm bù đắp cho những chủng tộc đã chịu nhiều bất công trong quá khứ.
 
Vấn đề tôn giáo: vụ 303 Creative v. Elenis
 
Vụ này đặt ra câu hỏi rằng liệu các biện pháp bảo vệ quyền về tôn giáo và tự do ngôn luận của Tu Chính Án Số 1 có cao hơn các biện pháp bảo vệ người đồng tính trong các luật tiểu bang hay không. Một chủ doanh nghiệp, vốn chỉ muốn cung cấp dịch vụ trang web đám cưới cho những khách hàng phù hợp với niềm tin tôn giáo của mình, có phải cung cấp dịch vụ tương tự cho các khách hàng mà họ không mong muốn hay không?
 
Tòa án đã phán quyết rằng bất kể là thành phần tôn giáo nào, việc chính phủ ép buộc thể hiện bất kỳ thông điệp nào đi ngược lại với niềm tin của một người là vi phạm quyền tự do ngôn luận của họ, ngay cả trong trường hợp từ chối giao dịch kinh doanh hay thực hiện công việc vì niềm tin tôn giáo.
 
Mặc dù về mặt kỹ thuật, đây là một phán quyết về quyền tự do ngôn luận, nhưng bản chất nó là một cuộc tranh cãi về việc những người theo tôn giáo của mình muốn được miễn trừ khỏi luật chống phân biệt đối xử. Phán quyết này là một phần của khuynh hướng lâu dài mở rộng quyền tự do tôn giáo.
 
Phán quyết trong vụ kiện này góp phần vào sự thay đổi đáng kể so với nhiệm kỳ trước đối với luật hiến pháp liên quan đến tôn giáo, vụ Kennedy v. Bremerton. Trong vụ đó, tòa án đã phán quyết rằng các điều khoản về tôn giáo ở phần đầu của Tu Chính Án Số 1 có ý nghĩa rõ ràng: Chính phủ không được ép buộc bất kỳ công dân nào trong vấn đề liên quan đến tôn giáo – dù là hướng theo hay từ bỏ các niềm tin tôn giáo. Tức là chính phủ không được phép có bất kỳ hành động nào nhằm thúc đẩy ai đó từ bỏ hoặc hướng theo hành vi tôn giáo.
 
Trong vụ Kennedy v. Bremerton, điều này có nghĩa là một trường công không thể cấm hay trừng phạt một huấn luyện viên cầu nguyện tại một sự kiện thể thao. Cách diễn giải mới của Tu Chính Án Số 1 được giải thích trong phán quyết này đã làm tăng đáng kể các biện pháp bảo vệ cho các quyền về tự do tôn giáo.
 
Về hành chánh công: vụ Biden v. Nebraska
 
Trong vụ này, các thẩm phán đã bác bỏ chương trình xóa nợ sinh viên của Tổng thống Joe Biden. Chương trình này có thể xóa bỏ khoản nợ lên tới 20,000 MK đối với hàng triệu người ở Hoa Kỳ, với tổng giá trị khoảng 430 tỷ MK. Quyết định cấm chương trình xóa nợ của chính quyền Biden dựa trên một nguyên tắc mới được gọi là “học thuyết những câu hỏi trọng yếu”.
 
Nguyên tắc này làm suy giảm quyền lực của nhiều cơ quan liên bang. Lần đầu tiên nó xuất hiện là trong các phán quyết của TCPV trong thời đại dịch, ngăn chặn lệnh cấm trục xuất và quy định bắt buộc tiêm chủng của chính quyền Biden. Tuyên bố rõ ràng nhất về lý thuyết này được đưa ra vào năm 2022 trong vụ West Virginia v. EPA, hạn chế khả năng của Sở Bảo Vệ Môi Sinh trong việc đưa ra các quy định mới nhằm hạn chế phát thải khí nhà kính và chuyển hoạt động sản xuất năng lượng sang các nguồn sạch hơn.
 
Học Thuyết Những Câu Hỏi Trọng Yếu khẳng định rằng một cơ quan hành chánh – chẳng hạn như Bộ Giáo Dục, nơi khởi xướng chương trình xóa nợ – không thể quyết định việc TCPV xem đâu là vấn đề chính trị trọng yếu, bao gồm việc làm điều gì đó với ngân sách quá lớn hoặc tạo ra sự thay đổi đáng kể trong chính sách, trừ khi cơ quan này được Quốc hội ủy quyền một cách minh bạch.
 
Lý lẽ cho học thuyết mới, được Thẩm phán Neil Gorsuch thể hiện rõ ràng nhất, là chỉ có Quốc Hội mới nắm giữ những quyền mà cử tri tin tưởng ủy quyền, mới có thể khen thưởng hoặc trừng phạt những thành viên Quốc Hội đó trong cuộc bầu cử tiếp theo. Các cơ quan liên bang không bị giới hạn bởi sự kiểm soát tương tự thông qua bầu cử, và đang sử dụng thẩm quyền của Quốc hội thay vì thẩm quyền vốn có của chính họ. Học thuyết những câu hỏi trọng yếu lập luận rằng nếu các cơ quan được phép đưa ra các quyết định chính sách quan trọng, thì chúng ta không có chính phủ đại diện theo quy định của Hiến Pháp.
 
Không thể nói trước điều gì
 
Cuộc cách mạng hiến pháp này có thể dẫn đến những vấn đề vượt xa quyền phá thai, súng đạn, chủng tộc, tôn giáo hay hành chánh công. Hiện nay, chỉ biết là cuộc cách mạng này đang trên đà tiếp diễn, được thể hiện qua các quan điểm của TCPV do đại đa số các tân thẩm phán bảo thủ đưa ra.
 
Nguồn: “A constitutional revolution is underway at the Supreme Court, as the conservative supermajority rewrites basic understandings of the roots of US law” của Morgan Marietta, được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong nhiều ngày qua, Donald Trump và Cộng Hòa MAGA tung rất nhiều tin giả hay bóp méo và nhiều thuyết âm mưu liên quan đến cơn bão lụt Helene một cách có hệ thống. Mục đích để hạ đối thủ Kamala Harris và Đảng Dân Chủ. Theo tường thuật của CNN vào ngày 6/10, Cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa ra hàng loạt lời dối trá và xuyên tạc về phản ứng của liên bang đối với cơn bão Helene. Theo MSNBC, “Những lời dối trá đó đã được khuếch đại bởi những người như tỷ phú Elon Musk, nhà lý luận âm mưu chuyên nghiệp Alex Jones và ứng cử viên Đảng Cộng hòa đang dính nhiều bê bối cho chức thống đốc Bắc Carolina, Mark Robinson. Dân biểu Marjorie Taylor Greene, một đồng minh trung thành của Trump.” Ngay cả Hùng Cao, một nhân vật MAGA mới bước vào chính trường cũng góp phần vào việc nấu nồi canh hẹ này.
“Luật Phòng Chống tham nhũng ở Việt Nam năm 2005 nêu rõ: Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó để vụ lợi.”
Kể từ khi tổ chức khủng bố Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, các vụ xung đột đẫm máu xảy tại Dải Gaza cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Nhưng gần đây, cộng đồng quốc tế còn tỏ ra lo ngại nhiều hơn khi giao tranh giữa Israel và lực lượng dân quân Hezbollah ở Lebanon đang gia tăng. Bằng chứng là sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Ismail Haniya và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah, tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Trong vài tháng qua, người dân Mỹ, dù muốn hay không muốn, cũng đã có nhiều cơ hội để nhìn về một bức tranh mà trong đó có quá nhiều sự tương phản. Những mảnh ghép từ hai tầm nhìn, hai chiến lược, hai mục đích hoàn toàn khác biệt đã dần dần rơi xuống, để lộ ra hai con đường hoàn toàn khác biệt cho người Mỹ lựa chọn. Dù có một bức màn đã rơi xuống (như nữ hoàng Oprah Winfrey đã ví von) cho một thuyền trưởng bước ra, trao lại cho người dân sự hy vọng, lòng tin, trách nhiệm, thì sâu thẳm bên trong chúng ta vẫn muốn biết, những giá trị thực của một triều đại đã mang lại. Từ đó, niềm tin sẽ được củng cố.
Bi hài kịch “ngoại giao cây tre”, với hoạt cảnh mới nhất là “cưỡng bức đặc xá”, đã giúp chúng ta nhận ra rằng, dẫu khác nhau nước lửa, “phóng sinh” và “hiến tế” vẫn có thể hội tụ ở ý nghĩa “triều cống” khi phải chiều lòng hai cường quốc ở hai đầu mút của hai hệ tư tưởng trái ngược nhau. Để đẹp lòng bên này thì phải nhẫn tâm “hiến tế”, mà để làm hài lòng bên kia thì phải diễn tuồng “phóng sinh” để có một dáng dấp khai phóng, cởi mở. “Chiến lược ngoại giao” này, phải chăng, là một trò chơi “ăn bù thua” mà, diễn đạt bằng ngôn ngữ toán học của Game Theory, là có tổng bằng không?
Trận Điện Biên Phủ kết thúc vào hôm 7 tháng 5 năm 1954. Bẩy mươi năm đã qua nhưng dư âm chiến thắng, nghe chừng, vẫn còn âm vang khắp chốn. Tại một góc phố, ở Hà Nội, có bảng tên đường Điện Biên Phủ – cùng với đôi dòng chú thích đính kèm – ghi rõ nét tự hào và hãnh diện: “Tên địa danh thuộc tỉnh Lai Châu, nơi diễn ra trận đánh quyết liệt của quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm thực dân Pháp kéo dài 55 ngày đêm”.
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.