Hôm nay,  

Văn chương và thực tế

22/09/202300:00:00(Xem: 1774)

Logo cho fb
 
Những năm trên dưới hai mươi, tôi xem văn chương là một thứ đạo, những cuốn sách, những thi phẩm không khác kinh thánh, các nhà văn, nhà thơ ngang bằng các giáo chủ. Tôi mê văn chương, tôn sùng những người tạo ra nó.
 
Bước vào tuổi trung niên, say mê vẫn còn, nhưng bình tĩnh hơn, chừng mực hơn.
Cho đến khi phần lớn đời mình gắn liền với sách vở như nghiệp dĩ, văn chương, ban đầu tôi viết vì nhu cầu nội tâm, muốn tỏ lộ những buồn vui đau đớn hài mãn… qua chữ nghĩa, trước tiên cho mình, thứ đến cho người, với mong muốn xẻ chia.
 
Thế rồi tháng năm qua đi, tuổi đời chồng chất, cái viết vì nhu cầu nội tâm đã cạn, cũng có nghĩa cái viết dần trở thành nghề, viết vì thói quen, viết vì phải viết.
 
Cho đến hôm nay bệnh tật, già, viết để chống trầm cảm và chống bệnh mất trí nhớ, viết để qua ngày đoạn tháng, chờ lên đường. Không còn đam mê, không còn ham muốn bất cứ điều gì, từ tiếng tăm đến nhu cầu thân xác. Nói cách khác, mọi chuyện đều nguội lạnh.
 
Thời trẻ, như hầu hết những bạn cùng trang lứa, nghĩ văn chương phải cao siêu, phải mang vác những sứ mệnh to lớn, phải góp phần cải tạo xã hội, phải hướng thiện tâm hồn, phải thanh tẩy mọi vẩn đục do vật chất và ham muốn thấp hèn quyến rũ… Hàng trăm thứ “phải” khiến bọn trẻ chúng tôi tự huyễn hoặc khi tìm đến văn chương, dù thực thà thú nhận, những tiểu luận, biên khảo, truyện ngắn, truyện dài có chủ đề nặng ký thường khô khan, thiếu hấp lực làm chúng tôi ngán ngẩm, phải “gồng mình” nuốt trôi những trang chữ, để ra điều ta đây thuộc thành phần… có học (!!!). Tuy nhiên cũng công tâm, trong giới hạn nào đó, những cuốn sách trên phần nào định hướng nhân cách bọn trẻ chúng tôi. Đến khi tuổi đời mỗi ngày một cao, thê nhi, áo cơm cùng hàng trăm hàng nghìn lo toan đã dần dà nhận chìm mọi chuyện có tính xa lìa cuộc sống đời thường như những cuốn sách, những tiểu luận, biên khảo vào lãng quên.
 
Cá nhân tôi đã hệ lụy với chữ nghĩa gần trọn một đời, tôi dần nhận ra cái còn đọng lại bền vững trong tâm hồn, trí óc tôi là những tư tưởng, những nhận xét quí báu thường không đến từ các tiểu luận, biên khảo, truyện ngắn, truyện dài luận đề nặng ký mà là những trang văn nhẹ nhàng, trong sáng, giản dị, ngoài các cuốn sách nhảm nhí do những tác giả thiếu kiến thức, thiếu tài năng sản sinh, chúng ta sẽ tìm bắt gặp không ít điều sâu sắc giữa những con chữ tưởng chừng nhẹ ký kia.
 
Từ trải nghiệm này tôi loại bỏ dần cách viết “làm dáng thông tuệ”, kiểu cố tìm những từ thật kêu, thật cao xa. Ngược lại, tôi vận dụng tối đa ngôn ngữ bình thường mà bất cứ người đọc nào, từ thất phu ít học đến giới trí thức thông kim bát cổ đều dễ dàng tiếp cận.
 
Có nghĩa dù đề cập bất cứ vấn đề gì, tôi luôn cảnh giác, tránh dùng những từ đao to búa lớn mang tính “học thuật”, cho nên thể loại tôi thường dùng là tạp ghi, tùy bút, truyện ngắn, truyện dài.
 
Xưa nay đề tài muôn thuở không bao giờ cạn và nhàm chán là tình yêu và tình dục, dù đã trọng tuổi, tình yêu, nhất là tình dục, không còn là trọng tâm trong sinh hoạt hàng ngày của tôi, thỉnh thoảng nếu có nghĩ đến cũng chỉ như những kỷ niệm của một thời, lòng không xao động. Khổ nỗi, khi viết vẫn muốn có nhiều người đọc, mà muốn được thế thì phải viết làm sao cho hấp dẫn, cuốn hút. Đó là lý do tôi luôn viết chuyện tình ái, và dù không có nhu cầu tôi vẫn cố nhét chuyện sex thật nhiều vào truyện, bởi tôi biết nhờ vậy sẽ có hấp lực cuốn hút người đọc.
 
Văn xuôi đã thế, còn thơ thì sao?
Qua nhiều thi sĩ, tôi biết không khác.
 
Cũng giống mọi nhà văn, khi còn trẻ chưa có gia đình, còn yêu đương lãng mạn, thơ của họ ở thời điểm này là tiếng lòng phái xuất từ trái tim bồi hồi những nhịp đập đắm say. Dần dà theo tháng năm trở thành nghề, họ làm thơ không phải vì rung động. Để có cảm hứng, họ phải du mình vào những tình huống như thực, tạo ra những cuộc tình ảo, để nhờ đó hầu có chất liệu xây dựng thành phẩm. Cho nên chúng ta đừng ngạc nhiên nếu bắt gặp đâu đó những bài thơ sướt mướt, đắm say, thề non hẹn biển của những thi sĩ đã ở vào lứa tuổi lục, thất thập. Lòng họ đã lạnh, trái tim đã cằn, nam lẫn nữ đã trở thành ông bà nội ngoại, con cháu, nhà cửa, xe pháo, cơm áo đã đè nặng trên vai, thơ như lối thoát, như cái phao giúp họ không chết chìm trong biển đời sóng to gió lớn.
 
Tôi có nhiều con cháu, mỗi đứa một đam mê, có đứa thích hội họa, có đứa mê văn chương, có đứa muốn trở thành kỹ sư vi tính, có đứa đang theo học quản trị kinh doanh, có đứa dành dụm tiền mở thẩm mỹ viện… Tùy sở thích, mỗi đứa chọn mỗi nghề. Trong phạm vi hẹp đã thế, nhìn rộng ra cuộc đời, càng sinh động, đa dạng, đa sắc, với hàng trăm nghành nghề. Nói cách khác, không có nghành nghề nào cao quí hơn nghành nghề nào. Anh thợ làm ống nước hay sửa xe quan trọng không kém vị học giả hay nhà văn.
 
Tóm lại văn chương không còn là cái gì ghê gớm, không còn là thánh kinh, và người làm văn chương cũng không phải là giáo chủ.
 
Khánh Trường

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai phụ nữ bị thưa ra Tòa án Paris về tội xúc phạm sĩ diện và đời sống riêng tư vì hai người này quả quyết bà vợ của ông Tổng thống Macron là người chuyển giới và bà vì thế không phải là mẹ của các con của bà. Hai phụ nữ loan tin thất thiệt đó sẽ ra Tòa vào ngày 16 tháng 6 tới đây. Một bà là đồng bóng, bà kia là nhà báo độc lập. Đồng thời, nhiều Twitter và hashtag #JeanMichelTrogneux đồng loạt quả quyết Đệ nhứt phu nhơn thật sự là một phụ nữ chuyển giới, tên khai sanh là Jean-Michel Trogneux.
Ảo thì không phải là sự thật, không có thật. Những từ ngữ mà chúng ta thường nghe có liên quan xa gần đến việc sống ảo là ảo ảnh, ảo giác, ảo tưởng, ảo vọng, vân. vân...Ảo thuật nhằm đánh lừa giác quan chớ không phải là thật. Đó chỉ là một trò giải trí để mua vui chớ không có hại như ảo giác, ảo tưởng, ảo vọng của những người sống ảo, xa rời thực tế. Sống ảo là một căn bệnh tâm lý gây ra bởi nhiều lý do phức tạp khác nhau, tùy trường hợp của mỗi cá nhân. Có thể là do kém hiểu biết cùng với mê tín, mê muội, có thể do một tại nạn hay một biến cố xảy ra để lại một vết thương trong tâm hồn, có thể do một chấn động vì người thân đột ngột qua đời, có thể do sự thất bại ngoài xã hội, và trong gia đình, có thể vì ảo tưởng theo đuồi một mục tiêu không thật và cuối cùng chạm phải một thực tế phủ phàng.
Ngày nhỏ chúng tôi căng miệng hát một cách thích thú bài nhạc chế từ bài La Marseillaise, bài quốc ca của Pháp. Tôi thuộc cho tới bây giờ, sau nhiều chục năm tôi vẫn còn hát được. “Thầy đồ ngày xưa quen thói nuôi móng tay dài / quần trễ tai hồng đỏ đen mực son. Đầu lúc la lúc lắc đảo như lên đồng / được dăm trẻ ghẻ lở quá hủi phong. / Quát lấy điếu, đem bình phóng , bưng cơi trầu. / Nhân chi sơ, người đi trước / ta bảo phải để vào tai dốt đặc. Ở trên đầu thầy có cái chi lúc lắc? Búi tó, nó to bằng niêu / tính ghét móng tay hằng cân / thọc luôn trong nách, bật tanh tách hoài / Ngâm thơ thích chí rung đùi”. Nhớ nhưng không chắc có đúng không, có thể có chỗ không nhớ tôi đã chế ra. Nhạc chế cũng như ca dao không bao giờ có tên tác giả. Không biết đây là một bài nhạc chế để chọc quê chính quốc lúc đó đang cai trị Việt Nam hay đùa chơi với các thầy đồ của một anh học trò không thích tới trường.
Tình cờ trong một gian hàng của nghệ nhân làm Bonsai, cây kiểng, tôi thấy trưng bày một chậu kiểng nhỏ, có nhiều nhánh cong queo, lá hình bầu dục, phía dưới có nhiều lông trắng óng ánh như nhung, trĩu nặng từng chùm quả nhỏ tròn trông giống như trái mồng tơi nhưng nhiều màu sắc: xanh, vàng, đỏ, tím đen... trông rất quen, nhưng không thể gọi ngay ra tên của loài cây này được...
Tôi quen biết một cô Tây, gọi là một cô đầm thì đúng hơn, tên gọi đầy đủ là Florence Cavalier, vợ của ông tây Jean Paul Cavalier. Florence còn trẻ, lối 30 tuổi. Ngày từ khi còn nhỏ, 9 tuổi, Florence đã là một hướng đạo sinh, scout, lớn lên em học và hành nghề y tá. Cái gốc scout và nghề nghiệp y tá bổ túc lẫn cho nhau, thêm Flor có ngoại hình xinh xắn tươi vui, thành ra trông lúc nào cô ấy cũng tràn đầy nghị lực, sức sống và yêu đời...
Muốn biết một đất nước có văn minh hay không, người ta thường quan sát nhiều khía cạnh khác nhau với một tinh thần phóng khoáng, một tâm trạng cởi mở, không thiên vị, về xã hội, cách điều hành đất nước (governance), việc bảo tồn và thăng tiến văn hóa, về mức sống người dân như việc chăm sóc sức khỏe, môi trường, giáo dục, và trên hết là sự hạnh phúc (well-being) của người dân...
Cuối tháng ba, đầu tháng tư và kéo dài đến tháng sáu, tháng bảy, du khách đến với Đà Lạt, từ những con đường Hai Bà Trưng, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, đến Hồ Xuân Hương, Chợ Đà Lạt, hay Thung Lũng Tình Yêu, Thiền Viện Trúc Lâm... sẽ thấy lòng mình chùng xuống, trước sắc tím lãng mạn, êm đềm và thơ mộng của những cây “ phượng vĩ tím” hay gọi tắt là “phượng tím”. Những cây phượng có nguồn gốc từ Châu Âu, du nhập vào Đà Lạt từ những năm 1962 của thế kỷ trước.
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội, người người nói, nhà nhà nói. Nó trở thành từ cửa miệng của rất nhiều người trong đạo lẫn ngoài đời. Những tà sư, thầy cúng, các nhóm lợi ích kết hợp với những thế lực chính trị và thế lực ngầm ra sức phá rừng, xẻ núi, lấp ruộng… để làm những ngôi chùa, đền, miếu khổng lồ phục vụ cho cái gọi là du lịch tâm linh, hành hương tâm linh… Ngoài những ngôi chùa khổng lồ ấy ra còn có vô số chùa tư, đền, miếu, am, dinh, miễu...mọc lên như nấm sau mưa. Có một điểm chung là các cơ sở này thờ hằm bà lằng từ Phật, thánh thần, thiên, ông đồng bà cốt, cậu hoàng… và cả những nhân vật chính trị thế tục.
Người đọc nhìn thấy môt hình ảnh rất nhỏ, khiêm tốn, ngay trong ngày đầu 30-4-1975, hình ảnh người chiến binh giải phóng Sàigòn đang quì gối cầu nguyện bên ngoài ngưỡng cửa Nhà Thờ Đức Bà Sàigòn. ..
Tôi đã xem phim “Oppenheimer” chiếu ngoài rạp, một phần vì tiểu sử của nhà khoa học vật lý đã chế ra bom nguyên tử, từng giảng dạy và nghiên cứu tại Đại học U.C. Berkeley và vì cũng muốn biết ngôi trường thân yêu của mình đã được lên phim như thế nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.