Hôm nay,  
DAVEMIN.COM

Giới thiệu sách mới -- Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Hải Ngoại

09/09/202313:03:00(Xem: 2501)

Giới thiệu sách mới – Thư Mời Ra Mắt Sách


Screenshot 2023-09-08 114202

Lịch Sử của Một Cộng Đồng – Giới thiệu cuốn
“Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Hải Ngoại” và
“Communities of Vietnamese Refugees Overseas”
Viện Nghiên Cứu Lịch Sử Và Văn Hoá Việt Nam



A cover of a book

Description automatically generated

A cover of a book

Description automatically generated

Có một mốc lịch sử đang tiến gần cộng đồng người Việt tỵ nạn hải ngoại, đó là ngày tưởng niệm 50 năm miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản miền Bắc (30 tháng Tư, 2025). Trong những dịp tưởng niệm như thế, bên cạnh việc hồi tưởng quá khứ, người Việt hải ngoại còn hướng đến tương lai, mong một ngày đất nước được dân chủ và phú cường. Đối với thế hệ trẻ, một trong những điều làm các em, các cháu thắc mắc, băn khoăn, là những câu hỏi như Tại sao chúng ta có mặt nơi đây? Những biến cố lịch sử nào—gián tiếp hay trực tiếp—đã mang lại số phận chính trị của Việt Nam ngày nay? Giới trẻ cần làm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh dân chủ, mang lại tự do và nhân quyền cho nước Việt? v.v. 
    Thế hệ cha anh trong cộng đồng người Việt tỵ nạn, từ nhiều thập kỷ nay, đã làm rất nhiều để con cháu chúng ta hiểu rõ được những điều vẫn khiến các em ưu tư, qua những hoạt động không ngừng nghỉ trong các lãnh vực sinh hoạt cộng đồng, giáo dục, văn chương, nghệ thuật, nghiên cứu... Tất cả những nỗ lực đó là nhằm cho thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên ở các xứ sở tạm dung có thể nhận nhìn lịch sử của Việt Nam và lịch sử tỵ nạn của cộng đồng người Việt hải ngoại qua những lăng kính trung thực, không bị bất cứ thế lực mờ ám nào bóp méo hay xuyên tạc.
    Cùng mục đích đó, Viện Nghiên Cứu Lịch Sử Và Văn Hoá sẽ ra mắt cuốn sách đầu tay có nhan đề Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Hải Ngoại. Đây là một công trình biên soạn công phu về lịch sử cận đại của một số tác giả có tiếng tăm trong cộng đồng người Việt tại Nam California và Texas. Sách gồm có chín chương, bắt đầu từ thời kỳ thuộc địa của thực dân Pháp, qua đến thời điểm chia đôi đất nước với hiệp định Geneve, cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai miền Nam Bắc, hiệp định Paris, cuộc di tản của người Việt ra nước ngoài, và cuối cùng là quá trình hội nhập và phát triển của người Việt tỵ nạn ở hải ngoại, đặc biệt là ở Nam California, nơi đầu tiên có trung tâm Little Saigon.
    Cuốn sách này, một mặt, có thể giúp một số trong chúng ta ôn lại lịch sử cận đại của Việt Nam, biết thêm nhiều chi tiết chưa được rõ. Mặt khác, cuốn sách cũng mong mỏi được giới trẻ hoan nghênh, những người vừa muốn tìm hiểu lịch sử Việt Nam cận đại, vừa muốn trau giồi thêm tiếng Việt. Đối với những người trẻ tuổi đọc tiếng Anh dễ dàng hơn tiếng Việt, ấn bản bằng Anh ngữ với tựa đề Comunities of Vietnamese Refugees Overseas sẽ là một tài liệu quý, bổ ích, một chiếc cầu nối giữa thế hệ trẻ nói tiếng Anh với các giai đoạn lịch sử đáng nhớ của thế hệ cha anh người Việt. Bản dịch Anh ngữ của các chương sách được nhiều dịch giả quen thuộc trong cộng đồng thực hiện, cùng với sự góp sức hiệu đính của một số học giả bản ngữ.
    Xin hân hạnh giới thiệu tác phẩm đầu tay của Viện Nghiên Cứu Lịch Sử Và Văn Hoá qua hai ấn bản song ngữ Cộng Đồng Việt Nam Tỵ Nạn Hải Ngoại Communities of Vietnamese Refugees Overseas. Chương trình ra mắt sách (chi tiết đính kèm) sẽ được trang trọng tổ chức vào Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2023, lúc 1:00pm, tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt, 14771 Moran St, Wesminster, CA 92683.  

– Trần C. Trí

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“ VÀ EM, LỄ KHẤN DÒNG” ( VE,LKD) là thi phẩm thứ 24 của nhà thơ Lê Đình Bảng, sau 23 tác phẩm đã xuất bản gồm các sách Giảng văn, Giáo trình sách giáo khoa, Thơ, Văn, Bút ký... xuất bản từ năm 1962 ở Sài Gòn và hải ngoại cho đến nay. Sách dày 110 trang gồm 63 bài thơ và lời giới thiệu của nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc, do nhà Xuất bản Tuổi Hoa Publishing, Hoa Kỳ ấn hành tháng 8 năm 2024, với tranh bìa của họa sĩ Nguyễn Hà và ký họa chân dung tác giả của họa sĩ Chóe.
Hiếm có một tiểu thuyết như Đường về thủy phủ của Trịnh Y Thư. Không phải là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, nhưng lại làm người đọc phải bâng khuâng nghĩ về những chặng đường đã trải qua của dân tộc. Không phải là một tiểu thuyết diễm tình, nhưng lòng độc giả sẽ chùng xuống khi khép trang sách lại và ngậm ngùi cho những mối tình tan vỡ. Bạn có thể đọc xong, tuần sau đọc lại, vẫn còn thấy có những gì như cần đọc nữa. Chữ của Trịnh Y Thư như dường không cũ tí nào, vì nó luôn luôn gợi tới những gì sâu thẳm trong tim mỗi người, những ước mơ về một mối tình rất mực kỳ ngộ, rất mực dị thường.
“Ở Phía Đông Âm Phủ” là một trong hai truyện tạo thành tập truyện có cùng tựa đề “Ở Phía Đông Âm Phủ” của nhà văn Nguyễn Viện. Sách dày 184 trang do Tiếng Quê Hương xuất bản năm 2024. Ở âm phủ, dĩ nhiên, để bị trừng phạt và đền tội, nếu vậy, ngụ ý của tác giả là tội gì, đối với các nhân vật trong truyện, những lãnh tụ có thật đưa vào hư cấu, mang máu lịch sử, tạo ra những khúc quanh lớn cho dân tộc, chôn hàng hà sa số xương thịt của người dân, dù có ý định tốt đẹp? Đối với lãnh đạo, lý tưởng và hành động là hai bạn đồng hành, nếu họ yêu nhau, chuyện tốt đẹp sẽ xảy ra; nếu họ phản bội nhau, chuyện xấu xa sẽ xuất hiện sau mặt nạ son phấn của tuyên truyền.
Sách mới "Ở PHÍA ĐÔNG ÂM PHỦ" của Nguyễn Viện, do NXB Tiếng Quê Hương (Mỹ) ấn hành, 2024. Gồm 2 truyện kịch: VÀ, HẮN ĐÃ ĐẾN & Ở PHÍA ĐÔNG ÂM PHỦ. Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng nhận định: “Ở phía đông âm phủ” độc đáo ở chỗ tác giả không miêu tả trực tiếp nhân vật, mà để cho họ nói năng như trên sân khấu, như trong một vở kịch. Hình thức tiểu thuyết - kịch rất hiếm trong văn học Việt Nam… Những quan sát của anh sắc bén, và trong một ngôn ngữ đẹp, giản dị, tinh tế, dí dỏm, tôi thiết nghĩ anh đã thành công trong việc đánh thức ý thức lịch sử và xúc cảm cá nhân nơi người đọc. Nhà nghiên cứu lý luận Ngu Yên đúc kết: Trên con đường văn chương Việt, Nguyễn Viện trở thành một trong số ít nhà văn phiêu lưu, dọ dẫm vào miền văn học lạ lẫm.
Kề từ khi bệnh tật tận tình thăm hỏi, Khánh Trường đã cho ra đời: Truyện ngắn Khánh Trường (2016), Chuyện Bao Đồng (tạp bút, 2018) và các tiểu thuyết: Tịch Dương (2019), Dấu Khói Tàn Tro (2020), Bãi Sậy Chân Cầu (2020), Có Kẻ Cuồng Điên Khóc (2020), Xuyên Giấc Chiêm Bao (2021), Đừng Theo Dông Bão (2021). Nắng Qua Đèo (2021), Năm Tháng Buồn Thiu (2023), Cùng Nhau Đất Trời (2024) và cuối cùng là tập Thơ Khánh Trường (2024). Số tác phẩm đồ sộ này, ít ai, kể cả những tác giả sung sức nhất, làm nổi. Đúng là…kỳ vĩ! Cuốn “Cùng Nhau Đất Trời” này có chút khác với các cuốn trước vì tác giả ghi ngay ngoài bìa sách là “du ký tiểu thuyết”. Chuyện mới à! Mới nhưng truyện của Khánh Trường chằng bao giờ thoát ra khỏi tình. “Cùng Nhau Đất Trời” cũng vậy, đây là một truyện tình. Nhân vật chính không còn trẻ, đã 38 tuổi, chưa chồng con. Ông bố sốt ruột: “Cô tưởng cô còn trẻ lắm sao? Kén cá chọn canh mãi, mai mốt thành gái già, hối không kịp”.
Nhận được cuốn tiểu thuyết Đường về thủy phủ của nhà văn Trinh Y Thư, nghiền ngẫm đọc mấy hôm và suy nghĩ viết đôi lời cảm nhận cho tác phẩm của ông...
Tôi đã đọc bản thảo “Dòng Đời” khá là chậm. Đôi khi tôi đọc lại môt số đoạn, một số trang. Khi đọc lại toàn văn bản thảo lần thứ nhì, tôi lấy giấy ra ghi chú về các nhân vật, các mốc thời gian, những chuyển biến khi các nhân vật dời đổi từ bên dòng sông này qua thị trấn miền núi kia. Tất cả như một cuốn phim về một quê nhà đang tìm hướng đi trong thời kỳ hậu thực dân Pháp, nơi lối rẽ của tranh chấp để con sông trở thành đôi bờ và rồi người lái đò (trong tiểu thuyết này là người có tên là ông Ba Đò) trở thành người hai mặt, bị buộc cung cấp tin cho cả hai lực lượng thuộc hai ý thức hệ khác nhau.
Ngôn Ngữ đặc biệt về “tác giả tác phẩm”, cuốn này hân hạnh được giới thiệu đến quý bạn đọc, một cây bút tài danh đã viết và thành công trong hầu hết trong nhiều bộ môn văn học nghệ thuật qua bốn thập niên. Tác giả đó là nhà văn Trịnh Y Thư. Ông tên thật Trịnh Ngọc Minh, sinh ngày 11 tháng 2 năm 1952 tại Hà Nội, trưởng thành tại Sài Gòn, du học và hành nghề điện tử viễn thông tại Hoa Kỳ cho đến khi hưu trí vào năm 2018. Như đã thượng dẫn, Trịnh Y Thư là một người đa tài, chúng tôi xin giới thiệu đại khái về từng bộ môn ông đã sinh hoạt. Trong bộ môn văn, ông đã viết và phổ biến rộng qua sách in từ truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện dịch, khảo cứu, nhận định văn học, tùy bút, tạp bút, tạp luận. Với bộ môn thi ca, ông có một số ít bài theo phong cách vần điệu nhưng không cùn mòn. Chúng tôi nghĩ ông rất hứng thú và chuyên về trường ca, hoặc những bài viết có số lượng câu không quá ngắn hoặc quá dài, và ông cũng sử dụng cả lối thơ Hokku với chỉ 3 câu cho từng khổ.
Trong số truyện ngắn của nhà văn Doãn Quốc Sỹ, “Chiếc Chiếu Hoa Cạp Điều” trong tập truyện Gìn Vàng Giữ Ngọc có lẽ là tác phẩm được độc giả nhắc đến nhiều nhất. Dựa trên câu chuyện cơ cực có thật của chính gia đình mình trong thời toàn quốc kháng chiến chống Pháp, Doãn Quốc Sỹ đã kể lại với một cách nhìn nhân bản, kết thúc với đoạn văn được những người hâm mộ trích lại nhiều nhất: “…Ở thế giới thực dân tư bản người ta tung vật chất ra để giam lỏng linh hồn; ở thế giới thực dân cộng sản, người ta phong tỏa vật chất để mua rẻ linh hồn. Cả hai cùng thất bại! Linh hồn nhân loại chỉ có thể mua được bằng tình thương yêu rộng rãi và chân thành…”
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao, lấy cảm hứng từ sự tuôn chảy của một dòng sông để phác họa nhiều dòng chảy khác sâu kín, phức tạp, đa chiều trong nội tâm của Hiểu, nhân vật chính trong tiểu thuyết. Hiểu lạc trôi theo vận nước, bước qua những tàn tích của lịch sử, qua những bóng ma quá khứ, những khoảnh khắc cô đơn tuyệt vọng để tìm lại bản thân, hội nhập, đối diện với những thử thách mới trong hiện tại và tương lai.
DAVEMIN.COM
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.