Hôm nay,  

Lịch Sử đã được viết như thế

09/09/202309:45:00(Xem: 1626)
Tùy bút

thaihoc 


Chúng tôi biết ước mơ của họ
:

đủ để biết họ đã mơ và đã chết

 

Hai câu trên nằm trong bài thơ mang tên “Lễ Phục Sinh 1916” của William Butler Yeats. Bài thơ nhằm tưởng nhớ tới những người đã ngã xuống cho tự do và độc lập của Ireland. Cuộc hành quyết đẫm máu các thủ lĩnh cách mạng sau cuộc trỗi dậy vào ngày lễ phục sinh đã đánh thức cả một thế hệ Ireland. Cuối cùng, nhân dân Ireland cũng dành được độc lập vào năm 1949 và bài thơ của Yeats được cho là một trong những bài thơ chính trị hay nhất của thế kỷ 20 trong lịch sử văn học nước Anh.
    Người Việt Nam chúng ta cũng có một bài thơ sống động mà có vẻ như ngôn ngữ của thi ca không thể nào diễn tả hết nét đẹp. Đó là những tứ thơ diễm lệ, đẫm đầy tình yêu và sự hào hùng của những người trẻ, những thủ lĩnh Việt Nam Quốc Dân Đảng, trong chuyến xe ra pháp trường Yên Bái ngày 17 tháng 6 năm 1930. Tôi nhớ mài mại câu nói của một diễn giả nổi tiếng người Anh. Ông bảo rằng tất cả chúng ta đều là những nghệ sĩ của cuộc sống và của chính cuộc đời mình. Mỗi chúng ta có cơ hội để được mời và mời nhau cùng tạo nên cuộc sống này.
    Lịch sử chúng ta là tranh đấu sử. Mỗi chặng đời chúng ta đã cùng mời nhau đi chung một chuyến tàu “thác ghềnh” của đất nước mình. Tôi tiếc thương da diết tinh thần và cung cách sống ấy: sống có trách nhiệm với chính mình, với nhau, và với xã hội. Đau xót thay! chưa đầy một trăm năm trong cái lò luyện của Xã Hội Chủ Nghĩa, nếp văn hoá quý giá này dường như đã mai một.
    Tôi sẽ lặp lại 13 cái tên của các chí sĩ Yên Bái, những người đã cùng nhau tạo nên một áng văn chương tuyệt tác trong ngày 17 tháng sáu, nay còn gọi là “Ngày Tang Yên Bái”. Nhưng, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Hồ Văn Lạo, Phó Đức Chính hay Mac Donagh, Connolly, Mac Bride, Pearse trong “Lễ Phục Sinh 1916” không còn đơn thuần là cái tên nữa. Khi ta nhắc đến họ, ta nhắc đến ngọn lửa.
    Lịch sử Ireland đã được thắp sáng bằng ngọn lửa ấy, ngọn lửa của thủ lĩnh Patrick Pearse trong đêm lễ phục sinh 1916:“Bạn không thể chinh phục Ireland; bạn không thể  giập tắt niềm đam mê tự do của người Ireland. Nếu hành động của chúng ta không đủ để giành được tự do, thì con cái chúng ta sẽ giành được nó bằng một hành động tốt hơn”.
    Cả Pearse, Nguyễn Thái Học và các đồng chí của ông đều biết cái giá phải trả cho tự do. Cái chết chỉ là một điều phải đối mặt khi chọn lựa hành trình gian nan ấy, và họ kiên định với chọn lựa của mình ngay đến phút cuối cùng của cuộc đời. Tại pháp trường Yên Bái, thái độ của các chí sĩ VNQDĐ đã khẳng định với người Pháp rằng cuộc chiến của họ vẫn đang tiếp diễn.
    Hãy nói về đảng trưởng Nguyễn Thái Học trước ngày ông bị giải ra pháp trường. Tôi chắc những đồng chí của ông sẽ không bao giờ quên được lời dặn dò đêm ấy. Trong nhà ngục, ông đã nói to lời từ biệt với các chiến hữu của mình:
    Chúng tôi đi trả nợ nước đây, các anh em còn sống cứ người nào việc ấy, cờ độc lập phải nhuộm bằng máu, hoa tự do phải tưới bằng máu, Tổ Quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều hơn nữa! Rồi thế nào cách mạng cũng thành công”.
    Trở lại với chuyến xe ngày 17 tháng 6 năm 1930. Sáng hôm ấy, có một chuyến xe lửa bí mật, riêng biệt, khởi hành từ Hà Nội lên Yên Bái. Chuyến xe chở theo 13 chí sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng. Họ là những người có tên sau: Bùi Tử Toàn, Bùi Văn Chuẩn, Nguyễn An, Hồ Văn Lạo, Đào Văn Nhít, Nguyễn Văn Du, Nguyễn Đức Thịnh, Nguyễn Văn Tiềm, Đỗ Văn Tứ, Bùi Văn Cửu, Nguyễn Như Liên, Phó Đức Chính và Nguyễn Thái Học. Ba tháng trước đó, thực dân Pháp cũng đã hành hình bốn đồng chí của họ ở pháp trường Yên Bái.
    Các tử tù cứ hai người bị còng làm một, ngồi trò chuyện với nhau ở toa hạng tư trên một lộ trình dài 4 tiếng đồng hồ. Họ là những trang tuấn kiệt nước Việt. Qua cuộc trò chuyện, chúng ta thấy họ luôn giữ vững tinh thần cho nhau. Điều họ không ngờ là cũng chính thái độ đó đã giữ vững tinh thần cho hàng bao thế hệ thanh niên Việt Nam sau này.
    Phó Đức Chính nói đùa với anh em:
    “Chúng ta đến ga Yên Bái, chắc chắn sẽ được các đồng chí Lương, Tiệp, Thuyết, Hoằng, ra đón rước nồng hậu”.
    Bốn đồng chí vừa được Phó Đức Chính nhắc tên là những chí sĩ đã bị xử tử vào ngày 8-3-1930 cũng tại Yên Bái.
    Cùng đi trong chuyến xe còn có thanh tra sở mật thám Pháp, hai cố đạo người Âu là Linh mục Mechet và Dronet. Cả hai đã được gởi theo để làm lễ rửa tội cho các tội nhân trước giờ bị hành quyết.
    Đảng trưởng Nguyễn Thái Học ngồi trò chuyện với linh mục Dronet. Để khẳng định về quyết tâm của mình và các đồng chí trước vị linh mục người Pháp, ông khẳng khái ngâm mấy câu thơ bằng tiếng Tây. Những câu thơ này được dịch ra như sau:
    Chết cho tổ quốc
    Đó là số phận đẹp đẽ nhất
    Cũng là số phận cao cả ước ao nhất…
    Người Pháp cho máy chém di chuyển theo cùng chuyến xe.  Đao phủ thủ phụ trách buổi hành quyết hôm đó tên là Cai Công. Cuộc hành quyết khởi sự vào lúc 5 giờ kém 5 phút sáng ngày 17-6-1930 trên một bãi cỏ rộng với sự canh phòng cẩn mật của 400 lính bản xứ.
    Khi bước lên máy chém, từng người một, cả 13 người đã lần lượt hô to: “Việt Nam Muôn Năm!”
    Đến lượt Phó Đức Chính, ông yêu cầu đao phủ cho mình nằm ngửa để nhìn xem lưỡi của máy chém xuống như thế nào.
    Xác 13 người anh hùng được chôn chung dưới chân đồi cao. Bên cạnh đồi là đền thờ Tuần Quán cách ga xe lửa độ một cây số. Thực dân đã cho lính canh gác mộ phần của họ một thời gian sau đó. Đảm lược của các đảng viên VNQDĐ còn được nhìn thấy qua một nữ đồng chí, Cô Giang, người đã có mặt ở đó từ sáng sớm. Cô đến từ xa, đứng lẫn trong đám đông dân chúng. Cô đến để âm thầm đưa tiễn các đồng chí cùng vị hôn phu của mình.
    Những người trẻ Việt Nam ngày ấy đã viết lịch sử như thế, như thể một bài thơ. Pháp trường, đao phủ, máy chém… tất cả bỗng trở thành mờ nhạt. Chỉ riêng họ, chỉ hình bóng họ là sống mãi. Họ chính là những vần thơ, là lời khẳng định mạnh mẽ nhất trước quân thù về một dân tộc mà thực dân đang muốn thống trị!
    Vâng, chúng tôi biết ước mơ của họ, đủ để biết họ đã mơ, đã sống và đã chết như thế! Chúng tôi còn biết rằng mình là một phần của cái tuyệt vời, của cái đẹp ấy; đủ để những thế hệ Việt Nam soi giọi lại chính mình, xem chúng ta có luôn sống xứng đáng? Sống với nhân cách của một con người đang đứng trên vai của những người khổng lồ.
 
Nguyệt Quỳnh
 
Chú thích:
 
Viết theo tài liệu của tác giả Hoàng Văn Đào trong tác phẩm “Từ Yên Bái tới ngục thất Hoả Lò”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi có cảm giác mọi người trong xưởng rất thương mến anh em ông chủ hơn sợ chủ đuổi việc, và anh em ông chủ cũng thương mến mọi người như anh em chứ không chủ thợ rạch ròi. Việc đến phải đến, ông chủ mướn người vô chạy máy sỏi đá mà tiếng Anh gọi là “deburr machine” thay cho ông Mỹ đen đã qua đời. Ông này dị tướng nên anh em chờ xem tài của ông vì ông bà mình nói những người dị tướng thường có tài. Nhưng một tuần trôi qua, chỉ có tuần tới tiếp tục chứ không có gì lạ về ông trọ trẹ. Ai cũng biết ông người miền trung nhưng ai hỏi ông là người tỉnh nào ngoài trung thì ông gắt gỏng chứ không trả lời. Ông lên lớp giảng giải cho người miền bắc, người trong nam hiểu ra chính sách chia để trị của thực dân Pháp chứ đất nước Việt nam liền một dải, người dân từ bắc vô nam nói chung một ngôn ngữ là tiếng Việt từ đời cha ông để lại giang sơn gấm vóc nước Việt cho con cháu. Sao người Việt lại nô lệ tự nguyện cho Pháp, đi phân biệt bắc trung nam để chia rẽ chính dân tộc mình…
Ba chục năm trước, Bê đã bắt đầu sự nghiệp thể thao của Bê. Số là, Ba vừa học xong lớp chuyển nghiệp. Thời gian chuẩn bị thi cử, Ba dạy kèm cho một người bạn cùng lớp. Thi đậu, người bạn tạ ơn Ba một cặp vé Musik Konzert. Lúc đó, Bê ở trong bụng Mẹ đã hơn sáu tháng. Mẹ kể, Mẹ đang năm đầu ở đại học. Trời mùa đông, Mẹ đi học, mặc áo khoác dày cui. Bởi vậy, bạn học không ai biết Mẹ sắp sửa có em bé, chỉ ngỡ Mẹ hơi lên cân, zugenommen. Bác bạn của Ba có lẽ không dè vợ của bạn là bà bầu nên mới mời đi Rock Pop Konzert của ca sĩ Jennifer Rush.
Năm đó, 1999, miền Trung Việt Nam nhất là ở Huế đang chịu trận thiên tai bão lụt lịch sử lớn nhât từ trước cho đến thời điểm bấy giò. Trong hội chợ tết, người Việt ở đây San Jose vui Xuân nhưng không quên đồng bào ở quê nhà. Từng đoàn Hướng Đạo Sinh Việt Nam được phân phối nhiệm vụ cầm những thùng lạc quyên để quyên tiền cứu trợ. Đang lang thang trong hội chợ, hai em bé trong đồng phục Hướng Đạo chận tôi lại. Một trai một gái. Bé gái cao hơn bé trai non nữa cái đầu, chửng chạc nói “Chú ơi, ủng hộ đồng bào bảo lụt đi chú”. Trọn một câu tiếng Việt, tuy phát âm không trọn vẹn, nhưng khá rõ ràng. Tôi nhìn hai em, nhất là bé gái đang thắt cái nơ trên đầu cái nơ mầu đỏ! Tôi bỗng thấy lòng bâng khuâng man mác.
Qua sự giới thiệu của phụ huynh học sinh, chiều nay tôi có thêm học trò mới. Tuy tin tưởng vào người giới thiệu, nhưng tôi cũng có sự dè dặt thường lệ. Đây không phải là lớp dạy thêm bình thường, mà là lớp dạy kèm “Anh văn chui” tại nhà. Nếu bị bắt “tại trận”, tôi có thể bị đuổi việc (nhẹ) hoặc cả vào trại tù "miệt thứ" dài hạn như chơi. Tuy rất nguy hiểm, nhưng được sự “bảo mật” của học trò lẫn phụ huynh và nhất là khoản tiền thù lao rất hậu. Lương giáo viên cấp 3 lúc đó (1978-1979) mỗi tháng $70 đồng cộng nhu yếu phẩm, thì mỗi học sinh "dạy thêm" tôi nhận được $80/ tháng. Chỉ cần ba học trò là mỗi tháng tôi có thêm đến $240 đồng. Đối với giáo viên lúc đó không phải nhỏ! Cà phê cà pháo, cơm hàng cháo chợ cuối tháng vẫn dư tiền bỏ ống. Phần nữa, học trò lớp “Anh văn chui” của tôi thông thường chỉ vài ba tháng là “ra đi”, nên cũng thường xuyên thay đổi.
Vừa đi vừa ngắm lá vàng vừa suy nghĩ chuyện cũ mà đến nhà Sarah hồi nào hổng hay. Sarah mở cửa với nụ cười thật tươi, Lệ thấy ngay phòng khách những giỏ táo đầy ắp, Sarah giải thích: - Hễ cuối hè đầu thu là nhà tớ hái toàn bộ các trái táo ngoài vườn sau, một phần để sên mứt, phần sấy khô, và phần làm bánh táo nướng.
Nhà thơ Trần Mộng Tú gửi tới tôi bài “Mùa Hạ Đom Đóm và Dế Mèng” khi tôi muốn cùng các ông bạn đồng lứa tuổi trở về những ngày xưa thật xưa. Chị Tú hình như cũng cùng tâm trạng với các bạn không còn trẻ của tôi: “Tháng sáu, tôi đến chơi với anh tôi ở Virginia. Cái nóng rịn mồ hôi trên thái dương, và khó ngủ lắm, buổi tối, tôi với anh ra ngồi ở bực thềm, nói chuyện. Tôi bỗng thấy thỉnh thoảng có những chớp nho nhỏ như lân tinh sáng lóe lên rồi lại biến mất trong bụi cây thấp trước mặt, hỏi anh tôi, cái gì thế? “Đom Đóm” Tôi lặng người đi một lúc như nghe thấy ai nhắc tên một người bạn thân cũ, nó làm tôi xúc động. Xúc động một cách rất mơ hồ, chẳng có nguyên nhân gì cả, chỉ là cái tên của một loại côn trùng bé tí được gọi lên. Cái tên nhắc nhở một quê hương xa lắc, một dĩ vãng nằm dưới tấm chăn phủ dầy lớp bụi thời gian. Trong bóng tối, tôi ngắm những cái chấm lửa nhỏ nhoi, lóe lên rồi tắt ngóm với trái tim nôn nao trong ngực. Có đến cả hơn bốn mươi năm tôi không được nhìn thấy những đố
Tọa lạc trong vùng ngoại ô Saint Maur, kề bên là bờ sông Marne hàng hiên ngang cửa nhà chú, chú đổ đầy đất đen đất vụn phải đi mua từng bao ở siêu thị bán cây trồng đất mua chú đổ vào lưng một cái bac ciment rộng lớn chạy ngang hàng hiên nhà. Trong bac chú trồng đầy hoa vàng, hoa nở thì lớn bằng đồng 50 xu, có năm cánh y hệt mai vàng ở Việt Nam, lá xanh non to bằng bàn tay con nít 5, 3 tuổi. Lá cũng rất thưa, hoa rất đẹp, vàng trong như mai ngày tết. Khi nắng gắt, mầu vàng có đậm thêm tí chút, sáng hé nở, trưa ấm nở rộ. Chiều chiều hoa cúp lại ngủ, ngày mai sáng sớm lại mãn khai, thân cây hoa chỉ cao lắm là đến đầu em bé 5, 6 tuổi. Nên hoa và cây không che vướng tầm nhìn từ trong nhà ra ngoài trời. Chú Phương yêu quý những cây hoa đó lắm. Vun tưới thường xuyên. Hỏi tên hoa đó là hoa gì? Chú trả lời ngon ơ: Đó là hoa vông vang của Đỗ Tốn, Chúng tôi không nhớ và cũng không biết ông Đỗ Tốn là ai
Trong sự bồi hồi xúc động, tay bắt mặt mừng, họ được gặp lại để trò chuyện với những người họ hàng thân yêu, những bạn bè xa gần thân thiết, nhìn thấy tận mắt những làng xưa chốn cũ, nhớ lại những kỷ niệm êm đẹp từ thuở thơ ấu cho đến ngày tạm thời phải rời bỏ những nơi này ra đi, ôi biết bao nhiêu nỗi xúc động trộn lẫn niềm sung sướng vô biên, nói làm sao cho hết được.
Những yếu tố lôi cuốn du khách đi du lịch đến một đất nước bao gồm cảnh đẹp thiên nhiên, văn hóa, thành phố lớn với những lối kiến trúc độc đáo, cuộc sống sôi động, ẩm thực, hoạt động phiêu lưu, kỳ thú ngoài trời, những buổi hòa nhạc, thể thao, nghệ thuật, hay lễ hội, địa điểm hành hương tôn giáo, phương tiện giao thông, vấn đề an ninh và bình yên; trong văn hóa, yếu tố con người chiếm một phần rất lớn khiến du khách khi rời xa, vẫn lưu luyến muốn trở lại lần nữa.
Nếu quý vị độc giả nào đã đọc câu chuyện tình cảm éo le, oan trái tràn đầy nước mắt: "Thằng Cu Tí và Thằng Cu Tèo" và nếu quy vị nào chưa đọc, thì xin hãy mở Google.com sẽ thấy đế tài này thuật lại 2 vị cao niên về thăm VN để hưởng tuần lễ trăng thanh gió mát quê nhà, sau nhiều năm phải rời bỏ quê hương để sống tha hương ngàn trùng xa cách nơi đất khách quê người đi tìm sự tự do. Nay mới có dịp được quay trở về thăm quê cha đất tổ, đồng thời còn được thưởng thức những món ăn đặc sản quê hương
Tôi lắng nghe, ngạc nhiên nhiều hơn thương cảm. Một người như Tầm mà bị lường gạt về lãnh vực 'xương máu' của mình. Tôi có thể hiểu và cảm thông an ủi trong mọi hoàn cảnh đau buồn, thất vọng của người thân chung quanh. Nhưng tôi lại rất vụng về khi phải đề cập đến mọi giao cảm đối với những con số. Tôi không có duyên phận và chung đường với nó. Nên tôi chỉ biết yên lặng, chờ đợi.
Lúc xưa thật xưa, người Việt Nam ta có tục lệ bầy cỗ Trung Thu vào dịp tết trăng tròn tháng 8 âm lịch. Cỗ này thường để dành cho trẻ con, vừa vui Trung Thu, vừa ăn bánh vừa ngắm trăng tròn, sáng tỏ. Thường cỗ này gồm phần lớn là bánh Trung Thu, bánh dẻo bánh nướng và rất nhiều thứ trái cây, trái cây chánh là bưởi, bưởi hồng đào ngọt và tròn xoay như một vầng trăng. Ăn bưởi xong, có thể sâu hột trái bưởi, phơi khô đi sem sém, và có thể đốt hạt bưởi từng sâu như đốt nến, đèn cầy.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.