Nẻo Về

02/09/202315:34:00(Xem: 1249)
nvh
Minh họa Nguyễn Việt Hùng

 

 

sáng tạo như mê như điên

 

hút tới

 

tràn lấp

 

diện tiền mênh mang

 

cùng em

 

lập địa hoang đàng

 

từ phơi mở với tình tang

 

rập rờn

 

bóng nắng chiều

 

thổi

 

cô đơn

 

vào trong lục tía

 

hồng ngôn cực tình

 

đừng chờ

 

đợi

 

chép u linh

 

hãy ghi từng nốt hoan trinh mặn nồng

 

như muối. bể cả. mơn man

 

như sóng ngực vồ vập

 

hang động tình

 

khép

 

mở

 

càn khôn rập rình

 

sáng hóa khe hở mùa vinh hiển này

 

khi về lá cỏ ngất ngây

 

 

phiên lục diệp

 

đã bày tâm tư

 

 

)(

 

h o à n g x u â n s ơ n

 

17 aout 2023

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thơ của các thi sĩ Hoàng Xuân Sơn, Trần Yên Hòa, Thy An...
Lần đầu tiên đến với trang Văn học-Nghệ thuật Việt Báo, Nguyên Thu là một nhà thơ nữ sinh sống ở Việt Nam. Thơ của chị mềm mại, trữ tình, nhưng không thiếu tính cách tân, không ngần ngại phá bỏ ước lệ. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
điện thoại di động reo / chuông gió reo / thanh âm chất chồng ngổn ngang / khép cửa nhốt ráng chiều / nằm yên cô đọng từng khoảnh khắc...
Thơ của hai thi sĩ Nguyễn Hàn Chung & Trần Hạ Vi...
Thơ của các thi sĩ Huỳnh Liễu Ngạn, Trần Hạ Vi, Thy An, Ben Oh
chỉ là trò đố chữ em có biết thế nào khi em là người hành khách duy nhất nếu đó là nơi xa hơn nơi tôi xin em đừng đi.
Thơ của Nguyễn-hòa-Trước, Quảng Tánh Trần Cầm, Trần Hoàng Vy, Hoàng Thị Bích Hà, Trần Yên Hòa...
Những tương phản | chiều sâu và bề mặt | hai bên của đồng tiền không nhìn thấy nhau, là một nhưng xa lạ | Cháy lên hay tan vào đất | lá đơn sơ chỉ có hai chọn lựa
Ghi lên đá một thuở áo sờn vai / Vác thập ác quảy tiêu điều âm vọng / Nợ máu xương, nợ người lận đận / Của một thời vàng tím trẻ trai...
Nhà phê bình văn học Trung Quốc đời nhà Thanh, Viên Mai, có nói, “Làm người không nên có cái tôi, nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”. Thi hào Tagore cho rằng, “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ảnh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”. Cả hai nhận định này đều đề cao cái Tôi-làm-Thơ, và cách biểu hiện những thuộc tính về Tôi ấy như thế nào trên ngôn từ thơ. Có hai yếu tố không ai phủ nhận được là cảm xúc và sáng tạo, chính hai yếu tố này định hình phong cách của nhà thơ. Cảm xúc thực được chuyển tải qua thi ngữ, thi ảnh mới mẻ, cá biệt, thì thơ càng có sắc thái nổi bật để lại dấu ấn riêng trong lòng người đọc, dường như không quá để nói rằng điều này định đoạt sinh mệnh một bài thơ. Thơ chỉ thực sự sống khi nó phản ảnh được bản ngã độc đáo của nhà thơ.