Hôm nay,  

Tham nhũng – Suy thoái Tư tưởng – Biển Đông

22/05/202308:56:00(Xem: 4337)
Chính luận

vn court

Trong Diễn văn bế mạc Hội nghị bỏ phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ ngày 17/05/2023 tại Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cố gắng vẽ ra hình ảnh lạc quan nhưng tình trạng Tham nhũng, Tiêu cực và Suy thoái Tư tưởng chính trị trong Đảng đã nhạt nhòa khả năng lãnh đạo của ông. Ông Trọng, 79 tuổi, đã giữ chức Tổng Bí thư từ khóa đảng XI năm 2011, thay Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh. Ông được tái bầu nhiệm kỳ 2 năm 2016. Đến năm 2021, vì không có ai đủ uy tín thay thế nên Ban Chấp hành Trung ương phải tự vi phạm Điều lệ đảng (chỉ cho phép giữ 2 nhiệm kỳ) để ông Trọng tiếp tục cầm quyền khóa đảng XIII (2021-2026).

Nhưng tình trạng tham nhũng đã được quan tâm từ năm 2005, sau 4 năm nhiệm kỳ đảng thứ IX thời ông Nông Đức Mạnh.

VẪN ĐỨNG NGUYÊN

 

Hồi ấy Bách khoa toàn thư mở viết: “Trong cuộc điều tra năm 2005, Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu là:

 

– Địa chính nhà đất,

– Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu

– Cảnh sát giao thông.

 

Các ý kiến phát biểu tại phiên thảo luận về tham nhũng trong Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ giữa kỳ (Consul General/ CG) ngày 9/6/2006 đều nhận định: “Tham nhũng ở Việt Nam đến mức báo động”. Theo báo Vietnam Investment Review thì tham nhũng tại Việt Nam đã gây "thiệt hại cho nguồn ngân sách chính phủ... ước lượng 30% đầu tư hạ tầng". Khi nhắc đến tham nhũng trong khi tiếp xúc cử tri Thành phố Hồ Chí Minh tháng 5-2011, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói: "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là 'chết' cả đất nước này."

Nhưng từ đó đến kỳ họp giữa nhiệm kỳ của khóa Đảng XIII ngày 15/5/2023 là 12 năm mà vấn đề Tham nhũng, Tiêu cực vẫn đứng song song với tình trạng Suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên. Vì vậy, ông Nguyễn Phú Trọng mới nói: “Phòng, chống tham nhũng và phòng, chống "tiêu cực", trọng tâm là phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, coi đây là gốc của mọi vấn đề.” Như thường lệ, ông hứa: “Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, và "không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; và không chịu sức ép của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào".” Nhưng ông lại thanh minh: “Phòng chống tham nhũng không phải nội bộ đánh nhau, phe nọ đánh phe kia mà thể hiện quyết tâm của Đảng vì dân, vì đất nước.” Cuối cùng, ông Trọng khoe: “Đến nay, có thể khẳng định, chưa bao giờ công tác đấu   tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta lại được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, quyết liệt, và có hiệu quả rõ rệt như thời gian gần đây; để lại dấu ấn nổi bật, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội và củng cố, tăng cường niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta.”

THỰC TẾ KHÁC

Có thật như vậy không?

Trong Diễn văn của mình, Tổng Bí thư Trọng thừa nhận: “Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, vẫn còn một số hạn chế, tồn tại, như: Lãnh đạo, chỉ đạo công tác nắm tình hình; nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn có mặt, có lúc chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng có lúc, có nơi chưa kịp thời, chưa mạnh mẽ và hiệu quả chưa cao…Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, thậm chí sợ trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn là vấn đề rất đáng lo ngại, diễn biến phức tạp, không thể chủ quan, lơ là. Một số đồng chí lãnh đạo cấp cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhận trách nhiệm chính trị, có vi phạm, có trường hợp cũng phải xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.”

Ông Trọng chỉ nói chung chung như thế nên rất khó biết tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong dảng bây giờ ra sao. Chỉ biết rằng, khi Đảng nhìn nhận có “suy thoái về tư tưởng chính trị”  trong cán bộ đảng viên thì đó chính là khi đảng viên đã quay lưng lại với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và không còn tin vào chủ trương xây dựng đất nước của đảng nữa.

VẪN TINH VI, PHỨC TẠP

 

Bằng chứng ông Trọng chưa chống nổi tham nhũng, lãng phí còn được phơi bầy trên báo thanhtravietnam.vn ngày 01/3/2023 của Chính phủ, theo đó, “Trong những năm qua, tham nhũng, lãng phí ngày càng tinh vi, phức tạp, gây bức xúc trong dư luận. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt coi trọng công tác thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng, xác định là nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp bách vừa lâu dài, yêu cầu phải tiến hành kiên trì, kiên quyết, có trọng tâm, trọng điểm nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc, bất cập làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống tham nhũng. Vì vậy, cần có những giải pháp đồng bộ, kiểm soát quyền lực của Nhà nước để ngăn ngừa hành vi vi phạm tham nhũng.”

Báo này cho biết: “Trong 10 năm (2012-2022), các cơ quan tiến hành tố tụng cả nước đã khởi tố, điều tra 19.546 vụ/33.868 bị can, truy tố 16.699 vụ/33.037 bị can, xét xử sơ thẩm 15.857 vụ/30.355 bị cáo, về các tội tham nhũng, chức vụ, kinh tế; trong đó tội phạm về tham nhũng đã khởi tố, điều tra 2.657 vụ/5.841 bị can, truy tố 2.628 vụ/6.199 bị can, xét xử sơ thẩm 2.439 vụ/5.647 bị cáo.

 

Riêng Ban Chỉ đạo đã đưa gần 1.000 vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế, nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm vào diện theo dõi, chỉ đạo ở 3 cấp độ; trong đó có 37 bị cáo nguyên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, với mức án nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn, có tác dụng cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa tham nhũng hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, khẳng định quyết tâm chống tham nhũng “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai”.

Thanh tra cũng khoe: “Đối với công tác thu hồi tài sản tham nhũng, cùng với việc phát hiện, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế, công tác thu hồi tài sản tham nhũng có sự chuyển biến tích cực, tỷ lệ thu hồi tài sản được nâng lên. Nếu như trước năm 2013, tỷ lệ thi hành án về tiền đối với các vụ án tham nhũng chỉ đạt dưới 10%, thì giai đoạn 2012-2022 đã đạt tỷ lệ 34,7% (60.940 tỷ đồng/175.608 tỷ đồng).”



Như vậy, số tài sản do tham nhũng mà có không thu được là 65,3%. Lý do thất thu được giải thích vì Việt Nam chưa có Luật cho phép tịch thu tài sản không chứng minh được nguồn gốc.

CÀNG CHỐNG CÀNG XIÊU

Nên biết ông Nguyễn Phú Trọng là Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống Tham nhũng tiêu cực  từ Ngày 1 tháng 2 năm 2013 ,khóa đảng XI. Nhưng tại Hội nghị toàn quốc về tổng kết 10 năm chống Tham nhũng 2012-2022 ngày 30/06/2022,ông Trọng đã thừa nhận chưa chống nổi giặc nội xâm. Ông nói: “Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng: Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế, tồn tại. Đó là: Một số bộ, ban, ngành, địa phương chưa có quyết tâm cao, chưa có sự chuyển biến mạnh. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế; tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp; việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ, cơ quan, đơn vị còn là khâu yếu. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, xảo trá, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những "kẻ thù hung ác", nguy cơ đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.”

CHỐNG DIỄN BIẾN CHUYỂN HÓA

Trong lĩnh vực Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ông Trọng hứa: “Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi và xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá", bất kể người đó là ai; không có vùng cấm, không có ngoại lệ.”

Ông cho biết: “Đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, cho nghỉ công tác, nghỉ hưu, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý; các địa phương cũng bố trí công tác và thực hiện chính sách đối với 22 trường hợp cán bộ sau khi bị kỷ luật theo đúng chủ trương của Đảng về việc "có vào, có ra; có lên, có xuống"

Đối với Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật  mà ông Trọng tự khen thực hiện nghiêm túc, cũng đã: “Đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; tình trạng tham nhũng, "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ"; "chủ nghĩa cá nhân", "tha hoá quyền lực" trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên.”

Tuy nhiên ông Nguyễn Phú Trọng không nói ra số một bộ phận không nhỏ là bao nhiêu trong tổng số 5.3 triệu đảng viên. Nhưng lối nói này đã được sử dụng từ khóa đảng XII năm 2016, khi ông Trọng bắt đầu nhiệm kỳ 2. Nhưng tại sao người đứng đầu Đảng lại không dám nói trắng ra cho dân biết? Ông ngại nói ra sẽ mất danh dự, sợ bị đánh giá bất lực, hay sợ chia rẽ trong nội bộ?

Bất cứ vì lý do nào thì kết quả tay trắng vẫn hoàn trắng tay  của Hội nghị lấy phiếu tín nhiệm giữa nhiệm kỳ vừa kết thúc ngày 17/5/2023 đã cho thấy không có ai trong số 21 Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư đảng bị kiểm điểm hay bị kỷ luật.

Chỉ thấy ông Trong nói: “Từng đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư cần phát huy cao độ tinh thần nêu gương, thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng; nghiêm túc tự soi, tự sửa, tự phê bình và phê bình; giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tự giác nhận trách nhiệm chính trị lĩnh vực mình phụ trách; kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác; giữ gìn sự đoàn kết nội bộ; tư tưởng, chính trị vững vàng, quan điểm đúng đắn; gương mẫu về đạo đức, lối sống trong công tác, trong cuộc sống của bản thân, gia đình và người thân. Hết sức tránh tình trạng "Chân mình còn lấm bê bê; Lại cầm bó đuốc đi rê chân người!".

Thì ra trong số lãnh đạo hàng đầu cũng đã có kẻ nhìn ngang, người liếc dọc chứ không phải đã đoàn kết một lòng, dọc ngang thông suốt như ông Trọng khoe trong diễn văn. Bẳng chứng như ông nói: “Kỷ luật, kỷ cương ở nhiều nơi chưa nghiêm, thậm chí còn có hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm; cái gì có lợi thì kéo về cho cơ quan, đơn vị và cá nhân mình; cái gì khó khăn thì đùn đẩy ra xã hội, cho cơ quan khác, người khác...” Do đó, ông kêu gọi đảng phải: “Chấn chỉnh, đấu tranh loại bỏ tư tưởng bàn lùi, lo ngại rằng nếu đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực quá mạnh sẽ cản trở sự phát triển, làm nhụt chí, làm "cầm chừng", "phòng thủ", "che chắn", giữ "an toàn", né tránh, đùn đẩy trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức nào đó, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tôi đã nhiều lần nói rồi; nay xin nhắc lại: Những ai có tư tưởng ấy thì hãy đứng sang một bên để người khác làm!” Cuối cùng, ông cảnh giác: “Tất cả chúng ta, nhất là những người trực tiếp làm công tác tổ chức, cán bộ, phải có ý chí, quyết tâm cao, có tấm lòng trong sáng, có con mắt tinh đời, đừng "nhìn gà hoá quốc"!; "đừng thấy đỏ tưởng là chín".

Nhưng ai là gà, ai là quốc trong các kỳ lấy phiếu tín nhiệm sắp diễn ra trong toàn đảng? Chỉ biết rằng cuộc bỏ phiếu sẽ được đánh giá như bằng chứng để quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIV nhiệm kỳ 2026-2031.

BIỂN ĐÔNG

Cũng đáng quan tâm là trong toàn Diễn văn bế mạc Hội nghị giữa nhiệm kỳ, tuyệt nhiên không thấy ông Trọng nói gì đến biến cố Trung Quốc, vào ngày 10/05/2023 đã cho một tầu nghiên cứu được hộ tống bởi lực lượng tuần duyên và 11 tàu đánh cá xâm nhập vùng biển trong thềm lục địa của Việt Nam đang được khai thác dầu chung  bởi 2 công ty Zarubezhneft của Nga và PetroVietnam.

Hành động phá rối của Trung Quốc không mới mà gần như thường xuyên đối với các thuyền đánh cá và khai thác dầu khí của Việt Nam. Vụ nghiêm trọng nhất xẩy ra khi Trung Quốc hạ giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực Biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa vào ngày 1 tháng 5 năm 2014. Tàu thuyền của hai quốc gia đã có một số va chạm, nhưng không gây thương vong. Sau khi bị Việt Nam và Quốc tế lên án, giàn khoan 981 đã rút lui vào ngày 27/05/2014.

Tuy nhiên, lập trường về Biển Đông chỉ được ông Trọng nói sơ sài trong diễn văn ngày 17/05/2023, theo đó Việt Nam đã: “Xử lý linh hoạt, cân bằng, hài hoà quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước trong khu vực cũng như các tình huống phức tạp trên biển và tuyến biên giới.”

Với tuyên bố nhũn nhặn này, ai cũng thấy ông Nguyễn Phú Trọng muốn tránh gây bất hòa với Trung Quốc trong mọi hoàn cảnh.

– Phạm Trần

(05/023)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.