Hôm nay,  

48 Năm, ngày mất Nhà báo, Nhà văn Chu Tử

11/05/202307:44:00(Xem: 2875)
Tạp ghi

Pic ChuTu

Nhà báo, nhà văn Chu Tử vào thập niên 1960, chủ nhiệm nhật báo Sống, tác giả những cuốn tiểu thuyết chỉ một chữ với tác phẩm đầu tay như Yêu (1963) đến Sống (1963), Loạn (1964), Ghen (1964), Tiền (1965). Với tác phẩm Sống, Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế đánh giá: “Sống quả là một tác phẩm ‘sống’ rất linh động, sâu sắc, mà gần mười năm nay, mới thấy xuất hiện trên mảnh đất văn nghệ hời hợt, giả tạo của chúng ta”. Với bút hiệu Kha Trấn Ác trong mục Ao Thả Vịt trên nhật báo Sống, rất hấp dẫn nên thu hút độc giả ở miền Nam Việt Nam. Theo nhà văn Hoàng Hải Thủy: “Kha Trấn Ác là tên một nhân vật trong tiểu thuyết Võ Lâm Ngũ Bá của Kim Dung. Kha Trấn Ác bị què một chân, phải chống nạng. Khoảng năm 1960, ký giả Văn Minh, tức Minh Vồ, chở ông Chu Tử trên xe Lambretta. Tới ngã ba, một xe taxi trờ tới, đụng ngay vào chân phải của ông Chu Tử. Ông bị giập xương ống chân, ông đi khập khiễng từ đó. Vì chân đi khập khiễng như nhân vật Kha Trấn Ác, ông lấy bút hiệu Kha Trấn Ác khi ông viết Ao Thả Vịt”.  “Ao Thả Vịt” dựa vào tuần báo trào phúng Le Canard Enchainé và mục La Mare aux Canards ở Paris, Pháp vào thập niên 1940. “Ao Thả Vịt” đụng chạm đến nhiều nhân vật trong chính quyền nên chỉ được “thọ” trong vài năm khi tờ Sống bị đóng của, trong khi đó La Mare aux Canards sống hùng, sống mạnh, sống dai.
     Vẫn theo Hoàng Hải Thủy: “Sau Tết Mậu Thân, báo Sống đang sống mạnh, sống vui thì bị đóng cửa. Nguyên nhân: báo Sống làm một phóng sự về căn cứ quân sự Mỹ ở Cam Ranh. Bán đảo Cam Ranh, dải đất nhô ra biển, được VNCH nhượng cho người Mỹ làm căn cứ. Mỹ xây lên trên dải đất này một bến tầu biển, một phi trường phi cơ phản lực xuống được. Tầu biển Mỹ, phi cơ Mỹ đến đi, xuống lên căn cứ này không phải xin phép cũng không phải báo cho chính quyền Việt Nam biết, dải đất bán đảo này thời gian ấy gần như một phần lãnh thổ Hoa Kỳ. Ban đêm căn cứ đèn điện sáng choang, phi cơ phản lực quân sự Mỹ trắng như bằng bạc, sáng đèn cả trăm cửa sổ, lên xuống như cảnh phi trường bên Mỹ. Thường dân Việt, kể cả viên chức chính quyền Việt, không được vào căn cứ. Có chuyện rắc rối tới không ai ngờ là căn cứ US Cam Ranh không “cắm dzùi” trọn bán đảo, còn một khoảng đất ở đầu bán đảo phía ngoài biển ở ngoài hàng rào căn cứ. Một số dân nghèo Viêt dựng lều trên khoảng đất ấy, họ sống với việc bán “xì ke” cho lính Mỹ. Quân cảnh Mỹ trong căn cứ đến đuổi và phá mấy túp lều của dân Việt. Nhật báo Sống làm lớn vụ này, cáo buộc đây là “hành động quân Mỹ xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam”. Phóng sự của báo Sống bị kết tội “gây chia rẽ giữa Việt Nam và quân đội Đồng Minh.”
     Số phận của Chu Tử gặp đại nạn vào tháng Tư. Ngày 16 tháng Tư năm 1966, ông bị ám sát bằng 4 viên đạn xuyên qua cổ, răng, miệng, nhưng không chết. Ngày 30 tháng Tư năm 1975, tàu Việt Nam Thương Tín, đang từ sông Lòng Tảo, Vũng Tàu, khi qua cửa Cần Giờ, chạy ra khơi, một viên B40 từ bờ bắn lên tàu, lúc đó ông đứng trên mũi tàu bị trúng đạn bị tử thương và được hỏa táng ngay cửa biển.
     Về vụ ám sát Chu Tử lúc đó với nhiều nghi vấn về bên nầy và bên kia (VC) đã gây xôn xao trong dư luận. Tháng 5 năm 2013, 38 năm sau, bài viết của Trùng Dương, Nhìn lại vụ Chu Tử bị ám sát hụt, ngày 16.4.1966 trên VOA (Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ). Nhà văn, nhà báo Trùng Dương (Chủ Nhiệm nhật báo Sóng Thần có bài viết nêu ra nhiều chi tiết, và nghi vấn. Và, nhắc đến câu chuyện: Chu Tử gặp riêng Trùng Dương:
     “Ông Chu Tử tay run run (từ ngày bị bắn tay ông vẫn run như vậy) rút trong túi ra hai trang giấy viết tay đưa cho tôi, trên đó ông ghi lại cuộc gặp gỡ với tên đã bắn ông, và đề nghị tôi viết lại cái “hồi ký” của tên sát nhân đăng thành nhiều kỳ trên báo. Theo ông thì một hồi ký như vậy sẽ rất “ăn khách”, mà tờ báo thì lúc nào cũng cần những bài nằm “ăn khách” như vậy để giữ độc giả... Thú thực là tôi chưa hề làm “người viết ma” (ghost writer) cho ai bao giờ. Thế nhưng vì thương tờ báo, công trình đóng góp và kỳ vọng của nhiều người, và sự sống còn của nó để phục vụ lý tưởng làm sạch xã hội chúng tôi theo đuổi hồi đó, nên tôi không chút đắn đo nhận lời làm người viết ma cho người bắn ông Chu Tử... Tôi không còn nhớ hết nội dung của hai trang giấy ông Chu Tử trao cho tôi. Nhưng đại khái, theo ghi nhận của Chu Tử, thì người nhận đã bắn ông thú nhận là anh ta là một Phật Tử theo phe Thượng Tọa Thích Thiện Minh, người đã bị ông Chu Tử lùa vào “Ao Thả Vịt”. Và anh ta bất bình về việc thần tượng của mình bị bôi nhọ, chứ anh ta không có dính dáng gì tới Việt Cộng. Luận điệu này phù hợp với lối suy luận của Chu Tử trong bài tự truyện “Chu Tử trong những suy nghiệm sinh tử của bản thân” in lại trong tập Chu Tử Không Còn Hận Thù. Và tôi đã dựng nên một “hồi ký” trong chiều hướng đó, dựa vào vỏn vẹn có hai trang giấy viết tay ghi lại cuộc gặp gỡ với kẻ tự nhận bắn mình của ông Chu Tử, với rất nhiều… tưởng tượng”.
     Theo ghi chú của bà: “Chu Tử Không Hận Thù, nhật báo Sống biên soạn và xuất bản, 1966, Sài Gòn, Việt Nam; Xuân Thu tái bản tại Hoa Kỳ, 1987 (?). Sách dầy 200 trang, gồm bẩy phần: 1) Chu Tử trước mũi súng sát nhân, ghi nhận các sự kiện xung quanh vụ Chu Tử bị bắn; 2) Chu Tử trong cơn phẫn nộ thương yêu của công luận, ghi nhận phản ứng của đồng bào các giới với vụ khủng bố; 3) Chu Tử trong những suy nghiệm sinh tử của bản thân, là tập tự truyện của Chu Tử viết sau khi anh đã đối diện với cái chết, tr. 65-105; 4) Chu Tử trước ngòi bút thân ái của các văn hữu, gồm những bài viết đặc biệt về Chu Tử; 5) Chu Tử và anh em Sống; 6) Chu Tử và phản ứng chung của báo giới trong và ngoài nước; và 7) Chu Tử và vài hình ảnh vụ mưu sát. Sách hiện được lưu trữ tại Thư Viện Quốc Hội và các thư viện công cộng tại những vùng có đông người Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ. Độc giả có thể nhờ thư viện địa phương mượn giùm qua chương trình Interlibrary Loan).
     Cuối cùng tôi có được cái link để tải xuống tài liệu mang số F034600991054 (*), trong đó có ghi tên đặc công Việt Cộng đã có nhiệm vụ hạ sát hai ký giả Từ Chung và Chu Tử: Huỳnh Văn Long. Do thành tích này, Long đã được thưởng huân chương thành tích đệ tam đẳng của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Tôi có hỏi xin bản sao nguyên tác bằng tiếng Việt nhưng được biết thường sau khi làm tường trình xong thì các tài liệu nguyên thủy bị hủy bỏ. Vậy xin ghi lại để rộng đường dư luận…” (TD).
     Về Hòa Thượng Thích Thiện Minh, theo Wikipedia & quangduc.com, Hoà Thượng Thích Thiện Minh (1921-1978), khi thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thầy được tuyển làm Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo kiêm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Thanh Niên. Tháng 5 năm 1966, trong phong trào đấu tranh của Phật Giáo ở miền Trung, thầy được Viện Hóa Đạo và các phong trào cử làm Chủ Tịch. Ngày 29.5.1966, thầy bị ám sát bởi quả lựu đạn nổ khi vừa ra khỏi taxi, rất may chỉ bị thương tật ở chân. Năm 1973, Hòa Thượng Thích Thiện Hoa viên tịch, thầy đảm nhiệm chức vụ quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN. Sau năm 1975, thầy bị bắt giam trong trại tù ở Hàm Tân, Bình Thuận. Tháng 10.1978, thầy chết trong trại tù. Hòa Thượng Thích Đôn Hậu cho biết, được tin Hòa Thượng Thích Thiện Minh chết, Viện Hoá Đạo cử thầy ra thăm viếng, nhưng chỉ thấy được cái mặt trong hòm, và không được phép mang về chôn cất. Cho đến nay cái chết bi thảm của thầy vẫn bí mật. (Có sự trùng hợp cùng pháp danh Thượng Tọa Thích Thiện Minh (1969-2018) sau nầy).
     Rất tiếc không còn lưu trữ trong mục “Ao Thả Vịt” để biết khi Chu Tử lùa thầy Thích Thiện Minh vào trong “ao” với những lý do gì? Hai vụ ám sát xảy ra cách nhau trong 6 tuần lễ đã đặt ra nhiều nghi vấn: ai, thế lực, phe nhóm, tổ chức nào gây xáo trộn và hoang mang trong dư luận? Trong giai đoạn nầy, chính quyền miền Nam VN được điều hành bởi Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia & Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (Tháng 6.1965 đến tháng 11.1967) vì vậy có nhiều thành phần đối lập và đối phương đã tìm mọi cách cho tình thế thêm rối ren!
     Vì vậy, vụ ám sát Chu Tử năm 1966 cho đến nay đã 57 năm (1966-2013) vẫn còn là bí ẩn. Có nhiều bài viết, tư liệu đã đề cập đến vụ ám sát nhưng trong phạm vi bài nầy chỉ tưởng nhớ ngày mất của nhà văn Chu Tử vào thời điểm nầy.
     Với mục phiếm Ao Thả Vịt, Chu Tử lấy nhân vật Kha Trấn Ác làm “nghĩa hiệp” trừ gian. Vì vậy ngòi bút của ông, tuy gọi là phiếm, thực hư khó biết, bán tín bán nghi nhưng khi đề cập đã đụng chạm khá nhiều, gây ân oán giang hồ. Thời đó, tác phẩm Yêu của Chu Tử rất ăn khách. Thầy Đạt, bạn của Thức được mời dạy Anh văn, Pháp văn cho 4 người con gái. Thế rồi chú Đạt và cháu Diễm yêu nhau.

 

– Vương Trùng Dương

(Little Saigon, May 2023)

 

Ghi chú:

 

(*) Captured Documents (CDEC): Report of Viet Cong Plan of Assassination and Terrorist Action in Saigon City, 15 May 1967, Folder 1054, Box 0099, Vietnam Archive Collection, The Vietnam Center and Archive, Texas Tech University. Web link: http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.php?item=F034600991054.)

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Dịch thơ, nói theo Bùi Giáng, là “điều khảm kha nhất” và đó phải là thơ hay bởi, trừ những ngoại lệ đặc biệt, chẳng dịch giả nào phí thì giờ với thơ dở. [1] Sự “khảm kha”, như thế, phải thuộc về cái nghệ thuật chuyển đạt, sao cho giữ được hồn cốt làm nên cái hay của bài thơ trong một ngôn ngữ khác.
Phòng triển lãm "For Me and You" ở Gallery One trưng bày các tác phẩm nghệ thuật đa ngành của Ann Phong và Gloria Gem Sánchez trình bày sự giống nhau về ý tưởng của hai họa sĩ Ann Phong và Sanchez khi cả hai đều sử dụng vật liệu hỗn hợp tạo dựng tác phẩm để phản ánh sự suy nghĩ về cách sống, cách quản lý môi trường của chúng ta đồng thời thu hút sự chú ý đến tác động chung của chúng ta đối với hệ sinh thái mà chúng ta đang sinh sống và truyền lại cho các thế hệ tương lai. Triển lãm "For Me And You" tại: Irvine Fine Art Center: 14321 Yale Ave, Irvine, CA 92604. Khai mạc vào thứ Bảy 16 tháng 11, 2024. Từ 2-4 giờ chiều. Cuộc triển lãm kéo dài từ 16 tháng 11, 2024 đến 25 tháng 1, 2025. Ngày giờ mở cửa: Thứ Hai-Thứ Năm 10am-9pm. Thứ Sáu-Thứ Bảy: 10am-5pm. Đóng cửa Chủ Nhật.
Trong thế hệ ca nhạc sĩ trẻ của nền âm nhạc Sài Gòn trước 1975, cặp uyên ương Lê Uyên - Phương có một chỗ đứng đặc biệt, độc nhất. Sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Phương kéo dài từ đầu thập niên 1970s ở Miền Nam sang đến tận Hoa Kỳ sau 1975, cho đến khi ông mất vào năm 1999. Nhiều ca khúc Lê Uyên Phương cho đến nay vẫn chưa được chính thức phổ biến, phát hành. Để tưởng nhớ 25 năm ngày mất của người nhạc sĩ tài hoa, ca sĩ Lê Uyên sẽ tổ chức đêm nhạc chủ đề “Lê Uyên Phương 25 Năm Cuộc Đời– Tình Yêu – Âm Nhạc” tại Saigon Grand Center thành phố Fountain Valley vào ngày 7 tháng 12 2024.
Cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ và trên toàn thế giới đang tiến tới một cột mốc quan trọng: 50 năm ly hương kể từ sau biến cố Tháng Tư Đen 1975. Nhiều tác phẩm trong các lĩnh vực văn học nghệ thuật được thực hiện có liên quan đến sự kiện này. Tại đại hội điện ảnh Viet Film Fest 2024 vừa được tổ chức vào đầu tháng 10, bộ phim đoạt giải Trống Đồng dành cho phim dài xuất sắc nhất là New Wave của nữ đạo diễn Elizabeth Ai. Bộ phim tài liệu này ghi nhận lại một hiện tượng âm nhạc quan trọng của thế hệ người Việt trong thập niên 1980s: dòng nhạc new wave. Thế nhưng bộ phim không chỉ dừng lại ở khía cạnh âm nhạc, mà đào sâu hơn vào mâu thuẫn trong những gia đình Việt Nam trong những ngày đầu định cư ở Mỹ.
Thời gian là thứ được người ta ví như vó câu, vụt một cái là biến mất, chẳng bao giờ trở lại, có muốn níu cũng vô ích. Họa sĩ Phan Nguyên không dại chi mà níu, anh ghi lại rồi mặc cho nó sổng ra chạy đi. Tôi muốn nói tới anh, một người đã âm thầm lưu giữ những mảnh vụn thời gian của giới văn học nghệ thuật bằng cách ghi lại trong “Mượn Dấu Thời Gian”, tên tiếng Pháp là “Emprunt Empreinte”. Anh tâm tình: “Là một “sân chơi” rất riêng của Phan Nguyên từ khá lâu với giới văn nghệ sĩ, thân hữu gần xa, trong và ngoài nước, không phân biệt tuổi tác, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến gì cả, miễn là họ đã có những tác phẩm hay, đẹp để lại cho đời và cho thế hệ mai sau, miễn là họ đã đóng góp cái phần tinh túy nhất của con người, của chính mình cho văn học nghệ thuật Việt Nam hay thế giới nói chung”.
Để ta cùng vượt thời gian, không gian. Một trăm năm nữa, nếu có cơ duyên hội ngộ, vẫn chuyện trò tự nhiên, vui vẻ, như từng gặp gỡ tự bao giờ. Vui vẻ, vì cả đời chỉ thích viết văn, làm thơ. Viết văn, trừ trường hợp bất khả kháng, tôi vẫn cố gắng viết vui, cho bạn đọc đỡ nản. Nay tự nhiên lâm cảnh ngặt nghèo, phải đem chuyện vật lý, khoa học, Vũ trụ càn khôn, vừa nhàm chán vừa khó hiểu, ra trình làng… nên càng phải cố viết vui, viết giễu. Để may ra vớt vát được phần nào.
Trong lãnh vực sáng tác từ ngôn ngữ cho đến tác phẩm trực quan, các chuyên gia và các tác giả đang quan tâm đến khả năng sáng tạo của AI, sự hiện diện và tác dụng của trí thông minh nhân tạo sẽ làm thay đổi quan niệm và phương pháp, kỹ thuật và nghệ thuật truyền thống. Các chuyên gia về máy học dự đoán rằng AI sẽ "viết" một cuốn sách bán chạy nhất của tờ New York Times vào năm 2049 (Grace và cộng sự, 2018; Hall, 2018). Lãnh vực sáng tạo tính toán đã được xác định là biên giới tiếp theo trong nghiên cứu AI (Colton & Wiggins, 2012) và có ý nghĩa hấp dẫn đối với ngành công nghiệp văn học. Các thuật toán có khả năng tạo ra ngôn ngữ tự nhiên (Gatt & Krahmer, 2018) Các nghiên cứu về sáng tạo tính toán tập trung vào việc xác định các yếu tố cốt lõi của các hình thức sáng tạo (như văn học, nghệ thuật thị giác và âm nhạc) theo góc nhìn thuật toán, với mục đích sao chép hoặc kích thích sự sáng tạo của con người (Turner, 2014; Besold và cộng sự, 2015; Veale và cộng sự, 2019).
1)Tưởng niệm MC Phạm Phú Nam 2)Nhớ về cuộc di cư 1954. 3)Chiếu Phim Sài gòn trước 75 4)Chào đón minh tinh Kiều Chinh đến San Jose. Chiều ngày thứ bẩy 27 tháng 7 năm 2024 vừa qua chúng tôi đã có dịp nhân danh Viet Museum kịp thời trả những món nợ cho lịch sử. Số là anh chị em chúng tôi vẫn còn nhớ về chuyến di cư 1 triệu người từ Bắc vào Nam 70 năm xưa.
Anh Cao Huy Thuần vừa qua đời lúc 23giờ 26 ngày 7-7-1924 tại Paris. Được tin anh qua đời tôi không khỏi ngậm ngùi, nhớ lại những kỷ niệm cùng anh suốt gần 60 năm, từ Việt Nam đến Paris. Anh sinh tại Huế, học Đại Học Luật Khoa Sài Gòn (1955-1960) và dạy đại học Huế (1962-1964). Năm 1964 anh sang Pháp du học. Năm 1969 anh bảo vệ Luận án Tiến sĩ Quốc Gia tại Đại Học Paris, và giảng dạy tại Viện Đại Học Picardie cho đến khi về hưu.
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.