Những Áng Mây Sầu
Nghiêm Xuân Hồng
Gặp anh mấy lần trên đất này, lần nào anh cũng than phiền về sự buồn bã. Nhưng không cứ anh, tôi gặp nhiều người cũng thấy than phiền như vậy, và ngay chính tôi nhiều khi cũng thấy sự buồn bã thấm thía. Nó đôi khi ùn ùn kéo đến chẳng hiểu từ đâu, tương tự như một áng mây chiều, rồi bủa giăng đằng đặc.
Có lẽ thân phận của con người, của bọn mình là vậy, phải đối diện với những nỗi buồn phiền liên miên, những áng mây sầu gần như bất tuyệt. Có lẽ đó là một niềm khổ đau, nhưng cũng là một niềm vinh hạnh hy hữu của con người. Vì người là loại động vật gần như độc nhất được nếm mùi vị của buồn phiền. Và chắc rằng, các động vật khác không có nếm đâu, vì chúng không hề có nhớ tưởng đến quá khứ, cũng không hề dự tưởng đến tương lai.
Nhất là bọn mình lại là những kẻ lưu đầy lữ thứ, vừa lữ thứ lại vừa tóc bạc.
Có những nỗi buồn phiền nhè nhẹ, hầu như vô duyên cớ. Phải chăng là vì vắng bạn? Hay thiếu một khung cảnh quen thuộc, thiếu một chén rượu nồng, thiếu một nụ cười một ánh mắt một hình bóng để thân mến? Hay phải chăng là sự e ngại âm thầm trước một cuộc sống lạ hoắc?… Nhưng cũng có áng mây sầu của những kẻ thấy mình như những khách lữ hành lang thang trên con đường bất tận, và chợt thấy rằng con đường mình đi là một thứ đường đi không đến. Không những đường đi không đến mà chính là kẻ lữ hành đó cũng không thể hiểu mình là gì nữa, mình là ai, mình là thực hay mộng. Và sống làm gì đây?… Bởi vậy, những áng mây sầu qủy quái của tâm tưởng cứ ùn lên đằng đặc.
Tuy nhiên, không riêng gì bọn mình, mà trong những người đã đi qua mặt trái đất này, đã có nhiều kẻ bị ám ảnh bởi nỗi sầu lữ khách đó. Chỉ cần nhớ lại Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Ôn Như Hầu, Nguyễn Du:
Mây Tần khóa kín song the
Bụi hồng lẽo đẽo đi về chiêm bao
Hoặc Nhất Linh:
“Làm gì băn khoăn thế? Dù có núp mình trong cánh hoa, dù ẩn mình trong hạt bụi, thì nỗi băn khoăn vẫn còn nguyên vẹn…”
Hoặc nhớ lại mấy câu thơ tiền chiến:
Sao ở đâu mọc lên từ đáy giếng
Lạnh như hồn u tối vạn yêu ma?
Hồn của ai trú ẩn ở đâu ta
Ý của ai trào lên đáy óc?…
Ai bảo giùm: Ta có ta không?
Anh cũng có lần nói với tôi: “Khi tôi ngồi bồng bềnh trên biển cả, nhìn biển sâu thăm thẳm, tôi nghĩ nếu mình rớt xuống đáy, chắc là phải lơ lửng lâu lắm, rớt lâu lắm, rớt sâu đến mấy chục dặm mới được nằm ở đáy biển cả.”
Lời nói khiến tôi nghĩ đến nhu cầu điểm tựa của con người, của những kẻ lữ hành bất đắc dĩ.
Vì thân xác chúng ta nặng nề về phần cát bụi, nặng về đất, nên ngay khi rớt xuống biển, ta cũng chỉ thích nương về nơi một điểm tựa là nước hoặc hư không. Cái lòng muốn nương đó, nhà Phật gọi là Nghiệp.
Trên đường đi không đến của lữ khách bất đắc dĩ, thực ra ai cũng thầm mong kiếm một điểm tựa, một bến nước tạm dừng chân. Kiếm được thì thấy hồ hỡi, chưa kiếm được thì thấy âu sầu… Tùy theo tâm tưởng từng người, điểm tựa có thể muôn hình vạn trạng. Có người tìm điểm tựa nơi đồng đô la, ở quần áo đẹp, ở một chiếc xe hơi mới, ở một căn nhà, ở một chút danh vọng, ở vợ con, ở bạn bè, ở một tác phẩm. Có những kẻ rắc rối hơn, muốn tìm điểm tựa ở một tâm tư, một tâm tưởng: Cái vụ này nó vô hình, khó sờ mó, nhưng có vẻ bền bỉ hơn.
Có lẽ bọn mình thuộc loại lữ khách bất đắc dĩ và rắc rối. Nói đến đường đi không đến, lại nhớ đến những câu chuyện cổ xưa, cùng những nhân vật có vẻ huyền thoại. Nhớ đến Tôn Ngộ Không cùng ngài Thiện Tài đồng tử. Tôn Ngộ Không cũng đi hoài đi hủy trong bàn tay Phật Tổ Như Lai, nhưng cũng chẳng đi đến đâu, và cũng không thoát ra khỏi được bàn tay ấy. Còn ngài Thiện Tài đồng tử trong kinh Hoa Nghiêm, thì đi hoài đi hủy trong lỗ chân lông của Đức Phổ Hiền Bồ Tát và vẫn thấy những cảnh giới gần như vô tận, không biết đâu là ngần mé…
Tôn Ngộ Không là một nhân vật sáng tạo ra do một vị đạo sĩ Tầu, để tượng trưng cho cái Tâm biến hóa, nhưng sự mơ màng của tác giả cũng không đến nỗi sai lời kinh cho lắm. Còn ngài Thiện Tài là một vị Bồ Tát trong kinh, và theo chỗ tôi biết, thì kinh không có mảy may hư vọng…
Ngài Thiện Tài là một bậc đã đắc đạo khá cao rồi, nghĩa là tâm đã tương ưng với vô trụ, tương ưng với vật, có thể chuyển được vật rồi, có thể tùy ý tạo những “hóa thân” mà vẫn phải đi hòai đi hủy, loanh quanh lẩn quẩn chưa thoát được ra ngòai pháp giới. Nếu không có gì lạ, nếu chúng ta còn loanh quanh lẩn quẩn trong giòng đời, chưa thoát ra khỏi giòng đời cùng bàn tay của thần linh…
Có một thời tôi say mê lời nói của Trang Tử: “Châu này nằm ngủ, mộng thấy mình hóa bướm, nhởn nhơ bay lượn, tỉnh dậy lại thấy mình lù lù là Châu. Chợt nghĩ, không hiểu mình có phải là Châu nằm mộng thấy hóa thành bướm, hay chính mình là bướm nằm mộng thấy hóa thành Châu?”
Tôi say mê, vì đó chính là giấc mơ “hoá thân”, giấc mơ biến hóa vô cùng, giấc mơ tâm chuyển vật để tiêu dao du tại của một kẻ áo vải là Trang Châu.
Vào thời kỳ đó, tôi đôi khi cũng mơ tưởng muốn đánh một giấc ngủ cô miên để hoá thành bướm mộng, được tiêu diêu tự tại thì thực thích thú vô cùng.
Ngày nay, tôi đọc kinh Phật, thì thấy muốn dừng chân tại đó. Trên con đường đi không đến, muốn dừng chân lại nơi trang kinh huyền hoặc. Vì tất cả lời kinh cũng chẳng dậy gì khác, mà chỉ dạy cách thực hiện giấc mơ “hoá thân” đó đến chỗ tuyệt vời mà thôi, dạy cách làm thế nào để chuyển cái xác thân nặng nề u ám này thành một hóa thân tuyệt diệu. Và đồng thời cũng chỉ cách hóa giải tất cả những áng mây sầu.
Vì thế, nên nơi lữ thứ này, mỗi khi có áng mây sầu hiện đến, thì tôi lại giở mấy trang tôn-kinh-huyền-hoặc:
Trở giấc mình với bóng
Mây sầu dâng ngang mây
Khép cửa niệm kinh cũ
Mưa khi nào chẳng hay.
Chúc anh tìm được cái thú cô tịch trong cử chỉ nâng chén rượu và nhìn tuyết bay, và nghĩ rằng tâm tư của mình nhiều khi cũng bời bời như tuyết bay vậy.
Source:
https://thuvienhoasen.org/a17302/nhung-ang-may-sau
.
---- o ----
Bilingual: The Clouds of Sorrow / Những Áng Mây Sầu
Author: Nghiêm Xuân Hồng
Translated by Nguyên Giác
I met him several times in this county and each time he complained of sadness. But it's not just him; I've also met a lot of other people who feel the same way, and even I sometimes feel a creeping sense of sadness. It sometimes rushes in from nowhere, similar to an evening cloud, and then spreads.
Perhaps the human condition, ours is like that, to face constant sorrows, almost endless clouds of sadness. Perhaps it is a pain, but also a rare human honor. Because humans are almost the only animals that can taste sadness. And sure enough, the other animals don't taste it, because they have no memory of the past, and no anticipation of the future.
Particularly we are exiles, who have silver hair and are wandering exiles.
There are mild sorrows, almost without cause. Is it because of your absence? Or lack of a familiar scene, lack of a cup of strong wine, lack of a smile, an eye ray, a silhouette to love? Or is it a silent apprehension before a strange life? But there are also the melancholy clouds of those who see themselves as travelers wandering on an endless road, and suddenly find that their path has no goal to reach. Not only is the road without a destination but also that traveler can't understand what he is anymore, who he is, whether he is real or a dream. And what's the point of living? Therefore, the disturbed clouds of the mind keep gathering.
However, not only us but among those who have walked on this earth, there are many people who are haunted by that wandering sadness. Just remember to Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Ôn Như Hầu, and Nguyễn Du.
Clouds of Qin locked the song
The worldly dust carelessly flew into the dream.
Or Nhất Linh: "Why worry? Even if you hide in the petals, even if you hide in the dust, the anxiety is still intact..."
Or recalling some pre-war verses:
Where do the stars rise from the bottom of the well,
cold as the dark souls of thousands of demons?
Whose soul resides in me?
Whose thoughts come to the bottom of my mind?
Who could answer for me: Do I exist, or do I not?
He also once said to me, "When I was sitting on the surface of the water and scanning the depths, I imagined that if I were to fall to the bottom, I would take a very long time to drop and tumble to the bottom, traveling many kilometers in the process.”
His words made me think of people's need for support, of reluctant travelers.
Because our bodies are heavy on dust and heavy on the earth, even when we fall into the sea, we just like to rely on a fulcrum, which is water or space. The desire to rely on that, Buddhism called Karma.
On the way there is no destination for reluctant travelers, everyone is secretly looking for a fulcrum, a temporary stopover. When you earn, you feel happy, if you don't get it, you feel sad... Depending on each person's mind, the fulcrum can be in thousands of forms. Some people find support in the dollar, in nice clothes, in a new car, in a house, in a bit of fame, in a wife and children, in friends, or in a work of art. There are people with more trouble, who want to find support in something in mind: This case is invisible, hard to touch, but it seems more durable.
Maybe we're the reluctant and troublesome type of travelers. Speaking of a road without a destination, it reminds me of ancient stories and characters that seem legendary. I remember Tôn Ngộ Không and Thiện Tài Đồng Tử. Tôn Ngộ Không also walked forever in the hand of Gautama Buddha, but he did not go anywhere, and could not escape from that hand. As for Thiện Tài Đồng Tử in the Flower Adornment Sutra, he wanders around in the pores of Phổ Hiền Bodhisattva and still sees almost endless realms, not knowing where is the border.
Tôn Ngộ Không is a character created by a Chinese Taoist to symbolize the changing Mind, but the author's dreaminess is not so wrong with the sutras. And Thiện Tài is a Bodhisattva in the sutra, and as far as I know, the sutra has no false words...
Thiện Tài is a person who has attained enlightenment quite high already, that is, the mind has been associated with non-abiding and corresponding with things. He can transform things already, and can arbitrarily create "incarnations." But he's still wandered around forever, not being able to get out of the Dharma Realm. It is not strange, if we are still wandering around in the stream of life, and have not escaped from the stream of life in the sacred hand.
There was a time when I was fascinated by the words of Trang Tử: "This Châu is sleeping, dreaming that I have turned into a butterfly, floating around, waking up to find I am Châu. Suddenly, I wonder if I am Châu dreaming and turning into a butterfly, or am I a butterfly dreaming and turning into Châu?"
I am fascinated because it is the dream of "transforming," the dream of infinite transformation, the dream of a man in cheap clothes, Trang Châu.
At that time, I also sometimes dreamed that I wanted to go into a hypnotic sleep to turn into a dreaming butterfly, and it was very enjoyable to live freely.
Today, when I read Buddhist scriptures, I feel like stopping there. On the way to no destination, I want to stop at the pages of noble Buddhist scriptures. Because all the sutras don't teach anything else, but only teach how to fulfill that dream of "incarnation" to greatness, teach how to turn this heavy and gloomy body into a noble incarnation. And at the same time, the Buddhist scriptures show how to dissolve all the clouds of sorrow.
Therefore, in this place away from home, every time a cloud of sorrow appears, I turn and read some pages of noble Buddhist scriptures.
When I woke up in the shadows,
seeing the clouds of sadness rising,
I closed the door and recited the ancient sutras,
and didn't hear the rain outside.
I wished him to find solitude in the gesture of raising a glass of wine and watching the snow fly, and I guessed that his mind sometimes froze with the rain of snow outside.